Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết và đánh giá mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng



tải về 199.09 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu24.11.2017
Kích199.09 Kb.
#34500
1   2

3.1.5 Theo vùng sinh thái:

Vùng sinh thái

Số lượng ( n=325 )

Tỷ lệ %

- Thị trấn

64

19,69

- Vùng cao su

33

9,95

- Vùng sâu, vùng xa

65

20

- Vùng các xã sông nước

163

50,15

Nhận xét: Các xã vùng sông nước, thường xuyên bị ngập trong mùa mưa có tỷ lệ SXH 50,15%

3.1.6 Theo phân độ:

Phân độ

Số lượng ( n=325 )

Tỷ lệ %

- Sốt Dengue

73

22,46

- Độ 1

63

19,38

- Độ 2

164

50,46

- Độ 3

24

7,38

- Độ 4

1

0,32

Nhận xét: SXH nặng độ 3-4 chiếm 7,7% đặc biệt có 22,46% sốt Dengue, đa số độ 2 50,46%.



3.1.7 Số ngày điều trị:

Số ngày

Số lượng ( n=325 )

Tỷ lệ %

- 1-3 ngày

43

13,23

- 4-5 ngày

121

37,23

- 6-7 ngày

118

36,3

- > 7 ngày

40

13,24

Nhận xét: Số ngày điều trị trung bình từ 4-7 ngày chiếm đa số: 73%


3.2 Đánh giá mô hình can thiệp:

3.2.1 Kết quả chiến dịch ra quân diệt lăng quăng:

Đợt

Số hộ giám sát

Tỷ lệ

Giám sát

Số dụng cụ chứa nước

Số dụng cụ

chứa nước có LQ

Tỷ lệ

01

3565

92,76

5678

877

11,4

02

3503

91,15

5161

603

9,74

03

2925

76,11

4862

222

4,56

Nhận xét: Số hộ giám sát đợt 3 thấp hơn đợt 1, đợt 2 số vật chứa nước và số vật chứa nước có lăng quăng giảm sau các đợt.

3.2 Tình hình chất lượng nước trước và sau thả cá:

Chỉ tiêu khảo sát

Trước khi thả cá

Sau khi thả cá

Nhận xét

Tiêu chuẩn nước sạch

PH

6,548

6,697

Tăng 0,149

6 – 8,5

Chất hữu cơ

1,46

2,1

Tăng 0,64

4 mg/l

NH4+

0,22

0,254

Tăng 0,034

53 mg/l

NO3-

0,702

1,207

Tăng 0,505

50 mg/l

Nhận xét: So sánh chất lượng nước trước và sau thả cá không có thay đổ lớn và không vượt quá tiêu chuẩn nước sạch theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005, chứng tỏ cá bảy màu không làm thay đổi nhiều chất lượng nước.

3.3 Giám sát lăng quăng trước và sau khi thả cá:

Các chỉ số

Trước thả cá

Sau thả cá

1 tuần

4 tuần

Chỉ số BI

26

10

10

Chỉ số CI

8%

6,2%

2%

Chỉ số HI

18%

8%

9%

* Chỉ số BI ( chỉ số Breteau ): Là số dụng cụ chứa nước có lăng quăng Aedes trong 100 nhà giám sát. Chỉ số CI ( chỉ số dụng cụ có chứa lăng quăng ): Là tỷ lệ % dụng cụ chứa nước có lăng quăng Aedes. Chỉ số HI ( chỉ số nhà có lăng quăng ): Là tỷ lệ % số nhà có lăng quăng Aedes.

Nhận xét: các chỉ số lăng quăng đều giảm 0,5 đến 2 lần sau 1 tuần thả cá, duy trì ở mức thấp sau 4 tuần.

3.5 Tình hình kiến thức, thái độ hành vi trước và sau 3 đợt chiến dịch:

3.5.1 Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết (trước can thiệp=130, sau= 125):

Đặc tính Trước can thiệp Sau can thiệp p value

Tần số % Tần số %

Có nghe về bệnh SXH:

Có 128 98,46 124 99,19 p> 0,05

Không 2 1,54 1 0,81

Nguyên nhân gây ra bệnh SXH:

Do muỗi đốt 130 100 125 100

Biết lọai muỗi truyền bệnh SXH:

Muỗi cỏ 3 2,31 13 10,40

Muỗi đòn xóc 23 17,69 01 00,80 Muỗi vằn 101 77,69 111 88,80 p< 0,05

Không rõ 03 2,31 0 0

Biết thời điểm muỗi SXH thường đốt

Ban ngày 18 13,85 99 79,20 p< 0,05

Ban đêm 02 1,54 04 3,20

Cả ngày và đêm 110 84,61 22 17,60

Kiến thức về nơi sinh sản của muỗi

Biết đúng 67 51,54 82 65,60 p< 0,05

Không biết 63 48,46 43 34,40

Nhận xét: Sau chiến dịch khảo sát lại có 05 hộ không có ở nhà trong thời gian chiến dịch, vì vậy số khảo sát chỉ 125.Tỷ lệ người được nghe các thông tin về bệnh SXH là cao 98,46-99,19%. 100% người được khảo sát biết SXH là do muỗi đốt. Số người biết muỗi vằn gây bệnh Sốt xuất huyết từ 77,69% trước chiến dịch tăng lên 88,8% sau chiến dịch (p< 0,05). Chỉ có 13,85% người khảo sát trước chiến dịch biết muỗi vằn đốt người vào ban ngày, trong khi có đến 79,2% sau 3 đợt chiến dịch (p< 0,05). Tỷ lệ biết đúng về nơi sinh sản của muỗi từ 51,54% lên 65,6% (p< 0,05).

3.5.2 Thái độ về bệnh Sốt xuất huyết:

Đặc tính Trước can thiệp Sau can thiệp p value

Tần số % Tần số %

Cho trẻ ngũ mùng ban ngày và ban đêm thì trẻ ít bị bệnh SXH:

Đồng ý 130 100 125 100

Không đồng ý 0 0 0 0

Nếu đậy kín những dụng cụ chứa nước sinh họat trong nhà sẽ ít bị bệnh SXH:

Đồng ý 128 98,46 125 100 p>0,05 Không đồng ý 01 0,77 0 0

Rất không đồng ý 0 0 0 0 Không có ý kiến 01 0,77 0 0

Dẹp bỏ các dụng cụ phế thải có thể chứa nước xung quanh nhà ngăn muỗi đẻ trứng thì ít bị bệnh SXH:

Đồng ý 129 99,23 125 98,4 p>0,05 Không đồng ý 0 0 1 0,8

Rất không đồng ý 1 0,77 1 0,8

Thả cá bảy màu vào các vật chứa nước lớn ít được thay đổi nước thường xuyên để cá ăn lăng quăng sẽ ít bị bệnh SXH.

Đồng ý 117 90,4 122 97,69 p<0,05

Không đồng ý 2 1,14 0 0

Rất không đồng ý 0 0 0 0

Không có ý kiến 11 8,46 3 2,31

Nhận xét: 100% người được khảo sát trước và sau chiến dịch đều đồng ý với việc cho trẻ ngũ mùng kể cả ban ngày thì làm giảm bệnh SXH. Số người đồng ý với việc cho rằng nếu đậy kín những dụng cụ chứa nước sinh họat trong nhà sẽ ít bị bệnh SXH từ 98,46% trước chiến dịch tăng lên 100% sau chiến dịch (p<0,05). Số người đồng ý với việc cho rằng nếu dẹp bỏ các dụng cụ phế thải có thể chứa nước xung quanh nhà ngăn muỗi đẻ trứng thì ít bị bệnh SXH: 99,23% trước chiến dịch và 98,4% sau chiến dịch. Số người đồng ý với việc cho rằng nếu thả cá vào các vật chứa nước lớn ít được thay đổi nước thường xuyên để cá ăn lăng quăng sẽ ít bị bệnh SXH: 90,4% trước chiến dịch và 97,7% sau chiến dịch (p<0,05).

3.5.3 Thực hành về bệnh sốt xuất huyết:

Đặc tính Trước can thiệp Sau can thiệp p value

Tần số % Tần số %

Thấy treo mùng ngũ ban ngày:

Có 96 73,85 109 87,2 p<0.05

Không 34 26,15 16 12,8

Thấy có đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà:

Có 119 91,54 117 93,6 p>0,05 Không 11 8,46 8 6,4

Xung quanh nhà có những vật dụng phế thải đọng nước

Có 57 43,85 8 6,4 p<0,05 Không 73 56,15 117 93,6

Thấy có bình xịt muỗi hoặc đốt nhang muỗi trong nhà

Có 105 80,77 115 92 p<0,05

Không 25 19,23 10 8

Thấy có dụng cụ chứa lăng quăng

Có 37 28,46 20 16 p<0,05

Không 93 71,54 105 84

Lý do tại sao nhà có lăng quăng lại không đổ bỏ

Do không biết 3 7,89 9 45 Không có thời gian 33 89,48 10 50 Do không có tiền 0 0 0 0

Không được hướng dẫn 01 2,63 1 5

Lý do khác 0 0 0 0



Nhận xét: Quan sát thấy treo mùng ngũ ban ngày 73,85% trước chiến dịch tăng lên 87,2% sau chiến dịch (p<0,05). Quan sát tại nhà thấy những dụng cụ chứa nước sinh họat trong nhà được đậy kín 91,54% trước chiến dịch và 93,6% sau chiến dịch. Quan sát thấy xung quanh nhà có dụng cụ phế thải chứa đựng nước giảm từ 43,85% trước chiến dịch xuống còn 6,4% sau chiến dịch (p<0,05). Quan sát tại nhà thấy có bình xịt muỗi hoặc đốt nhang muỗi trong nhà 80,77% trước chiến dịch và 92% sau chiến dịch. Quan sát tại nhà thấy có dụng cụ chứa lăng quăng trong nhà 28,48% trước chiến dịch và 16% sau chiến dịch (p<0,05). Nguyên nhân có lăng quăng lại không đổ bỏ chủ yếu là do không có thời gian 89,48% và do không biết 7,89%.
5. BÀN LUẬN:

5.1 Về đặc điểm tình hình sốt xuất huyết:

- Long Thành là huyện có số bệnh nhân SXH đứng thứ 8 của tỉnh Đồng Nai chiếm tỷ lệ 4,66% ( 325/6977 ), tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 143.

- Bệnh SXH hiện nay xảy ra quanh năm, bệnh phát triển nhiều vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, cao điểm từ tháng 8-11 chiếm 57,84% kết quả này phù hợp với các y văn.

- Tỷ lệ tiếp cận ban đầu là trạm y tế chiếm 49,23% tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tuyến tại các tỉnh phía Nam là 36-60% [9].

- Tỷ lệ mắc SXH tập trung nhóm tuổi 5-14 tuổi: 48,92% kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Đổ Nguyên trên trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh [6], Lương Chấn Quang tại các tỉnh phía Nam [10].

5.1 Về mô hình triển khai chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết:

- Kiến thức, thái độ, hành vi có thay đổi và được nâng lên sau khi can thiệp:

+ Tỷ lệ kiến thức hiểu biết về nơi sinh sản của muỗi từ 51,54% tăng lên 65,6%. Số người biết muỗi vằn gây bệnh SXH từ 77,69% trước chiến dịch tương đương với nghiên cứu của Lương Chấn Quang 76% [10] tăng lên 88,8% sau chiến dịch. Có 13,85% người khảo sát trước chiến dịch biết muỗi vằn đốt người vào ban ngày, trong khi có đến 79,2% sau 3 đợt chiến dịch (p< 0,05). 77,6% người được khảo sát trước chiến dịch biết muỗi vằn truyền bệnh, sau chiến dịch 88,8% (p<0,05).

+ Thái độ về phòng chống bệnh sốt xuất huyết cao: Số người đồng ý với việc cho rằng nếu thả cá ăn lăng quăng vào những dụng cụ chứa nước sẽ ít bị bệnh SXH từ 90,46% trước chiến dịch tăng lên 97,69% sau chiến dịch.

+ Tỷ lệ thực hành tốt có chuyển biến: Dụng cụ phế thải chứa đựng nước giảm từ 43,85% trước chiến dịch xuống còn 6,4% sau chiến dịch (p<0,05). Quan sát tại nhà thấy có dụng cụ chứa lăng quăng trong nhà 29,46% trước chiến dịch và 16% sau chiến dịch. Ngũ màn kể cả ban ngày từ 73,85% lên 87,20% sau chiến dịch (p<0,05)
6.KẾT LUẬN:

5.1 Về đặc điểm tình hình sốt xuất huyết:

- Tỷ lệ mắc trên 100.000 dân 143

- Tỷ lệ mắc SXH nhóm tuổi 5-14 tuổi 48,92%

- Số mắc từ tháng 8 đến tháng 11 57,84%.

- Số ngày điều trị trung bình từ 4-7 ngày 73,00%

- Tỷ lệ tiếp cận ban đầu tại trạm y tế 49,23%

- Tỷ lệ SXH nặng độ 3-4 07,70%

- Tỷ lệ mắc SXH ở các xã vùng sông, rạch chiếm 50,15%



5.1 Về mô hình triển khai chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết:

- Hiệu quả diệt lăng quăng sẽ tăng lên khi áp dụng vừa hình thức vật lý và áp dụng thêm biện pháp sinh học bằng thả cá Bảy màu ăn lăng quăng, thể hiện qua các chỉ số côn trùng trước và sau chiến dịch, so sánh với xã lân cận chỉ áp dụng hình thức chiến dịch diệt lăng quăng bằng biện pháp vật lý.

Việc áp dụng biện pháp thả cá diệt lăng quăng không làm thay đổi chất lượng nước, tỷ lệ cá sống chấp nhận được, có thể thực hiện các biện pháp để làm giảm sự hao hụt này.

- Mô hình phòng chống SXH bằng cách diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng kết hợp giữa biện pháp vật lý và sinh học có ý nghĩa xã hội rất lớn nếu áp dụng thành công sẽ làm giảm số người mắc bệnh, giảm các vụ dịch SXH đem lại lợi ích to lớn về sức khỏe và kinh tế, giảm gánh nặng về bệnh tật.

Mặt khác qua việc thực hiện mô hình này sẽ huy động được vai trò của cộng đồng trong phòng chống sốt xuất huyết nói riêng và phòng bệnh, vệ sinh môi trường nói chung, tạo nên một sự thay đổi về nhận thức trong cộng đồng và mang tính bền vững cao, góp phần giải quyết được tình hình bệnh SXH tại địa phương.



5.5 Kiến nghị:

- Cần từng bước luật pháp hóa trong công tác phòng chống vectơ Dengue như nhiều nước hoặc 1 số quận, huyện ở thành phố HCM đã làm, đây là biện pháp cần thiết để khẳng định sự thi hành của cộng đồng. Song song với biện pháp tuyên truyền, giáo dục nếu có luật pháp can thiệp thì sự thực hiện các biện pháp phòng chống trong công tác phòng chống sốt xuất huyết sẽ trở nên hòan thiện, hòan hảo và thành công hơn. Hiện nay việc thực hiện điều này trở nên thuận lợi vì Quốc hội khóa XII ỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và có hiệu lực từ 01/07/2008.

- Cần phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nói riêng và công tác phòng chống dịch bệnh nói chung. Không chỉ đơn giản là đầu tư kinh phí mà còn phải thật sự vào cuộc thì mới huy động được cộng đồng tham gia

- Huy động sự tham gia của học sinh các trường tiểu học và THCS bằng biện pháp truyền thông và học sinh tham gia tại hộ gia đình trong các ngày chiến dịch. Thầy, cô chủ nhiệm sẽ kiểm tra tình hình ra quân bằng bảng kiểm kiểm tra sau ngày chiến dịch.

- Việc triển khai chiến dịch cần thực hiện ngay từ tháng 4 chậm nhất đến tháng 5 hàng năm thì mới có hiệu quả, qua nghiên cứu cho thấy từ tháng 6 trở đi SXH gia tăng ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu trong nước:

1. Bộ Y tế, 2001, Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, Nhà Xuất bản Y học. Trang 14-19

2. Bộ Y tế, 1999, Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, Nhà Xuất bản Y học. Trang 11-16

3. Nguyễn Văn Danh, 2005, Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống Sốt xuất huyết của người dân tại xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2005.

4. Hạ Bá Khiêm, 1997, Góp phần phòng chống chủ động dịch Dengue xuất huyết tại tuyến cơ sở, Trung tâm YTDP Đồng Nai, Đại học Tokyo Nhật Bản. Trang 223-229

5. Phạm Văn Lình, 2008, Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản Đại học Huế, trang 96-100.

6. Lưu Lệ Loan , 2002, Giới thiệu một số các biện pháp sinh học mới chống lăng quăng muỗi Aedes Aegyptys hiện nay trên thế giới. Tạp chí YHDP số 1/2002 trang 13-15.

7. Nguyễn Đỗ Nguyên, 2003, Nghiên cứu về những nguy cơ hành vi liên quan đến nhiễm Dengue ở trẻ em 0-10 tuổi tại nội thành TP.HCM, Trường Đại học Y dược TP.HCM, tạp chi VSPD số 1/1999, Trang 13-15.

8. Nguyễn Thị Kim Tiến, 1999, Kiến thức-Thái độ-Hành vi của người dân về bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh phía Nam, 1998. Tạp chí VSPD số 4/1999 trang 50-52.

9. Trần Khánh Tiên, 2002, Diệt muỗi truyền bệnh bằng biện pháp sinh học, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí VSPD số 1/1997 trang 10-12.

10. Lương Chấn Quang, 2001, Hiệu quả hoạt động của cộng tác viên chương trình phòng chống Sốt xuất huyết ở một số tỉnh phía Nam, Viện Pasteur TP.HCM. Tạp chí VSPD số 1/2002, Trang 5-11.
B.Tài liệu nước ngoài:

11. Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ), 2000, Hướng dẫn giám sát Dengue và phòng chống vectơ, Nhà Xuất bản Y học. Trang 12-15



12.Will Parks và Linda Lloyd, Hướng dẫn lập kế họach truyền thông và huy động cộng đồng phòng chống sốt xuất huyết. Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ), Trang 13-15.



Каталог: assets
assets -> Tên: lớp: 12 / phòng thi:… sbd: …
assets -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tp. ĐÀ NẴng đỀ kiểm tra học kỳ 1 trưỜng thpt quang trung môN: tiếng anh lớP 11
assets -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
assets -> CHÙm tên sách về thăng long hà NỘI 1000 CÂu hỏi- đÁp về thăng long hà NỘI
assets -> PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ
assets -> Trường thpt thái Phiên Tổ Địa lí ĐỀ CƯƠng ôn tậP ĐỊa lý 12
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2008 2009 LẦn I
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2012-2013 -lần II

tải về 199.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương