Ủy ban nhân dân tỉnh thanh hóa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.58 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu31.10.2017
Kích1.58 Mb.
#33943
  1   2   3   4   5   6




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 3916/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 11 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH


Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp

thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ


Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;



Căn cứ Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 18/4/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch ngành Thể dục Thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010; Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 23/6/2010 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển sự nghiệp Thể dục Thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số: 1390/TTr-SVHTTDL ngày 31/8/2011,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Thể dục Thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, theo các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH.

- Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hoá lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; trong đó, ngành văn hoá, thể thao và Du lịch giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao của Đảng và Nhà nước.

- Phát triển đồng bộ thể dục, thể thao trong trường học, trong lực lượng vũ trang, ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.

- Thực hiện xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao, kết hợp việc kinh doanh thể dục, thể thao với công tác cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về thể dục, thể thao.



II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH.

- Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, thể dục, thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh - thiếu niên. Tích cực phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng toàn dân.



- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển những môn thể thao thế mạnh của tỉnh, nâng cao thành tích thi đấu trong nước và quốc tế; giữ vững vị trí là một trong những trung tâm thể dục thể thao mạnh của vùng và cả nước.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH.

1. Thể dục, thể thao cho mọi người.

1.1. Thể dục, thể thao quần chúng.

- Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình thể dục, thể thao quần chúng: câu lạc bộ thể dục, thể thao, mô hình điểm về phát triển thể dục, thể thao quần chúng đối với những vùng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đặc thù.

- Bổ sung và ban hành mới các hướng dẫn thực hiện quy chế về tổ chức thi đấu, lễ hội thể thao, công tác phong danh hiệu, thể thao dân tộc và thể thao giải trí; hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu về phát triển thể dục, thể thao quần chúng.

- Khuyến khích phát triển các tụ điểm thể thao giải trí, các hình thức thể dục thể thao gắn với các hoạt động văn hoá, du lịch, lễ hội của địa phương; thành lập đội thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao ở từng khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tài chính phát triển thể dục thể thao. Có chính sách hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao đối với các đối tượng xã hội đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật.

- Tăng cường đầu tư xây dựng các sân chơi, bãi tập, công trình thể thao trong quần thể trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, cụm thôn - bản, thôn, bản.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên thể dục, thể thao quần chúng; Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cộng tác viên thể dục, thể thao cấp xã và thôn, làng, bản.

- Xây dựng mô hình điểm về cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thể dục, thể thao tại các thôn, bản và xã; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển thể dục, thể thao ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Lựa chọn một số trò chơi vận động dân gian để đề xuất đưa vào thi đấu chính thức trong hệ thống thi đấu giải thể thao; chú trọng bảo tồn và phát triển các môn võ cổ truyền dân tộc.

- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng phong trào “Thanh niên khoẻ”, “Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước”. Phát triển các giải thể thao truyền thống như Chạy việt dã, Bóng bàn, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng đá thanh, thiếu niên, nhi đồng... nhằm thu hút đông đảo lực lượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tham gia hoạt động thể dục thể thao. Phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức các giải thể thao, các hội thi Văn hoá - thể thao thanh thiếu niên, nhi đồng hàng năm.

- Xây dựng hệ thống giải thi đấu phù hợp đối với các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tỉnh có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo và cử vận động viên tham gia Đại hội thể thao người cao tuổi, người khuyết tật toàn quốc.

a) Giai đoạn 2011- 2015:

- Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 36% tổng dân số; có 26% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao; có 3500-3700 câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở.

- Số xã, phường, thị trấn có cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ thể dục thể thao đạt tỷ lệ 80-90%.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Phấn đấu số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 40-45% tổng dân số; có 30% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao; có 3800-4000 câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở.

- Số xã, phường, thị trấn có cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ thể dục thể thao đạt tỷ lệ 95-100%.

1.2. Giáo dục thể chất và phát triển thể dục, thể thao trong nhà trường.

- Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, kết hợp với thể dục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh. Xây dựng chương trình giáo dục thể chất kết hợp với giáo dục quốc phòng; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường.

- Thực hiện phát triển thể dục, thể thao trường học từ tiểu học đến Trung học phổ thông của tỉnh Thanh Hóa theo nội dung “Đề án tổng thể phát triển thể lực, người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030”.

- Xây dựng các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trường học; học sinh dành thời gian từ 2 - 3 giờ/tuần để tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao. Phát triển hệ thống thi đấu thể dục, thể thao giải trí thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương.

- Phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh hệ phổ thông và mầm non; đảm bảo 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục, thể thao; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện thể dục, thể thao, hướng dẫn viên thể dục, thể thao cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện khó khăn theo quy định của Nhà nước;

- Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng thể dục, thể thao trường học, thể chất và sức khỏe của học sinh theo định kỳ 5 - 10 năm/lần; ban hành chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ thể chất và sức khỏe học sinh.

- Tiến hành tuyển chọn và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho huấn luyện viên của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp đủ khả năng huấn luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao trọng điểm; thực hiện tuyển chọn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho trọng tài của các trường.

- Thành lập các Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học có từ 2-4 môn thể thao. Đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao tại các Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học bằng nguồn kinh phí của Nhà nước kết hợp một phần kinh phí của xã hội.

- Các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề tiếp tục đổi mới chương trình thể dục nội khoá trong theo hướng khuyến khích sinh viên chọn môn thể thao ưa thích. Khuyến khích sinh viên hoạt động thể thao ngoại khoá. Các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề xây dựng và tổ chức hệ thống thi đấu thể thao hàng năm.

a) Giai đoạn 2011- 2015:

- Phấn đấu 100% trường phổ thông thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khoá đạt; có 96-97% trường phổ thông tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá 2 lần/tuần; 80-85% học sinh sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo.

b). Giai đoạn 2016 - 2020:

- Phấn đấu 97-100% trường phổ thông tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá 2 lần/tuần; có 95-100% học sinh sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo.

1.3. Phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang.

- Kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức, biên chế, đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách thể dục, thể thao ở các cấp; Tăng cường kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức rèn luyện thể thao hàng ngày.

- Xây dựng các đơn vị giỏi về huấn luyện thể lực và hoạt động thể dục, thể thao; chú trọng đẩy mạnh luyện tập thể thao có tính đặc thù ở một số binh chủng; tổ chức định kỳ các hội thao quốc phòng và thi đấu thể dục, thể thao quần chúng.

- Phát triển hệ thống các câu lạc bộ thể dục, thể thao và dịch vụ thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ tiếp cận với hoạt động thể dục, thể thao. Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao phù hợp với điều kiện công tác của từng loại hình lực lượng vũ trang.



- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý thể dục thể thao, cơ sở vật chất, sân bãi và hoạt động thể dục, thể thao ở các đơn vị. Khuyến khích hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động thể dục thể thao tại các đơn vị lực lượng vũ trang.

- Phát triển các môn, các nội dung hoạt động thể dục, thể thao quốc phòng trong lực lượng vũ trang như: Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, các môn Võ...

- Phấn đấu duy trì số lượng cán bộ đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khoẻ đạt tỷ lệ 100%; đến năm 2020, số lượng môn thể thao trong lực lượng vũ trang phát triển đạt 8-14 môn.

2. Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.

- Giai đoạn 2011 - 2020, tập trung phát triển các môn thể thao có trong chương trình thi đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA GAMES), Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Đại hội Olympic. Tập trung nâng cao thành tích các môn thể thao mà vận động viên Thanh Hóa có thế mạnh.



- Thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp đạt được thành tích cao trong các đại hội, kỳ thi đấu thể dục thể thao trong nước và quốc tế. Các bộ môn thể thao thành tích cao có sự phát triển ổn định về số lượng và chất lượng. Xây dựng và phát triển 33 môn thể thao thành tích cao, chia thành 3 nhóm chính là nhóm các môn thể thao trọng điểm (loại I), nhóm các môn thể thao duy trì, từng bước nâng cao (loại II và III).

- Các môn thể thao trọng điểm (loại I) được ưu tiên đầu tư gồm có 11 môn: 1/Điền kinh; 2/ Bắn súng, 3/ Bơi, lặn, 4/ Judo, 5/ Penkcatsilat, 6/ Teakwondo, 7/ Vật, 8/ Cử tạ, 9/ Đua thuyền, 10/ Karatedo, 11/ Bóng đá.

- Môn thể thao loại II cần duy trì, chuẩn bị lực lượng VĐV để bổ sung cho môn thể thao trọng điểm loại I, gồm 12 môn: 1/ Wushu; 2/ Bóng chuyền; 3/ Cầu chinh; 4/ Cầu mây; 5/ Vovinam; 6/ Võ cổ truyền; 7/ Xe đạp; 8/ Đẩy gậy; 9/ Bắn cung; 10/ Muay Thái; 11/ Cờ vua; 12/ Cầu lông.

- Môn thể thao loại III cần duy trì, chuẩn bị lực lượng VĐV để bổ sung cho môn thể thao trọng điểm loại I và II, gồm 10 môn: 1/ Boxing; 2/ Dance Sport; 3/ Sport Aerobic; 4/ Bi sắt; 5/ Billard; 6/ Bắn đĩa bay; 7/ Bắn ná-nỏ; 8/ Bóng ném; 9/ Quần vợt; 10/ Bóng bàn.

- Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển nhóm các môn thể thao trọng điểm. Gửi những vận động viên xuất sắc tham gia tập huấn tại các Trung tâm thể thao lớn như Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia, Hà Nội, tập huấn tại nước ngoài.

- Đầu tư mua sắm các trang thiết bị tiên tiến phục vụ công tác tuyển chọn, tập luyện, thi đấu, chăm sóc sức khỏe cho lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao.

- Thành lập các Liên đoàn thể dục thể thao của các môn thể thao trọng điểm (nhóm I) để làm nòng cốt trong tất cả các hoạt động chuyên môn cũng như thu hút các nguồn lực, tài chính từ xã hội hoá để phát triển các môn.



- Xây dựng kế hoạch chi tiết phát triển cho từng môn thể thao trọng điểm nhóm I, nhóm II và nhóm III. Trong quá trình huấn luyện, thi đấu các môn thể thao, tuỳ theo thành tích của từng môn sẽ có sự điều chỉnh thứ hạng nhóm cho phù hợp.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép đăng cai Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2016; đăng cai Đại hội TDTT toàn quốc 2018; Định kỳ hàng năm đăng cai tổ chức 4-6 giải thi đấu thể thao khu vực và toàn quốc.

- Cử vận động viên tham dự Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc định kỳ 4 năm/lần; giải vô địch toàn quốc, giải vô địch tài năng trẻ, giải thi đấu của lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng toàn quốc ở các môn thể thao thành tích cao hàng năm; cử các vận động viên tham gia các giải thi đấu tại đấu trường thể thao khu vực Đông Nam Á, châu Á, và trên Thế giới.

- Phấn đấu giai đoạn 2011- 2015, thể thao thành tích cao Thanh Hóa đứng trong tốp 10 tại Đại hội Thể dục thể thao Toàn quốc; giai đoạn 2016- 2020 xếp thứ hạng tốp 5 tại Đại hội Thể dục thể thao Toàn quốc.



3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực.

3.1. Tổ chức bộ máy.

a) Cấp tỉnh:

- Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành thể dục thể thao cấp tỉnh giai đoạn 2010-2020 gồm có:

- Đơn vị quản lý nhà nước về thể dục thể thao: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Phòng nghiệp vụ thể dục thể thao; Phòng thể thao thành tích cao).

- Đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao: Khu Liên hợp Thể dục thể thao; Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ; Tr­êng Năng khiếu Thể dục thể thao (hoặc Trung tâm đào tạo vận động viên trực thuộc trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa); Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao.

b) Cấp huyện, thị xã, thành phố:

- Đơn vị quản lý nhà nước về thể dục thể thao: Phòng Văn hoá và Thông tin 27 huyÖn, thÞ x·, thµnh phè.

- Đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao: Trung tâm Văn hoá - Thể thao và 8 Trung tâm Thể dục thể thao đặt tại thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, huyện Ngọc Lặc, huyện Hoằng Hoá, huyện Thọ Xuân, huyện Vĩnh Lộc, huyện Tĩnh Gia và thành phố Thanh Hoá.

c) Cấp xã, phường, thị trấn:

- Trung tâm Văn hoá-Thể thao xã, phường, thị trấn.

3.2. Cán bộ, huấn luyện viên thể dục thể thao.

a) Cấp tỉnh:

- Tiếp tục chuẩn hoá và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, huấn luyện viên thể dục thể thao các cấp.

- Giai đoạn 2011 - 2015: Có 150 cán bộ, huấn luyện viên; trong đó có 80 cán bộ, huấn luyện viên thể thao cấp quốc gia và cấp tỉnh.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Có 160 cán bộ, huấn luyện viên; trong đó có 90 cán bộ, huấn luyện viên thể thao cấp quốc gia và cấp tỉnh.

b) Cấp huyện, thị xã, thành phố:

- Tại các Phòng Văn hóa và Thông tin, có tối thiểu 01 biên chế cán bộ chuyên trách quản lý về thể dục thể thao;

- Tại 8 Trung tâm Thể dục thể thao vùng, có tối thiểu 05 biên chế cán bộ chuyên trách thể dục thể thao;

- Tại 19 Trung tâm Văn hóa - Thông tin, có tối thiểu 2 - 3 biên chế cán bộ chuyên trách thể dục thể thao.

- Giai đoạn 2011 - 2015, cấp huyện, thị xã, thành phố có 105 cán bộ, huấn luyện viên thể dục thể thao, trong đó khối cán bộ quản lý nhà nước về thể dục thể thao có 27 người, khối cán bộ hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao có 78 người. - Giai đoạn 2016 - 2020, cấp huyện, thị xã, thành phố có 124 cán bộ, huấn luyện viên thể dục thể thao, trong đó khối cán bộ quản lý nhà nước về thể dục thể thao có 27 người, khối cán bộ hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao có 97 người.

c) Cấp xã, phường, thị trấn:

- Đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có 1 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách thể dục thể thao. Ở mỗi cụm dân cư, thôn có 1 cán bộ làm cộng tác viên thể dục thể thao.

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% số cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên ở cấp xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về thể dục thể thao; ở cụm dân cư, thôn bản đạt tỷ lệ 50%.

3.3. Lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao.

- Quy hoạch phát triển hệ thống đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao theo 4 tuyến:

+ Vận động viên tuyến I được đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh.

+ Vận động viên tuyến II được đào tạo tại Tr­êng năng khiếu Thể dục thể thao hoÆc Trung tâm đào tạo vận động viên trực thuộc Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Trung tâm Thể dục thể thao vùng.

+ Vận động viên tuyến III được đào tạo tại các lớp nghiệp dư của các Trung tâm TDTT, Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.

+ Vận động viên tuyến IV được đào tạo tại các đội tuyển các trường phổ thông gắn với hoạt động tập luyện ngoại khoá của học sinh.

- Xây dựng đội ngũ vận động viên kế cận các môn thể thao trọng điểm, và các môn thể thao duy trì, từng bước nâng cao ở 4 tuyến theo phân kỳ thời gian cụ thể như sau:

TT

Tuyến

Giai đoạn



VĐV tuyến 1, 2

VĐV tuyến 3

VĐV tuyến 4

1

Môn thể thao loại I: Gồm 11 môn




2011-2015

350 - 400

600 - 650

5000-6000




2016-2020

450-500

650 - 750

6000-7000

2

Môn thể thao loại II: Gồm 12 môn




2011-2015

250 - 275

350 - 400

2.200 -2.500




2016-2020

275 - 300

400 - 450

2.500 – 2.800

3

Môn thể thao loại III: Gồm 10 môn




2011-2015

200 - 225

250 - 350

1.800 – 2.000




2016-2020

225 - 250

350 - 400

2.000 – 2.200

4

Cộng 1 + 2 + 3













2011-2015

800 - 900

1.200-1.400

9.000 -10.500




2016-2020

950 - 1050

1.400-1.600

10.500-12.000

- Thực hiện tuyển chọn năng khiếu thể thao trên cơ sở các tiêu chí đánh giá tuổi sinh học và dự báo phát triển chiều cao thân thể (đối với các vận động viên từ 6 - 17 tuổi, đặc biệt từ 6 - 13 tuổi); đánh giá về hình thái học; đánh giá về hệ thần kinh; đánh giá về cơ chế năng lượng và khả năng chịu lượng vận động, hồi phục; đánh giá về sinh hoá máu; đánh giá về cấu tạo sợi cơ; đánh giá về khả năng tiếp thu kỹ thuật; đánh giá tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện đối với các vận động viên ®éi tuyÓn bãng ®¸ chuyªn nghiÖp; tăng cường phát triển hệ thống đào tạo c¸c tuyÕn vËn ®éng viªn trÎ thuéc Trung t©m ®µo t¹o bóng đá trẻ.

- Thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích sự đóng góp của lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao trong và ngoài tỉnh.




tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương