Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý



tải về 476.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích476.28 Kb.
#54838
1   2   3   4   5   6   7
Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, 68544-Article Text-174028-1-10-20220705, 03. Nguyen Thi Lien (1)
 
2.3.1. Công cụ thể chế và chính sách 
Ngoài việc tham gia thực hiện các công ước, thoả thuận quốc tế liên quan đến bảo tồn 
ĐDSH, dưới ánh sáng của Chương trình Nghị sự 21, các quốc gia đã hướng những nỗ lực 
của mình vào việc xây dựng các chính sách và thế chế để bảo vệ ĐDSH. Ở Việt Nam, Chiến 
lược bảo tồn quốc gia được xây dựng năm 1986 và năm 1995, Chính phủ cũng đã phê chuẩn 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
207
Kế hoạch hành động ĐDSH. Kế hoạch này đã xác định các hành động ưu tiên cho giai đoạn 
1996 ‐ 2000, nhằm bảo vệ và quản lý các loài, các hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam. Kế 
hoạch đã thừa nhận ý nghĩa quan trọng cả về mặt văn hoá lẫn kinh tế của ĐDSH ở Việt Nam 
và đồng thời thừa nhận những áp lực đang gia tăng đối với nguồn di sản này do những nhu 
cầu ngày càng tăng của người dân sống phụ thuộc chủ yếu vào ĐDSH. 
Kế hoạch ĐDSH thường có 3 mục tiêu chính, là: 
‐ Bảo vệ các hệ sinh thái đặc hữu và dễ bị tổn thương do áp lực của các hoạt động kinh tế 
‐ Bảo vệ các thành phần ĐDSH do khai thác quá mức 
‐ Khuyến khích và xác định việc sử dụng hợp lý các giá trị của ĐDSH để phục vụ các chỉ 
tiêu kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu trên, cần phải xác định các nội dung hành động 
làm căn cứ cho các kế hoạch hành động ĐDSH cụ thể. 
Trong điều kiện của Việt Nam, kế hoạch hành động ĐDSH cần tập trung vào các nội dung 
sau: 
‐ Tăng cường chính sách và luật pháp cho công tác bảo tồn và quản lý ĐDSH 
‐ Thành lập và quản lý các khu bảo tồn 
‐ Nâng cao nhận thức ĐDSH 
‐ Nghiên cứu khoa học 
‐ Khuyến khích cách tiếp cận PTBV 
‐ Tăng cường hợp tác quốc tế. 
Với các mục tiêu và các lĩnh vực hành động nói trên, kế hoạch hành động ĐDSH đã chứng tỏ 
là một công cụ quan trọng cho công tác bảo tồn ĐDSH ở cấp quốc gia. Kế hoạch được sử 
dụng không chỉ đối với Chính phủ, mà còn đối với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế hỗ 
trợ bảo tồn ĐDSH. Để thực hiện kế hoạch này ở Việt Nam, Chính phủ còn ban hành nhiều 
văn bản liên quan tới bảo vệ ĐDSH. Có thể dẫn ra một số ví dụ như: 
‐ Nghị định 07/CP về bảo vệ các giống, loài có giá trị kinh tế trong nông nghiệp 
‐ Chỉ thị 359/TTg về ngăn chặn buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã 
‐ Nghị định 78/CP và Chỉ thị 286/TTg về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng 
‐ Chỉ thị 79/CP về xây dựng và phát triển hệ thống rừng đặc dụng
‐ Chỉ thị 286/TTg về hạn chế và tiến tới ngừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên nhằm bảo tồn 
ĐDSH và duy trì chức năng sinh thái, bảo vệ môi trường. 
2.3.2. Công cụ kỹ thuật 
Bao gồm các nghiên cứu xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển hoặc việc thiết lập các mô 
hình sử dụng bền vững các hệ sinh thái. Trong lĩnh vực này, chúng ta mới làm được quá ít so 
với yêu cầu. Hơn 10 năm qua, chúng ta đã nỗ lực tập trung nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa 
học cho việc bảo tồn tự nhiên biển với các loại hình và tiêu chí khác nhau như: Khu di sản 
thế giới (vịnh Hạ Long); Khu dự trữ sinh quyển thế giới (quần đảo Cát Bà); Khu dự trữ sinh 
quyển Cần Giờ; Vườn quốc gia (Cát Bà, Côn Đảo, Sơn Trà‐Hải Vân và Bái Tử Long); Đề xuất 
hệ thống 15 khu bảo tồn biển (Đảo Trần ‐ Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Sơn 
Trà‐Hải Vân, Cù lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Thu, Côn Đảo, Nam 
Yết, Phú Quốc) và khu bảo tồn đất ngập nước ven biển (Xuân Thuỷ, Tam Giang – Cầu Hai). 
Trong đó, nhiều khu đã được công nhận, các khu còn lại đều đang trình hoặc chuẩn bị trình 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
208 
để được công nhận ở các cấp quốc tế và quốc gia. Đây là một đóng góp quan trọng và thiết 
thực cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Việt Nam theo định hướng PTBV và 
khẳng định sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các Công ước quốc tế về bảo vệ môi 
trường và ĐDSH. Đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên biển quần đảo Trường Sa cũng với kiểu 
loại là khu dự trữ thiên nhiên biển và sau đó đổi tên thành khu bảo tồn biển đảo Nam Yết đã 
thể hiện mức độ quan tâm sâu sắc của Chính phủ Việt Nam đến công tác bảo tồn biển ở khu 
vực. Hệ sinh thái đất ngập nước với nguồn ĐDSH quý giá và bảo vệ môi trường đã được 
đăng ký kiểm kê năm 2000. Sử dụng bền vững và quản lý đất ngập nước đã được chuẩn bị 
năm 2001. Sự đầu tư vào khu bảo tồn biển Hòn Mun (Khánh Hoà), Cù lao Chàm (Quảng 
Nam) cũng đã được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ và đang có nhiều triển vọng tốt đẹp. Tuy 
vậy, phần lớn các khu bảo tồn biển Việt Nam hiện nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng 
phê duyệt. Công tác quản lý các khu bản tồn biển Việt Nam cần được quan tâm đúng mức 
trong thời gian tới. 
 
3. Những đề xuất thay cho lời kết luận 
Sự suy giảm ĐDSH biển Việt Nam đã rõ ràng. Trong tương lai nhiều loài sinh vật biển Việt 
Nam có thể sẽ biến khỏi danh sách các loài sinh vật biển Việt Nam, các rạn san hô tuyệt đẹp 
sẽ không còn nhiều nữa, nguồn lợi hải sản biển Việt Nam đang bị giảm sút. Đây là thách 
thức không chỉ với môi trường sinh thái mà với chính cuộc sống trực tiếp hàng ngày của 
chúng ta. Vấn đề bảo vệ ĐDSH biển là vô cùng cấp bách, cần phải có ngay các hành động 
kiên quyết để bảo vệ chúng. 

tải về 476.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương