Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết và đánh giá mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng



tải về 199.09 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu24.11.2017
Kích199.09 Kb.
#34500
  1   2
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết

và đánh giá mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng

kết hợp biện pháp sinh học tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2008

Nguyễn Thi Văn Văn*

The study of epidemiological features of DHF

and the evaluating DHF control method by basing on the community combining biology method at Long Thanh district, Dong Nai province in 2008
Tóm tắt :

Sốt xuất huyết là một bệnh phổ biến tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Năm 2008 đã có 325 trường hợp mắc, nhóm tuổi chủ yếu là từ 5-14 tuổi, bệnh xảy ra cao điểm từ tháng 6 đến tháng 11, tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết nặng độ 3-4 chiếm 7,7%, nam chiếm 56,92%, các xã vùng sông nước có tỷ lệ mắc chiếm 50,15%.

Qua mô hình triển khai chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng kết hợp biện pháp sinh học đã mang lại những kết quả: kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết tăng từ 77,69% lên 88,8%, thái độ tăng từ 98,46% lên 100%, thực hành tăng từ 91,54% lên 93,6%, tỷ lệ dụng cụ chứa nước có lăng quăng từ 29,46% xuống 16%.

Summary :

Dengue haemorrhagic fever (DHF) have been common disease at Long Thanh district, Dong Nai province. In 2008, there were 325 cases of DHF. The group of age was essential from 5 to 14. The apex of DHF was from July to October. The rate of serious disease 3 and 4 degree was 7,70%, male was 56,92%. The locals beside river had high rate of DHF 50,15%.

The campaign eliminating mosquito larvae for DHF control in the community by the biology method have the results: the knowledge of DHF vector increased from 77,69% to 88,80%, the attitude for DHF control increased from 90,4% to 97,6%, the practice for DHF control increased from 73,85% to 87,2%. The rate of water containers having mosquito larvae decreased from 29,46% to 16,00%.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
      SXH Dengue là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ em các tỉnh phía Nam nói chung. Công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao vì SXH dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh. Hiện nay biện pháp phòng chống cơ bản nhất là diệt muỗi truyền bệnh, loại trừ lăng quăng với sự tham gia của cộng đồng.

SXH hiện tại là dịch bệnh chủ yếu tại Đồng Nai nói chung và huyện Long Thành nói riêng. Hàng năm, số người mắc SXH ở huyện Long Thành chiếm khá cao trong tỉnh, là một trong những bệnh truyền nhiễm có nhiều người mắc chỉ sau bệnh tiêu chảy, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân nhất là trẻ em.

Các nghiên cứu về Sốt xuất huyết có khá nhiều, một số nghiên cứu điển hình như nghiên cứu về tỷ lệ huyết thanh dương tính với vi rút dengue tại Biên Hòa, Đồng Nai năm 2003 [3]. Nghiên cứu về kiến thức-thái độ-hành vi của người dân về bệnh SXH một số tỉnh phía Nam của tác giả Nguyễn Thị Kim Tuyến [8], tại Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Đỗ Nguyên [7], tại Định Quán-Đồng Nai của Nguyễn Văn Danh [3].

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về đặc điểm tình hình sốt xuất huyết gắn với các yếu tố về dịch tể đặc biệt là tại địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Long Thành nói riêng. Một mặt xác định kiểm soát lăng quăng là yếu tố cơ bản để ngăn chận SXH, những mô hình phòng chống SXH trong thời gian qua có tác dụng nhất định nhưng hiệu quả chưa cao, hàng năm tỷ lệ mắc SXH vẫn cao, nhiều xã là ổ dịch củ.

Long Thành là một huyện của tỉnh Đồng Nai có dân số 284.060 người, diện tích 480 km2 đa số dân sống nông nghiệp. Trong những năm gần đây, đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung thu hút 260 doanh nghiệp với hơn 40.000 công nhân; điều kiện kinh tế xã hội có phát triển tuy nhiên nhiều vùng mức sống chưa cao. Địa bàn có nhiều sông rạch, điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt, một số vùng thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa, lượng mưa trung bình cao.

Từ thực tế và suy nghĩ trên, nghiên cứu này muốn nắm được tình hình dịch tễ SXH tại huyện Long Thành và đề xuất mô hình phòng chống SXH bằng biện pháp sinh học và truyền thông thay đổi hành vi mang tính bền vững. Chính vì vậy, việc tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Mô tả đặc điểm dịch tễ học của SXH tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2008.

- Đánh giá hiệu quả mô hình phòng chống SXH dựa vào cộng đồng kết hợp biện pháp sinh học áp dụng tại xã Phước Tân, huyện Long Thành.


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. Địa bàn nghiên cứu: huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Là một huyện của tỉnh Đồng Nai, thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, mật độ dân số: 392 người/km2, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp: trồng lúa nước, làm rẫy trồng cây lương thực. Tỷ lệ hộ nghèo: 6,43%, thu nhập bình quân đầu người: 800 USD. 19/19 xã, thị trấn có trạm y tế xây dựng kiên cố. Có 01 phòng khám đa khoa, 01 bệnh viện đa khoa khu vực đóng trên địa bàn. Số xã có bác sĩ phục vụ lâu dài 15/19 chiếm tỷ lệ 79%. Lượng mưa trung bình: 1600-1800 mm, số ngày mưa trung bình: 148 ngày.

Địa bàn triển khai thí điểm là xã Phước Tân, là một xã của huyện Long Thành, phía Đông và Bắc giáp thành phố Biên Hòa, phía Nam giáp xã Tam Phước, phía Tây giáp xã An Hòa. Dân số: 17.160, số hộ: 3.843, địa bàn gồm có 7 ấp. Đây là một xã có nhiều sông rạch, dân cư sống tập trung, nông nghiệp là chủ yếu, địa bàn thường bị ngập lũ do nước từ thượng nguồn đổ về trong mùa mưa, người dân thường có tập quán dự trữ nước trong sinh hoạt, đó là yếu tố thuận lợi để cho muỗi sinh sản phát triển. Vì vậy Phước Tân là địa bàn có tỷ lệ bệnh SXH cao hàng năm.



2.2: Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03/2008 đến tháng 12/2008.

2.3. Đối tượng nghiên cứu:

-Khảo sát các trường hợp mắc SXH được chẩn đóan xác định bởi các cơ sở y tế dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng theo tiêu chuẩn OMS [1]

- Tiến hành chiến dịch diệt lăng quăng tại cộng đồng bằng biện pháp vật lý kết hợp thả cá ăn lăng quăng. Thời gian triển khai chiến dịch 3 đợt, mỗi đợt 2 ngày, trong tháng 7, 8, 9/2008 qua mạng lưới 45 cộng tác viên tình nguyện. Lựa chọn lòai cá thả dựa trên một số tiêu chuẩn: Cá có kích thước nhỏ dưới hoặc bằng 5 cm, Phát triển nhanh, dễ nuôi, sẳn có tại địa phương, dễ cung cấp, rẽ tiền, khả năng ăn lăng quăng cao, không hoặc ít làm ảnh hưởng môi trường nước. Dựa vào các tiêu chuẩn trên, nghiên cứu này chọn cá Bảy màu để thả vào các dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa thường xuyên. Cá Bảy màu tên khoa học là Poecilia reticulata đây là loại cá rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam, có thể gặp chúng ở mọi nơi, trong nhiều lọai thủy vực, ở tuổi trưởng thành kích thước ≤ 4 cm, có khả năng sinh sản rất nhanh (khoảng 22 ngày đẻ 1 lứa, mỗi lứa 10-68 con, tỷ lệ cá cái chiếm 75% số cá con mới đẻ). Cá Bảy màu có khả năng ăn lăng quăng rất cao, khả năng này phụ thuộc vào tuổi cá.



2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu ngang mô tả đặc điểm dịch tễ tình hình SXH và nghiên cứu can thiệp.



2.5. Cỡ mẫu

Chọn mẫu khảo sát toàn bộ là 325 người bệnh SXH năm 2008 tại huyện Long Thành. Khảo sát kiến thức-thái độ-hành vi 130 hộ gia đình trước và sau can thiệp bằng chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng kết hợp thả cá ăn lăng quăng.



2.6. Tiêu chí chọn mẫu

Chọn toàn bộ bệnh nhân người địa phương, mắc SXH được chẩn đoán xác định bởi các cơ sở y tế đã xuất viện. Chọn ngẫu nhiên phân bố đều trong 7 ấp của xã Phước Tân là những gia đình có con dưới 15 tuổi để khảo sát trước và sau can thiệp.



2.7. Các chỉ số nghiên cứu

Mô tả đặc điểm dịch tể tình hình bệnh SXH: thời gian, tuổi, giới, ngày điều trị trung bình, địa bàn, độ nặng nhẹ, nơi tiếp cận ban đầu. Đánh giá các chỉ số hiệu quả sau can thiệp: kiến thức, thái độ, hành vi, chỉ số vật chứa có lăng quăng.



2.8. Phân tích xử lý số liệu

Phân tích các biến số thu thập được bằng phần mềm SATA 8.0. Sử dụng phép thống kê từ sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ %, nếu lớn hơn 2 lần sai số chuẩn của sự khác biệt thì có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.



2.9. Các bước tiến hành nghiên cứu:

- Khảo sát điều tra các trường hợp SXH qua thông tin phản hồi từ các cơ sở y tế qua nhân viên y tế các xã, cán bộ phụ trách phòng chống dịch của Trung tâm YTDP huyện.

- Triển khai mô hình diệt lăng quăng bằng biện pháp sinh học theo hình thức chiến dịch bao gồm các nội dung.

+ Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống SXH sớm ngay từ đầu mùa mưa, vì muốn diệt muỗi tận gốc phải loại bỏ làm giảm hoặc lọai trừ nguồn sinh sản của muỗi.

+ Giáo dục cộng đồng nhận thức cơ bản về bệnh SXH và nêu bật lên vai trò chính của cộng đồng trong việc làm giảm hoặc lọai trừ nguồn sinh sản của muỗi, qua các hình thức giáo dục truyền thông: họp dân, vãng gia, dán áp phích, cấp phát tờ bướm, tổ chức truyền thông đại chúng bằng loa phát thanh, đài truyền thanh, nói chuyện tuyên truyền cho học sinh.

+ Song song với biện pháp vật lý đổ bỏ, xúc rữa vật chứa nước có lăng quăng là tiến hành thả cá ăn lăng quăng.

+ Tiến hành vận động hộ gia đình ký cam kết với địa phương thực hiện không có lăng quăng và dán tại nhà. Tạo môi trường thuận lợi tác động giúp người dân thay đổi hành vi, khuyến khích sự chấp thuận một cách chủ động nhằm đảm bảo tính bền vững của phong trào.

Các họat động:

- Xây dựng kết họach tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng từ huyện đến xã, thông qua chủ trương và sự đồng thuận của chính quyền địa phương.

- Mở hội nghị triển khai kế họach với sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban ngành đòan thể, y tế, các ban ấp.

- Trạm y tế tham mưu UBND xã chọn đội ngũ cộng tác viên thực hiện, cộng tác viên là những người tự nguyện, đối tượng chủ yếu là y tế thôn ấp, cán bộ phụ nữ, cộng tác viên dân số, hội viên Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân. Mỗi cộng tác viên phụ trách vãng gia trung bình 80 hộ.

- Tập huấn cho cộng tác viên về yêu cầu, nhiệm vụ, các kiến thức cơ bản về bệnh sốt xuất huyết, kỹ năng truyền thông tiếp cận cộng đồng làm thay đổi hành vi.

- Giám sát côn trùng trước chiến dịch và lấy mẫu nước ở các vật chứa nước qui ước sẽ thả cá để xét nghiệm các chỉ tiêu cơ bản.

- Tổ chức lễ phát động ra quân chiến dịch diệt lăng quăng với sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban ngành đòan thể và lực lượng cộng tác viên.

- Sau lễ ra quân tiến hành đi đến từng hộ gia đình, các ngày ra quân chọn vào ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật để có cơ hội nhiều người tham gia và hộ gia đình có người ở nhà để đến giám sát lăng quăng.

- Song song đó là thực hiện các biện pháp truyền thông: xe phát loa tuyên truyền, tổ chức nói chuyện về sốt xuất huyết cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở qua đó đề nghị các em về vận động và cùng với gia đình diệt lăng quăng tại nhà, phát thanh trên loa đài, treo băng rôn tại các thôn, ấp.

- Giám sát côn trùng sau chiến dịch để đánh giá hiệu quả và lấy mẫu nước các vật dụng chứa nước đã thả cá để xem chất lượng nước có thay đổi không.



- Tiến hành họp sơ kết đánh giá kết quả chiến dịch cùng với chính quyền địa phương, y tế, cộng tác viên qua đó rút ra kinh nghiệm và triển khai chiến dịch đợt sau.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

3.1. Đặc điểm dịch tể SXH:

3.1.1 Nơi tiếp cận ban đầu:

Địa điểm

Số lượng ( n=325 )

Tỷ lệ %

- Trạm Y tế

160

49,23

- Bệnh viện huyện

78

24

- Bệnh viện tỉnh-TW

87

26,77

Nhận xét: Số khám tiếp cận ban đầu tại Trạm y tế chiếm tỷ lệ 49,51%.

3.1.2 Phân bố mắc trong tháng:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số cas mắc

14

5

3

2

5

15

33

44

49

49

90

16

Tỷ lệ %

4,31

1,54

0,92

0,62

1,54

4,62

10,15

13,54

15,08

15,08

27,69

4,92

Nhận xét: Bệnh xuất hiện quanh năm, ngay từ những tháng đầu năm. Bệnh tăng lên từ tháng 6 đến tháng 10, cao điểm từ tháng 8 đến tháng 11 chiếm 71,38%.



3.1.3 Theo giới:

Giới

Số lượng ( n=325 )

Tỷ lệ %

Nam

185

56,92

Nữ

140

43,08

Nhận xét: Nam chiếm tỷ lệ 56,92%


3.1.4 Theo nhóm tuổi:

Nhóm tuổi

Số lượng ( n=325 )

Tỷ lệ %

Dưới 5 tuổi

24

7,38

5 – 9 tuổi

76

23,38

10 – 14 tuổi

83

25,54

15 – 24 tuổi

90

27,69

25 tuổi

52

16

Nhận xét: Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ từ 5-14 tuổi: 48,92%, <15 tuổi chiếm tỷ lệ: 56,3%



Каталог: assets
assets -> Tên: lớp: 12 / phòng thi:… sbd: …
assets -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tp. ĐÀ NẴng đỀ kiểm tra học kỳ 1 trưỜng thpt quang trung môN: tiếng anh lớP 11
assets -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
assets -> CHÙm tên sách về thăng long hà NỘI 1000 CÂu hỏi- đÁp về thăng long hà NỘI
assets -> PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ
assets -> Trường thpt thái Phiên Tổ Địa lí ĐỀ CƯƠng ôn tậP ĐỊa lý 12
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2008 2009 LẦn I
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2012-2013 -lần II

tải về 199.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương