Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền



tải về 55.54 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích55.54 Kb.
#16944
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



QUY CHẾ VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền,

đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

( Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 03 tháng 02

năm 2010 của Ban Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định điều kiện, yêu cầu, quy trình và chấm điểm tiểu luận cuối khóa.



Điều 2: Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính) tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.



Chương II

ĐIỀU KIỆN VÀ QUY TRÌNH VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

Điều 3. Điều kiện viết tiểu luận

Học viên phải học đủ các phần học trong chương trình và kết quả học tập đạt trung bình trở lên.



Điều 4. Quy trình tổ chức viết tiểu luận

1. Trước khi kết thúc khóa học 02 tháng, nhà trường thông báo danh sách dự kiến học viên đủ điều kiện viết tiểu luận cuối khóa.

2. Sau khi phòng đào tạo công bố danh sách dự kiến học viên đủ điều kiện viết tiểu luận cuối khóa, học viên có trách nhiệm tự chọn đề tài phù hợp với lĩnh vực công tác và viết đề cương.

3. Căn cứ vào nội dung, đề cương mà học viên đăng ký viết tiẻu luận cuối khóa, nhà trường phân công giảng viên hướng dẫn.



Điều 5. Giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa

1. Giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm giúp học viên xây dựng và hoàn thành đề cương, cách sưu tập số liệu, cách giới thiệu các tài liệu tham khảo, hướng đi thực tế, thực tập, góp ý kiến về cách viết, cách trình bày, sửa đổi, bổ sung nội dung để hoàn thiện bản tiểu luận cuối khóa.

2. Trong một khóa học, 01 giảng viên hướng dẫn không quá 05 học viên/01 lớp.

Chương III

YÊU CẦU CỦA VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

Điều 6. Yêu cầu về nội dung

1. Cuối khóa học, nhà trường tổ chức cho học viên viết tiểu luận cuối khóa. Tiểu luận cuối khóa là một bài viết ngắn gọn nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, giúp học viên rèn luyện phương pháp vận dụng lý luận, liên hệ thực tiễn và đưa ra những giải pháp, kiến nghị trong công tác.

2. Tiểu luận cuối khóa là sự vận dụng những tri thức đã được học để giải quyết một vấn đề lý luận và thực tiễn.

3. Tiểu luận cuối khóa phải thể hiện được khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của học viên.

4. Nội dung tiểu luận cuối khóa tập trung vào các mặt công tác như : công tác xây dựng Đảng cơ sở, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, hoạt động của tố chức đoàn thể, lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa mới ở cơ sở, giải quyết những tình huống trong lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ; đề án công tác vv…ở cơ sở.

Điều 7. Yêu cầu về hình thức

1. Tiểu luận cuối khóa được đánh máy vi tính trên khổ giấy A4, dài từ 15 đến 20 trang, theo mẫu do nhà trường quy định, hướng dẫn.

2. Mỗi tiểu luận được làm thành 03 bản. Một bản học viên giữ, một bản gửi về cơ quan, đơn vị cử đi học và một bản gửi về phòng đào tạo của trường.

Chương IV

ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

Điều 8. Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa

1. Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa do Hiệu trưởng quyết định thành lập.

2. Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa gồm:

a) 01 Chủ tịch Hội đồng là 01 đồng chí trong Ban Giám hiệu.

b) 01 Thư ký Hội đồng là trưởng hoặc phó trưởng phòng đào tạo.

c) Các ủy viên là giảng viên được phân công chấm tiểu luận.

3. Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa có nhiệm vụ phân công các ủy viên chấm tiểu luận, xem xét, đánh giá kết quả các tiểu luận đã chấm. Tiểu luận được chấm 2 vòng.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành

1. Các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

2. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ./.
GIÁM ĐỐC
( Đã ký)
Lê Hữu Nghĩa


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

________
 Số: 08/HD-HVCTQG

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014 

HƯỚNG DẪN

Viết tiểu luận cuối khóa và thi tốt nghiệp Chương trình đào tạo

Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

____________________ 

Ngày 21-4-2014, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG). Do sự thay đổi của Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa và thi tốt nghiệp của Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính như sau:

I. VỀ VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

1. Tỷ lệ học viên viết tiểu luận cuối khóa

Mỗi lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính được tối đa 20% số học viên viết tiểu luận cuối khóa, lấy từ cao xuống thấp theo điểm trung bình của các phần học.



2. Điều kiện viết tiểu luận cuối khóa

- Học viên phải hoàn thành các phần học trong chương trình và trong thời gian học tập không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

- Điểm trung bình các phần học phải đạt từ 7,0 điểm trở lên, không có phần học nào dưới 6,0 điểm.

3. Quy trình, yêu cầu, đánh giá tiểu luận cuối khóa

Thực hiện theo Quy chế viết tiểu luận cuối khóa ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03-2-2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).



II. VỀ THI TỐT NGHIỆP

  1. Điều kiện thi tốt nghiệp

- Học viên phải hoàn thành các phần học trong chương trình và trong thời gian học tập không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

- Điểm trung bình các phần học phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

- Trường hợp học viên đủ điều kiện viết tiểu luận cuối khóa, nhưng có nguyện vọng thi tốt nghiệp thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ nhiệm lớp, lãnh đạo Phòng Đào tạo và được Hiệu trưởng đồng ý.

2. Hình thức và số lượng bài thi tốt nghiệp

- Thi tốt nghiệp theo hình thức tự luận với 03 bài thi thuộc 03 khối kiến thức trong chương trình đào tạo.

- Học viên không được sử dụng tài liệu trong phòng thi.

3. Thời gian thi tốt nghiệp

Thời gian thi tốt nghiệp là 180 phút/một bài thi (không kể thời gian chép, phát đề).



4. Nội dung thi tốt nghiệp

Nội dung thi tốt nghiệp thuộc 03 khối kiến thức sau:

a) Khối kiến thức “Những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” ra 06 đề tương ứng 06 nội dung:

- Triết học Mác-Lênin.

- Kinh tế chính trị Mác-Lênin.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Lý luận về Đảng Cộng sản.

- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

b) Khối kiến thức “Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước, pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội” ra 03 đề thi tương ứng 03 phần học sau:

- Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa.

- Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước.

- Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

c) Khối kiến thức “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân” ra 03 đề tương ứng 03 phần học.

- Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

- Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở.

- Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở.

5. Quy trình ra đề thi tốt nghiệp

- Khoa phụ trách giảng dạy phần học nào ra đề và đáp án của phần học đó; trường hợp có khoa chủ trì và khoa phối hợp cùng giảng dạy một phần học thì khoa chủ trì cùng với khoa phối hợp thống nhất ra đề thi và đáp án của phần học đó. Mỗi phần học ra 2 đề, mỗi đề có từ 2-3 câu hỏi.

- Mỗi đề thi có một đáp án, nêu rõ những nội dung cần trả lời, có biểu điểm cho từng nội dung cụ thể. Biểu điểm được chi tiết đến 0,25 điểm.

- Đề thi và đáp án gửi về Ban Giám hiệu trước khi thi 30 ngày để Ban Giám hiệu lựa chọn và quyết định.

- Đề thi tốt nghiệp thực hiện theo chế độ bảo mật.

6. Tổ chức thi tốt nghiệp

a. Thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp

- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp gồm Chủ tịch, Thư ký, Ban coi thi, Ban chấm thi, Tổ làm phách.

- Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc 1 Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng phân công.

- Thư ký Hội đồng là 1 đồng chí lãnh đạo Phòng Đào tạo.

- Các Ủy viên Hội đồng là cán bộ, giảng viên của các khoa, phòng.

b. Nhiệm vụ của Hội đồng thi tốt nghiệp

- Xây dựng nội quy thi.

- Niêm yết danh sách học viên dự thi.

- Phổ biến nghiệp vụ coi thi, chấm thi.

- Coi thi.

- Chấm thi, lên điểm, công bố điểm thi.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có).

c. Coi thi

- Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp bốc thăm tại Hội đồng thi để chọn đề thi tốt nghiệp.

- Việc bố trí coi thi thực hiện theo Khoản 1 Điều 11 của Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03-02-2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

d. Chấm thi

Mỗi bài thi tốt nghiệp phải có 02 giám khảo chấm. Điểm của một bài thi là điểm trung bình của 02 giám khảo chấm. Nếu điểm của 02 giám khảo chấm lệch nhau từ 2,0 điểm trở lên thì Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp chỉ định 02 giám khảo khác trong Ban chấm thi chấm lại và Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp quyết định cuối cùng.

đ. Thanh tra thi

Thanh tra thi tốt nghiệp là Thanh tra giáo dục hoặc 1-2 cán bộ, giảng viên do Hiệu trưởng quyết định. Thanh tra thi tốt nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: cùng kiểm tra niêm phong đề thi; thanh tra trong và ngoài phòng thi, xử lý những trường hợp vi phạm quy chế thi thuộc thầm quyền (trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo để Chủ tịch Hội đồng thi quyết định); thanh tra việc chấm thi; thanh tra việt xét xếp loại tốt nghiệp; thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.



7. Tính điểm thi tốt nghiệp

- Điểm thi tốt nghiệp là điểm trung bình của 03 bài thi, trong đó không có bài thi nào dưới 5,0 điểm. Trường hợp cả 03 bài thi đều dưới 5,0 điểm thì trượt tốt nghiệp.

- Điểm thi tốt nghiệp được tính hệ số 3 để xếp loại học tập toàn khóa học.

8. Tổ chức thi lại

- Bài thi nào dưới 5,0 điểm thì học viên phải thi lại bài đó.

- Thời gian thi lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp. Trường hợp học viên có nguyện vọng thi lại với khóa sau thì phải báo cáo với lãnh đạo Phòng Đào tạo và được Hiệu trưởng đồng ý.

- Hội đồng thi lại do Hiệu trưởng quyết định. Quy trình tổ chức thi lại thực hiện như mục 6 của Hướng dẫn này.

- Học viên được thi lại 01 lần. Nếu bài thi lại vẫn không đạt 5,0 điểm trở lên thì trượt tốt nghiệp.

- Kinh phí tổ chức thi lại do người thi lại chịu trách nhiệm.

- Xếp loại tốt nghiệp đối với học viên phải thi lại theo Khoản 2 Điều 15 Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03-02-2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

- Người trượt tốt nghiệp được bảo lưu kết quả học tập 01 năm. Nếu có nguyện vọng thi lại tốt nghiệp với khóa sau thì phải có đơn xin thi lại tốt nghiệp, được thủ trưởng cơ quan cử đi học cho phép và Hiệu trưởng đồng ý.



9. Cách tính giờ chuẩn cho cán bộ, giảng viên ra đề thi và tham gia Hội đồng thi tốt nghiệp

- Tính giờ chuẩn cho Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp như Chủ tịch Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa.

- Tính giờ chuẩn cho Thư ký Hội đồng thi tốt nghiệp như Thư ký Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa.

- Tính giờ chuẩn cho cán bộ, giảng viên tham gia tổ chức thi tốt nghiệp như ra đề, coi thi, chấm thi… theo Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 9 Quy chế giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03-02-2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).



10. Lưu bài thi và kết quả thi tốt nghiệp

Lưu bài thi và kết quả thi tốt nghiệp thực hiện theo Điều 16, Điều 17 của Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG ngày 03-02-2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).



11. Hiệu lực của Hướng dẫn

Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 02/HD-HVCT-HCQG ngày 13-3-2013 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và có hiệu lực từ ngày 1-8-2014.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các trường tập hợp ý kiến và gửi về Học viện (qua Vụ Các trường chính trị) để chỉnh sửa, bổ sung./. 

 


Nơi nhận:
- Ban Giám đốc (để báo cáo);
- Ban Giám hiệu các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường Bộ, ngành (để thực hiện);
- Vụ Các trường chính trị;
- Lưu: VT.


KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
 
(đã ký)

Trương Thị Thông


















Каталог: vi-VN -> bannganh -> truongdtcbNVC -> Lists
bannganh -> TỈnh uỷ quảng ninh ban tuyên giáO
bannganh -> Tên đơn vị kinh doanh: CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bannganh -> Ban tuyên giáo số 06 hd/tg đẢng cộng sản việt nam
bannganh -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
bannganh -> Nghệ thuật quân sự việt nam qua chiến thắng trên sông bạch đẰng năM 1288
bannganh -> CỤc tuyên huấn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bannganh -> Di tích am mộc cảo thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều
bannganh -> HỌc tập và LÀm theo tấm gưƠng đẠO ĐỨc hồ chí minh về trung thựC, trách nhiệM; GẮn bó VỚi nhân dâN; ĐOÀn kếT, XÂy dựNG
bannganh -> ĐỀ CƯƠng tuyên truyền kỷ niệM 50 NĂm ngày truyền thống đÁnh thắng trậN ĐẦu của hải quân nhân dân việt nam
Lists -> KỶ niệM 65 NĂm ngày chủ TỊch hồ chí minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốC 11/6/1948 – 11/6/2013 chủ TỊch hồ chí minh vớI “LỜi kêu gọi thi đua ái quốC”

tải về 55.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương