ĐÁnh giá VÀ ĐỀ xuất các khu vực ven bờ CÓ HỆ sinh thái và CẢnh quan tự nhiên cần bảo vệ TẠi tỉnh bình thuậN



tải về 0.72 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích0.72 Mb.
#54839
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
68544-Article Text-174028-1-10-20220705
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457, 03. Nguyen Thi Lien (1)
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu tập trung vào vùng bờ tỉnh Bình 
Thuận. Căn cứ Nghị định 40/2016/NĐ-CP, ranh 
giới phía đất liền của vùng bờ tỉnh Bình Thuận là 
36 xã, phường, thị trấn ven biển thuộc 7 huyện/thị 
xã/thành phố. Theo thông tư 29/2016/TT-BTNMT 
vùng biển ven bờ để tính các đặc trưng sóng phục 
vụ xác định HLBVBB được lấy đến đường đẳng 
sâu 20 m. Do vậy, ranh giới phía biển trong 
nghiên cứu này cũng được xác định là vùng biển 
ven bờ đến đường đẳng sâu 20m. 
Vùng bờ tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài 
192 km, với nhiều nguồn tài nguyên, nguồn lợi hải 
sản to lớn, cảnh quan đặc sắc và bãi biển đẹp, tạo 
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Giá 
trị đặc sắc của hệ sinh thái và cảnh quan của ven 
bờ Bình Thuận là sự đa dạng về địa chất với nhiều 


KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 78 (3/2022)
97 
đồi cát có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. 
Bờ biển gồm các dạng như bờ đá, bờ cát, bờ đá 
xen lẫn cát và bờ biển đá cuội nhiều màu sắc. 
Trong nhiều năm qua, các hệ sinh thái và cảnh 
quan ven biển chịu tác động mạnh từ tự nhiên (xói 
lở bờ biển, xa mạc hóa, …) và từ con người (san 
gạt đồi cát, phá rừng phòng hộ để xây dựng các 
khu nghỉ dưỡng, khai thác khoáng sản, …). Hậu 
quả của việc quy hoạch và quản lý các hoạt động 
phát triển thiếu chặt chẽ đã làm nảy sinh các mâu 
thuẫn trong sử dụng đất, các vấn đề môi trường - 
sinh thái (Sở TNMT tỉnh Bình Thuận, 2020). 
2.2. Các phương pháp nghiên cứu 
Các phương pháp đã sử dụng trong nghiên cứu 
như sau: 
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 
liên quan thu thập được từ các sở, ban ngành của 
Bình Thuận và cơ quan Trung ương. 
- Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: 
các đợt điều tra thực địa đã được tiến hành tại 36 
xã, phường, thị trấn ven biển của Bình Thuận 
trong tháng 8 và tháng 9 năm 2021. Trong quá 
trình khảo sát và điều tra thực địa, các tiêu chí 
đánh giá về yêu cầu bảo vệ HST, duy trì giá trị 
dịch vụ HST và cảnh quan tự nhiên đã được xem 
xét với từng đoạn bờ biển tỉnh Bình Thuận. 
- Phương pháp GIS được áp dụng để xác định 
kích thước, diện tích của một số đồi cát, đoạn bờ 
biển trong nghiên cứu. 
- Phương pháp Delphi và quy tắc KAMET 
(Hình 1):
+ Lần 1: Sau khi đánh giá, đề xuất sơ bộ được 
các khu vực có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần duy 
trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự 
nhiên, các khu vực này được gửi xin ý kiến lần 1. 
Nhóm chuyên gia gồm 21 nhà khoa học và quản 
lý tại 3 trường đại học, viện nghiên cứu (Đại học 
Thủy lợi, Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và 
Hải đảo, Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh 
Bình Thuận), 5 Sở ban ngành và 7 huyện đảo của 
Bình Thuận. Nhóm chuyên gia được đề nghị bổ 
sung thêm các khu vực biển vào danh mục đã 
đưa ra và cho ý kiến về mức độ phù hợp (rất 
thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao) của từng khu 
vực với các tiêu chí của Điều 9 - Thông tư 
29/2016/TT-BTNMT. Các mức độ đánh giá sẽ 
được quy đổi thành điểm số từ 1 đến 5 tương ứng 
với các mức độ phù hợp từ rất thấp đến rất cao. 
Sau đó, thực hiện phân tích KAMET lần 1 thông 
qua việc tính toán giá trị trung bình các điểm số 
quy đổi (M), giá trị trung vị (Me), 
độ lệch tứ 
phân vị (
Q)

Hình 1. Hướng tiếp cận thực hiện nghiên cứu 
Ghi chú: M: Giá trị trung bình; Me: Trung vị; Q: 
độ lệch tứ phân vị; V: Phương sai.



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương