MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT BÀI SỐ 4 NĂM HỌC 2015-2016
Môn : HOÁ HỌC LỚP 11 - BAN CƠ BẢN
Thời gian: 45 phút
Phạm vi kiểm tra: Từ tiết 44 đến tiết 53 theo PPCT
Đối tượng kiểm tra: HS khối 11, Trung tâm GDTX Quảng Điền
Phương án kiểm tra: Trắc nghiệm. Số lượng câu: 30
I – MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
-
Nội dung kiến thức
|
Mức độ nhận thức
|
Cộng
|
Biết
|
Hiểu
|
Vận dụng
|
1. Benzen và đồng đẳng
|
4 câu
13,3%
|
2 câu
6,7%
|
1 câu
3,3%
|
7 câu
23,3%
|
2. Một số hidrocacbon thơm khác
|
2 câu
6,7%
|
1 câu
|
|
3 câu
10%
|
3. Ancol
|
6 câu
20%
|
4 câu
|
2 câu
6,7%
|
12 câu
40%
|
4. Phenol
|
3 câu
10%
|
2 câu
6,7%
|
|
5 câu
16,7%
|
5. Tổng hợp
|
1 câu
3,3%
|
2 câu
|
|
3 câu
10%
|
Cộng
|
16 câu
53,3%
|
11 câu
33,3%
|
3 câu
10%
|
30 câu
100%
|
II – ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN:
1. Benzen và đồng đẳng:
Biết:
Câu 1: Cho các công thức :
(1) (2) (3)
Cấu tạo nào là của benzen ?
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) ; (2) và (3).
Câu 2: Trong phân tử benzen:
A. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C.
C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.
D. Chỉ có 6 H nằm trong cùng 1 mặt phẳng.
Câu 3: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là
A. CnH2n+6 ; n 6. B. CnH2n-6 ; n 3. C. CnH2n-6 ; n 6. D. CnH2n-7 ; n 6.
Câu 4: Tính chất nào không phải của benzen
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. D. Tác dụng với Cl2 (as).
Hiểu:
Câu 5: Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là:
A. Gây hại cho sức khỏe.
B. Không gây hại cho sức khỏe.
C. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.
D. Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.
Câu 6: Tính chất nào không phải của toluen ?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, to. D. Tác dụng với dung dịch Br2.
Vận dụng:
Câu 7: Thể tích khí CO2 thu được (đktc) khi đốt cháy hoàn toàn 7,8 g benzen là
A. 13,44 lít B. 17,92 lít C. 10,08 lít D. 11,2 lít
2. Một số hidrocacbon thơm khác:
Biết:
Câu 8: Stiren không phản ứng được với chất nào sau đây ?
A. dd Br2. B. khí H2 ,Ni,to.
C. dd KMnO4. D. dd NaOH.
Câu 9: Nhận định không đúng là
A. Stiren không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
B. Stiren làm mất màu nuớc brom.
C. Khi oxi hoá stiren bằng dung dịch KMnO4 đun nóng thu được kali benzoat.
D. Trùng hợp stiren thu được polistiren.
Hiểu:
Câu 10: Có ba chất lỏng không màu là: benzen, toluen, stiren. Để nhận biết mỗi chất trên có thể dùng dung dịch
A. H2SO4. B. NaOH. C. KMnO4. D. Br2.
3. Ancol
Biết:
Công thức dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n + 1OH ( n 1). B. CnH2n + 2OH( n 1) .
C. R – OH. D. R – O- R .
Câu 12: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là
A. NaOH , Na , HBr . B. CuO , KOH , HBr . C. Na , HBr , CuO. D. Na , HBr , Na2CO3 .
Câu 13: Ancol có công thức cấu tạo CH3-CH(OH)-CH(CH3)-CH3 có tên gọi là
A. 3-metylbutan -2-ol B. 2-metylbutan-2-ol.
C. pentan-2-ol. D. 1-metylbutan-1-ol.
Câu 14: Ancol tan nhiều trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon hoặc ete cùng khối lượng phân tử vì:
A. ancol được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
B. trong phân tử ancol có nhóm OH.
C. ancol tạo được liên kết hiđro với các phân tử nước và giữa ancol với nhau.
D. ancol có thể phản ứng với Na.
Câu 15: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 2. C. 2, 1, 3. D. 2, 3, 1.
Câu 16:Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?
A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Tinh bột. D. Etilen.
Hiểu:
Câu 17: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2. B. ancol bậc 3.
C. ancol bậc 1. D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
Câu 18: Để phân biệt nhanh etanol và glixerol cần dùng
A. CuO, to. B. Cu(OH)2. C. kim loại natri. D. H2SO4 đặc, ở 170oC.
Câu 19: Ứng với công thức phân tử C4H9OH có bao nhiêu ancol no đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20:Khi đun nóng butan – 2 – ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. đibutyl ete . B. but – 2 – en . C. đietyl ete . D. but – 1 – en .
Vận dụng:
Câu 21: Khi đốt cháy một ancol đơn chức X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích . CTPT của X là
A. C4H10O . B. C3H6O . C. C5H12O . D. C2H6O .
Câu 22: Cho 4,4 gam một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với natri dư, thấy có 0,56 lít khí H2 (đktc) thoát ra. CTPT của X là
A. C2H6O B. C5H12O. C. C3H8O D. C4H10O
4. Phenol
Biết:
Câu 23: Cho các chất có công thức cấu tạo :

(1) (2) (3)
Chất nào thuộc loại phenol?
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. Cả (1), (2) và (3).
Câu 24: Phenol phản ứng được với các chất nào sau đây:
1. Na 2. NaOH 3. dung dịch Br2 4. dung dịch AgNO3/NH3
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 1, 2, 3 D. 2, 3
Câu 25: Khi cho Phenol tác dụng với nước brom, ta thấy:
A. Mất màu nâu đỏ của nước B. Tạo kết tủa đỏ gạch
C. Tạo kết tủa trắng D. Tạo kết tủa xám bạc
Hiểu:
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Phenol rất độc, gây bỏng da
B. Phenol tan nhiều trong nước lạnh
C. Phenol là chất rắn, màu hồng
D. Khi bị oxi hóa chậm trong không khí, phenol chuyển sang màu nâu
Câu 27: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. nước Br2. D. H2 (Ni, nung nóng).
5. Tổng hợp:
Biết:
Câu 28: Câu nào sau đây là đúng ?
A. Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.
B. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử nhóm -OH.
C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.
D. Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử nhóm -OH.
Câu 29: Có thể phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và benzen bằng
A. Na . B. dung dịch brom. C. dung dịch HCl . D. Tất cả đều đúng.
Hiểu
Câu 30: Thuốc thử dung để phân biệt glyxerol, etanol, phenol là:
A. Na, dd brom B. Dd brom, Cu(OH)2 C. Cu(OH)2, dd NaOH D. dd brom, quỳ tím
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |