Hồ Văn Thống 1, Nguyễn Văn Đệ



tải về 494.81 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích494.81 Kb.
#57221
1   2   3   4   5   6   7
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
tailieunhanh 4 6131
b. Yêu cầu về nội dung của mô hình
Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về 
Chương trình Giáo dục phổ thông, trong đó nội dung 
giáo dục địa phương là hoạt động giáo dục bắt buộc: 
“Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ 
bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế xã 
hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương bổ sung 
cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong 
cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết 
về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê 
hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học 
để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” 
[8]. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định 
cụ thể nội dung giáo dục địa phương mà sẽ theo hướng 
mở, một chương trình đảm bảo mặt bằng đại trà song 
vẫn dành cho những địa phương có điều kiện để có nội 
dung phát triển hơn, phù hợp cho học sinh ở mỗi địa 
phương; nghĩa là: “Học sinh dựa trên sự huy động tổng 
hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục 
khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, 
gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và 
hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ 
chức của nhà giáo dục”
 [8]. Theo đó, mỗi mô hình triển 
khai hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh cần 
có nội dung trọng tâm là sự kiện, nhân vật, di tích lịch 
sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội, ẩm thực với các hình 
thức, các phương pháp sử dụng điển hình, phù hợp. 
Đồng thời, phải bảo đảm những định hướng cốt lõi về 
nội dung giáo dục địa phương; phản ánh được tính đặc 
thù về văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc 
phòng của địa phương; bảo đảm tính hệ thống, tính đa 
dạng và phong phú; bảo đảm tính thực tiễn, chính xác 
và triển khai hiệu quả tại địa phương.
c. Hình thức triển khai mô hình
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh 
giữ vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải nội 
dung giáo dục địa phương cũng như thu hút học sinh 
tham gia hoạt động. Những hình thức chủ yếu được sử 
dụng để tổ chức triển khai thực hiện nội dung giáo dục 
địa phương cho học sinh là: 1/ Tích hợp nội dung giáo 
dục địa phương vào các môn học như Lịch sử, Địa lí, 
Giáo dục công dân… 2/ Hội thi, là cách thức tổ chức 
thi đấu, tranh tài có tổ chức với sự tập hợp số đông học 
sinh nhằm đạt được mục tiêu về nội dung giáo dục địa 
phương; 3/ Giao lưu, là sự gặp gỡ với các nhân chứng 
lịch sử, các nhân viên khu di tích lịch sử, viện bảo tàng 
để học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông 
tin về giáo dục địa phương một cách trực tiếp nhất; 
4/ Công tác chủ nhiệm là hình thức mang tính tổng 
Hồ Văn Thống, Nguyễn Văn Đệ


15
Tập 18, Số 04, Năm 2022
hợp, có thể lồng ghép nhiều nhất nội dung giáo dục 
địa phương cho học sinh; 5/ Thông qua sinh hoạt tập 
thể (sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp,…) là hình thức 
huy động được nhiều học sinh tham gia nhất trong các 
hình thức. Ở hình thức này, thông thường người điều 
hành là Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm 
lớp; 6/ Thông qua sinh hoạt truyền thống nhân các 
ngày lễ lớn trong năm, các chủ điểm tháng, hình thức 
này gắn liền với các ngày lễ kỉ niệm trong năm như 
Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02 tháng 9, Giải 
phóng Miền Nam 30 tháng 4, ngày Thương binh liệt 
sĩ 27 tháng 7; 7/ Thông qua các hoạt động ngoại khóa, 
dã ngoại, về nguồn, là hình thức giáo dục mà học sinh 
vừa được học tập thực tế, vừa có cơ hội giao lưu và 
vui chơi với nhau để các em hiểu rõ các giá trị truyền 
thống của địa phương mình [9].
Theo đó, các trường học sẽ chủ yếu thông qua hoạt 
động trải nghiệm để tổ chức trong và ngoài lớp học, 
trong và ngoài trường học với quy mô nhóm, lớp học, 
khối lớp hoặc quy mô trường; bằng các hình thức tổ 
chức chủ yếu: thực hành nhiệm vụ ở nhà, sinh hoạt tập 
thể (sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; sinh hoạt Sao Nhi 
đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn 
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp 
Thanh niên Việt Nam,…); đồng thời, triển khai theo 
dự án, làm việc nhóm, trò chơi, giao lưu, diễn đàn, hội 
thảo, tổ chức sự kiện, câu lạc bộ, cắm trại, tham quan, 
khảo sát thực địa, thực hành lao động, hoạt động thiện 
nguyệnMuốn vậy, các trường học phải quyết định lựa 
chọn những nội dung, hình thức hoạt động nào trong 
chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường và 
địa phương. Đồng thời, tùy từng hoạt động cụ thể, giáo 
viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên môn học, cán 
bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, 
cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động này. Mặt 
khác, cần nhận thức sâu sắc rằng, hoạt động trải nghiệm 
không phải là môn học mà là một hoạt động giáo dục; 
do đó, sẽ không có sách giáo khoa (dành cho học sinh) 
mà chỉ có tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt 
động này. Vì vậy, giáo viên ở trường học sẽ phải thực 
hiện một số chủ đề tích hợp, tổ chức hoạt động ngoài 
giờ lên lớp theo phương pháp mới. 
d. Phương pháp triển khai mô hình
Để đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực của học 
sinh, cần vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp 
giáo dục tích cực, hiện đại của cả hai mảng giáo dục 
của địa phương và dạy học lịch sử và địa lí trong quá 
trình tổ chức mô hình tích hợp; theo đó: 1/ Giáo viên sẽ 
sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống: thuyết 
trình, vấn đáp, sử dụng tài liệu, trực quan, thực hành, ôn 
tập, luyện tập; cụ thể, giáo viên và học sinh trò chuyện 
với nhau, trao đổi ý kiến với nhau về một câu chuyện, 
dùng lời nói để giải thích, hướng dẫn các em về vấn đề 
liên quan nội dung giáo dục địa phương; 2/ Sử dụng 
phương pháp dạy học hiện đại: dạy học tình huống, 
dự án và nhiều kĩ thuật dạy học động não, tia chớp, 
bể cá, bản đồ tư duy; 3/ Phương pháp giáo dục: đàm 
thoại, giảng giải, kể chuyện, nêu gương, tập luyện, rèn 
luyện, bùng nổ sư phạm, thi đua, khen thưởng [10]. Cụ 
thể, dùng tấm gương sáng của các nhân vật lịch sử để 
giáo dục học sinh, gây hứng khởi, sự cạnh tranh và kích 
thích tốt nhất để học sinh tham gia hoạt động, đồng thời 
thể hiện sự đánh giá tích cực của nhà trường, của giáo 
viên đối với kết quả giáo dục của học sinh. Qua đó, các 
em cảm thấy hài lòng, phấn khởi, có thêm nghị lực, tự 
tin với việc rèn luyện của mình. 
e. Điều kiện, phương tiện phục vụ triển khai mô hình
Triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương 
cho học sinh sẽ thành công khi nhận được sự quan tâm 
của các cấp quản lí giáo dục, chính quyền địa phương, 
ban quản lí các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, 
các trung tâm văn hóa, bảo tàng, đồng thời cần nhận 
được sự ủng hộ, giúp đỡ và tham gia tích cực của phụ 
huynh học sinh. Mặt khác, để sử dụng có hiệu quả các 
phương tiện giáo dục, trong quá trình tổ chức triển khai 
thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh, 
các trường học cần tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện 
để học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh 
kiến thức từ các phương tiện giáo dục về lịch sử và địa 
lí; nhằm giúp học sinh vừa có được kiến thức, vừa được 
rèn luyện các kĩ năng và biết cách thức vận dụng kiến 
thức lịch sử và địa lí vào thực tiễn. Theo đó, các phương 
tiện cần trang bị cho các trường học sẽ là: Phương tiện 
ghi âm, ghi hình (máy chiếu, máy ảnh, máy quay phim); 
Video clip về các nội dung giáo dục (phần mềm công 
nghệ và tư liệu của internet); Dụng cụ để phục vụ hoạt 
động tập thể (loa đài, ampli); Đồ dùng để thực hành 
(các công cụ mô phỏng hoàn cảnh lịch sử và địa lí, các 
trang phục truyền thống và các trang phục của các nhân 
vật lịch sử, danh lam, thắng cảnh, khu di tích, bảo tàng, 
hiện vật, chứng cứ lịch sử, tài liệu, sách tham khảo về 
lịch sử và địa lí của địa phương).
Chúng tôi cho rằng, các phương tiện, điều kiện đầu 
tư càng đầy đủ sẽ càng thuận lợi để tổ chức triển khai 
thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh. 
Các trường học cần tuân thủ khi sử dụng phải đảm bảo 
tính đúng nơi, đúng lúc, theo quy trình kĩ thuật để đem 
lại hiệu quả cao. Các đồ vật, phương tiện, công cụ khác 
mà giáo viên và học sinh sưu tầm, tự thiết kế, sáng tạo, 
rất cần được khuyến khích để tiến hành hoạt động giáo 
dục; đặc biệt, từ nguồn xã hội hóa từ các cơ quan, ban 
ngành, doanh nghiệp.
f. Quy trình tổ chức triển khai mô hình thực hiện 
nội dung giáo dục địa phương cho học sinh (xem Sơ 
đồ 1).
Hồ Văn Thống, Nguyễn Văn Đệ


16
TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
 
Bước 1. Xác định chủ đề thực hiện nội 
dung giáo dục địa phương 
Bước 2. Lập và phê duyệt kế hoạch tổ 
chức triển khai mô hình 
Bước 3. Kịch bản chi tiết chương trình
Bước 4. Phổ biến kế hoạch trong đội ngũ 
sư phạm nhà trường, trong học sinh và 
phụ huynh học sinh 
Bước 5. Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 6. Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn 
thiện mô hình 

tải về 494.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương