Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý



tải về 476.28 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2023
Kích476.28 Kb.
#54838
1   2   3   4   5   6   7
Đa dạng sinh học biển Việt Nam - Hiện trạng, các đe dọa và vấn đề quản lý 1520457
dong 1998, tom-tat-kich-ban-bien-doi-khi-hau, LuaChonGiaiPhap, 3959-Article Text-15360-2-10-20110905, 68544-Article Text-174028-1-10-20220705, 03. Nguyen Thi Lien (1)
fuciphaga germani
‐ Các nguồn lợi khác: Ngoài các nhóm nguồn lợi chính đã được trình bày ở trên, các nhóm
san hô, da gai, thú biển, bò sát biển còn là các nhóm có giá trị kinh tế đặc biệt cần được 
bảo vệ ở vùng biển Việt Nam.


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
204 
2.1.4. Các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu 
83 loài sinh vật biển đã được chính thức đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để có biện pháp bảo vệ. 
Trong số này có 37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài 
ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực. Đặc biệt chú ý đến các loài như lưỡng tiêm (Amphioxus 
belcheri) tại Lan Hạ‐Cát Bà, cá nhám voi (Rhincodon typus), cá nhám đuôi dài (Alopias 
pelagicus), cá nhám lông nhung (Cephaloscyllium umbratile), cá nhám nâu (Etmopterus lucifer), 
cá đao (Pristis cuspidatus), cá đao răng nhỏ (Pristis microdon), cá giống mõm tròn (Rhina 
ancylostoma), san hô trúc (Isis hippuris), cầu gai đá (Heterocentrotus mammillatus), hải sâm mít 
(Actinopyga echinites), hải sâm vú (Microthele nobilis), tôm hùm sen (Panulirus versicolor), bào 
ngư (Haliotis diversicolor), ốc đụn cái (Trochus niloticus), ốc sứ bản đồ (Cypraea mappa), ốc sứ 
Trung Hoa (Blasicrura chinensis), trai tai tượng khổng lồ (Tridacna gigas), ốc anh vũ (Nautilus 
pompilus) 
 
2.2. Những thách thức về sự mất ĐDSH biển Việt Nam 
Hầu hết các hoạt động kinh tế biển đều tập trung ở khu vực ven bờ Việt Nam. Ví dụ các hoạt 
động giao thông đường biển, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản, các hoạt 
động du lịch, công nghiệp v.v.. Chính các tai biến tự nhiên, các hoạt động của con người, các 
yếu tố gây ô nhiễm môi trường đã và đang tạo ra những áp lực đáng kể làm suy thoái môi 
trường biển và ven bờ của nước ta. Hậu quả dẫn đến sự suy thoái của các hệ sinh thái biển, 
nguồn lợi sinh vật và ĐDSH. 
‐ Sự thu hẹp diện tích của hệ sinh thái RNM: Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia về 
RNM đã đưa ra một con số đáng kinh ngạc về sự biến đổi diện tích RNM của nước ta. 
Riêng đồng bằng sông Cửu Long, tính từ năm 1943 ‐ 1995 diện tích RNM bị thu hẹp từ
154.000 ha xuống còn 15.174 ha, bình quân mất khoảng 2.670 ha /năm. RNM thuộc hai 
tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng cũng đã bị chặt phá một cách nghiêm trọng phục vụ cho 
mục đích khai hoang, lấn biển. Hàng ngàn ha RNM khu vực Yên Mỹ, Đồng Rui, Cái Dăm 
(Quảng Ninh); Đình Vũ, Tiên Lãng (Hải Phòng) đã được khoanh bao làm đầm nuôi thuỷ 
sản. Đặc biệt các khu vực RNM đồng bằng sông Cửu Long, vì lợi ích kinh tế, nhân dân 
địa phương không chỉ phá rừng tự nhiên mà cả rừng trồng sau chiến tranh để làm đầm 
nuôi tôm quảng canh, làm cho rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Diện tích khoanh nuôi 
chiếm từ 50 ‐ 80% diện tích RNM phân bố ở bãi triều cao . 
‐ Các kết quả nghiên cứu về hệ sinh thái vùng triều cũng cho một bức tranh tương tự. Các 
hình thức khai hoang lấn biển ở vùng cửa sông Hồng thường chiếm tới 1.000 ha /năm, 
trong khi đó diện tích bồi 345 ha /năm, như vậy diện tích vùng triều ở đây mỗi năm bị 
thu hẹp khoảng 500 ‐ 600 ha/năm. Cũng đã thống kê được từ năm 1988 ‐ 1992, vùng cửa 
sông Bạch Đằng có khoảng 14.738 ha và vùng Tiên Yên, Hà Cối có 1.000 ‐ 1.200 ha bãi cao 
triều sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp. Sau một thời gian sử dụng, các vùng 
này bị chua mặn và trở nên hoang hoá hoặc cho năng suất cây trồng rất thấp. 
‐ Diện tích các rạn san hô phân bố cũng đang bị thu hẹp một cách đáng kể. Một ví dụ rất 
cụ thể khi nghiên cứu các rạn san hô ở khu vực đông nam Cát Bà, trong số 19 rạn được 
lặn kiểm tra có tới 11 rạn (58%) bị phá huỷ hoặc đang bị suy thoái. Ở vùng rạn này, mặt 
rạn bị phủ đầy san hô chết. Thành phần loài san hô sống loài cũng rất nghèo nàn và đơn 
điệu. Các kết quả nghiên cứu sự suy thoái của rạn san hô ở vịnh Nha Trang cũng cho kết 
quả tương tự. Trong số 6 điểm được nghiên cứu, chỉ có Hòn Mun là có tỷ lệ san hô sống 
với độ phủ khá tốt, đạt 26,7% san hô sống, còn lại số san hô sống rất ít thậm chí không 


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
205
còn, thay vào chỗ của san hô sống là rong biển và các loài động vật đáy ăn rong biển phát 
triển. Không chỉ rạn san hô ven bờ bị tàn phá mà ngay những rạn san hô ở đảo xa như 
Bạch Long Vĩ cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Theo dõi sự phát triển của rạn san hô phía 
đông bắc đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1993 ‐ 1999 cho thấy tốc độ suy giảm rất nhanh, năm 
1993 độ phủ đạt tới 95%, năm 1996 còn 47,6% và đến năm 1999 độ phủ chỉ đạt xấp xỉ 
20%
‐ Sự suy giảm môi trường sống ngay trong nội tại hệ sinh thái: Hệ sinh thái bị suy giảm, 
đồng hành với sự xấu đi của môi trường sống. Tại các đầm nuôi hải sản ở miền Bắc, khi 
cây ngập mặn bị chết, mùn bã hữu cơ bị phân huỷ yếm khí tạo ra khí H
2
S trong đầm, 
trầm tích đáy bị khử mạnh gây ra tình trạng thiếu 0
2
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển 
của hệ sinh vật trong thuỷ vực. Còn các đầm nuôi ở Nam Bộ, khi rừng bị phá, quá trình ô 
xy hoá trầm tích, hình thành môi trường chua mặn, thường làm chết các loài sinh vật 
sống trong đầm.. 
‐ Sự suy giảm giá trị của các hệ sinh thái: Các nghiên cứu gần đây nhất đã chứng minh giá 
trị của hệ sinh thái dần dần mất đi do quá trình suy giảm gây ra. Các đầm nuôi hải sản 
sau khi phá RNM thường cho sản lượng ổn định trong 1 ‐ 2 năm đầu, sau 3 ‐ 5 năm sử 
dụng, năng suất giảm từ 50 ‐ 90% và lâu dần sẽ trở thành hoang hoá. Khi nghiên cứu 
sinh vật lượng của động vật đáy sống trong các rạn san hô ở hai khu vực Cát Bà và vịnh 
Hạ Long cho thấy có những khác biệt. Các rạn san hô ở Cát Bà bị suy giảm, khối lượng 
động vật đáy chỉ bằng 0,29% và mật độ bằng 62,6% so với vùng vịnh Hạ Long, nơi có rạn 
san hô vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
‐ Sự suy giảm nguồn lợi: Sơ bộ có thể thấy trữ lượng hải sản có giá trị ở biển Việt Nam 
khoảng 3.500.000 tấn. Các đối tượng hải sản được khai thác làm thực phẩm, hoá phẩm, 
mỹ phẩm và xuất khẩu. Do khai thác mạnh ở dải ven bờ và sử dụng các phương pháp 
khai thác mang tính chất huỷ diệt hàng loạt như đánh cá bằng xung điện, mìn, thuốc gây 
mê, đánh bắt con non đã gây ra sự suy giảm nguồn lợi một cách đáng kể. Các nghiên cứu 
về nguồn lợi cá biển cho thấy xu thế giảm dần về trữ lượng, sản lượng của cá từ năm 
1984 đến nay. Kết quả nghiên cứu về trữ lượng cá đáy biển Việt Nam năm 1984 khoảng 
1.840.619 tấn đến năm 1990 ‐ 1994 chỉ còn khoảng 1.029.040 ‐ 1.147.354 tấn. Cũng chính 
vì lý do này mà năng suất đánh bắt giảm liên tục, cao nhất ở Vũng Tàu ‐ Côn Đảo đạt 
đến 698 kg /giờ (năm 1986), năm 1988 chỉ còn 120 kg /giờ. Các khu vực Đông Nam Bộ, Cù 
lao Thu cũng thể hiện xu thế tương tự. Một số nguồn lợi thuỷ sản của các đầm ven biển 
miền Trung cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu loài cá chình ở đầm Trà 
Ổ thuộc huyện Phú Mỹ tỉnh Bình Định cho thấy số lượng cá chình bắt được trước năm 
1972 khoảng 100 con /trợ sáo, vào đầu những năm 1990 còn 30 ‐ 40 con/trợ sáo, giảm 60 ‐ 
70 % và đến năm 1996 ‐ 1997 chỉ bắt được 3‐ 4 con/trợ sáo, giảm 96 ‐ 97%. Các kết quả 
nghiên cứu tại đảo Bạch Long Vĩ (1996 ‐ 1999) về sản lượng động vật đáy cũng cho thấy 
những bức tranh tương tự. Sản lượng bào ngư (Haliolis diversicolor) giảm từ 35‐ 50 tấn 
/năm (trước năm 1990) xuống còn vài tạ/năm (1995 ‐ 1998). Một số nguồn lợi động vật 
đáy khác như: vọp tím (Asaphis dichotoma) và ốc hương (Neritidae) chỉ trong vòng 4 năm, 
mật độ giảm 17 ‐ 43,23% và sinh lượng giảm từ 15,5 ‐ 45,76%. Kết quả nghiên cứu về sản 
lượng khai thác tôm cũng thể hiện sự suy giảm khá nghiêm trọng. Năng suất trung bình 
ở biển Tây Nam Bộ đạt 23,0 kg/mẻ lưới /giờ (1975 ‐ 1985), đến năm 1993 ‐ 1995 chỉ còn 
6,42 kg/mẻ lưới /giờ (giảm 28 %). Ở bãi tôm Mĩ Miều, sản lượng năm 1975 đạt 5,88 
kg/giờ, năm 1995 chỉ còn 2,65 kg/giờ.


Đỗ Công Thung, Đỗ Văn Khương, Đa dạng sinh học biển Việt Nam - hiện trạng, các đe doạ và vấn đề quản lý 
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"
206 
Các kết quả nghiên cứu gần đây nhất tại vịnh Bắc Bộ cho thấy biến động nguồn lợi rõ nét 
nhất thể hiện ở nhóm động vật đáy. Trong hai đợt khảo sát vào tháng 11/2003 và tháng 
8/2004 đã xác định được 517 loài động vật đáy và bằng 48,27 % số loài toàn vịnh Bắc Bộ năm 
1961. Kết quả khảo sát trong hai năm cho thấy cả về mật độ và khối lượng động vật đáy vịnh 
Bắc Bộ đều rất thấp. Mùa khô năm 2003, mật độ trung bình toàn vịnh là 56 con /m
2
, khối 
lượng 4,39 g/m
2
. Mùa mưa mật độ và khối lượng đều cao hơn mùa khô, nhưng không nhiều, 
mật độ 76 con /m
2
và khối lượng 5,54 g/m

. Tính trung bình cả năm mật độ động vật đáy 
vịnh Bắc Bộ đạt 66 con /m
2
và khối lượng 4,97 g/m
2
. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước 
đây cho thấy trong các năm 1959 ‐ 1962, mật độ trung bình toàn vịnh là 103,2 con/m
2
và khối 
lượng 11,03 g/m
2
. Như vậy, sau một thời gian khoảng trên 40 năm, tổng lượng động vật đáy 
vịnh Bắc Bộ giảm khá mạnh, mật độ chỉ còn lại 54,4 % (giảm 45,6 %) và khối lượng còn 50,2 
%, (giảm 49,8 %). Cụ thể sự biến động của các nhóm như sau: 
‐ Giun nhiều tơ: 142 loài bằng 53,78 % so với số liệu khảo sát Việt ‐ Trung (1959 ‐ 1961).Mật 
độ trung bình 28 con /m
2
, gần tương đương với mật độ cách đây 40 năm, sinh vật lượng 
trung bình 313, 3 mg bằng 27,7 % so với năm 1961 (1.130 mg/m
2
). 
‐ Động vật thân mềm: Là nhóm biến động khá phức tạp. Số loài thu được là 187 loài bằng 
khoảng 55,65 % so với trước đây. Mật độ đạt 8,5 con/m
2
. So với các năm 1959, 1960, 
1962 lại cao hơn rất nhiều (trung bình 3 năm là 4,6 con/m
2
), khối lượng 1.766,4 mg/m
2
,
cao hơn so với sinh vật lượng đã xác định được của năm 1959 ‐ 1962 (1.250 mg/m
2
). 
‐ Giáp xác: Năm 2003 và 2004 chỉ phát hiện được 111 loài giáp xác, bằng 33,8 % số loài đã 
công bố trong 3 năm khảo sát trước đây (1959, 1961, 1962 là 328 loài). Mật độ trung bình 
mùa khô năm 2003 đạt 19 con /m
2
và mùa mưa 20 con /m
2
; trung bình cả hai mùa chỉ đạt 
19,5 con/m
2
. So với các năm 1959, 1960, 1962 thì thấp hơn rất nhiều (trung bình 3 năm 
1959, 1961, 1962 là 46,5 con/m
2
). Sinh vật lượng trung bình cả hai mùa mưa và khô đạt 
trung bình 1.650,65 mg/m
2
, chỉ bằng 55 % sinh vật lượng đã xác định được của năm 1959 
‐ 1962 (3000 mg/m
2
). 
‐ Động vật da gai: Năm 2003 và 2004, đã xác định được 52 loài da gai tại vùng khơi vịnh 
Bắc Bộ, chỉ bằng 39,7 % số loài đã phát hiện trong 3 năm 1959, 1961,1962 (131 loài). Mật 
độ trung bình cả hai mùa chỉ đạt 6,23 con/m
2, 
so với các năm 1959, 1960, 1962 chỉ bằng 
68,5 % (trung bình 3 năm 1959, 1961, 1962 là 9,1 con/m
2
)
‐ Cá biển: Đã xác định nguồn lợi cá biển bị suy giảm mạnh ở vùng ven bờ từ 50 m nước trở 
lại. 
2.3. Các biện pháp bảo vệ ĐDSH 
Hiện nay chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sự suy giảm ĐDSH biển Việt 
Nam. Các biện pháp bao gồm một tổ hợp các hành động ứng xử của con người nhằm bảo 
tồn và sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên sinh vật và nơi cư trú của chúng. Các công cụ quản 
lý chủ yếu thường tập trung vào ba nhóm chính: công cụ kỹ thuật, công cụ dự báo và công 
cụ chính sách. 

tải về 476.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương