ĐÁnh giá VÀ ĐỀ xuất các khu vực ven bờ CÓ HỆ sinh thái và CẢnh quan tự nhiên cần bảo vệ TẠi tỉnh bình thuậN


KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG



tải về 0.72 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích0.72 Mb.
#54839
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
68544-Article Text-174028-1-10-20220705
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457, 03. Nguyen Thi Lien (1)
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 78 (3/2022)
98 
+ Lần 2: Gửi lại nhóm chuyên gia danh mục sơ 
bộ các khu vực có hệ sinh thái cần bảo vệ, cần duy 
trì giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự 
nhiên cùng với kết quả phân tích KAMET lần 1 để 
các chuyên gia cân nhắc lại các ý kiến của mình 
trong lần đánh giá đầu tiên. Sau khi các chuyên 
gia điều chỉnh lại ý kiến đánh giá của mình thì tiếp 
tục thực hiện phân tích KAMET lần 2. Trong lần 
phân tích này sẽ tính thêm giá trị phương vị (V) để 
xác định tính nhất quán và tính ổn định của các 
chuyên gia. Nếu khu vực nào có giá trị M ≥ 3,5, Q 
≤ 0,5 và V < 15% thì được lựa chọn và không cần 
phải tham vấn thêm. Nếu khu vực nào có giá trị M 
< 3,5, Q ≤ 0,5 và V < 15% thì bị loại và không cần 
phải tham vấn thêm. Các khu vực còn lại sẽ được 
tham vấn lần 3. 
+ Lần 3 và các lần tiếp theo: Tham vấn các khu 
vực có giá trị M > 3,5 và V > 15% hoặc có giá trị 
M > 3,5 và Q > 0,5 và phân tích KAMET cho đến 
khi đạt yêu cầu. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
THẢO LUẬN 
3.1. Xây dựng danh mục các khu vực có hệ 
sinh thái cần bảo vệ, cần duy trì giá trị dịch vụ 
hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên 
3.1.1. Tiêu chí 1 : Có HST tự nhiên quan 
trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại 
diện cho một vùng sinh thái tự nhiên 
* Hệ sinh thái bãi biển: Kết quả tổng quan tài 
liệu và khảo sát thực địa cho thấy vùng bờ Bình 
Thuận nổi tiếng với các bãi biển với bờ biển rộng, 
bãi cát trắng mịn kết hợp các đồi cát với đa dạng 
hình khối, màu sắc. Một số bãi biển đẹp của Bình 
Thuận là Bãi biển Đồi Dương - Tiến Thành, bãi 
biển Đồi Dương - Thương Chánh, bãi biển Mũi 
Né - Hòn Rơm, bãi biển Long Sơn - Suối Nước, 
bãi biển Đồi Dương - Cam Bình, bãi biển Hòn 
Lan - Kê Gà - Thuận Quý.
* Hệ sinh thái cồn cát: Tỉnh Bình Thuận còn 
rất nổi tiếng với hệ thống cồn cát ven biển có hình 
dáng và màu sắc khác nhau, tao ra những cảnh sắc 
tự nhiên vô cùng độc đáo. Một số cồn cồn cát nổi 
tiếng như sau: 1) Đồi cát Bàu Trắng (Bắc Bình): 
Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh, tại đây 
có một biển hồ rộng lớn, ở giữa là những triền cát. 
Đồi cát có chiều dài lớn nhất là 10 km và chiều 
rộng lớn nhất là 2,8 km; 2) Đồi cát Hòa Thắng 
(Bắc Bình): Khu đồi cát di động có chiều dài 
khoảng 2 km, ở giữa có 2 bàu lớn quanh năm đầy 
nước; 3) Đồi cát bay Mũi Né (Phan Thiết): Đồi cát 
nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 
25 km. Đây là đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên 
nhiều nhất Việt Nam, một thắng cảnh nổi tiếng và 
cũng là biểu tượng của tỉnh Bình Thuận. Đồi cát 
có chiều dài lớn nhất là 2,1 km và chiều rộng lớn 
nhất là 0,8 km; và Đồi Hồng (Phan Thiết): Đồi cát 
này nằm gần cồn cát bay Mũi Né. Đồi cát có chiều 
dài 1 km, chiều rộng lớn nhất là 0,5 km. Cát tại 
đồi cát Bàu Trắng và Hòa Thắng có màu trắng, 
trong khi đó đồi cát bay Mũi Né và Đồi Hồng là 
những đồi cát đỏ.
* Hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng phòng 
hộ ven biển: Năm 2017, diện tích rừng ngập mặn 
tại vùng bờ tỉnh Bình Thuận là 313,48 ha rừng, 
phòng hộ ven biển là 116.708 ha, rừng trồng ven 
biển là 24.582,86 ha (Sở TNMT tỉnh Bình Thuận, 
2020), tập trung nhiều nhất ở huyện Bắc Bình, 
Hàm Thuận Nam. Rừng trồng phân bố chủ yếu ở 
Thiện Nghiệp, Tiến Thành, Mũi Né, Phú Hài, 
Hàm Tiến. Trên địa bàn huyện Phú Quý có khá ít 
diện tích rừng ngập mặn.
* Hệ sinh thái rạn san hô và cỏ biển: Bình 
Thuận có hệ sinh thái (HST) san hô khá phong 
phú về thành phần loài với 2 loại chính là san hô 
cứng dạng phiến và dạng cành (Acropora nobilis, 
Acropora formosa…). San hô mềm thuộc các 
giống Sinularia, Sarcophytum và Lobophytum 
chiếm ưu thế. Các rạn san hô tập trung chủ yếu ở 
Cà Ná, Hòn Cau (Tuy Phong) và đảo Phú Quý, Cỏ 
biển ở Bình Thuận xuất hiện nhiều quanh các đảo 
thuộc Khu bảo tồn biển Phú Quý và khu vực biển 
Vĩnh Hảo (Sở TNMT tỉnh Bình Thuận, 2020). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại ven biển Bình 
Thuận chỉ có Khu bảo tồn biển Phú Quý có thể 
đáp ứng Tiêu chí 1. Theo Quyết định số: 
742/2010/QĐ-TTg, ngày 26/5/2010 về việc phê 



tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương