Di tích am mộc cảo thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều



tải về 18.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích18.75 Kb.
#6364
DI TÍCH AM MỘC CẢO

Thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều

Di tích Am Mộc Cảo nay nằm bên tả ngạn suối Phủ Am Trà, thuộc địa phận thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều; là nơi Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu tu hành khổ hạnh trong 10 năm cuối đời để trông nom lăng tẩm của chồng mình là đức vua Trần Anh Tông. Hiện nay am Mộc Cảo chỉ còn là phế tích.

Thuận Thánh Bảo Từ là Hoàng hậu của vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) và là thân mẫu của vua Trần Minh Tông (1314 - 1329). Bà vốn là con gái của Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng, tức cháu nội của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Bà sinh năm nào không rõ, chỉ biết mất vào tháng 7 năm Canh Ngọ (1330). Bình sinh, bà là người đức độ, rất được người đương thời kính trọng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng: "Thái hậu nhân từ. Các con của Anh Tông, dù là do vợ thứ sinh ra, Bà cũng rất yêu dấu, chăm sóc như con mình. Công chúa Huệ Chân được Anh Tông yêu quý, Thái hậu cũng rất yêu nàng. Công chúa Thiên Chân là con đẻ của Thái hậu, nhưng khi được ban thức gì thì bà cho Huệ Chân trước, sau mới đến Thiên Chân. Anh Tông mất, Thái hậu càng chăm sóc Huệ Chân hơn trước. Đến như đối xử với các cung tần cũng rất thịnh tình, như nữ quan trong cung là Vương thị (mẹ đẻ của Huệ Chân), được Vua (Anh Tông) yêu mà có thai, Thái hậu đã lấy cả Song Hương Đường (phòng ngủ của chính Thái hậu) cho làm nơi sinh nở. Vương thị sanh xong thì mất. Cung nhân ngầm tâu với Thượng hoàng (Anh Tông) là Thái hậu giết Vương thị, nhưng Thượng hoàng vẫn biết Thái hậu là người nhân từ, liền nổi giận lấy roi đánh người cung nhân ấy. Thái hậu biết vẫn chẳng để bụng”. Sau khi chép lại chuyện này cho gọn hơn, các tác giả sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục phê rằng : "Rất phải đạo đàn bà, nghìn xưa ít có"

Theo ĐVSKTT : “Hưng Long, năm thứ 22- 1314, mùa xuân tháng 3 ngày 18 vua [Anh Tông] nhường ngôi cho Thái tử Mạnh [Minh Tông]. Thái tử Mạnh lên ngôi tôn Thuận Thánh hoàng hậu làm Thuận Thánh Bảo Từ thái thượng hoàng thái hậu”“Tân Dậu, [Đại Khánh], năm thứ 8 – 1321 (nguyên Anh Tông Thạc Đức Bạt Lạt Chí Trị năm thứ 10). Mùa xuân, tôn Thuận Thánh Bảo Từ thái thượng hoàng thái hậu làm Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu”

Suối phủ Am Trà bắt nguồn từ khu vực núi rừng Ngoạ Vân (Đông Triều- Quảng Ninh), chảy về phía đông bắc và đổ vào khu vực hồ Trại Lốc (xã An Sinh) ngày nay. Con đường cổ đi từ An Sinh tới Ngoạ Vân men theo con suối này. Xưa, dòng suối phủ Am Trà vốn chảy qua khu vực đền Thái, một số lăng mộ các vua Trần, chảy phía sau đền An Sinh rồi đổ về khu vực đập Tân Việt ngày nay. Những năm cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980, khi xây dựng đập Trại Lốc thì dòng suối bị chặn ở đây, tuy nhiên phần dưới của dòng suối, nơi chảy qua các di tích nhà Trần kể trên nay vẫn còn.

Di tích hiện nay nằm ở bờ nam của suối Phủ Am Trà (khu vực ngày nay gọi là suối 3), cách di tích Thái Lăng (lăng Trần Anh Tông) 1,5km về phía tây bắc. Di tích là một khu đất bằng phẳng dưới chân núi, diện tích khoảng 1ha; chạy dài theo hướng Đông – Tây, quay mặt về phía bờ suối.

Tại đây, đã tìm thấy dấu vết của nền móng kiến trúc: xuất hiện dấu vết của hai cấp nền: cấp nền thứ nhất cách cấp nền thứ 2 khoảng 4,5m, cấp nền này cao hơn nền suối khoảng 3-5m, tại đây tìm thấy dấu vết đoạn bó cuội dài hơn 10m, Trên bề mặt khu vực này có rất nhiều gạch ngói thời Trần, trong đó nhiều nhất là loại hình ngói cánh sen có kích thước lớn (40x24x2 cm). Bên cạnh các loại hình vật liệu kiến trúc, tại đây cũng tìm thấy nhiều mảnh gốm và gốm sành thời Trần. Cấp nền thứ hai là một khoảng đất trống bằng phẳng, giật cấp so với cấp nền thứ nhất, tại đây cũng tìm thấy dấu vết bó cuội tuy không rõ bằng ở cấp nền thứ nhất. Những di vật hiện còn tại di tích cho biết tại đây đã từng tồn tại một công trình kiến trúc của thời Trần tuy nhiên cần phải xác định rõ đây là công trình gì? một ngôi chùa nhỏ trên con đường lên Ngoạ Vân hay một công trình kiến trúc tôn giáo có quan hệ với khu lăng mộ ở An Sinh?

Theo ĐVSKTT thì sau khi Trần Anh Tông mất, Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu là vợ của vua Trần Anh Tông cũng rời cung chuyển về An Sinh, lập một am nhỏ gần khu Thái Lăng để vừa tu hành vừa trông coi phần mộ của nhà vua. “Canh Ngọ, Khai Hựu năm thứ 2 (1330)... mùa thu, tháng 7, Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái Hậu băng tại am Mộc Cảo, Yên Sinh. Thái hậu tính nhân từ. Các con của Anh Tông, dù là vợ thứ sinh ra, bà đều yêu dấu chăm nuôi như con mình... đối xử với các cung tần cũng rất ưu hậu...Người đương thời ca ngợi bà là bậc đứng đầu mẫu đức. Từ khi rước linh cữu của Anh Tông về Yên Sinh, mọi điều khổ hạnh, bữa cháo, bữa chay không việc gì bà không làm, nhưng bà không chịu thụ giới với nhà sư, Bà nói: “Từ khi tiên đế ra đi, không thể trông thấy mặt nhà sư, nói chuyện với nhà sư được, chỉ ăn chay cháo khổ hạnh để báo đáp đức lớn như trời của tiên đế mà thôi, y bát mà làm gì. Bà ở núi mười năm rồi mất”

Như vậy, am của Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu có tên là am Mộc Cảo, được lập trong núi và gần với khu lăng mộ của Trần Anh Tông.

Khảo sát tại khu vực này, xét về địa thế của di tích này (nằm ở giữa núi), thì rất phù hợp với ghi chép của sử cũ, tương đối phù hợp cho cuộc sống của người tu khổ hạnh; Các di vật tìm thấy được tại di tích đã chứng minh đây là một di tích được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV, kiến trúc ở đây có thể suy đoán là kiến trúc bằng gỗ, lợp ngói cánh sen. Theo ghi chép của sử cũ đã dẫn ở trên, trong số các di tích có liên quan đến lăng mộ ở Đông Triều có di tích Mộc Cảo Am. Vị trí của di tích được phát hiện tại đây cho thấy nó phù hợp với điều kiện của một nơi tu hành khổ hạnh, tránh xa cuộc sống đời thường (không như khu vực chùa Trung Tiết khá gần gũi với các làng), vừa không quá xa khu lăng mộ mà vẫn đảm bảo nguyên tắc các công trình xây dựng phục vụ việc trông coi lăng tẩm phải nằm ngoài khu vực lăng.



Từ những cơ sở trên, có thể khẳng định đây chính là di tích am Mộc Cảo, nơi bà sống tu hành khổ hạnh và trông coi lăng tẩm của chồng mình 10 năm cuối đời của Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu. Để làm rõ diện mạo di tích phục vụ việc lập quy hoạch tổng thể khu di tích nhà Trần tại Đông Triều cần được triển khai khoanh vùng cắm mốc, khai quật khảo cổ, lập bản đồ đo vẽ hiện trạng 1/300. Cùng với đó là tiến hành lập hồ sơ khoa học sau khi đã thu thập được đầy đủ các cứ liệu khoa học để quản lý, bảo tồn, làm cơ sở cho việc phục hồi tôn tạo.
Каталог: vi-VN -> bannganh -> banquanlyDTTD -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20tin%20tc%20v%20s%20kin -> Attachments
bannganh -> TỈnh uỷ quảng ninh ban tuyên giáO
bannganh -> Tên đơn vị kinh doanh: CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bannganh -> Ban tuyên giáo số 06 hd/tg đẢng cộng sản việt nam
bannganh -> HỘi nông dân việt nam ban chấp hành trung ưƠNG
Attachments -> Nghệ thuật quân sự việt nam qua chiến thắng trên sông bạch đẰng năM 1288
bannganh -> CỤc tuyên huấn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bannganh -> HỌc tập và LÀm theo tấm gưƠng đẠO ĐỨc hồ chí minh về trung thựC, trách nhiệM; GẮn bó VỚi nhân dâN; ĐOÀn kếT, XÂy dựNG
bannganh -> ĐỀ CƯƠng tuyên truyền kỷ niệM 50 NĂm ngày truyền thống đÁnh thắng trậN ĐẦu của hải quân nhân dân việt nam
bannganh -> Ban Tuyªn Gi¸o Sè 91 cv/tg đẢng cộng sản việt nam

tải về 18.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương