Hồ Văn Thống 1, Nguyễn Văn Đệ



tải về 494.81 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu16.04.2024
Kích494.81 Kb.
#57221
1   2   3   4   5   6   7
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 1495082
tailieunhanh 4 6131
b. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Hệ thống 
hóa và phân tích lí luận về mô hình giáo dục, lấy ý kiến 
chuyên gia về phương pháp và tổ chức hoạt động giáo 
dục. Đặc biệt, nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá 
thực trạng triển khai nội dung giáo dục địa phương ở 
cấp Tiểu học từ đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và triển 
khai nội dung giáo dục địa phương cho học sinh tiểu 
học đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ 
thông mới” thuộc Chương trình Khoa học và Công 
nghệ cấp Bộ, mã số: B2020.SPD.01. 
2.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục địa phương đáp 
ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Hoạt động giáo dục trong nhà trường là hoạt động do 
giáo viên thực hiện nhằm giúp người học lĩnh hội tri 
thức, kinh nghiệm của xã hội loài người, tạo ra sự phát 
triển tâm lí và hình thành nhân cách cho người học. 
Hoạt động giáo dục được thực hiện trong một thiết chế 
chuyên biệt, đó là nhà trường. Ở đó, có tổ chức bộ máy, 
có mục tiêu, nội dung, chương trình đã được chọn lọc 
tối ưu phù hợp với từng lứa tuổi, có cơ sở vật chất, tài 
chính riêng phù hợp với điều kiện địa phương, có đội 
ngũ giáo viên, cán bộ quản lí được đào tạo bài bản và có 
kinh nghiệm quản lí, điều hành nhà trường.
Hoạt động giáo dục địa phương nhằm góp phần thực 
hiện mục tiêu giáo dục phổ thông về những vấn đề cơ 
bản hoặc thời sự thuộc lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa 
lí, kinh tế - xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa 
phương để bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc 
chung thống nhất trong cả nước; từ đó trang bị cho học 
sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho 
học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận 
dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những 
vấn đề của quê hương, qua đó hình thành lòng yêu quê 
hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào cho học sinh. Cụ thể 
như sau: 
1/Về phẩm chất, nhằm phát triển tình yêu, niềm 
tự hào, sự gắn bó với quê hương, với cộng đồng địa 
phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của 
sự gắn kết, hòa nhập với cộng đồng, sẵn sàng tham gia 
đóng góp xây dựng quê hương và cộng đồng; có ý thức 
giữ gìn truyền thống quê hương, phát huy tiềm lực và 
thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kĩ 
năng đã học để góp phần giải quyết các vấn đề của địa 
phương; chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp;
2/ Về năng lực, nhằm giúp học sinh có hiểu biết cơ 
bản các vấn đề văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lí, 
kinh tế, hướng nghiệp; về chính trị - xã hội, môi trường 
của bản làng, xã, huyện, tỉnh, khu vực nơi mình sinh 
sống; từ đó, phát triển tình yêu, niềm tự hào về quê 
hương, gắn bó với cộng đồng địa phương; ý thức được 
vai trò của bản thân và ý nghĩa của gắn kết, hòa nhập 
với cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng 
quê hương và cộng đồng; có ý thức giữ gìn truyền thống 
quê hương, phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, 
vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để góp 


14
TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
phần giải quyết những vấn đề của địa phương; chuẩn bị 
cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp [5].
2.4. Đề xuất các thành tố của mô hình thực hiện nội dung 
giáo dục địa phương cho học sinh
a. Mục tiêu của mô hình
Tại công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 15 tháng 
9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên 
soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương trong 
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực 
hiện từ năm học 2020 - 2021, sẽ có sự tham gia của 
các chuyên gia, cán bộ khoa học, công nghệ, các nhà 
hoạt động văn hóa, nghệ sĩ và nghệ nhân tiêu biểu am 
hiểu về địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc 
biên soạn tài liệu giáo dục địa phương hiện nay của các 
tỉnh/thành phố đang thực hiện có phần “máy móc” và 
“rập khuôn”, giống như nội dung giáo dục chính khóa 
(phân theo môn, bài cụ thể với cách dạy học được định 
hướng trong sách giáo viên). Do vậy, trong quá trình 
dạy học, giáo viên và học sinh sẽ bị “đóng khung” trong 
nội dung, kiến thức của tài liệu, độ “mở” của tài liệu 
chắc chắn sẽ có nhưng chưa đủ “rộng” và phù hợp với 
thực tế của các địa phương trong từng tỉnh, thành phố
 
[6]. Do vậy, cần quan niệm đầy đủ rằng, học sinh vừa 
là chủ thể, vừa là trung tâm của mô hình triển khai thực 
hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh; đặc 
biệt, chú trọng vai trò chủ đạo của giáo viên và tính tự 
giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh với môi 
trường cũng như các điều kiện để triển khai thực hiện 
nội dung giáo dục địa phương hiệu quả. Theo đó, nội 
dung giáo dục địa phương cho học sinh là thông qua 
hoạt động trải nghiệm và cùng với tích hợp nội dung 
giáo dục địa phương vào hoạt động dạy học để hình 
thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một 
số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: 
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định 
hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến 
động trong cuộc sống và các kĩ năng sống khác. Vì thế, 
các mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương sẽ 
tập trung vào mục tiêu góp phần phát triển cho học sinh 
về 5 phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, 
trung thực, trách nhiệm; đồng thời hình thành và phát 
triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: năng lực 
tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực 
giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực chuyên 
môn: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và 
xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất; đồng thời 
phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của 
học sinh. Nghĩa là, mỗi mô hình hoạt động đều phải giải 
quyết được trọn vẹn một nội dung nào đó do nhu cầu 
giáo dục địa phương đặt ra, hiển nhiên phải hướng đến 
hình thành năng lực mới cho học sinh, nếu không sẽ 
không giải quyết được mục đích đã quy định, trong đó, 
cần quán triệt nguyên tắc: “Hoạt động nào cũng phải có 
động cơ, hành động nào cũng có mục đích, thao tác nào 
cũng phải có phương tiện” [7].

tải về 494.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương