Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý



tải về 476.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích476.28 Kb.
#54838
1   2   3   4   5   6   7
Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, 68544-Article Text-174028-1-10-20220705, 03. Nguyen Thi Lien (1)
 
1.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 
‐ 
Phân tích ĐDSH của mỗi nhóm sinh vật theo các phương pháp chuyên dụng của từng 
chuyên ngành riêng biệt.
‐ 
Phương pháp tổng hợp đánh giá dựa vào quan điểm phân tích tổng hợp đã được các tổ 
chức quốc tế công nhận như các hướng dẫn về phân vùng chức năng dựa trên cơ sở phân 
vùng ĐDSH của các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF, UNEP, GEP.v.v. 
‐ 
Xây dựng các bảng thống kê, lưu giữ các tiêu chí cơ bản như tiêu chí về ĐDSH chủ yếu 
theo mẫu của UNEP. 
‐ 
Xây dựng các sơ đồ bằng kỹ thuật GIS. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Tổng quan về ĐDSH biển Việt Nam 
ĐDSH biển Việt Nam thể hiện trên các khía cạnh sự đa dạng hệ sinh thái, đa dạng về số loài, 
các loài quý hiếm đặc hữu và các điểm nóng về ĐDSH. 
2.1.1. Tổng quan về các hệ sinh thái biển 
‐ Hệ sinh thái đảo: Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ phân bố ở ven bờ từ đảo Trà Cổ 
tỉnh Quảng Ninh đến đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, các đảo xa bờ như Bạch Long Vĩ ở 
giữa vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa ở giữa và quần đảo Trường Sa ở nam Biển Đông. 
Nhìn chung, các đảo ven bờ thường là các đảo núi thấp nên thành phần loài của khu hệ 
động thực vật không khác nhiều so với vùng đất liền đối diện. Mặt khác, sự phong phú 
và đa dạng về thành phần loài còn phụ thuộc vào diện tích của đảo, vào sự có dân hay 
không có dân, vào vị trí địa lý (địa đới), vào khoảng cách đến bờ lục địa, vào mức độ 
khai thác chúng. Về khu hệ thực vật, cho đến nay đã thống kê được 1.311 loài thực vật 
thuộc 191 họ, 5 ngành , trong đó đã xác định được: Hạt kín có 907 loài, 141 họ; Hạt trần 
có 6 loài, 3 họ; Thông đất có 6 loài, 2 họ; Khuyết lá thông có 1 loài, 1 họ; và Dương xỉ có 
77 loài, 9 họ. Về khu hệ động vật, thấy rằng, các đảo gần bờ như Ba Mùn (Quảng Ninh), 
Hòn Lớn (Nha Trang) còn gặp các loài thú lớn như hươu, nai, lợn rừng, sơn dương, khỉ, 
còn lại là các thú nhỏ, chim, bò sát, lưỡng cư. Cho đến nay đã thống kê được 64 loài thú, 
194 loài chim, 72 loài bò sát. Tuy nhiên tại mỗi đảo, thành phần khu hệ động vật dao 
động trong khoảng 20 ‐ 25 loài thú, 50 ‐ 60 loài chim, 15 ‐ 25 loài bò sát và 5 ‐ 10 loài 
lưỡng cư. Qua đây thấy rằng, khu hệ động vật trên các đảo nghèo nàn cả về thành phần 
loài và số lượng cá thể .Tính nhạy cảm đối với các yếu tố môi trường của hệ sinh thái đảo 
phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của cấu trúc ĐDSH của từng đảo. Các đảo lớn 
thường nhạy cảm hơn các đảo nhỏ do cấu trúc quần xã của chúng đa dạng hơn. Hệ sinh 
thái đảo bị tác động mạnh nhất bởi các đe doạ nhân tác. Thường các đảo có dân cư trú sẽ 
bị khai thác kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, đất trồng trọt, các loài thú lớn. 
Sau đó, một tiểu hệ sinh thái mới được hình thành bởi các rừng thứ sinh gồm cây bụi có 
gai, cây trồng và các loài thú nuôi như ở Hòn Tre (Nha Trang). Động vật hoang dại còn 
lại chủ yếu là các loài thú nhỏ thuộc bộ Gậm nhấm, đặc biệt là chuột. Các đảo có hệ sinh 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
200 
thái rừng còn được bảo vệ tương đối tốt là Ba Mùn, Đảo Trần (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải 
Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu), Thổ Chu ( Phú Quốc). 
‐ Hệ sinh thái vũng vịnh: Các vùng vịnh ven bờ Việt Nam chủ yếu là các vịnh nông, vừa 
tiếp nhận nguồn nước ngọt từ các cửa sông và vừa tiếp nhận nguồn nước biển ven bờ. Vì 
vậy tính chất của hệ sinh thái vũng vịnh mang tính pha trộn giữa hệ sinh thái cửa sông 
và vùng biển ven bờ. Điều này thể hiện rõ nét ở đặc điểm môi trường và khu hệ sinh vật. 
Nổi bật nhất là sự dao động mạnh của độ mặn vào mùa mưa, sự xuất hiện của các quần 
xã san hô, thân mềm đại diện cho vùng biển ven bờ Việt Nam. Các vũng vịnh chủ yếu 
của Việt Nam gồm vịnh Đầm Hà ‐ Hà Cối với diện tích 37.800 ha, Đồng Rui (6.000 ha), 
Cô Tô (2.250 ha), Quan Lạn (10.500 ha), Bái Tử Long (56.000), Hạ Long (8.000 ha), Cửa 
Lục (2.700 ha), Lan Hạ (3.300 ha), Diễn Châu (237 ha), Chân Mây (700 ha), Đà Nẵng 
(11.600 ha), Dung Quất (6.070 ha), Vân Phong (45.270 ha), Nha Trang (2.250 ha), Phan Rí 
(13.500 ha), Phan Thiết (28.710 ha), vụng Mũi Cà Mau (12.380 ha). Khu hệ sinh vật vũng 
vịnh đặc biệt phong phú và có nhiều loài quý hiếm, vì vậy vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, 
vịnh Nha Trang, vịnh Lan Hạ đã và đang được đưa vào danh sách các khu di sản, khu sinh 
quyển, vườn quốc gia để bảo vệ nghiêm ngặt. 
‐ Hệ sinh thái đầm nuôi trồng thuỷ sản (NTTS): Các đầm NTTS vùng ven bờ được bắt đầu 
từ những năm 1960 và phát triển đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1980 ‐ 1990. Cho đến 
năm 1995, diện tích các vùng NTTS dọc vùng ven biển khoảng 600.000 ha, trong đó nuôi 
tôm và đặc sản khoảng 217.160 ha (Phạm Thược, 1995). Sau năm 1995, sự biến động về 
diện tích không đáng kể do đã sử dụng hầu hết các vùng có tiềm năng phát triển đầm. 
Mặt khác, một số đầm nuôi đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành các khu công 
nghiệp, các đồng lúa. Đặc trưng cấu trúc quần xã sinh vật các đầm nuôi quảng canh 
thường không khác so với vùng nước và vùng triều nơi đắp đầm về thành phần loài sinh 
vật. Sự khác nhau chủ yếu là về sinh khối của các đối tượng đó. Thường các đối tượng 
nuôi trồng có sản lượng cao do được quan tâm chăm sóc, bảo vệ. Các đối tượng khác bị 
coi là sinh vật tạp nên bị tiêu diệt trong quá trình xử lý đầm trước khi nuôi và tiêu diệt 
trong khi nuôi.
‐ Hệ sinh thái cồn cát ven biển: Hệ sinh thái cồn cát ven biển có quy mô phân bố rất lớn, 
kéo dài dọc vùng ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, tuy nhiên chưa có các thống 
kê về diện tích hệ sinh thái cồn cát, sơ bộ ước tính có khoảng 600.000 ha, trong đó khoảng 
120.000 ha là rừng phòng hộ, 4.000 ha là cồn cát trắng, còn lại là làng mạc và đất canh tác 
sau cồn cát . Cấu trúc thành phần loài và ĐDSH của hệ sinh thái cồn cát nghèo nàn do 
điều kiện môi trường quá khắc nghiệt, đặc biệt là các cồn cát trống trơ trọi ven biển như 
một số nhà khoa học đã ví chúng như một sa mạc thu nhỏ. Các kết quả nghiên cứu đã 
phát hiện được 353 loài thực vật thuộc 246 chi, 105 họ . Về thú đã ghi nhận 50 loài hoang 
dại và 10 loài là đối tượng nuôi. Trên các cồn cát chỉ phát hiện khoảng 5 ‐ 7 loài cỏ, dứa 
dại, muống biển. Về động vật chỉ gặp thằn lằn bóng.
‐ Đầm phá: Hệ sinh thái đầm phá tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung Việt Nam (giới 
hạn từ Quảng Bình đến Thuận Hải). Do điều kiện địa hình khúc khuỷu với nhiều dạng 
tích tụ mài mòn khác nhau nên đã tạo ra nhiều đầm phá thuộc vùng biển miền Trung. 
Các đầm phá thường có đáy bằng phẳng, độ sâu nhỏ, khoảng 2 – 4 m nước. Trầm tích 
đáy có thể chia thành 3 loại: cát hạt thô, hạt trung và bùn hạt mịn. Do thông với biển 
bằng các cửa nhỏ, nên chế độ thuỷ hoá bị chi phối rất mạnh theo hai mùa khô và mưa, 
dao động từ 1 – 32 %o. Chế độ nhiệt tương đối ổn định, mùa hè trung bình 27 – 31
0
C, 
mùa đông 22 – 26 
o
C. Các đầm phá chủ yếu ở Việt Nam như Tam Giang ‐ Cầu Hai với 
diện tích trên 20.000 ha, Lăng Cô (6.000 ha), Thị Nại (5.000 ha), Cù Mông (2.600 ha), Ô 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
201
Loan (1.500 ha), Nha Phu (5.000 ha), Thuỷ Triều (2.000 ha); Đầm Nại (130 ha). Có khoảng 
gần 1.000 loài động vật, thực vật sống trong đầm phá. Nhóm động vật đáy có số loài lớn 
nhất, 200 ‐ 300 loài, tiếp theo là thực vật phù du và cá biển. Đầm phá là trung tâm kinh tế 
quan trọng của các tỉnh Trung Bộ, các hoạt động NTTS rất sôi động ở khu vực này. 
Tùng, áng là các dạng sinh cảnh rất đặc thù cho quần đảo đá vôi ‐ Kaster Cát Bà ‐ Hạ Long 
mà các nơi khác không thể có được. Tùng, áng chính thức coi là một dạng tiểu hệ sinh thái 
đặc thù của khu vực Hạ Long ‐ Cát Bà do Phân viện Hải dương học đề xuất năm 1999 . 
Theo các thống kê đến nay có 62 áng, 57 tùng phân bố ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Cát 
Bà. Các tùng, áng có cảnh quan sinh vật rất đẹp và còn có thể sử dụng làm các dạng 
aquarium nuôi các loài sinh vật cảnh ngoài tự nhiên phục vụ bảo tồn nguồn gen và các mục 
đích khác.
‐ Hệ sinh thái vùng triều: Do sự biến thiên thuỷ triều vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển Đông 
Nam Bộ rất lớn, đến hơn 4 m, nên các bãi triều ở các khu vực này thường dài và rộng, 
đây là hai khu vực có hệ sinh thái vùng triều rất đặc thù và tiêu biểu. Các bãi triều rộng 
lớn khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình v.v. là nơi có nhiều bãi hải đặc sản của 
Việt Nam. Căn cứ vào mức độ biến đổi của thuỷ triều, vùng triều được chia thành 3 khu 
vực: khu triều cao, khu triều giữa và khu triều thấp. Mỗi vùng thường có những quần 
thể sinh vật điển hình khác nhau. Đến nay đã xác định khoảng trên 1.000 loài động thực 
vật phân bố ở vùng triều và chủ yếu là nhóm sinh vật đáy, chiếm trên 50 % tổng số loài. 
Trên các bãi triều, đặc biệt là khu trung triều đến thấp triều thường có nhiều bãi đặc sản 
phân bố như các bãi ngao đá (Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An), 
nghêu Bến Tre (Trà Vinh), bãi ngán (Quảng Ninh), sò huyết (Hải Phòng, Nha Trang
Nghệ An), tu hài (Hải Phòng, Quảng Ninh).
‐ Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM): RNM phân bố ở dọc theo các vùng cửa sông ven 
biển Việt Nam. Trước chiến tranh nước ta có khoảng 400.000 ha và hiện nay còn lại trên 
200.000 ha. Các trung tâm RNM lớn của nước ta tập trung ở các khu vực Móng Cái, Cửa 
Ông, Quảng Yên, Cát Hải, Tiên Lãng, Thái Thụy, Xuân Thuỷ. Đặc biệt từ Vũng Tàu đến
Hà Tiên là khu vực có RNM phát triển vào bậc nhất của Việt Nam, nổi tiếng với rừng 
đước mũi Cà Mau, rừng bần ở cửa sông Tiền, sông Hậu.v.v. Các kết quả nghiên cứu gần 
đây nhất ở một số khu vực cho thấy hiện trạng các RNM còn lại tương đối ít, khu vực 
Hạ Long ‐ Cát Bà chỉ có khoảng 130 ha RNM, Văn Phong ‐ Đại Lãnh ‐ 60 ha v.v..Năng 
suất sinh học của RNM rất cao. Sinh khối trung bình của rừng đang trưởng thành 229.062 
kg /ha, rừng tái sinh tự nhiên 14.004 kg /ha, rừng đước tuổi trung bình 7 năm là 33.840 
kg /ha. RNM là nơi cư trú của các con non, bãi đẻ của nhiều loài đặc sản như ngán, tôm 
rảo, cá bớp.v.v.
‐ Hệ sinh thái san hô: Phân bố ven các đảo chạy dọc ven biển Việt Nam. Rạn san hô là nơi 
sống lý tưởng cho các loài sinh vật cùng sinh sống. Vịnh Hạ Long ‐ Cát Bà là nơi phân bố 
tập trung nhất của rạn san hô vịnh Bắc Bộ. Cho đến nay đã xác định được 23 điểm có rạn 
san hô phân bố ở Hạ Long ‐ Cát Bà. Đảo Bạch Long Vĩ là nơi có rạn san hô phát triển và 
đẹp vào bậc nhất vịnh Bắc Bộ, đã từng có độ phủ cao tới 94%. Các đảo khác như đảo Cô 
Tô, Long Châu cũng có những rạn san hô đẹp phát triển. Đặc biệt tại vùng biển miền 
Trung và miền Nam, các rạn san hô phát triển tốt và đa dạng. Các rạn san hô phân bố ở 
ven các đảo ven bờ từ Cù lao Chàm tới Côn Đảo, kích thước của rạn san hô biến đổi, có 
thể rộng từ vài chục đến 200 m. Ở Vân Phong ‐ Đại Lãnh đã phát hiện 9 khu vực có rạn 
san hô phân bố, rộng nhất là rạn ở Bãi Tre (119 m), hẹp nhất là Khải Lương (32 m), độ 
phủ cao nhất 71,9% (Khải Lương) và thấp nhất 4,7% (Bãi Cỏ) .Kết quả nghiên cứu của 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
202 
Phân viện Hải dương học Hải Phòng về san hô ở vùng biển Vũng Tàu ‐ Côn Đảo cho 
thấy ở hầu hết xung quanh các đảo ở đây đều có san hô phân bố. Trong số 27 rạn san hô 
khảo sát ở Côn Đảo có độ phủ trung bình 37,1%, thấp nhất 8,6% và cao nhất 62% .Vùng 
đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một trong những trung tâm có nhiều rạn san hô lớn của 
nước ta. San hô ở đây có thể phân bố đến độ sâu 40 ‐ 50 m nước, độ phủ cao, có những 
vùng đạt trên 90%. Các rạn san hô ở khu vực này hầu như vẫn còn nguyên vẹn, không bị 
tàn phá như các rạn ven bờ. Dựa vào các kết quả nghiên cứu có được, các nhà hải dương 
học đã thống kê được 298 loài san hô cứng, 125 loài san hô mềm và 73 loài san hô sừng 
phân bố ở biển Việt Nam. Ngoài ra còn có hàng trăm loài sinh vật đáy, cá rạn san hô sống 
ở đây. Đặc biệt, các loại sinh vật biển quý hiếm như trai, ốc, hải sâm thường sống ở các 
rạn san hô.
‐ Hệ sinh thái cỏ biển: Việt Nam, đặc biệt các bãi triều từ miền Trung đến Côn Đảo, Phú 
Quốc có khá nhiều thảm cỏ biển phát triển mạnh trên các bãi triều và vùng dưới triều 
đến 5 m nước. Thảm cỏ biển là nơi ở lý tưởng cho các loài sinh vật khác đến cư trú. Theo 
kết quả nghiên cứu gần đây nhất, trong thảm cỏ biển có số lượng loài và mật độ, khối 
lượng động vật đáy cao gấp nhiều lần ngoài thảm cỏ biển . Thảm cỏ biển là nơi cư trú 
của các con non và là nguồn thức ăn quan trọng của dugong , một trong những loài sinh 
vật biển quý hiếm của nước ta
 
2.1.2. Sự đa dạng về loài sinh vật biển Việt Nam 
Hiện nay đã thống kê được danh sách 10.089 loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam. Do có 
nhiều loài còn chưa định được tên, nên có thể số lượng sinh vật biển khoảng 12.000 loài ở 
vùng biển Việt Nam. Trong số này sinh vật đáy chiếm số lượng loài lớn nhất, khoảng 6.000 
loài, động vật đáy chiếm 59,4 % tổng số loài, tiếp theo là nhóm cá biển 2.038 loài chiếm 20,2 
%, các nhóm còn lại chỉ chiếm 20,4 % tổng số loài. Cụ thể thành phần loài và phân bố của
động thực vật từng nhóm được thống kê dưới đây:
‐ Thực vật ngập mặn: 94 loài; nhóm cây ngập mặn chủ yếu: 35 loài, 20 chi và 16 họ; nhóm 
loài gia nhập vào rừng ngập mặn 40 loài thuộc 35 chi và 37 họ; nhóm loài từ nội địa di 
chuyển tới: 17 loài, 17 chi và 15 họ
‐ Rong biển: 662 loài rong biển đã tìm thấy ở biển Việt Nam. Trong đó ngành rong Đỏ 
(Rhodophyta) 309 loài, rong Nâu (Phaeophyta) 124 loài, rong Lục (Chlorophyta) 152 loài, 
rong Lam (Cyanophyta) 77 loài 
‐ Cỏ biển: 15 loài cỏ biển thuộc 9 chi, 3 họ đã được xác định tại dải ven bờ Việt Nam.
‐ Thực vật phù du: 537 loài thực vật phù du đã được công bố tại biển Việt Nam, trong đó 
tảo Kim (Siliciflagellata) 2 loài chiếm 0,37 %, tảo Lam (Cyanophyta) 3 loài chiếm 0,56 %, 
tảo Giáp (Pyrophyta) 184 loài chiếm 34,26 % và tảo Silic (Bacillariophyta) 348 loài chiếm 
64,80 %.
‐ Động vật phù du: 659 loài động vật phù du đã được xác định có ở vùng biển Việt Nam, 
trong số này đã xác định được 291 loài sống ở dải ven bờ. Thành phần chính của động 
vật phù du như sau: 
‐ Sinh vật đáy: Khoảng 6.000 loài sinh vật đáy đã được công bố vào những năm 1994, có 
khoảng 4.971 loài phân bố ở dải ven bờ Việt Nam . 
‐ San hô: Đến nay đã phát hiện được ở vùng ven biển Việt Nam có 346 loài san hô cứng 
thuộc 74 giống 16 họ. Trong đó ở khu vực vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được 199 loài, Trung 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
203
Trung Bộ 248 loài, Nam Trung Bộ 291 loài, Đông Nam Bộ 230 loài và Tây Nam Bộ 269 
loài
‐ Cá biển: Có khoảng 2038 loài cá thuộc 717 giống, 175 họ, 32 bộ . 
‐ Chim biển, thú biển: Chim biển 43 loài trong đó có 6 loài ôn đới, 27 loài Ấn Độ ‐ Mã Lai, 
10 loài di cư trú đông; Thú biển và bò sát: 32 loài trong đó bò sát 20 loài (15 loài rắn biển, 
4 loài rùa biển, 1 loài cá sấu), thú biển: 12 loài . Có 5 loài cá heo, 2 loài cá nhà táng, 4 loài 
cá voi, 1 loài dugong
2.1.3. Nguồn lợi sinh vật biển 
Theo các số liệu thống kê, 80 % sản lượng được khai thác ở khu vực dải ven bờ Việt Nam. 
Các kết quả nghiên cứu cho đến nay đã thống kê được các loài sinh vật có ý nghĩa kinh tế 
chính ở ven bờ Việt Nam như cá, động vật thân mềm, giáp xác, rong biển .v.v. 
‐ Cá biển: 110 loài, là những loài cho sản lượng cao, chúng thuộc 39 họ cá khác nhau, điển 
hình là họ cá Nhám (Lamniformes), cá Trích (Clupeidae), cá Cơm (Engraulidae), cá Dưa 
(Chirocentridae), cá Mối (Synodontidae), cá Úc (Ariidae), cá Chuồn (Exocoetidae), cá Thu 
(Scombridae), cá Ngừ (Thumnidae).v.v. Tổng trữ lượng cá biển Việt Nam khoảng trên 
3.500.000 tấn.
‐ Giáp xác: hiện nay chúng ta đã xác định được 40 loài thuộc họ tôm He (Penaeidae), 9 loài 
tôm Rồng (Palinuridae), 9 loài tôm Vỗ (Scyllaridae) và 4 loài tôm Hùm (họ Nephropidae) 
là những loài tôm có giá trị kinh tế. Trong số này, có 11 loài tôm he là những loài đặc biệt 
có giá trị kinh tế. Vịnh Bắc Bộ có trữ lượng 1.408 tấn, khả năng khai thác 704 tấn. Các bãi 
tôm chính phân bố ở vùng có độ sâu từ 30 m nước trở vào. Vùng biển miền Trung có trữ 
lượng 2.300 tấn, khả năng khai thác 1.150 tấn. Biển Đông Nam Bộ có trữ lượng 3.983 tấn, 
khả năng khai thác 1.946 tấn. Vùng biển gần bờ Tây Nam Bộ có trữ lượng 3.383 tấn, khả 
năng khai thác 1.946 tấn. 
‐ Động vật thân mềm: Hiện nay đã thống kê được khoảng 2.500 loài động vật thân mềm ở 
biển Việt Nam, trong số này có trên 100 loài có giá trị thương phẩm và là loài quý hiếm. 
Các nhóm có giá trị kinh tế tập trung chủ yếu vào lớp động vật thân mềm Hai mảnh vỏ 
(Bivalvia), tiếp theo là lớp Chân đầu (Cephalopoda) và Chân bụng (Gastropoda). Theo 
ước tính của chúng tôi, trữ lượng động vật thân mềm biển Việt Nam khoảng 1.000.000 
tấn và khả năng khai thác 500.000 tấn / năm. 
‐ Rong biển: Đã thống kê được 90 loài rong biển có giá trị kinh tế là ở các mức độ khác 
nhau. Nhóm rong dùng để chế biến các sản phẩm công nghiệp 24 loài, chiếm 26,6 %; 
rong làm dược liệu 18 loài (20 %); rong làm thực phẩm 30 loài (33,3 %); rong làm thức ăn 
gia súc 10 loài (11,1 %) và rong làm phân bón 8 loài ( 9 %).
‐ Chim biển: Hầu hết 43 loài chim biển ở nước ta đều được sử dụng làm nguồn thực phẩm, 
dưới dạng đặc sản. Nhóm chim quan trọng nhất hiện nay là chim yến hàng (Callocalia 

tải về 476.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương