Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý



tải về 476.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích476.28 Kb.
#54838
  1   2   3   4   5   6   7
Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, 68544-Article Text-174028-1-10-20220705, 03. Nguyen Thi Lien (1)


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
198 
ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN VIỆT NAM - HIỆN TRẠNG,
CÁC ĐE DỌA VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ 

Đỗ Công Thung 


Đỗ Văn Khương 
Tóm tắt 
Việt Nam là quốc gia biển với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km và là khu vực có mức độ 
đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới. Với khoảng 9 dạng hệ sinh thái điển hình, 12.000 
loài sinh vật biển đã tạo ra 4 ‐ 5 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Đây chính là nguồn dự trữ thực 
phẩm quan trọng cho tương lai. Mặc dù chính phủ đã có nhiều biện pháp bảo vệ ĐDSH 
nhưng sự suy giảm ĐDSH biển đã rõ ràng, trong tương lai hàng trăm loài sinh vật sẽ biến 
khỏi danh sách các loài sinh vật biển Việt Nam, các rạn san hô tuyệt đẹp sẽ không còn nữa, 
những người đánh cá sẽ không còn gì để làm vì cá cũng chẳng còn, vùng biển Việt Nam sẽ 
trở nên hoang vắng. Đây là thách thức không chỉ với môi trường sinh thái mà với chính cuộc 
sống trực tiếp hàng ngày của chúng ta. Vì tương lai của mình, vì sự tồn tại của các thế hệ mai 
sau, chúng ta phải coi vấn đề bảo vệ ĐDSH biển là vô cùng cấp bách, cần phải có ngay các 
hành động kiên quyết để bảo vệ chúng. Sử dụng hợp lý và bảo tồn tài nguyên biển là vấn đề 
hết sức quan trọng trước mắt cũng như trong tương lai. Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề 
này, trong nhiều năm nay, chúng ta đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nghiên cứu 
ĐDSH và đề xuất các biện pháp quản lý bền vững. Bài báo công bố dưới đây là kết quả 
nghiên cứu của nhiều đề tài, đề án được thực hiện tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 
Viện nghiên cứu Hải sản, Viện Hải dương học Nha Trang trong khoảng 20 năm gần đây. 
1.Phương pháp nghiên cứu
1.1. Tập hợp các kết quả nghiên cứu từ các chương trình nghiên cứu biển trọng điểm cấp nhà 
nước nhằm làm rõ hiện trạng ĐDSH biển Việt Nam 
Từ năm 1977 đến nay, chúng ta đã tiến hành 6 chương trình nghiên cứu cấp nhà nước với 
khoảng gần 100 báo cáo lớn nhỏ liên quan đến đa dạng và bảo vệ ĐDSH biển, bao gồm: 
Chương trình Thuận Hải ‐ Minh Hải (1977 ‐ 1980 ‐ 5 báo cáo), Chương trình 48 ‐ 06 (1981 ‐ 
1985 ‐ 8 báo cáo); Chương trình 48B (1986 ‐ 1990 ‐ 38 báo cáo); Chương trình KT 03 (1991 ‐ 
1995 ‐ 45 báo cáo); Chương trình KHCN06 (1996 ‐ 2000 ‐ 8 báo cáo) và chương trình KC09 
(2000 ‐ 2005‐ có khoảng 10 báo cáo). Các kết quả nghiên cứu này đã được chúng tôi đánh giá, 
xem xét dưới góc độ hiện trạng ĐDSH ‐ các đe doạ và những vấn đề quản lý ĐDSH của biển 
Việt Nam. 
1.2. Đánh giá sự biến động ĐDSH dựa trên các nghiên cứu tiêu biểu trong các năm 2000 - 
2005 
Dựa vào các kết quả điều tra về ĐDSH của một số đề tài tiêu biểu với cùng một hệ phương 
pháp điều tra giống nhau, để phân tích đánh giá so sánh với các kết quả nghiên cứu trước 
đây, nhằm làm sáng tỏ mức độ biến đổi về ĐDSH trong khoảng 10 ‐ 20 năm gần đây. Ba đề 
tài chuẩn để so sánh đều do tập thể các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường 
biển, Viện nghiên cứu Hải sản thực hiện.
‐ 
Đề tài: Bảo tồn ĐDSH dải ven bờ Việt Nam mã số: 17EE9 (Hợp tác Việt Nam ‐ Italia) do 
Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện. 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
199
‐ 
Đề tài: Nghiên cứu bổ sung các cơ sở khoa học khu bảo tồn Cát Bà ‐ Cô Tô, do Viện 
nghiên cứu Hải sản, Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện năm 2003 – 2004. 
‐ 
Đề tài: Tài nguyên và môi trường vịnh Bắc Bộ (KC 09 – 17), do Trung tâm Khí tượng thuỷ 
văn biển, Viện Tài nguyên và Môi trường biển và Viện nghiên cứu Hải sản cùng tham gia 
thực hiện. 

tải về 476.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương