Hồ Văn Thống 1, Nguyễn Văn Đệ



tải về 494.81 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích494.81 Kb.
#57221
1   2   3   4   5   6   7
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
tailieunhanh 4 6131
TÓM TẮT:
 Nội dung giáo dục địa phương được áp dụng và triển khai thực hiện 
từ năm học 2020 - 2021 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Trong đó, 
cơ sở giáo dục và giáo viên của trường chịu trách nhiệm chính về giáo dục địa 
phương cho học sinh. Từ thực tiễn trong giáo dục hiện nay, tác giả nhận thấy, 
để các trường học có thể tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục địa phương 
theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì việc nghiên cứu xây dựng mô 
hình triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương sẽ góp phần giúp các 
cơ sở giáo dục, giáo viên vận dụng trong tổ chức triển khai hoạt động giáo dục 
địa phương cho học sinh một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Bài viết tiếp cận 
nghiên cứu để đề xuất định hướng xây dựng các mô hình triển khai nội dung 
giáo dục địa phương với mục tiêu, phương pháp, hình thức, quy trình thực hiện 
cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
TỪ KHÓA:
 Mô hình, giáo dục địa phương, Chương trình Giáo dục phổ thông.
Nhận bài 16/02/2022 Nhận bài đã chỉnh sửa 10/3/2022 Duyệt đăng 15/4/2022.
DOI: https://doi.org/10.15625/2615-8957/12210402


13
Tập 18, Số 04, Năm 2022
Hồ Văn Thống, Nguyễn Văn Đệ
phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động 
trải nghiệm, dự án học tập tích cực để lựa chọn chủ đề 
thiết thực gắn với tình hình kinh tế, chính trị, lao động, 
sản xuất, văn hoá địa phương. Đồng thời, hoạt động 
giáo dục địa phương là thiết kế các mạch nội dung gắn 
liền với những lĩnh vực, chủ đề, được biên soạn theo 
hướng mở, linh hoạt; kết nối với các môn học và hoạt 
động giáo dục khác để có thể điều chỉnh cho phù hợp 
với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương, nhằm đáp 
ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 
2.2. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
a. Quan điểm nghiên cứu
Tiếp cận quan điểm hệ thống: Hoạt động giáo dục 
địa phương cho học sinh là các quan hệ giữa người dạy 
và người học; giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, 
phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục; sự thay đổi 
một yếu tố sẽ kéo theo thay đổi các yếu tố khác. Đồng 
thời, hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh chịu 
sự chi phối trực tiếp, thường xuyên của môi trường học 
tập và đến lượt mình, kết quả giáo dục địa phương lại 
phục vụ cho quá trình học tập của học sinh [3].
- Tiếp cận quan điểm phát triển: Tính khách quan của 
hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh được quy 
định bởi sự phát triển của nhận thức ở mỗi học sinh; 
phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trở thành 
động lực thúc đẩy sự phát triển quá trình học tập. Đồng 
thời, quá trình giáo dục địa phương cho học sinh luôn 
luôn vận động và phát triển, cần có sự kế thừa và dự báo 
tương lai; đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới giáo dục và 
thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Do 
vậy, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông 
qua nội dung giáo dục địa phương không thể không cân 
nhắc đến sự kế thừa và dự báo cho quá trình phát triển 
bền vững.
Tiếp cận quan điểm hoạt động: Phẩm chất và năng 
lực của học sinh được biểu hiện qua hoạt động; những 
biểu hiện của quá trình và sản phẩm hoạt động được 
xem là những căn cứ để đánh giá phẩm chất và năng lực 
của học sinh. Do vậy, phát triển phẩm chất và năng lực 
của học sinh thông qua nội dung giáo dục địa phương 
cần được dựa trên các căn cứ về hoạt động, coi trọng và 
đề cao hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh [4].
Tiếp cận quan điểm thực tiễn: Phát triển phẩm chất 
và năng lực của học sinh cần được thỏa mãn đáp ứng 
nhu cầu của người học, của nhu cầu thực tế về yêu cầu 
tổ chức triển khai nội dung giáo dục địa phương hiện 
nay nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ 
thông 2018.

tải về 494.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương