Ngọc trắng miền Khotan (Tân Cương)



tải về 406.11 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích406.11 Kb.
#38292
  1   2   3   4

        Ngọc trắng miền Khotan (Tân Cương)










Vietsciences- Trần thị Vĩnh-Tường           26/05/2009

 

Những bài cùng tác giả

 

Bài hát Lương Châu



Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

 

“Lương Châu Từ”của Vương Hàn cũng đẹp như ngâm khúc chinh phu chinh phụ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, quan tái tiễn người.  Rất lạ, giọng người bạn Quảng Đông đọc những vần thơ Đường bằng tiếng Hán Việt rất du dương. Đọc bằng tiếng Quảng Đông tuy không bằng, nhưng hay hơn tiếng Quan Thoại thanh âm khô và ngắn.  Người bạn trẻ này chỉ biết bồ đào là một loại trái cây, không rõ trái gì. Ít nhất, anh chàng không dám nói liều là trái từ xứ… Bồ Đào Nha.

Trương Thái Du dịch thoáng:

Rượu ngon hồng chén dạ quang
Lòng ham, nhạc giục hoang mang tỳ bà
Đừng cười ra trận ta say
Chiến chinh máu chảy xưa nay ai về

Chiến binh thời nào có khác chi nhau! Nhân dư hương ngày 30-4 còn đó, độc giả thân mến có thể nào sửa giùm ý này cho có vần có điệu, gửi những người ra đi không về, suốt dọc đường chiến chinh từ Nam lên Bắc, những người cũng nòi giống Việt Nam nhưng biến thành kẻ thù một cách tình cờ. “Chiến binh ôi! Mắt nhìn hoài không cạn. Dặn dò tràn không vơi. Tình em lưu nơi đáy cốc.  Chàng có nghe chăng. Tiếng đàn thay tiếng em than.  Mốt mai chẳng thể quay về.  Chiến binh ôi! Nhớ nhất điều chi?”



Dạ Quang Bôi, yé quang bei 

Đời Hán, vùng ngoài quan ải nếu không phải là nơi đi đầy, cũng toàn việc binh đao.  Bài hát Lương Châu thật hiếm có, chỉ trong một câu ngắn, ghi lại một không gian lịch sử: Lương Châu hồi đó chưa thuộc “thiên triều”, hiện giờ thuộc Cam Túc.  Thời cổ đại, Tây Vực ám chỉ một vùng rộng lớn ngày nay gồm Tân Cương, Trung Á, Tây Á.  Người Hán gọi tất cả người không-Hán miệt đó là “rợ” Hồ, Hu , đám rợ miền Bắc và Tây, gồm người Persian, Sogdian, Turkish, Xianbi, Indians, Kushans, và Xiongnu.  Xiongnu: Hung Nô, rất quen thuộc với người mình. Nói chung, Man Di Nhung Địch đều kém cỏi không bằng “người Hán”, dẫu tất cả những món trong bài thơ, người Hán hoàn toàn không có, hoặc bị các Rợ wính phá đến phải làm Vạn Lý Trường Thành.

Có thể vì có nhiều bảo vật, Khotan dần dần bị Trung Hoa nuốt trọng. Tham vọng “đại Hán” lấn chiếm thiên hạ, dù tốn hàng ngàn năm, là bài học lịch sử không bao giờ quên.  

Vườn nho Khotan như một thảm nhung xanh cạnh sa mạc cát bỏng.  Nho ở Khotan nhiều loại, không hột, ngon ngọt, làm nho khô hay rượu.  Rượu nho hồng Khotan, hồi xưa nổi tiếng khắp miền Trung Á. Uống rượu Khotan phải dùng ly bằng ngọc trắng Khotan như ly kế bên.

Thời Hán Vũ Đế, có mang nho giống về trồng trong cung điện. Nhưng bảy trăm năm sau nho vẫn chưa phải là loại trái phổ biến.  Đường thiên lý từ Khotan đến Bejing là 3200 km. Thi sĩ đời Đường Vương Chi Hoán than rằng tiếng sáo của người Khương cứ reo mãi làm chi, khiến người chốn biên cương có nhớ cũng đành, vì Ngọc Môn Quan xa tới nỗi “gió xuân không tới được/xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan.” Vì thế, nho và rượu nho Khotan chỉ dành cho vua chúa.  Mãi đến đời Đường Thế Tông, Trung Hoa mới đem giống nho vú ngựa về trồng ở Trường An, và bắt đầu học cách chế tạo rượu nho mà họ tấn phong là bồ đào mỹ tửu, so với rượu Khotan, vị thơm và màu hồng kém tươi.  Trên những tấm gương đồng bắt đầu có hoa văn dây nho.  Cũng từ đời Đường, Lý Bạch, mẹ người Tây Vực, cha người Hán, bắt đầu giòng thơ ngất ngưởng rủ trăng uống rượu “Không bạn, uống mình ta. Mời trăng cùng nâng chén…”

Trong số cống phẩm từ Khotan cho Trung Hoa, có dạ quang bôi, chén dạ quang.  Dạ quang trong văn cảnh là tĩnh từ, không phải tên của một loại ngọc/đá nào cả, chỉ hàm ý ca tụng vẻ đẹp của chén ngọc trong vắt, ban đêm toả ánh sáng đẹp như trăng. Chén dạ quang càng không phải là “ngọc lưu ly”.  Lưu ly là thuỷ tinh, làm bằng cát, Quartz SiO2.  Mãi đến đời nhà Đường, Trung Hoa vẫn không làm được đồ thuỷ tinh, phải nhập từ Trung Á.  Thuỷ tinh không phải vật tầm thường, mà là tinh hoa của nền văn minh Trung Á, xin trở lại trong một bài khác về “ngọc lưu ly”.

Chămpa/Chiêm Thành chịu ảnh hưởng Ấn Độ, cũng có lưu ly. Trong cống phẩm của Chămpa cho Trung Hoa, có chuỗi “ngọc lưu ly”. Trong tiếng Việt, lưu ly không còn dính líu tới thuỷ tinh, mà ám chỉ sự trong trẻo hoặc men bóng như ngọc, ví dụ ngói lưu ly, hay trong thơ:



Cảm vì em bước chân đi
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.


Vũ khúc nghê thường

Hồ nữ tay ngon như bạch ngọc nhấn phím đàn tỳ là ai? Vũ nữ người Hồ dong dỏng, tóc hung dóc thành nhiều bím, da trắng, mũi cao, mắt to, chân dài. Đẹp nhất là hai bờ vai mịn và cánh tay dịu như rắn uốn.  Vũ khúc xoay tròn của người Hồ đẹp nổi tiếng khiến Bạch Cư Dị suýt rớt linh hồn vào ly rượu. Qua một DVD, người xem có thể chóng cả mặt, nhưng nét hoa em vẫn tươi, cuốn trăm buớc giữa ngàn ngàn hoa tuyết phiêu phiêu như mảnh lụa.  Sóng mắt liếc rất tình, nhưng khuôn mặt đoan chính.  Thân hình chập chờn úp mở nét đẹp xử nữ thanh tân.  Y phục bó sát với những gam màu tươi sáng nổi bật cả thảo nguyên.

Yang Guifei khiến vua Đường mê mẩn chỉ vì nàng biết múa điệu Hồ, tức điệu nghê thường, dù nàng có hơi sổ sữa.  Ở Tây An, Thiểm Tây, “Vũ khúc Nghê Thường do Dương Quí Phi sáng tác” trình diễn cho khách du lịch, vũ công ăn mặc vừa Ấn Độ, vừa Nghìn Lẻ Một Đêm, vừa Trung Hoa, tuy khá …năm cha ba mẹ, nhưng cho thấy họ không thể từ chối xuất xứ của vũ điệu này. Người Việt một năm thưởng thức khúc nghê thường một lần, in trên hộp … bánh trung thu, giai nhân bới tóc xiêm áo giải lụa bay loạn, “made in Hongkong,” mà không hay điệu múa này từ Tây Vực.

 

Đôi Mắt Tây Vực Ngoài Quan Ải



Bức ảnh hiếm hoi, cô gái Uighur thảo nguyên dong ruổi, mắt mở to đầy nghi vấn. Kim Dung có lẽ cũng mê vẻ huyền bí của cô gái Hồ. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, nhân vật Tiểu Siêu, có mẹ Ba Tư, Tía Sam Long Vương Kim Hoa Bà Bà và bố Trung Hoa, Hàn Thiên Diệp.  Kim Dung xây dựng tâm lý cô như một tiểu thư Hoa Hạ miền Nam mơ mơ màng màng con cá vàng. Nếu cô gái Trung Hoa tự cắt bỏ tay mình khi nam nhân lỡ chạm phải, thì cô gái Tây Vực rút ngay dao găm cán ngọc thủ sẵn dưới chân, tiện ngang một nhát cắt ngay bàn tay nam nhân loạng quạng. Tiểu Siêu vì yêu thầm Vô Kỵ nên người ngọc mềm như lụa. Chỉ đến khi quần hùng quần tà quì xuống đợi lệnh Tiểu Siêu, Vô Kỵ mới hay nàng là Đại Thánh Nữ, giáo chủ Minh Giáo Ba Tư. Trên mặt biển sóng nhấp nhô, giây phút biệt nhau, Thánh Nữ chải tóc cho Vô Kỵ lần cuối, giọt ngọc vũ bão rơi, môi nho rớm máu, chỉ muốn ở lại Trung Nguyên kề cận công tử, ngàn lần không muốn xa chàng   trở lại xứ Ba Tư

Ngàn mây đỡ chân thiếp
 Ngàn hoa rải quanh thiếp
Không bằng được gặp chàng
Bên bờ cỏ Trường Giang
 


Vương triều Khotan, Hvatäna-kshīra



Năm 1878, Khotan hoàn toàn thuộc về Trung Hoa>

           Khotan được gọi dưới nhiều tên.  Khotan, tiếng Sanskrit là Kustana, tiếng Hoa là Yu-than, Yu-tien, Kiu-sa-tan-na, và Khio-tan.  Ngày nay, người Trung Hoa gọi vùng này là Hetien, thuộc vùng tự trị Tân Cương. Ngọc ở đó, họ gọi là ngọc Hetian.

Khotan chỉ cách sa mạc Tử Thần Taklamakan 10km. Chính thức thành lập từ thế kỷ thứ 3 TCN, vương triều nhỏ bé nhưng giầu có này ban đầu là một miền đất Phật, di tích các hang động tới giờ vẫn còn nhiều.  Cuộc hôn nhân với một công chúa Đường triều, quân vương Khotan nhắn riêng, “nàng nhớ mang theo tằm mới có lụa mà mặc, chúng tôi chỉ mặc vải thô”, công chúa xuất giá với một con tằm giấu trên mũ.  Hoá ra màn Trọng Thuỷ/Mỵ Châu nơi đâu cũng có và phụ nữ giành độc quyền lụy vì tình.  Khotan từ đó thủ đắc kỹ thuật dệt lụa tơ tằm của nhà Đường.  Lụa Khotan một phen bá chủ thị trường Trung Á. Về sau kỹ thuật này truyền sang Iran, rẻ hơn lụa Trung Hoa, nhờ gần hơn. 

Dân tộc Khotan là tập hợp của nhiều giống dân du mục, có tên Urguys hay Uighur (tiếng Việt là Duy Ngô Nhĩ), nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, theo đạo Muslim kể từ thế kỷ thứ 10 khi Khotan lọt vào ảnh hường của Ả Rập. Cũng giống như Chămpa, xứ nhỏ nhưng giầu có, Khotan là miếng mồi ngon giữa nhiều thế lực chính trị trong vùng. Từ khoảng giữa 1700, Trung Hoa đã tìm đủ mọi cách để thôn tính Khotan. Cho đến năm 1878, Khotan hoàn toàn thuộc về Trung Hoa. Tuy mang tiếng “khu tự trị”, nhưng đến mức độ nào, vẫn là câu hỏi. Cũng như đám Parthians, đám Gurkha, hay Taliban… không chịu khuất phục ngoại bang, Tân Cương-Tây Tạng luôn là nỗi nhức nhối của chính quyền Trung Quốc.  Do chính sách di dân của Beijing, từ 1949 dân Hán tại Tân Cương tăng từ 7% đến hơn 40%.  Miệt Tân Cương, Tajikistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Afghanistan sẽ luôn luôn là những điểm tranh cãi công khai/ngấm ngầm cho Mỹ-Trung Hoa-Nga Sô-Ấn Độ vì vị trí địa lý và tài nguyên.  

 


Каталог: yahoo site admin -> assets -> docs
docs -> Hai Chiến Dịch TruyềnThông Của Đế Quốc Đại Hán
docs -> Con Tem 44 xu “Brothers Always”
docs -> Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi
docs -> Hồi tưởng của một sinh viên trường Luật Sài gòn khóa 1958 ls đoàn Thanh Liêm
docs -> Xây dựng Xã hội từng mảnh một Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
docs -> Nữ danh ca Joan Baez và Những người đã ủng hộ csvn đã thức tỉnh & không còn là bạn của csvn
docs -> Duong Nhu Nguyen Thay lời tựa: “Tôi yêu lắm cái linh hồn
docs -> Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ
docs -> Trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng
docs -> S: Smile (Cười) T: Talk (Nói) R: Raise (Đưa (tay) lên)

tải về 406.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương