Hồ Văn Thống 1, Nguyễn Văn Đệ



tải về 494.81 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích494.81 Kb.
#57221
  1   2   3   4   5   6   7
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
tailieunhanh 4 6131


12
TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Hồ Văn Thống, Nguyễn Văn Đệ
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung
giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục 
phổ thông 2018
Hồ Văn Thống
1
, Nguyễn Văn Đệ*
2
1
Email: hvthong@dthu.edu.vn
*Tác giả liên hệ
2
Email: nvde@dthu.edu.vn
Trường Đại học Đồng Tháp
783 Phạm Hữu Lầu, Phường 6,
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp,
Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 quy định 
nội dung giáo dục địa phương sẽ trang bị cho học sinh 
những hiểu biết về nơi sinh sống nhằm bồi dưỡng cho 
học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận 
dụng những điều đã học, góp phần giải quyết những vấn 
đề của quê hương. Tuy vậy, một thách thức lớn đang 
được đặt ra từ năng lực tổ chức thực hiện nội dung giáo 
dục địa phương còn nhiều bất cập, khó khăn. Bài viết 
tiếp cận nghiên cứu để đề xuất định hướng xây dựng 
các mô hình triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa 
phương. Từ đó, các cơ sở giáo dục và giáo viên vận 
dụng trong tổ chức triển khai thực hiện nội dung giáo 
dục địa phương cho học sinh một cách phù hợp và hiệu 
quả nhất.
 Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài của 
tỉnh Đồng Tháp “Xây dựng và triển khai thử nghiệm 
các mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương 
cho học sinh tỉnh Đồng Tháp”, mã số 08/2021-ĐTXH.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các khái niệm
a. Khái niệm mô hình giáo dục
Tác giả Lê Thị Thúy Hằng, cho rằng: “Mô hình giáo 
dục là tập hợp những hoạt động hướng tới con người 
thông qua biện pháp tác động nhằm truyền đạt tri thức, 
rèn luyện kĩ năng và lối sống; bồi dưỡng tư tưởng và 
đạo đức cần thiết; giúp hình thành và phát triển năng 
lực, phẩm chất và nhân cách phù hợp với mục đích, 
mục tiêu, chuẩn bị cho đối tượng tham gia sản xuất và 
đời sống xã hội” [1].
Theo Nguyễn Hồng Thuận, Lê Thị Quỳnh Nga: 
“Những đặc thù mô hình giáo dục thể hiện qua các yếu 
tố: quy mô, cơ cấu, cơ chế hoạt động, hệ thống chính 
sách quản lí cơ sở vật chất. Thông thường, một mô hình 
giáo dục mới được đưa ra sau khi đã nghiên cứu, phân 
tích một cách đầy đủ cơ sở lí luận và nhu cầu thực tế, 
các điều kiện khả thi và hiệu quả sử dụng, làm điều kiện 
đưa vào thể nghiệm trong thực tiễn” [2].
Như vậy, mô hình giáo dục là tìm kiếm những mô 
hình phù hợp thông qua quá trình tác động liên tục 
có kế hoạch, có tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra với định 
hướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí trong 
hoạt động giáo dục bằng một hệ thống luật lệ, chính 
sách, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp cụ thể để 
quản lí hiệu quả mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, 
nội dung chương trình, phương pháp, hình thức giáo 
dục, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cho học sinh. 
b. Khái niệm hoạt động giáo dục địa phương
Hoạt động giáo dục là hoạt động chuyên biệt do giáo 
viên thực hiện theo phương thức nhà trường nhằm 
giúp người học lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm của xã 
hội loài người, tạo ra sự phát triển tâm lí và hình thành 
nhân cách. Cần phân biệt giáo dục trong đời sống hàng 
ngày và hoạt động giáo dục do giáo viên thực hiện theo 
phương thức nhà trường.
Hoạt động giáo dục địa phương là thông qua các 

tải về 494.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương