Chương II khái-quan về con ngưỜI


B)-TỔ-CHỨC NỘI-TẠI CỦA THÂN NGƯỜI



tải về 234.74 Kb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích234.74 Kb.
#38058
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

B)-TỔ-CHỨC NỘI-TẠI CỦA THÂN NGƯỜI.

Giữa lớp da ngoài và những niêm-mạc của bộ máy hô-hấp và tiêu-hóa là một nội-giới chứa đựng các tế-bào. Đó là những cơ-thể bé li-ti, nhưng sanh-hoạt rất phức-tạp. Mỗi tế-bào thật ra là cả thế-giới có một đời sống rất náo-nhiệt và có thể tự sanh sôi nảy nở thêm ra.


Người ta có thể phân-biệt nhiều loại tế-bào khác nhau về tánh-cách kết-cấu cũng như về quan-năng. Mỗi thứ tế-bào đều có những khả-năng đặc-biệt. Ngoài những khả-năng căn-bản phát-hiện một cách thường-trực, lại còn có những khả-năng bình-thường thì không ai nhận thấy, nhưng gặp tình-trạng bất-thường thì có thể phát-hiện ra để ứng-phó lại.
Tế-bào vốn là một cơ-thể sanh hoạt. Muốn duy-trì sự sanh-hoạt này, nó cần phải được dầm trong một thủy-giới có nhiều chất tư-dưỡng và không bao giờ bị những cặn bã của sự dinh-dưỡng làm cho nghẽn tắc. Thủy-giới này gồm có huyết-dịch chu lưu trong các huyết-quản, và chất bạch-dịch chiếm những khoảng trống trong các tổ-chức.
Chất bạch-dịch dầm thấm các tế-bào. Nó từ trong huyết-dịch mà ra. Kết-cấu nó tùy theo cung-lượng của huyết quản-tư-dưỡng mỗi tổ-chức, mỗi khí-quan mà thay đổi. Như vậy, chung qui, huyết-dịch vẫn là chất căn-bản trực-tiếp hay gián-tiếp cấu thành nội-giới trong đó sống tất cả các tế-bào của thân-thể.

Huyết-dịch gồm có một chất nước lầy nhầy gọi là huyết-tương chứa đựng độ 30.000 tỷ hồng-huyết-cầu và độ 50 tỷ bạch-huyết-cầu. Nó thấm thuần tất cả những bộ-phận của thân-thể. Nó mang đến cho các tế-bào những vật-thực cần-thiết và chuyển-vận những cặn bã của sự dinh-dưỡng đến các cơ-quan có nhiệm-vụ bài-tiết những cặn-bã ấy ra ngoài. Nó cũng chứa đựng những chất hóa-hợp và những yếu-tố có nhiệm-vụ chống chọi với các độc-tố, tu bổ các tế-bào bị thương-tổn và bồi đắp những bộ-phận của cơ-thể.



c)- SỰ DINH-DƯỠNG CỦA CÁC TỔ-CHỨC TẾ-BÀO.

Như ta đã thấy, tế-bào là một cơ-thể sống. Muốn duy-trì sự sống đó, nó phải được dinh-dưỡng. Hoạt-động dinh-dưỡng hết sức cần-thiết cho tế-bào. Vì đó, giữa các tổ-chức tế-bào và các khí-quan với những thể-dịch cấu thành nội-giới có những sự giao-hoán hóa-hợp không ngừng.


Các tế-bào rút trong huyết-tương những chất cần-thiết để cấu-tạo tế-bào mới, bồi-dưỡng và tu bổ các khí-quan, để phát-xuất tinh-lực tất-yếu cho sự duy-trì bản-thể mình cùng sự tác-động của mình, và nhiệt lực tất-yếu cho những phản-ứng hóa-hợp cùng những diễn-tiến sanh-lý.
Cơ-thể người duy-trì những giao-hoán hóa-hợp cần-thiết cho sự sống của mình trong những điều-kiện bất-thuận-lợi nhứt. Chỉ khi người gần chết,cơ-thể người mới lạnh đi và sự giao-hoán hóa hợp mới yếu sức đi để lần lần tắt hẳn.
Trong sự dinh-dưỡng của mình, các tổ-chức tế-bào và các khí-quan bài-tiết nhiều chất cặn bã. Những cặn bã này nếu tích-trữ lại thì làm cho nội-giới nghẽn tắc và giết chết các tế-bào. Bởi vậy, huyết-dịch phải tuần-hoàn một cách nhanh chóng trong cơ-thể để mang các vật-thực cần-thiết đến cho các tế-bào, đồng thời chuyển-vận các chất cặn bã đến những cơ-quan bài-tiết nó ra ngoài. Nếu huyết-dịch châu-lưu chậm, tế-bào sẽ không đủ chất dinh-dưỡng cần-thiết và bị chất độc làm cho tê liệt.
Khi máu đen chảy ngang phổi người, chất huyết-sắt-tố của các hồng-huyết-cầu hút lấy dưỡng-khí trong không-khí người thở vào. Đồng thời, chất thán-toan trong máu đen ấy bốc ra ngoài các khí-quản và theo hơi thở mà ra ngoài không-khí. Kế đó, huyết-dịch chảy qua thận để nhờ thận lọc cho những toan-chất không huy-phát và những cặn bã khác của sự dinh-dưỡng.
Nhũng chất tư-dưỡng mà huyết-dịch mang đến cho các tổ-chức tế-bào do ba nguồn gốc : không-khí người thở, biểu-diện của ruột và các tuyến nội-tiết.
Trừ dưỡng khí do hơi thở mà vào phổi rồi lọt vào các hồng-huyết-cầu, những chất tư-dưỡng khác mà cơ-thể ích-dụng đều do ruột cung-cấp cho huyết-dịch. Những chất men của bộ máy tiêu-hóa chia các phần-tử vật-thực người ăn thành những vi-thể rất nhỏ có thể xuyên qua niêm-mạc của ruột mà vào các huyết-quản và bạch-dịch-quản.
Chính những chất hoá-hợp lọt vào cơ-thể đả xây dựng những tổ-chức tế-bào và những thể-dịch. Vì đó, cơ-thể người và các đức-tánh sanh-lý của người bị tánh - chất của đất đai, cầm thú, thảo mộc nơi người ở chi-phối. Điều này đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự thành-lập các dân-tộc. Bên trong một dân-tộc, những hạng người thường tiêu-thụ những thực-phẩm khác nhau cũng có những tánh-cách khác nhau.

Ngoài dưỡng-khí và những sản-phẩm của sự tiêu-hóa, cơ-thể còn cần dùng những tiết-dịch của các tuyến nội-tiết. Những tuyến nội-tiết này như tuyến giáp-trạng, nang trên thận, những tuyến sanh-dục v v... rút trong huyết-dịch những yếu-tố cần-thiết để tạo những chất đặc-biệt dùng vào việc dinh-dưỡng một số tổ-chức tế-bào, hoặc kích-thích một số quan-năng sanh-lý hay tâm-lý của người . Nó đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự duy-trì một thế quân-bình điều-hòa của cơ-thể.

Tuyến giáp-trạng mà thất-dưỡng thì người trở nên ngu-độn. Và nếu ta cắt bỏ nang trên thận, người sẽ chết trong vài giờ đồng-hồ. Những tuyến sanh-dục truyền cho tổ-chức, khí-quan và ý-thức của người tánh-cách hùng thơ và qui-định cường-lực của các quan-năng. Sự cắt bỏ hay thất dưỡng của nó làm cho người biến-tánh rất nhiều.

d)- SỰ GIAO-TIẾP VẬT-LÝ GIỮA CƠ-THỂ VÀ NGOẠI-GIỚI : CÁC HỆ-THỐNG THẦN-KINH, HÀI-CỐT VÀ CÂN-NHỤC.

Người tiếp-nhận những kích-thích của ngoại-giới nhờ thần-kinh-hệ và đối-phó với các kích-thích ấy nhờ các bắp thịt và các khí-quan.


Người có hai thần-kinh hệ : thần-kinh-hệ trung-ương hay thần-kinh-hệ não tủy và thần-kinh-hệ giao-cảm.

Thần-kinh-hệ não tủy là thần-kinh-hệ có ý-thức và có tánh-cách tự-ý. Nó điều-khiển các bắp thịt. Thần-kinh-hệ giao-cảm là thần-kinh-hệ tự-động và vô-ý-thức. Nó điều-khiển các khí-quan. Thần-kinh-hệ giao-cảm tuỳ thuộc thần-kinh-hệ não tủy và chung qui, chính thần-kinh-hệ sau này là cơ-quan điều-khiển tối-cao. Cả hai thần-kinh-hệ phối-hợp lại giúp cho cơ-thể có tánh-cách thuần nhứt trong sự tác-động đối với ngoại-giới.


Não tủy, thần-kinh và bắp thịt hợp lại làm một hệ-thống chặt chẽ. Đứng về phương-diện quan-năng mà nói, bắp thịt có thể xem như là một phần của não tháp dài thêm ra, vì nó tuân lịnh trực-tiếp của não để phản-ứng lại ngoại-giới.
Bắp thịt người nhờ bộ xương nâng đỡ. Bộ xương người rất cứng rắn. Sự cứng rắn này là một điều-kiện cốt-yếu cho sức mạnh của người . Không có bộ xương cứng rắn, người chắc chắn không thể thực-hiện được những công-trình như người đã thực-hiện và không thể vượt lên trên những loài thú-vật khác. Tay người vừa có thể làm xúc-quan, vừa tác-động rất khéo-léo. Bàn tay người giúp người chế-tạo những khí-giới và dụng-cụ rất tinh-xảo. Nó thích-đáng với những việc làm thô-bạo cũng như với những việc làm tinh-tế. Chơn người rất dẻo dai, bền bỉ, mạnh mẽ và có thể leo trèo đi đứng ở mọi địa-thế.
Lưỡi, cuống họng, và những hệ-thống thần-kinh của nó cũng giúp vào ưu-thế của người . Nhờ nó, người có thể nói và phát-biểu tư-tưởng của mình được . Lời nói lại mở- mang thêm trí óc người. Vỏ não của người vừa điều-khiển sự tri-thức, sự nói, viết, vừa bị những tác-động ấy kích-thích và tăng-cường.
Giữa não, tủy, các bắp-thịt và những khí-quan cũng có một sự liên-lạc chặt chẽ. Sự vận-động của bắp thịt không phải chỉ tùy não và tủy mà còn tùy các nội-tạng. Bắp thịt nhận sự điều-khiển trực-tiếp của thần-kinh-hệ trung-ương, nhưng tinh-lực nó do tim, phổi, các tuyến, và nội-giới cung cấp cho nó. Ta có thể nói rằng muốn tuân lịnh não, bắp thịt phải cần sự giúp đỡ của toàn-thân.
Những nội-tạng hợp-tác với bắp thịt nhờ thần-kinh-hệ tư-động tức là thần-kinh-hệ giao-cảm. Bao-tử, gan, tim, ruột của người không tùy-thuộc ý-chí người . Người không thể tự ý mở rộng khẩu-kính huyết-quản, thay tiết-điệu của tim, điều-khiển sự co giãn của ruột. Các nội-tạng này độc-lập được nhờ những vành cung phản-ứng ở ngay trong khí-quan.

Những thớ thần-kinh của các vành cung này phát-xuất từ những chuỗi hạch giao-cảm của người . Những trung-tâm hạch giao-cảm ấy điều-khiển các khí-quan và điều-chỉnh sự hoạt-động của các khí-quan ấy. Nhờ liên-lạc với tủy, hành tủy, não, nó phối-trí sự hoạt-động các nội-tạng với các bắp thịt, trong những cử-động cần sự cố gắng của toàn-thân.


Thần-kinh-hệ giao-cảm nhờ các thớ giao-cảm và đối-giao-cảm mà kiểm-soát sự làm việc của các nội-tạng. Nó thống-nhứt sự hoạt-động của các nội-tạng ấy, nhung nó vẫn tùy thần-kinh-hệ trung-ương là cơ-quan tối-cao điều-khiển sự hoạt-động các khí-quan.
Khi người mạnh khoẻ, các khí-quan sống một cách âm thầm. Tuy vậy, nó vẫn liên-lạc mật-thiết với các trung-ương thần-kinh. Khi người xoay sự chú-ý của mình ra phía ngoại-giới, người có cảm-giác như là không có các khí-quan. Tuy vậy, các hệ-thống khí-quan này vẫn ảnh-hưởng đến ý-thức người một cách mạnh mẽ. Mỗi khi một người mạnh như thường mà có cảm-giác mơ hồ rằng mình sắp chết, đó có thể là một dấu hiệu chỉ tỏ rằng các khí-quan bị thương-tổn hay yếu sức và điều này có thể hại nhiều đến sức khoẻ của người.



tải về 234.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương