PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ



tải về 0.93 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích0.93 Mb.
#1560
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
PHÇN A: C¢U HáI Sö DôNG ATLAT
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và kiến thức đã học:

a. Hãy xác định vị trí địa lí của nước ta, trên đất liền và trên biển nước ta giáp với những quốc gia nào?

b. Cho biết tọa độ địa lí của nước ta?

Bài 6 & 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy đọc tên các dãy núi, hướng núi, hướng nghiêng sơn nguyên, cao nguyên đá vôi ở các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trườpng Sơn Nam.

Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN:

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu, khí tài nguyên khoáng sản biển của Việt Nam có những loại gì, được phân bố ở đâu?

Bài 11 & 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên nước ta (địa chất, khí hậu, địa hình, khoáng sản, tài nguyên khác…, khó khăn)

Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ:

Câu 1: Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư?

Câu 2: Dựa vào hình 16.2 SGK Địa lí 12 (hình 21.2 SGK Địa lí 12 Nâng cao) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Giải thích nguyên nhân.

b. Vì sao nước ta phải thực hiện lại phân bố dân cư trên phạm vi cả nước?

Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100.000 người trở lên ở nước ta và giải thích nguyên nhân.

b. Kể tên 5 thành phố trực thuộc Trung ương, tên có đô thị có quy mô dân số từ 100.000 đến 200.000 người trở lên.

Bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam để:

a. Nhận xét sự phân bố sản xuất nông nghiệp.

b. Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta. Nêu một số sản phẩm chính của các vùng nông nghiệp nước ta?

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho sản lượng lúa của nước ta tăng nhanh.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày thực trạng phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều) ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Kể tên một số cây công nghiệp hàng năm của nước ta.

b. Trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp hàng năm ở nước ta.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

b. Phân tích sự thay đổi cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi trong những năm qua.

c. Cho biết các tỉnh có số lượng trâu, bò lớn.



Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta.

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta theo bảng sau:




Thuận lợi

Khó khăn

a. Điều kiện tự nhiên

- Vùng biển rộng lớn, trữ lượng hải sản phong phú









- Bờ biển







- Các ngư trường







- Diện tích mặt nước







- Khí hậu







b. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Lao động









- Thị trường







- Chính sách







Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày thực trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta

+ Tình hình phát triển chung.

+ Tình hình khai thác thủy sản.

+ Tình hình nuôi trồng thủy sản.

b. Vì sao trong những năm gần đây giá trị sản xuất thủy sản nuôi trồng tăng nhanh?



Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nhận xét về sự biến động về diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng của nước ta giai đoạn 2000-2007.

b. Nhận xét về sự phân hóa giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh thành phố nước ta.

Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trình bày một số đặc điểm chủ yếu: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở khu vực Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, khu vực Nam Bộ.

b. Giải thích tại sao hai khu vực này có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét:

a. Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta.

b. Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến.

c. Sự phân bố một số ngành công nghiệp chế biến: lương thực, chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều, rượu, bia, nước giải khát, đường, sữa, bánh kẹo, thủy hải sản, sản phẩm chăn nuôi.



Bài 27: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Nêu cơ cấu ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

b. Giải thích vì sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang giao thông) hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Bắc - Nam. Giải thích vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta?

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Nêu các tuyến vận tải ven bờ.

b. Nêu các cảng biển và cụm cảng quan trọng của nước ta.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy nêu một số tuyến đường bay và sân bay quốc tế của nước ta.

Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia ở Việt Nam.

b. Nhận xét tình hình gia tăng khách du lịch và doanh thu từ du lịch giai đoạn 1995-2009.

c. Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới ở nước ta.



Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Câu 1: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thể hiện sự phân bố khoáng sản đang khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.



Khoáng sản đang khai thác

Phân bố

Than




Sắt




Thiếc




Đồng




Bô xit




Apatít




b. Nhận xét về tài nguyên khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng.

Câu 2: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện những điều kiện phát triển và hiện trạng khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thế mạnh

Điều kiện phát triển

Thực trạng phát triển

Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện







Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới







Chăn nuôi gia súc







Kinh tế biển







Câu 3: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các trung tâm công nghiệp (từ lớn đến nhỏ) của Trung du miền núi Bắc Bộ, tên ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng.

Bài 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Câu 1: Căn cứ vào hình 33.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thấy được quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng



Tên trung tâm

công nghiệp



Quy mô

Các ngành

công nghiệp






























b. Vì sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng?

Bài 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

Câu 1: Căn cứ hình 35.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Điền các nội dung về khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ vào bảng theo mẫu dưới đây:



Loại khoáng sản

Tên mỏ

Thuộc tỉnh

Ví dụ: Sắt

Thạch Khê

Hà Tĩnh





































b. Hãy kể tên:

- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.

- Các cảng biển của vùng.

- Các cửa khẩu của vùng trên biên giới Việt - Lào.

- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng.

- Các tuyến đường sang Lào (điểm đầu ở Việt Nam và điểm cuối ở biên giới Việt - Lào)



Bài 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Câu 1: Căn cứ hình 36 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện về công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.



Trung tâm

công nghiệp



Quy mô

Các ngành

công nghiệp







































b. Nhận xét cơ cấu công nghiệp và sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.

c. Kể tên các mỏ khoáng sản hiện có trong vùng.

d. Nêu các tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) có trong vùng.

e. Kể tên 5 bãi biển của vùng theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

g. Kể tên các nhà máy thủy điện hiện có trong vùng.

Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

Câu 1: Dựa vào hình 37.1 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau để thấy rõ thế mạnh về phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

Điều kiện

Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp

Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp









Câu 2: Dựa vào hình 37.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tên sông


Nhà máy thủy điện


Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên

Đang hoạt động

Đang xây dựng

Xê Xan










Xre Pôk










Đồng Nai










Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:

a. Tại sao hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn?

b. Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

Bài 38: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

Câu 1: Sử dụng hình 39 SGK Địa lí 12 và Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Kể tên (ở vùng Đông Nam Bộ)

+ Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.

+ Các vườn quốc gia, khu vực dự trữ sinh quyển.

+ Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản.

+ Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế.

+ Các tuyến giao thông huyết mạch.

b. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:



Trung tâm công nghiệp

Quy mô

Các ngành công nghiệp









Bài 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) có biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền tiếp nội dung vào bảng theo mẫu dưới đây:

Trung tâm du lịch biển

Tài nguyên du lịch của trung tâm



















Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên một số cảng biển của các vùng dưới đây:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng.

+ Bắc Trung Bộ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đông Nam Bộ.

+ Đồng bằng sông Cửu Long.



PHÇN b: bµi tËp vÏ biÓu ®å vµ nhËn xÐt
Bài 1. Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ NƠI CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)



Địa điểm

Nhiệt độ trung bình

Tháng I

Tháng VII

Cả năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

22,1

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

Tp Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1


tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương