Chương II khái-quan về con ngưỜI



tải về 234.74 Kb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích234.74 Kb.
#38058
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chương II




KHÁI-QUAN VỀ CON NGƯỜI



I.- CON NGƯỜI TRONG KHUNG CẢNH THIÊN-NHIÊN.




A.- CON NGƯỜI TRONG VÕ-TRỤ.

Theo một số lý-thuyết thần-quyền trước kia, người là con cưng của Thượng-Đế. Người đã được Thượng-Đế tạo ra theo hình-ảnh của chính mình, lại được Thượng-Đế ban cho một linh-hồn đồng-chất với hồn mình nên thành ra giống linh nhứt trong vạn-vật. Hơn nữa, người lại còn được Thượng-Đế đặt làm trung-tâm của võ-trụ. Mặt nhựt, mặt nguyệt và các tinh tú phải xoay quanh địa-cầu người ở, để soi sáng và sưởi ấm con người.Những loài thảo-mộc cầm-thú sanh ra, cũng chỉ cốt để cung-cấp cho người những vật-liệu và lương-thực cần-thiết.


Quan-niệm về võ-trụ của những thánh-kinh thật hết sức thi-vị và hợp với tính tự-tôn tự-đại của con người. Tuy thế, nó không đứng vững trước những phát-minh khoa-học. Sau một thời-gian khá dài ngự-trị tư-tưởng-giới của loài người, nó phải lần lần tan biến để nhường chỗ lại cho quan-niệm võ-trụ của nhà thiên-văn, phàm-tục hơn, nhưng lại vĩ-đại hơn.
Theo những luận-cứ thiên-văn hiện được mọi người công-nhận, thì địa-cầu ta ở chỉ là một trong chín hành-tinh của Thái-dương-hệ. Mặt nhựt, trung-tâm của Thái-dương-hệ này, to hơn địa-cầu đến một triệu lần, nhưng nó chỉ là một tinh-cầu hạng trung-bình trong số 200 tỷ tinh-cầu rải rác trong dải Ngân-hà của chúng ta. Dải Ngân-hà này rộng đến nỗi một tia sáng với tốc-độ 300.000 công-lý mỗi giây phải mất 100.000 năm mới chạy xuyên qua hết trục-kính của nó. Tuy vậy, nó chỉ là một đơn-vị trong hàng triệu dải Ngân-hà trong không-gian.
Cái võ-trụ chúng ta hiện biết được thật hết sức rộng lớn, rộng lớn quá trí tưởng-tượng của con người. Tuy thế, nó chưa phải là chiếm hết cả không-gian. Nhờ những ống viễn-kính, càng ngày cành tinh-xảo hơn, các nhà thiên-văn không ngớt mở rộng phạm-vi quan-sát của mình, và tiếp tục tìm thêm được những thiên-thể mới. Sự khám-phá ra những thiên-thể mới này không biết bao giờ mới chấm dứt, và có lẽ dầu cho kỹ-thuật khảo-sát của người tiến-bộ đến đâu, người cũng khó tìm ra được bờ bến của võ-trụ.
Trong cái võ-trụ bao la không biết đâu là bờ bến này, người chỉ là một con vi-khuẩn li ti không thấm vào đâu. Hơn nữa, người cũng chưa chắc phải là giống linh nhứt trong các loại sanh-vật của võ-trụ. Người ta đã tìm được hàng trăm triệu hành-tinh, phần nhiều to và già hơn điạ-cầu đến bốn năm trăm lần. Rất có thể một phần những hành-tinh ấy có sanh-vật ở, và trên một số hành-tinh này, có những sanh-vật gần giống với người. Địa-cầu vốn là một hành-tinh trẻ, những mầm sống của nó phát-sanh sau những mầm sống của các hành-tinh đó. Vì thế, nền văn-minh người xây-dựng có thể kém sút những nền văn-minh được xây-dựng trên những hành-tinh đó nhiều.

B.-CON NGƯỜI TRÊN ĐIẠ-CẦU.




I.-SỤ PHÁT-HIỆN SANH-CHẤT TRÊN ĐIẠ-CẦU VÀ SỰ TIẾN-HOÁ CỦA NGƯỜI.

Khảo-sát riêng về địa-cầu, người ta được biết rằng nó nguyên là một khối lửa đỏ, sau mới nguội lần đi và gồm được những điều-kiện giúp cho sự sống phát-sanh. Theo sự ước-lượng của những nhà khoa-học hiện đại, những mầm sống đầu-tiên đã xuất-hiện cách đây trong khoảng từ hai tỷ đến một tỷ năm trăm triệu năm. Khoảng thời-gian này thật là dài dặc đối với con người, nhưng trong lịch-sử võ-trụ, nó chỉ là một giai-đoạn ngắn-ngủi. Về phần lịch-sử nhơn-loại, nó còn ngắn ngủi hơn nhiều, vì loài người chỉ phát-hiện trên điạ-cầu chừng 100.000 năm nay.


Khoa-học hiện-đại cho chúng ta biết rằng con người không phải đột-nhiên xuất-hiện dưới hình-thức hiện-thời. Những luận-cứ của các ngành cổ sanh-vật-học, động-vật-học, tỷ-giảo giải-phẫu-học, thai-sanh-học, đều chừng tỏ rằng người cùng tất cả các sanh-vật khác trên địa-cầu đều có một nguồn gốc như nhau. Sau khi phát-hiện, những sanh-vật đầu tiên đã nảy nở ra và tiến-hóa theo nhiều lối, để lần lần cấu-tạo ra các loài khác nhau, trong đó loài có một hình-thể cao nhứt và phức-tạp nhứt là loài người.
Về lý-do và cơ-cấu của sự phát-hiện các mầm sống và sự tiến-hóa đưa đến hình-thể con người, hiện nay, người ta chưa biết được một cách rõ ràng, và các giả-thuyết được nêu ra chưa cái nào hoàn-toàn ổn-thỏa. Nhưng các luận-cứ khoa-học cho phép chúng ta tin tưởng rằng sự phát-hiện và tiến-hoá của các mầm sống trên địa cầu là những sự-kiện có thật.
Sự phát-hiện những mầm sống và sự tiến-hoá của các loài vật để lập thành những loài mới hiện không còn nữa. Bây giờ, người ta không lúc nào chứng-kiến được sự phát-sanh tự-nhiên. Ngay đến những vi-khuẩn nhỏ bé nhứt cũng do sanh-dục mà có chớ không thể từ tử-chất mà hóa ra. Theo nhà vạn-vật học Lucien Cuénot, các hình-thức chánh của các loài động-vật được qui-định từ 600 triệu năm nay. Sau đó, chỉ còn có những sự biến-hình về chi-tiết chớ không còn những biến-hình quan-trọng nữa. Như ta đã thấy trên đây, trong giới động-vật sự biến-hình về chi-tiết đưa đến hình-thể con người đã xảy ra chừng 100.000 năm nay.

2.-VỊ-TRÍ CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NHỮNG GIỚI TỬ-VẬT VÀ SANH-VẬT TRÊN ĐỊA-CẦU.

Theo quan-niệm những nhà duy-vật, trên đời, chỉ có vật-chất là thực-tại. Người vốn là một khối vật-chất, và tinh-thần người chỉ là một sản-phẩm của vật-chất mà thôi. Chủ-trương này hãy còn bị những nhà duy-tâm chỉ-trích, nhưng dầu cho chúng ta có chấp-nhận nó đi nữa, ta cũng không thể phủ-nhận rằng vật-chất trên địa-cầu phân ra làm nhiều giới cách-biệt nhau. Người ta đã phân-biệt hai loại tử-chất cùng sanh-chất và động-vật. Rồi trong sanh-vật, lại có sự phân-biệt thực-vật và động-vật. Trong giới động-vật, lại có nhiều ngành, nhiều khoa, nhiều loài mà trình-độ tiến-hóa khác nhau vô-cùng.


Người ta kể là tử-chất vô-cơ những vật-chất thường, cấu-tạo nên võ-trụ như đá, đất, nước v.v… và xem là sanh-chất hữu-cơ những vật-chất kết-cấu nên cơ-thể các sanh-vật: thực-vật và động-vật. Những sanh-chất hữu cơ này là những chất hóa-hợp phức-tạp lấy các-bon (carbone) làm nền tảng. Người ta phân-biệt trong sanh-chất những hýt-rát các-bon (hydrate de carbone) như bột, đường, những chất nhờn như dầu, mỡ và những chất chứa ni tơ (azote) như tròng trắng trứng.
Tuy cấu-kết nên cơ-thể các sanh-vật, sanh-chất chưa phải là sanh-vật, vì nó thiếu sự-sống. Do đó, ta chỉ có thể xem nó là một loại tử-chất đặc-biệt mà thôi, vì sự phân-biệt cốt-yếu là sự phân-biệt giữa tử-chất và sanh-vật.
Trái với sự tin-tưởng thông-thường, tử-chấtvà sanh-vật phân-biệt nhau không phải ở chỗ sanh-vật có hoạt-động còn tử-chất thì không. Thật ra thì vật-chất không khi nào bất-động cả.
Trong phạm-vi võ-trụ, các thiên-thể luôn-luôn di-động không ngừng. Mặt nhựt mà ta lấy làm trung-tâm cho Thái-dương-hệ tuy được gọi là một định-tinh, nhưng không phải ở nguyên một chỗ trong võ-trụ.
Trong phạm-vi vi-thể, cũng có sự xung-động không ngừng. Khoa lý-hoá hiện-đại cho ta biết rằng mỗi nguyên-tử là một võ-trụ nhỏ, gồm các điện-tử quay chung quanh một cái hạch.
Trong những vật có một hình-thể trung-bình đối với người, có những vật người thấy di-chuyển như nước, cũng có những vật có vẻ bất-động như hòn đá, thỏi sắt. Nhưng sự bất-động này chỉ là một sự bất-động tương-đối. Kỳ thật, hòn đá và thỏi sắt cũng vì ảnh-hương những lực bên ngoài hay bên trong mà thay đổi hình-thể hay bản-chất mình; hòn đá có thể mòn đi hay vỡ nát, thỏi sắt có thể đóng sét và hỏng đi.
Như vậy, sự tự-động không phải là đặc-tánh của sanh-vật. Về phương-diện này, sự khác nhau giũa tử-chất và sanh-vật chỉ là một sự khác nhau về mực độ mà thôi. Muốn có một sự phân-biệt rõ ràng hơn, người ta phải dựa vào tánh-cách sự tự-động của tử-chất và sanh-vật. Tánh-cách này không những cho ta thấy sự cách-biệt giữa tử-chất và sanh-vật, mà còn cho ta thất sự cách-biệt giữa tử-chất và sanh-vật, mà còn cho ta thấy sự cách-biệt giữa các ngành sanh-vật nữa.
Các tử-chất hoàn-toàn tuân theo các định-luật lý-hoá. Nó không có tri-giác gì về sự di-động của nó, và sự di-động này không hướng đến một cứu-cánh nào. Các tử-chất chỉ biến hình-thể, biến-chất hay ghép vào nhau một cách vô-tình, không dụng-ý.
Các sanh-vật thường cũng phải tuân theo những định-luật lý-hóa, nhưng ngay ở các ngành sanh-vật hạ-cấp là thực-vật, sự tác-động đã có một cứu-cánh rõ rệt. Sự tiến-hóa của sanh vật luôn luôn theo một trình-tự nhứt-định: bắt đầu từ một quả trứng hay một cái hột, sanh-vật lớn lên, sanh-thực, già rồi chết. Noi theo trình-tự ấy, và cho đến khi chết, các sanh-vật tự bồi-bổ lấy cơ-thể mình và đồng-hóa các chất tự mình đem vào châu-thân mình để bù vào những chổ hao mòn, hay để phát-triển thêm.
Đời sống loài thực-vật bị sự chi-phối của các hướng-động. Một hột cây đang nẩy mầm bao giờ cũng đâm rễ xuống đất và đưa ngọn lên trời. Nếu ta lật ngược hột ấy làm cho rễ đưa lên trời và ngọn chỉ xuống đất, rễ và ngọn sẽ tự uốn mình để trở về hướng cũ của mình. Bỏ một chậu cây vào trong hộp tối, chỉ chừa một kẽ sáng, ngọn cây sẽ tự quay về phía có ánh sáng. Do những hướng-động này, rễ cây luôn luôn đâm xuống để hút chất bổ-dưỡng nuôi cây, ngọn cây luôn luôn quay về ánh sáng để thi-hành nhiệm-vụ hoá chất lục-diệp cần-thiết cho sự-sống của cây. Ngoài cái hướng-động này, loài thực-vật còn có khả-năng điều-khiển sự phát-triển của những bộ-phận mình một cách có lợi cho mình. Rể cây đang mọc tới mà gặp một tảng đá không thể xoi lủng được thì rẻ qua một bên, để có thể tiếp-tục mọc dài ra được.
Loài động-vật hạ-cấp hoạt-động theo những bản-năng. Sự tác-động của nó có mục-đích tránh các mối nguy, tìm món ăn uống và sanh-dục thêm. Nó hơn loài thực-vật ở chỗ được một sự tự-do rộng rãi trong sự tác-động của mình. Trong khi phần lớn loài thực-vật phải trụ lại một địa-điểm nhứt-định loài sanh-vật có thể dời chỗ được và không phải lệ-thuộc vào khung cảnh thiên-nhiên một cách quá chặt chẽ như loài thực-vật.
Các sanh-vật cao-cấp không những có nhiều khả-năng hơn các sanh-vật hạ-cấp mà lại còn có tri-giác. Hơn nữa trong một hoàn-cảnh, nó có thể phản-ứng bằng nhiều lối khác nhau: đứng trước một nguy cơ đe dọa, sanh vật cao-cấp có thể đương đầu hay chạy trốn.
Thêm vào các tánh-cách sanh-vật nêu ra trên đây, loài người còn có trí-tuệ giúp cho họ có ý-thức về nhiều cử-động của mình, lại làm cho họ hiểu biết mọi việc và suy luận để tìm một đường lối hoạt-động. Ngoài ra, người còn có những ý-niệm mà các loài khác không có, đó là ý niệm về tôn-giáo, đạo-đức, nghệ-thuật. Những điều này đã làm cho người tự hào rằng mình là giống linh nhứt trong võ-trụ. Dầu không hoàn-toàn chấp-nhận ý này, ít nhứt ta cũng phải nhận rằng người là sanh-vật cao nhứt sống trên điạ-cầu.



tải về 234.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương