Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA



tải về 9.62 Mb.
trang14/85
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích9.62 Mb.
#30054
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   85

Giảng:

Vừa nghe A-nan trả lời rằng tâm ở trong thân còn mắt thì ở trên mặt. Đức Phật không trả lời ngay mà hỏi A-nan câu khác:

Đức Phật bảo A-nan: “Nay ông hiện đang ngồi trong giảng đường cùng Như Lai. Ông xem thấy vườn cây Kỳ-đà đang ở chỗ nào?

Ngay khi ông nhìn thấy rừng của “Kỳ-đà–Hoàng tử chiến thắng.” Khu rừng ấy ở nơi nào? Đức Phật không có một chỉ định rõ ràng tâm thức ở trong hay ở ngoài thân, chỉ đưa ra câu hỏi khác để ngăn chặn vọng tưởng của A-nan.

A-nan trả lời Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, giảng đường thanh tịnh, nhiều tầng, rộng lớn này là ở trong vườn ông Cấp Cô Độc.

Giảng đường rộng lớn, thanh tịnh của Đức Phật là ở trong vườn của ông Cấp Cô Độc.  

Còn rừng Kỳ-đà thực là ở ngoài giảng đường.

Giảng đường nơi chúng con đang ngồi là ở trong vườn. Còn rừng Kỳ-đà thực là ở bên ngoài giảng đường.

Rồi Đức Phật bảo A-nan:

Kinh văn:

阿難,汝今堂中,先何所見? 世尊,我在堂中,先見如來,次觀大眾。如是外望,方矚林園。

A-nan, nhữ kim đường trung, tiên hà sở kiến? Thế tôn, ngã tại đường trung, tiên kiến Như lai thứ quán đại chúng. Như thị ngoại vọng, phương chúc lâm viên.

Việt dịch:

 A-nan, nay đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?

– Bạch Thế tôn, con nay trong giảng đường, trước hết thấy Như Lai, rồi thấy đại chúng. Như thế nhìn ra ngoài, con thấy được rừng cây.

Giảng:

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni  nghe A-nan nói rằng các phù căn: mắt, tai, mũi, lưỡi và tứ trần: sắc, thanh, hương, vị là bên ngoài thân (trên thân). Trong khi thức tâm thì A-nan bảo rằng ở trong thân. Rồi Đức Phật lại hỏi vườn Kỳ-đà ở đâu. Nay Đức Phật lại hỏi: “A-nan , nay ông đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?”

A-nan vốn đã cho rằng tâm ở trong thân, thế nên Đức Phật hỏi A-nan thấy gì trước tiên khi ngồi trong giảng đường.

A-nan trả lời: “Bạch Thế Tôn, con nay trong giảng đường, trước hết thấy Như Lai.”

Người đầu tiên con thấy được trong giảng đường là Như Lai, rồi thấy đại chúng, sau đó, con thấy các Đại bồ-tát, Đại a-la-hán, các vị Thanh văn.

Khi nhìn ra ngoài con thấy được rừng cây. Con thấy được rừng cây Kỳ-đà và vườn của ông Cấp Cô Độc.

Kinh văn:

阿難,汝矚林園,因何有見?

世尊,此大講堂戶牖開豁,故我在堂得遠瞻見。  



A-nan, nhữ chúc lâm viên, nhân hà hữu kiến?

-Thế tôn, thử đại giảng đường hộ dũ khai hoát, cố ngã tại đường đắc viễn chiêm kiến.

Việt dịch:

A-nan, khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?

–Bạch Thế tôn, do các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.

Giảng:

Đức Phật tiếp tục hỏi: A-nan khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?

Bằng cách nào mà ông thấy được rừng cây? Nhờ vào cái gì mà ông có thể thấy được nó? Quý vị sẽ có nhận xét: Dường như Đức Phật càng về sau càng ít giảng nói đạo lý hơn. Nhưng thực ra trong lời nói của Đức Phật có ý nghĩa rất sâu xa. Khi chúng ta tham cứu thật sâu sắc, ta sẽ nhận ra đạo lý ấy.

A-nan trả lời:

– Bạch Thế Tôn, do các cửa của giảng đường này mở rộng, nên con ở trong giảng đường thấy suốt ra ngoài xa.

Từ bên trong giảng đường, con có thể nhìn thấy được rừng cây của Kỳ-đà và vườn của ông Cấp Cô Độc.

Kinh văn:

佛告阿難,如汝所言,身在講堂。戶牖開豁遠矚林園。亦有眾生在此堂中,不見如來見堂外者。阿難答言世尊在堂。不見如來能見林泉。無有是處。阿難,汝亦如是.



Phật cáo A-nan, như nhữ sở ngôn, thân tại giảng đường, hộ dũ khai hoát, viễn chúc lâm viên. Diệc hữu chúng sanh tại thử đường trung, bất kiến Như Lai kiến đường ngoại giả? A-nan đáp ngôn: Thế tôn, tại đường bất kiến Như Lai, năng kiến lâm tuyền, vô hữu thị xứ. A-nan, nhữ diệc như thị.

Việt dịch:

 Đức Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy được vườn rừng. Liệu có người ở trong giảng đường không thấy Như Lai, mà thấ́y được vật bên ngoài không?

A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, ở trong giảng đường, không thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”

– Này A-nan, ông cũng như vậy.

Giảng:

Đoạn kinh này Đức Phật muốn hỏi vặn lại A-nan.

Đức Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, ở trong giảng đường, do cửa mở rộng, nên có thể nhìn ra thấy được vườn rừng.”

Ông trả lời hoàn toàn đúng. Ông đang ở trong giảng đường và ông có thể nhìn thấy được rừng Kỳ-đà và vườn ông Cấp Cô Độc.

Liệu có người ở trong giảng đường không thấy Như Lai mà thấy được vật bên ngoài không?

Liệu có người nào không thấy được Như Lai mà thấy được vườn rừng bên ngoài giảng đường chăng? Điều ấy có thể được không?” Đức Phật hỏi A-nan như vậy.

A-nan thưa: “Bạch đức Thế tôn, ở trong giảng đường, chẳng thấy Như Lai, mà thấy được rừng suối là điều không thể có.”

“Nếu có người ở trong giảng đường,” A-nan đáp: “Người ấy chắc chắn sẽ thấy Như Lai, không có lý gì người ấy thấy được cảnh vật bên ngoài giảng đường mà không thấy được Đức Phật ở trong giảng đường.” A-nan trả lời rất quả quyết.

Đức Phật đáp: Này A-nan, ông cũng như vậy.

A-nan nói rằng không thể có được chuyện một người ngồi trong giảng đường mà không thấy Như Lai trong đó, Đức Phật tiếp tục bảo với A-nan rằng, A-nan cũng giống như người ở trong giảng đường mà không thấy được Như Lai, chỉ thấy những cảnh tượng bên ngoài giảng đường.

Kinh văn:

汝之心靈一切明了。若汝現前所明了心實在身內。爾時先合了知內身。頗有眾生先見身中後觀外物?



Nhữ chi tâm linh nhất thiết minh liễu. Nhược nhữ hiện tiền sở minh liễu tâm thực tại thân nội, nhĩ thời tiên hợp liễu tri nội thân. Phả hữu chúng sanh tiên kiến thân trung hậu quán ngoại vật?

 Việt dịch:

 Tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật. Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thật là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì trong thân ông. Liệu có nơi nào thấy được trong thân trước rồi sau mới thấy cảnh vật bên ngoài chăng?

Giảng:

“Tâm linh” có nghĩa tâm là vật tối linh trong tất cả vạn vật và tâm có cái dụng là hiểu biết rõ ràng, rộng khắp mọi vật. Thế mà tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật thì đó chỉ là cái biết của thức tâm.

Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thực là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì ở trong thân ông.

Đức Phật đồng ý rằng nếu tâm của A-nan thực ở trong thân, như A-nan nói thì A-nan trước tiên phải biết tất cả những thứ trong thân mình ra sao, cũng giống như người ở trong giảng đường có thể thấy được những gì đang ở trong đó. Nhưng liệu có người nào thấy được trong thân trước rồi sau mới quan sát được cảnh vật bên ngoài chăng?

Đức Phật hỏi A-nan như vậy. Đức Phật biết rằng A-nan chưa hiểu được, A-nan vẫn hoàn toàn chưa biết được bản thể chơn tâm ra sao. A-nan vẫn khéo léo vận dụng vọng tưởng, tức thức tâm của mình để trả lời. Thế nên Đức Phật tiếp tục giảng giải.

Kinh văn:

            縱不能見心肝脾胃,爪生髮長,筋轉脤搖。誠合明了,如何不知。必不內知,云何知外?

Túng bất năng kiến tâm can tỳ vị, trảo sanh phát trưởng, cân chuyển thân dao, thành hợp minh liễu, như hà bất tri? Tất bất nội tri, vân hà tri ngoại?

 Việt dịch:

 Dù chẳ̉ng thấy tim, gan, tỳ, vị… nhưng móng tay mọc ra, tóc dài, gân chuyển, mạch đập, lẽ ra phải biết rõ. Tại sao chẳng biết? Nếu đã không biết chuyện bên trong thân, làm sao biết vật ngoài thân?

Giảng:

Đức Phật bảo A-nan: “Ông nói tâm ông ở trong thân và khả năng thấy thì ở nơi mắt ông, nhưng nếu tâm ông với tính biết, nằm ở trong thân thì lẽ ra ông biết tim, gan, tỳ, vị… ra sao. Dù chẳng thấy tim, gan, tỳ, vị… lẽ ra ông phải biết những hiện tượng xảy ra bên ngoài như móng tay mọc ra, tóc dài, gân chuyển, mạch đập. Lẽ ra ông phải biết rõ mỗi giây nó mọc được bao nhiêu phần của inch.72 Thực vậy ông phải biết tất cả về chúng.

Nếu đã không biết những chuyện xảy ra ở bên trong thân, làm sao biết vật ngoài thân?

Tâm ở bên trong mà ông không hay biết những thứ đang diễn ra bên trong. Thế tại sao ông không biết những gì đang xảy ra ở bên trong.

Kinh văn:

是故應知,汝言覺了能知之心,住在身內,無有是處。



Thị cố ưng tri, nhữ ngôn giác liễu năng tri chi tâm, trú tại thân nội, vô hữu thị xứ.

Việt dịch:

 Thế nên phải biết, ông nói tâm hiểu biết này ở bên trong thân, là không hợp lý.

Giảng:

Đức Phật bảo A-nan, “Lý lẽ của ông không đứng vững.” Vì ông không biết được những gì ở bên trong ông. Thế nên phải biết, ông nói tâm hay hiểu biết này ở bên trong thân, là không hợp lý.

Sau khi dùng những ví dụ và lý lẽ khác nhau. Đức Phật nói thẳng với A-nan thật là sai lầm khi cho cái tâm suy lường hiểu biết ấy là ở trong thân ông.

Kinh văn:

阿難稽首而白佛言: 我聞如來如是法音,悟知我心實居身外。

A-nan khể thủ, nhi bạch Phật ngôn: Ngã văn Như Lai như thị pháp âm, ngộ tri ngã tâm thật cư thân  ngoại.

Việt dịch:

A-nan cúi đầu đảnh lễ bạch Phật: “Bạch Đức Thế tôn, con nghe lời khai thị của Như Lai như thế, nên nhận ra tâm con đúng là ở ngoài thân.”

Giảng:

Ý của A-nan cho rằng tâm ở trong thân thì không thể đứng vững. Đức Phật đã xốc cho A-nan bật ra khỏi sự mê dại và phá hủy sự cố chấp của A-nan. Thế nên A-nan vốn rất thông thạo lễ nghi, liền cúi đầu đảnh lễ, nghĩa là gieo năm vóc sát đất đảnh lễ Thế Tôn.

Rồi bạch Phật “Bạch Thế Tôn, con nghe lời khai thị của Như Lai như thế, nên nhận ra tâm con thực ở ngoài thân.”

“Tâm con không ở trong thân con, nó đã chạy ra ngoài, con biết chắc nó ở đâu rồi.” A-nan tuyên bố như vậy. Người ta không thể nào biết chắc chắn tâm của họ chạy ra ngoài lúc nào nhưng bây giờ A-nan bỗng nhiên nói rằng đã biết tâm mình ở nơi nào rồi.

Kinh văn:

所以者何 譬如燈光然於室中, 是燈必能先照室內,從其室門後及庭際。一切眾生不見身中,獨見身外。亦如燈光居在室外,不能照室.



Sở dĩ giả hà? Thí như đăng quang nhiên ư thất trung, thị đăng tất năng tiên chiếu thất nội, tòng kì thất môn hậu cập đình tế. Nhất thiết chúng sanh bất kiến thân trung, độc kiến thân ngoại. Diệc như đăng quang cư tại thất ngoại bất năng chiếu thất.

Việt dịch:

 Tại sao? Ví như có ngọn đèn sáng ở trong nhà, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân. Tất cả chúng sinh sở dĩ không thấy trong thân, mà chỉ thấy ngoài thân. Cũng giống như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không thể soi chiếu trong phòng được.

Giảng:

Tại sao? “Tại sao con nói tâm con đã chạy ra ngoài?.” Ví như có ngọn đèn sáng ở trong nhà, trước tiên chắc chắn phải soi chiếu trong nhà, rồi theo cửa mở, mới chiếu ra ngoài sân.

A-nan lý luận: “Nếu tâm con ở trong thân, chắc hẳn nó sẽ thấy những gì đang diễn ra bên trong thân con, cũng vậy ngọn đèn ở trong phòng chắc chắn sẽ chiếu sáng căn phòng."

Tất cả các chúng sinh sở dĩ không thấy trong thân, mà chỉ thấy ngoài thân, cũng giống như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không thể soi chiếu trong phòng được.

Đức Phật chỉ rõ ràng người ta không thể thấy được tim, gan, tỳ, vị…; thế nên A-nan kết luận rằng tâm ở bên ngoài cũng giống như ngọn đèn để ở ngoài nhà. Đèn ở phía ngoài nhà nên không thể chiếu sáng được đồ vật ở trong phòng.

Kinh văn :

是義必明將無所惑,同佛了義.得無妄耶?



Thị nghĩa tất minh tương vô sở hoặc, đồng Phật liễu nghĩa. Đắc vô vọng da? 

Việt dịch:

 Nghĩa này chắc đã rõ ràng, không có gì nghi ngờ và hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. Như thế không biết có đúng chăng?

Giảng:

Nghĩa này chắc đã rõ ràng. A-nan xác định “lý lẽ con trình bày chính xác lắm rồi,” không có gì nghi ngờ. A-nan tiến sâu vào sự phán đoán hoàn toàn đúng với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. “Ý của con trùng hợp với nghĩa rốt ráo của Đức Phật. Con chẳng suy nghĩ sai lầm chút nào. Đó chẳng phải là ý kiến của con hay sao? Con tin là Đức Phật sẽ tán thành.

Như thế không biết có đúng chăng?

Thực ra, A-nan vẫn chưa xác quyết: “Con tin chắc rằng lý lẽ này không sai.”

Kinh văn:

佛告阿難,是諸比丘適來從我,室羅筏城循乞摶食歸祇陀林。我已宿齋。汝觀比丘一人食時諸人飽不?



阿難答言不也世尊。何以故。是諸比丘。雖阿羅漢軀命不同.云何一人能令眾飽?

Phật cáo A-nan, thị chư tỉ-khưu thích lai tòng ngã, Thất-la-phiệt thành tuần khất đoàn thực, quy kì-đà lâm. Ngã dĩ túc trai, nhữ quán tỉ-khưu, nhất nhân thực thời chư nhân bão phủ?

A nan đáp ngôn: Phất dã, Thế tôn! Hà dĩ cố? Thị chư tỉ-khưu, tuy a-la-hán, xu mạng bất đồng. Vân hà nhất nhơn, năng linh chúng bão?

Việt dịch:

Đức Phật bảo A-nan: “Các vị tỷ-khưu vừa rồi cùng Như Lai tuần tự khấ́t thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ-đà. Như Lai đã thọ trai xong, nay hỏi các tỷ-khưu, khi một người ăn, các người khác có no không?”

A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, không thể. Tại sao? Các vị tỷ-khưu này tuy đã chứng quả a-la-hán, nhưng thân mạng không đồng. Làm sao một người ăn mà tất cả đều no được?

Giảng:

A-nan chắc chắn rằng Đức Phật sẽ tán thành với quan điểm tâm ở ngoài thân. ai cũng tin chắc Đức Phật sẽ không phê phán quan điểm này.

Đức Phật bảo A-nan: “Các vị tỷ-khưu vừa rồi cùng Như Lai tuần tự khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ-đà.

Các vị tỷ-khưu theo thứ tự khất thực từng nhà, rồi trở về nghỉ ở vườn cây do Thái tử Kỳ-đà cúng dường. Ở Ấn Độ người dân ăn bằng cách vo tròn từng miếng thực phẩm bằng tay rồi ăn (gọi là đoàn thực), đó cũng là cách mà Đức Phật và các vị tỷ-khưu ăn. Ngày nay ở nước Miến Điện, người ta dùng bình bát, nhưng những người xuất gia vẫn dùng rau và cơm bằng tay phải, không dùng thìa (muỗng) và đũa. Họ nhặt thức ăn bằng tay và vo tròn lại rồi ăn. Đối với họ, ăn lối đó trông rất ngon lành, dù rất ngon nhưng tôi chẳng biết vì tôi chưa ăn thử.

Như Lai đã thọ trai xong, nay hỏi các tỷ-khưu khi một người ăn, các người khác có no không?”

Như Lai đã thọ trai xong rồi, quan sát đại chúng đang ăn: có một vài vị tỷ-khưu thọ trai chưa xong. Bây giờ nếu chỉ có một người ăn thì những người kia có được no không?

Nếu có ai còn nghi ngờ về điều này, ngày mai chúng ta hãy thử xem. Chỉ để một mình tôi dùng cơm thôi còn những vị khác hãy nhìn tôi ăn một lúc rồi xem thử quý vị có no không? Lúc ấy sẽ chứng minh được nghĩa lý trong kinh.

A-nan thưa: “Bạch Thế tôn không thể. Tại sao?

Câu trả lời có ý phủ định. A-nan e ngại Đức Phật không hiểu ý nên A-nan tiếp tục diễn giải: “Tại vì sao mà con nói họ không thể no khi chỉ có một người ăn.”

Các vị tỷ-khưu này tuy đã chứng quả a-la-hán nhưng thân mạng không đồng.

Mặc dù các vị tỷ-khưu ấy đã được khai ngộ, họ đều đã có được thần thông, nhưng thân mạng họ vẫn không giống nhau. Hình dáng, khuôn mặt của họ đều khác nhau. Nếu họ là một thì khi một người ăn tất cả đều no. Nhưng họ chưa phải là một, mỗi người có một thân mạng khác nhau.

Làm sao mà một người ăn mà tất cả đều no được?    

Kinh văn :

佛告阿難:若汝覺了知見之心,實在身外,身心相外,自不相干。則心所知身不能覺;覺在身際,心不能知。



Phật cáo A-nan: Nhược nhữ giác liễu tri kiến chi tâm, thật tại  thân ngoại, thân tâm tương ngoại, tự bất tương can. Tắc tâm sở tri, thân bất năng giác; giác tại thân tế, tâm bất năng tri.

Việt dịch:

 Đức Phật bảo A-nan: “Nếu cái tâm thấy nghe hiểu biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm tách biệt nhau, tự nó không liên quan với nhau. Vậy điều gì tâm biết thì thân ắt không biết, và những gì thân biết thì tâm không thể biết.”

Giảng:

Đức Phật bảo A-nan “Nếu cái tâm thấy nghe hiểu biết của ông thực ở ngoài thân, thì thân tâm tách biệt nhau, không liên quan với nhau.

Nếu cái tâm hiểu biết, tính toán, phân biệt, ấy mà ở bên ngoài thân thì chẳng có gì liên quan giữa hai thực thể với nhau. Nó phải chia ra hai đường, nó không cùng với nhau một nơi. Thân là thân mà tâm là tâm, thân phải tách rời hoàn toàn với tâm: “Ông không nên để ý đến việc của tôi”–chúng nói với nhau như vậy– “và tôi cũng chẳng thèm để ý gì đến ông.”

Vậy điều gì tâm biết thì ắt thân không biết được và những gì thân biết được thì tâm không thể biết.

Thân sẽ không biết đến tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi tâm, còn nếu cái tâm hiểu biết ấy ở trong thân thì tâm sẽ không biết gì về thân cả.

Kinh văn:

我今示汝兜羅綿手,汝眼見時,心分別不? 阿難答言,如是世尊。佛告阿難,若相知者,云何在外?



Ngã kim thị nhữ đâu-la miên thủ, nhữ nhãn kiến thời, tâm phân biệt phủ?

A-nan đáp ngôn, như thị Thế-tôn. Phật cáo A-nan, nhược tương tri giả, vân hà tại ngoại?

Việt dịch:

Nay Như Lai đưa cánh tay đâu-la miên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt chăng?”

nan thưa: Bạch Thế tôn, đúng vậy.

Đức Phật bảo A-nan: Nếu thân tâm cùng biết nhau, thế sao ông nói tâm ở ngoài thân?”

Giảng:

Đâu-la miên là tiếng Pali, Hán dịch là tế hương miên.73 Cánh tay của Đức Phật có sắc trắng như tuyết, rất mềm và mịn như vải lụa.

Nay tôi sẽ liên hệ đến một chi tiết trong môn nhân tướng học. Nếu quý vị cầm bàn tay của một người nào mà thấy nó mềm mịn như vải lụa thì người đó có một tương lai rất tốt, đầy hứa hẹn, hậu vận sẽ rất sang quý. Tay của những người bình thường rất thô cứng. Chẳng hạn như bàn tay tôi, cứng và thô như tấm gỗ, không mịn mềm như vải lụa. Tuy nhiên chỉ có bàn tay mềm thôi không đủ biểu hiện một tương lai tốt đẹp. Sắc diện mới có khả năng quan trọng biểu lộ vấn đề này. Cái gì là những nét đặc điểm của người anh hùng? Có phải là dáng dấp mạnh mẽ chăng?

Nói chung, bàn tay phụ nữ mềm hơn bàn tay đàn ông rất nhiều. Nếu quý vị chưa tin điều này quý vị có thể để ý xem khi lần tới có dịp bắt tay phụ nữ. Về nam giới tôi đã gặp hai người có bàn tay rất mềm. Vậy mà suốt thời gian tôi gặp họ, không có người nào biểu hiện dấu hiệu họ là bậc vĩ nhân, vì thân tướng của họ không tương xứng. Tôi cũng có một vị đệ tử có bàn tay rất mềm dịu, anh ta không làm việc lao động nặng nhọc, nhưng anh ta cũng rất bình thường. Một người học trò của tôi, cũng là người bà con, có bàn tay rất mềm nhưng trước khi tôi đến nước Mỹ anh ta chẳng làm được điều gì vĩ đại. Tôi chẳng biết anh ta đã thành tựu được trong lãnh vực gì không trong thời đó.

Đức Phật bảo A-nan Nay tôi đưa cánh tay đâu-la-miên cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm ông có phân biệt không?

Khi mắt ông thấy cánh tay tôi, tâm ông có biết rằng cánh tay tôi là tay đâu-la-miên ?

A-nan thưa: “Bạch Thế tôn, đúng thế”

Vâng, mắt con thấy và tâm con phân biệt. Tâm con liền phân định ngay điều mình ưa thích. Mắt liền biết: “à, cánh tay đâu-la-miên của Đức Phật rất đẹp. Đây là ba mươi hai tướng tốt của Như Lai.”

Đức Phật bảo A-nan “Nếu thân tâm cùng biết nhau, thế sao ông nói tâm ở ngoài thân?”

Nếu tâm ông biết được mắt thấy gì, sao ông lại nói tâm ông ở ngoài thân? Nếu nó ở ngoài thân làm sao nó lại nhận biết những gì mắt thấy? Dù vậy hãy chú ý Đức Phật không nói tâm ở bên trong. Nếu tâm đã được xác định rõ ràng như thế rồi thì đó là sai lầm.

Kinh văn:

是故應知,汝言覺了能知之心,住在身外,無有是處 



tải về 9.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   85




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương