Ngọc trắng miền Khotan (Tân Cương)


Trung Hoa không có ngọc nephrite



tải về 406.11 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích406.11 Kb.
#38292
1   2   3   4

Trung Hoa không có ngọc nephrite

 Ở Liêu Ninh  -phía bắc Beijing, thuộc đông bắc Trung Hoa và Nội Mông- chỉ có loại đá bây giờ gọi là soapstone, độ cứng Mohs scale từ 2.5 đến 4, người Trung Hoa lúc đó đã yêu lắm, gọi là “yu”, cẩm thạch, đá xanh.  Năm 1970, tại địa điểm Chifeng, thuộc Nội Mông, nhóm khảo cổ Nhật đào được cả trăm tượng bằng soapstone, từ 3 đến 30cm. Hình người, đa số là phụ nữ, chíên sĩ, thợ săn, nô lệ, thầy  phù thuỷ…. Các con thú, nhiều nhất là rồng và heo, có cả rùa, thỏ, mèo, chim, phượng hoàng, cú mèo, ve sầu, cào cào, bướm, sâu… Soapstone không thể nào sánh được với nephrite, tuy vậy loại đá này đã hân hạnh ghi lại thời Đồ Đá châu Á. Đó là nền văn hoá Hongshan (≈3500 - ≈2000TCN), bao trùm một vùng từ Nội Mông/Inner Mongolia, Hà Bắc/Hebei và Liêu Ninh/Liaoning, lúc đó chưa cấu thành quốc gia, nên không có biên giới.



Hình rồng kế bên cho thấy ý niệm về loài bò sát thời đó. Con rồng chữ C này, được đặt tên Zhulong (Zhu; heo, long: rồng), hay “pig dragon” đầu giống heo thân giống rắn. Con rồng này đẹp nhất trong số 38 “rồng heo” đào được, cả về kỹ thuật mài giũa lẫn “nước ngọc”. Những con thú này về sau cũng  tìm thấy nơi nền văn hoá Liangzhu (≈3400 - ≈2250TCN) ở hạ lưu sông Dương Tử; và ở cuối đời nhà Thương (1700-1100 TCN).  Các nhà Trung Hoa học coi Zhulong là tiền thân của “văn hoá” rồng Trung Hoa.  Soapstone được khai thác mãi đến đời Hán mới cạn.

Điều này cho thấy buớc chân lãng du của con người. Đồng thời, theo thiển ý, sự cọ sát giữa những nhóm người trong một thời điểm và địa bàn tương đối liên tục, đã khai sinh ra kết quả chung mà chủ nhân khó có thể chỉ là một cá nhân hay một nhóm người.

Từ trào Hán, Trung Hoa mới biết đến nephrite trắng ở Khotan.  Từ đó họ học từ người Urguys và người Ấn độ nghệ thuật chạm, khắc, mài ngọc. Họ cũng đã đi khắp các cửa sông miền Khotan tầm ngọc, nhưng kết quả rất ít, nên họ đành chờ đợi nguồn duy nhất từ người Urguys.  Nhà Hán dành mua Nephrite với Ấn độ. Các triều đại Trung Hoa tiếp theo luôn dành độc quyền mua nephrite của Khotan.  Triều đình chuộng hơn cả vàng và ngà, không để lọt ra ngoài miếng nào, đặt tên là ngọc mỡ trừu/mutton-fat jade/yangzhi yu. Đội thợ cung đình mài giũa chạm khắc thành ngọc tỷ, hốt, đồ trang sức, nghiên mực, ly chén, thắt lưng… cho hoàng gia, và ban nhỏ giọt cho đại thần. Họ còn giữ bí mật tuyệt đối, không cho biết bạch ngọc nephrite trắng xuất xứ từ đâu.



 

Năm 1780, khi nhà Thanh biết tới ngọc Burma, họ cũng dành độc quyền.  Từ Hi Thái Hậu có tới 3000 hộp đựng đồ ngọc. Vua Càn Long ngủ dậy phải cầm ngay một vật bằng ngọc.  Năm 1860, tám nuớc Tây Phương đốt phá Bắc Kinh, cướp đi rất nhiều của cải. Từ Hi tiếc cố đô, cho xây lại Di Hòa Viên cực kỳ xa xỉ, tốn 300 triệu lượng tiền. Năm 1900, quân Anh Pháp lại đốt phá Bắc Kinh lần nữa và cướp phá Di Hoà Viên.  Không phải ngẫu nhiên mà cả hai đại gia chuyên mua bán đấu giá cổ vật, nhà Christie's và nhà Sotheby’s đều có trụ sở ở Hongkong. Đa số cổ vật, người Hoa ẩn danh mua lại hết để rửa cái nhục hoàng thành bị tàn phá, ngọc tỉ phiêu bạt.

 Ngọc tỉ kế bên 6cm, làm bằng ngọc trắng Khotan, chạm năm 1796 nhân dịp vua Càn Long nhường ngôi cho thái tử.  Ngọc tỉ này lưu lạc giang hồ, đại gia Sotheby’s vớt được đâu đó, bán đấu giá 5.92 triệu đô la ở Hongkong năm 2007, khiến thị trường ngọc nephrite trắng từ đây có một giá trị bất ngờ. Tiện đây xin nhắc tới việc các đại gia kiếm tiền rất quí phái trên những đồ vật ăn cướp. Tháng Hai 2009, nhà Christies’s bán đấu giá hai con thỏ và chuột bằng đồng, thuộc sưu tập riêng của nhà vẽ kiểu Yves Saint Laurent. Phản ứng dữ dội của Trung Quốc rất đáng ca ngợi, họ cho rằng hai món đồ này thuộc về mười hai con giáp, trang trí văn phòng tứ bảo của vua Càn Long ở Cung Điện Mùa Hè, bị Anh/Pháp cướp phá năm 1860.  Trung Quốc đã tìm lại đượcc 5 trong số 12 con, hiện trưng bày tại viện bảo tàng Bắc Kinh.  Không rõ vụ việc sau đó ra sao.  Cổ vật Chàm và Việt Nam cũng lưu lạc ở các bảo tàng châu Âu nhiều hơn ở lại VN, nhưng hình như không ai có ý truy tầm, dù với phản ứng yếu ớt, “cha chung không ai khóc”.

 

Có thể định tuổi ngọc không?

Đa số chủ nhân tiệm nữ trang giải thích - rất hợp với nghĩa cử cao đẹp là móc túi tiền các quí phu nhân, nhưng không với sự thật - “Em bảo đảm với ông bà ngọc của em toàn là ngọc xưa không hà”.  Nhưng chính họ cũng không biết xưa là nhiêu tuổi.  Có trăng nào không già, có ngọc nào không xưa, trời ạ! Không thể áp dụng phương pháp đồng vị phóng xạ C14 để định tuổi ngọc; vì khác với những bộ xương cổ đại có chứa chất hữu cơ, ngọc nói chung thuộc nhóm silicate.  Ngọc nào -đây đang nói về ngọc thật- cũng cả trăm ngàn hay triệu tuổi cả. Vì vậy, nếu là thuần nữ trang hay cổ ngoạn, thời điểm làm thành có thể là (vài) trăm năm trước, có thể là ngày hôm qua. Nếu là cổ vật đào từ những ngôi mộ hay địa điểm khảo cổ, chỉ có thể định được thời điểm chế tạo, bằng cách so sánh hoa văn chạm trên ngọc, với hoa văn trên những món đồ được khám phá tại hiện trường, chẳng hạn trên kiến trúc, chạm khắc đền thờ, lăng mộ, nữ trang, tranh ảnh, quần áo. 



Những sai lầm khó sửa

Hiện nay, mặc dù giới học thuật đều biết rằng lý lịch của các loại ngọc đã được soi sáng, rằng từ ngàn năm các vương triều Trung Hoa luôn luôn dấu nhẹm về nguồn gốc của loại ngọc mà họ dành độc quyền, nhưng tuyệt đối trên các thông tin ở website, sách vở nơi các nghiên cứu nghiêm trang, vẫn ghi chú rất sai lầm, gọi Chinese mutton-fat nephrite thay vì Khotan mutton-fat nephrite.



Điều này cho thấy sự hiểu lầm triền miên của đám nghiên cứu Tây Phương: luôn bị bóng ma văn minh Trung Hoa ám ảnh; chúng khẩu đồng từ rất phù hợp với chính sách vĩnh viễn của người Hoa: dù khinh bỉ Man Di Nhung Địch, nhưng Rợ hở ra cái gì, chàng thâu gom đủ thứ và hoà tan tất cả vào giòng Đại Hán.

 

“Đại Hán” là một phạm trù văn hoá, vô nghĩa về mặt nhân chủng. Lúc đó, nhà Thương rồi nhà Châu chỉ rải rác ở miệt bắc sông Hoàng Hà, như bản đồ đính kèm.



Không có chủng nào gọi là “chủng Hán”.  Bằng cớ, Hán Cao Tổ Lưu Bang, không phải … người Hán. Họ Lưu xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở đất Bái thuộc nước Sở. Bái hiện nay thuộc Từ Châu, Giang Tô, vùng biển.  Chàng không ưa làm ruộng, thích lêu bêu nên hợp với nghề hơi kém quí phái, nghề chăn tù. Đất Báí là vùng của “rợ” Việt, dù 18 đời Sở Vương do nhà Châu bổ nhiệm, nhưng dân chúng vẫn là “rợ Việt” (nhưng không phải Việt Nam, vì lúc đó chưa có nuớc Việt Nam,  dù đồng bằng sông Hồng đã có cư dân).

Ngọc Môn quan!

Yumen Guan Pass! Jade Gate Pass! Ngọc Môn quan! Trung Hoa có hai cửa ải. Nhạn Môn Quan ở phía Bắc chim nhạn bay kín trời, là nơi Chiêu Quân sang xứ Hồ.  Ngọc Môn quan ở phía Tây, nhưng không phải thò tay xuống đất là có ngọc cầm chơi, mà chỉ vì tất cả ngọc nhập vào đất Trung Hoa đều đi qua cổng này. Ngọc Môn Quan cách thành phố Đôn Hoàng 90 km, là trạm biên giới xa nhất về phía Tây của Trung Hoa lúc đó. Khu vực này khoảng  373 km vuông. Ngọc Môn quan được xây bằng đất hoàng thổ, loess, dài 24.7 mét, ngang 26.5 mét và cao 10.7 mét.



Hai dòng sông ngọc

Khotan khoảng 720 km vuông, mấy năm mới mưa một lần.  Ở độ cao 1,410 mét trên mặt nước biển, Khotan là môt ốc đảo cao nhất trong khu lòng chảo Tarim.

Khotan, có nghĩa “thành phố ngọc”. Có lẽ không nơi nào trên thế giới, mà “sông rót ngọc từ trời cao”. Người Urguys thành kính gọi hai giòng sông thần thánh này là ranījai ttāji, ‘the rivers of precious stone”, cái nôi của sự sống và nền văn minh ốc đảo Khotan. 

Người Uigur gọi Karakash River, Qara-qās, “bờ sông đen” hay “sông ngọc đen” vì ngọc đen hay xanh đậm tìm thấy ở đây. Giòng sông dài 808 km chảy từ rặng Kunlun/Qurum  gần đỉnh Karakorum. Đường Tam Tạng trong “Đại Đường Tây Vực Kí” có đi ngang giòng sông này, lãnh cái nóng thiêu người, phải mượn quạt của Thiết Phiến Công Chúa tức Bà La Sát.  Yurung-kāsh, “bờ sông trắng” hay “sông ngọc trắng”, trôi xuống toàn ngọc trắng.  Sông dài 513 km phát nguyên từ rặng Muz Tagh (núi tuyết) gần biên giới phía Bắc cao nguyên Tây Tạng.  Từ Venice, Marco Polo 17 tuổi cũng đi qua con sông này tới Seres. Chàng tuổi trẻ có chứng kiến cảnh người Uigur xuống sông vớt ngọc và lầm tuởng là agate, một loại đá nếu để cạnh nephrite như con gà với con công.



Tìm ngọc dưới sông

Loại ngọc có giá nhất, là ngọc tìm được dưới lòng sông. Truyền thống Uiguys rất ít “khai mỏ” ngọc, tức không đào xới bằng cuốc. Sợ đau lòng ngọc? Không kiên nhẫn nào sánh bằng kiên nhẫn của người Urguys tìm ngọc, mà cũng khó có sự tinh tường nào bằng. Mỗi mùa xuân từ tháng sáu đến tháng chín, tuyết tan từ đỉnh núi. Nước đá lũ lựơt chảy xuống xuôi cuốn theo những hòn đá từ trên núi cao, nơi không ai có thể lên tới được. Mùa hạ, từ tháng mười đến tháng năm, nuớc rút bớt, lòng sông hẹp lại, là lúc người Uygurs đi săn ngọc lẫn với những loại đá khác nằm rải rác trên bờ sông hay dưới giòng nuớc. Khi Khotan còn vua, mỗi năm đến mùa vớt ngọc, nhà vua thân lội xuống sông tìm ngọc, giống như vua nhà Lý của ta làm lễ tịch điền.

Theo người Uygurs, nơi nào giòng nuớc sáng rực, nơi đó có ngọc.  Trẻ con Uygurs 10 tuổi cũng phân biệt được đá ngọc lẫn trong đá khác. Chỉ có khoảng 50 đến 60 người kiếm ngọc quanh năm. Nông dân chỉ vào ngày mùa rảnh rỗi mới kiếm thêm. Cả làng nắm tay nhau thành hàng ngang đi dưới lòng sông, nước trong suốt cạn đến bắp chân, họ cảm được chất ngọc quí với bàn chân trần.

Nguồn ngọc này không bao giờ ồ ạt, mà cũng không bao giờ cạn. Tất cả tuỳ vào lưu lượng hai giòng sông cuốn những phiến đá nào nằm trên dòng chảy. Trên bãi sông, không phải tất cả đều là ngọc.

Mỗi năm, chỉ vớt đựoc chừng 250 kg đến 1000kg loại hai. Còn loại hạng nhất, không tỳ vết, rất hiếm. Ngọc được bán cho lái buôn từ Beijing, đặt tên là ngọc Hetian, qua tiếng Việt, là ngọc Vu Điền hay Hoà Điền. 



Vì vậy, bức ngọc khổng lồ hiện để ở bảo tàng Bắc Kinh, phải nói là vô giá.  Phải phục dân tộc Trung Hoa thật kiên trì và thích làm những chuyện khó.  Năm 1780, tìm thấy một khối ngọc nặng 6 tấn ở núi ngọc Kun Lun. Phải mất 2000 người ngựa, trong vòng ba năm mới kéo được khối ngọc này về Bắc Kinh. Vua Càn Long tuyển toàn thợ khéo, làm việc bẩy năm, ghi lại truyền thuyết về vua Đại Vũ trị lụt ở giòng Hoàng Hà. Vũ kiên trì mất 13 năm khai 9 tuyến đường băng ngang núi, khơi 9 con sông khiến nuớc sông Hoàng Hà không còn gây ngập lut. Vua Nghiêu giết chết cha của Vũ vì không hoàn thành nhiệm vụ trị thuỷ. Nhưng vua Thuấn -con vua Nghiêu- lại cảm công của Vũ mà nhường ngôi. Vũ trở thành Đại Vũ, vua thứ nhất của nhà Hạ (2100 TCN). Theo Nguyên Nguyên, Đại Vũ sinh ở Tứ Xuyên, thuộc tộc Khương, cũng là giống “rợ”.

Tạc xong, khối ngọc còn 4.5 tấn. Góc bên phải còn con dấu của Càn Long. Tượng “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” nặng 4,5 tấn cũng vĩ đại  như bức ngọc trên.

 

 

 



Каталог: yahoo site admin -> assets -> docs
docs -> Hai Chiến Dịch TruyềnThông Của Đế Quốc Đại Hán
docs -> Con Tem 44 xu “Brothers Always”
docs -> Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi
docs -> Hồi tưởng của một sinh viên trường Luật Sài gòn khóa 1958 ls đoàn Thanh Liêm
docs -> Xây dựng Xã hội từng mảnh một Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
docs -> Nữ danh ca Joan Baez và Những người đã ủng hộ csvn đã thức tỉnh & không còn là bạn của csvn
docs -> Duong Nhu Nguyen Thay lời tựa: “Tôi yêu lắm cái linh hồn
docs -> Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ
docs -> Trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng
docs -> S: Smile (Cười) T: Talk (Nói) R: Raise (Đưa (tay) lên)

tải về 406.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương