Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA



tải về 9.62 Mb.
trang1/85
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích9.62 Mb.
#30054
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   85
KINH

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN

TU CHỨNG LIỄU NGHĨA

CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Sa-môn Bát-thích Mật-đế người Trung Thiên Trúc dịch vào đời Đường.

Sa-môn Di-già Thích-ca, người nước Ô Trành dịch ngữ.

Sa-môn Hòai Địch, chùa Nam Lâu, núi La Phù, chứng minh bản dịch.

Đệ tử Phòng Dung, thọ Bồ-tát giới, hiệu Thanh Hà,

chức Tiền Chánh Nghị Đại Phu đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự bút thọ (nhuận bút).



TUYÊN HÓA Thượng Nhân,

Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.

Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.

Thích Nhuận Châu, Tịnh Thất Từ Nghiêm Đại Tòng Lâm dịch

---o0o---



Nguồn

http://www.tangthuphathoc.net

Chuyển sang ebook 28-10-2011

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

KHAI KINH KỆ

TÁM QUY LUẬT CỦA VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN

Bài Tựa 01

Bài Tựa 02 - ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN

Giảng Đề Kinh

I.GIẢI THÍCH TỔNG QUÁT ĐỀ KINH

II. NHÂN DUYÊN PHÁT KHỞI KINH NÀY

III. PHÂN TÍCH RÕ KINH NÀY THUỘC TẠNG VÀ THỪA NÀO

IV. KHẢO SÁT SỰ SÂU MẦU CỦA GIÁO LÝ

V. TUYÊN BÀY GIÁO THỂ

VI. SỰ THÍCH NGHI CỦA TỪNG CĂN CƠ CHÚNG SINH VỚI GIÁO NGHĨA KINH NÀY

VII. PHÂN ĐỊNH RÕ TÔNG THÚ CỦA KINH

VIII. XÁC ĐỊNH RÕ THỜI GIAN THUYẾT KINH

IX. LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ VÀ PHIÊN DỊCH KINH

X. NGƯỜI DỊCH :SA-MÔN BÁT-THÍCH MẬT-ĐẾ NGƯỜI TRUNG ẤN ĐỘ DỊCH VÀO ĐỜI ĐƯỜNG

QUYỂN 01

XI. GIẢNG GIẢI KINH VĂN



QUYỂN 02

QUYỂN 03

QUYỂN 04 - PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI

CHƯƠNG 1 - NGUYÊN DO SINH KHỞI TƯƠNG TỤC

CHƯƠNG 2 - SỰ DUNG THÔNG CỦA CÁC ĐẠI CHỦNG

CHƯƠNG 3 - A-NAN CHẤP VÀO NHÂN DUYÊN

CHƯƠNG 4 - HAI NGHĨA QUYẾT ĐỊNH

TỊNH HOÁ CÁC LỚP VẨN ĐỤC

MỞ GÚT CÁC CĂN

CHƯƠNG 5 - NGHE KHÔNG PHẢI LÀ TIẾNG

THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU

QUYỂN 05 - PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI

CHƯƠNG 1 - MỞ SÁU NÚT

SÁU  NÚT

HAI MƯƠI LĂM PHÁP MÔN VIÊN THÔNG.

VIÊN THÔNG SÁU TRẦN

VIÊN THÔNG NĂM CĂN

SÁU THỨC

VIÊN THÔNG  BẢY ĐẠI



QUYỂN 06 -  PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI NHĨ CĂN

BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI TUYỂN CHỌN CĂN VIÊN THÔNG

TỨ CHỦNG THANH TỊNH MINH HỐI

1.PHẢI ĐOẠN TRỪ TÂM DÂM

2. PHẢI ĐOẠN TRỪ TÂM SÁT HẠI

THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU



---o0o---


KHAI KINH KỆ


Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa

***

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Con nay nghe được chuyên trì tụng

Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

---o0o---



TÁM QUY LUẬT CỦA VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN


01. Dịch giả phải thóat mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.

02. Dịch giả phải tu thân dưỡng tánh, dứt bỏ thói cao ngạo.

03. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen ngợi nhưng lại chê bai kẻ khác.

04. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.

05. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.

06. Dịch giả phải dùng trạch-pháp-nhãn để phán xét đâu là chân lý.

07. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao tăng, Đại đức ở mười phương chứng minh cho bản dịch.

08. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng.

---o0o---


Bài Tựa 01


Trong Phật giáo có rất nhiều bản kinh quan trọng, nhưng quan trọng nhất là kinh Thủ-lăng-nghiêm. Nếu nơi nào có kinh Thủ-lăng-nghiêm đang được lưu hành, có nghĩa là chánh pháp đang còn ở thế gian. Nếu không còn kinh Thủ-lăng-nghiêm nữa, có nghĩa đã đến thời mạt pháp. Do vậy, người Phật tử chúng ta, mỗi người cũng như tất cả, phải đem hết sức lực, đem hết tâm huyết, đem hết mồ hôi nước mắt để giữ gìn kinh Thủ-lăng-nghiêm.

 Trong kinh Pháp Diệt Tận có nói rất rõ ràng: “Vào thời mạt pháp kinh Thủ-lăng-nghiêm bị hoại diệt trước hết, sau đó, các kinh khác dần dần biến mất.”

 Nếu như kinh Thủ-lăng-nghiêm không bị biến mất thì thời kỳ chánh pháp vẫn còn tồn tại. Do đó hàng Phật tử chúng ta phải đem tất cả tính mạng để hộ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm, phải đem hết tâm huyết để thọ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm, phải đem hết hạnh nguyện để hộ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm làm cho kinh Thủ-lăng-nghiêm mãi mãi tồn tại ở thế gian, xiển dương sâu rộng khắp nơi, lưu truyền

đến mọi ngóc ngách ở trên thế gian, cho đến từng hạt vi trần, khắp tận hư không pháp giới. Nếu chúng ta làmđược như vậy thì nay vẫn còn thời chánh pháp đang tỏa chiếu ánh sáng đại quang minh.

 Tại sao lại nói kinh Thủ-lăng-nghiêm bị tiêu hủy trước tiên? Vì một điều quá chân thực, kinh Thủ-lăng-nghiêm là chân thân của đức Phật, kinh Thủ-lăng-nghiêm là xá-lợi của đức Phật, kinh Thủ-lăng-nghiêm là tháp miếu chân thực của đức Phật. Do vì đạo lý trong kinh Thủ-lăng-nghiêm quá chân thực, nên toàn thể ma vương đều dùng mọi cách để phá hủy kinh Thủ-lăng-nghiêm. Họ bắt đầu đưa ra những lời đồn đại, xuyên tạc, cho rằng kinh Thủ-lăng-nghiêm là giả mạo. Vì sao thiên ma ngoại đạo cho rằng kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo? Vì kinh Thủ-lăng-nghiêm nói quá chính xác, đặc biệt là phần nói về Bốn lời khai thị về bản tánh thanh tịnh sáng suốt (Tứ chủng thanh tịnh minh hối), phần Hai mươi lăm vị Thánh nói về pháp tu chứng viên thông, và phần Năm mươi tướng trạng ấm ma. Ngoại đạo tà giáo, yêu ma quỷ quái không thể nào chịu nổi giáo lý này, nên họ kéo theo rất nhiều người thiếu hiểu biết tuyên bố rằng kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo.

 Những đạo lý được đề xuất trong kinh Thủ-lăng-nghiêm, một mặt đúng là chánh pháp, mặt khác lại phù hợp với đạo lý, nên bọn tà ma, quỷ quái, bàng môn ngoại đạo không thể ẩn dấu tung tích được. Một số người thiếu ý thức, cụ thể là những học giả kém thông thái, những giáo sư chuyên thu thập kiến thức tạp nham1 “chuyên đuổi mồi bắt bóng”,2 với sự hiểu biết cực kỳ hẹp hòi và hạn chế, họ hoàn toàn bị mê muội và nhầm lẫn, họ không có được sự uyên bác thực sự và không có trí tuệ chân thực, thế nên họ phê phán một cách hồ đồ.

Chúng ta là những người tu học Phật pháp, nên nhận thức sâu sắc về những trường hợp này, do đó bất kỳ đi đâu chúng ta cũng phải xiển dương kinh Thủ-lăng-nghiêm. Bất kỳ đi đâu chúng ta cũng nên truyền bá kinh Thủ-lăng-nghiêm. Bất kỳ đến đâu chúng ta cũng giới thiệu kinh Thủ-lăng-nghiêm cho mọi người. Sao vậy? Vì chúng ta muốn làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian. Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo, tôi xin có cam đoan này với qúy vị:

Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là chân thực thì dĩ nhiên chẳng có vấn đề gì, còn nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo, thì tôi nguyện rằng tôi là kẻ trước tiên đọa vào Vô gián địa ngục, vì tôi không nhận thức được Phật pháp, nhận vọng làm chân. Còn nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là chân thực, thì tôi nguyện đời đời kiếp kiếp truyền bá đại pháp Thủ-lăng-nghiêm, nghĩa là mọi nơi mọi lúc tôi sẽ xiển dương đạo lý chân thật của kinh Thủ-lăng-nghiêm.

 Mọi người nên chú tâm vào điểm này. Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm không do từ kim khẩu Đức Phật nói ra, thì chẳng còn một ai có thể giảng nói được, chẳng còn một người nào khác có thể nói được một giáo lý chính xác như kinh Thủ-lăng-nghiêm.

Vì thế tôi hy vọng rằng những người thiếu ý thức đã có các suy nghĩ sai lầm này, sớm thức tỉnh, dừng lại việc tạo ra cái nhân sai lạc, sẽ chiêu cảm quả báo ở địa ngục Bạt thiệt3 bất luận học giả đó là ai, bất luận những nhà nghiên cứu Phật pháp ở bất cứ quốc gia nào, tất cả nên nhanh chóng sửa đổi cách nhìn, nhận ra lỗi lầm của mình và tìm cách điều chỉnh. Chẳng có việc thiện nào lớn lao hơn thế nữa. Tôi chắc rằng khi tất cả mọi người đều đọc kinh Thủ-lăng-nghiêm, mọi người đều nghe giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm, mọi người đều tham cứu kinh Thủ-lăng-nghiêm, thì tất cả đều sẽ chóng thành Phật đạo.

PHÁP SƯ KIM SƠN SA-MÔN TAM TẠNG

THÍCH TUYÊN HÓA

Bản dịch tiếng Anh: Tỷ-khưu ni HENG HSIEN

---o0o---




tải về 9.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   85




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương