Chương II khái-quan về con ngưỜI


II.-NHỮNG TRI-THỨC CỐT-YẾU VỀ NGƯỜI



tải về 234.74 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích234.74 Kb.
#38058
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II.-NHỮNG TRI-THỨC CỐT-YẾU VỀ NGƯỜI




A.-SỰ SANH-DỤC CỦA CON NGƯỜI

Dưới hình-thức hiện-tại của mình,người phân-biệt ra đàn ông và đàn bà nên sanh-dục theo lối hữu-tính.


Mỗi tháng, trong noãn-sào của người đàn bà có một phôi châu rơi ra và lọt vào tử-cung quản. Nếu trong lúc này, phôi-châu gặp một tinh-trùng đàn ông, nó có thể bị tinh-trùng ấy thấu-nhập và thành một noãn-tử. Noãn-tử này là cái tế-bào căn-bản sau này cấu-tạo nên cơ-thể con người sẽ được sanh ra. Trong vòng tám chín ngày, nó từ tử-cung-quản xuống tử-cung và vùi vào trong niêm-mạc của tử-cung rồi bám vào đó. Nó sống nhờ máu của thân-thể người mẹ và phân-đôi ra mãi để sanh-hóa thành nhiều tế-bào tạo nên cơ-thể của hài-nhi. Tất cả những tế-bào của con người sẽ sanh ra đều có những tánh-chất của tế-bào căn-bản này.
Từ khi tinh-trùng và phôi-châu phối-hợp nhau thành noãn-tử cho đến khi đứa hài-nhi lọt lòng mẹ, phải mất độ 280 ngày. Trong sự phát-triển của mình, cái thai diễn lại một cách sơ-lược tất cả lịch-sử tiến-hóa của loài người từ đời tiền-cổ. Trước hết, nó có hình-thức của một con nhum. Kế đó, nó phân làm nhiều đốt giống như con trùn. Trong thời-kỳ này, cái thai có những mang để thở y như mang cá. Khoảng tuần lễ thứ sáu, nó có một cái đuôi, nằm cuốn tròn lại, đầu gần với đuôi như loài bò sát và hình dáng nó giống như con kỳ nhông. Cuối tháng thứ nhì, cái đuôi nhỏ lần rồi mất hẳn. Kế đó, bụng bào-thai mọc ra hai hàng vú, những vú sau này về sau mất hết, chỉ còn lại có hai. Trong những tháng sau cùng trước khi sanh ra, bào-thai giống hệt như con khỉ.

B.- VẤN-ĐỀ PHÂN-BIỆT CƠ-THỂ VỚI TÂM-HỒN NGƯỜI.

Nói một cách khái-quát thì loài người là giống tiến-hóa nhứt trong các loài sanh-vật trên địa-cầu. Nhưng sự tiến-hóa này không phải thực-hiện đồng đều nhau cho tất-cả mọi người.


Về phương-diện hình-thể cũng như về phương-diện tâm-hồn, hiện có một sự cách-biệt rất lớn giữa người với người.Thêm nữa, mỗi người đều có cá-tánh riêng biệt nên không ai giống hẳn ai. Tuy vậy, dầu sao, người cũng có những điểm chung nhau, và ta có thể nhờ đó mà có một ý-niệm rõ rệt về người.
Theo quan-niệm thông-thường, người ta phân-biệt trong con người hai phần thể-xác và linh-hồn. Sự phân-biệt này đã phát-hiện từ lâu và mãi đến ngày nay vẫn được nhiều người công nhận. Nhưng thật-sự, ngoài đời không bao giờ có một thể-xác sống mà không có hồn, cũng không bao giờ người ta gặp một linh-hồn sống mà không có thể-xác. Người vốn là một tổng-thể thuần-nhứt không thể phân-cát. Tổng-thể này gồm có cả thể-xác lẫn linh-hồn trộn lộn vào nhau một cách chặt chẽ. Sở-dĩ người ta cần phân-biệt thể-xác và linh-hồn là để dễ quan-sát, dễ nghiên-cứu, vì con người quá phức-tạp, khó bao-quát một cách hoàn-toàn.

Để cho dễ việc khảo-sát, chúng ta cũng phải tạm chia người ra làm hai phần cơ-thể và tâm-hồn. Nhưng chúng ta không nên lầm lạc xem đó là hai phần khác nhau và tương-phản nhau. Ta phải luôn luôn nhớ rằng cơ-thể và tâm-hồn chỉ là những trạng-thái khác nhau của một tổng-thể thuần-nhứt là con người.



C.- CƠ-THỂ CON NGƯỜI.




I.– KÍCH THƯỚC VÀ HÌNH DÁNG BỀ NGOÀI.

Xét về mặt thể xác, con người bình-thường chiếm một địa-vị trung-gian trong thế-giới, giữa vi-tử và tinh-cầu. Bề cao trung-bình của người dài bằng 200.000 tế-bào của một tổ-chức hữu-cơ, hay 2 triệu vi-trùng, hay 2 tỷ phần-tử đản-bạch sắp kế tiếp nhau. Nhưng ta phải chồng 4.000 người lên nhau mới có một bề cao bằng đỉnh Everest, đỉnh núi được xem là cao nhứt địa-cầu. Kinh-tuyến của địa cầu dài bằng 20 triệu thân người . Và trong một giây, ánh sáng chạy được một khoảng dài hơn 150 triệu lần bề dài của thân người.


Kích thước người này với người khác không đồng đều nhau vì nó do điều-kiện di-truyền và phát-dục riêng của mỗi người qui-định. Trên thế-giới, có những giống người to lớn như người Bắc-Âu, cũng có những giống người nhỏ bé như người hắc-nụy ở Phi-Châu và Phi-luật-tân. Giữa người cùng chủng-tộc, ta cũng thấy có sự sai-biệt về dáng vóc. Tuy vậy, sự sai-biệt này không đến nỗi lớn lắm.
Về hình dáng bên ngoài, người cũng có sự sai-biệt nhau. Sự sai-biệt này là kết-quả của sự di-truyền và những tập-quán sanh-lý. Những chủng-tộc khác nhau phân-biệt nhau về tánh-chất và màu sắc của tóc, về màu mắt, màu da. Ngoài ra, người trong một chủng-tộc cũng có chỗ khác nhau. Người sống một cuộc đời nhung lụa có hình dáng khác với người sống cuộc đời giang-hồ, người làm việc bằng trí-tuệ có hình dáng khác với người lao-lực.
Sau hết, dung-mạo người cũng do những trạng-thái ý-thức của người mà ra, vì mỗi trạng-thái ý-thức đều vận-dụng các sớ thịt, nhất là các sớ thịt trên mặt và lần lần nhào nắn nó theo một cái khuôn nhứt-định. Do đó, ta có thể nhìn một người mà biết họ khôn hay ngu, lành hay dữ, có tánh tốt gì, có tật xấu gì, có những tình-cảm gì, có những tập-quán gì.

2.- TỔ-CHỨC THÂN-THỂ CON NGƯỜI.

Nghiên-cứu kỹ càng về thể-xác con người là công việc nhà giải-phẫu-học và sanh-lý-học. Ở đây, chúng ta chỉ cần phác sơ qua kết-cấu của thân-thể người để có một ý-niệm khái-quát về nó mà thôi. Quyển “Con người, kẻ lạ chưa ai biết” của bác-sĩ Alexis Carrel đã giúp chúng ta nhiều tài-liệu hữu-ích về vấn-đề này.



a) DA VÀ CÁC NIÊM-MẠC

Mặt ngoài, cơ-thể người có một lớp da bao bọc. Lớp da này cản các vi-khuẩn không cho nó vào trong cơ-thể, và bảo-vệ nội-giới của người chống lại sự thay đổi thời-tiết. Ngoài ra, nó lại còn chứa đựng các giác-quan tiếp-thu có nhiệm-vụ ghi nhận những biến-chuyển của ngoại-giới. Chính nhờ các hệ-thống thần-kinh của những giác-quan đó mà người có thể nghe tiếng động, ngửi thấy mùi thơm thúi, nếm biết ôn-độ và mùi vị các món ăn, trông thấy mọi vật, cảm thấy hơi nóng lạnh và những sự đụng chạm vào mình.


Trừ những bịnh độc cực kỳ vi-tế và những luồng võ-trụ-tuyến, ngoại-vật không thể xuyên ngang qua da mà vào cơ-thể. Nó chỉ có thể qua miệng và mũi mà vào các bộ máy hô-hấp và tiêu-hóa.
Phía trong các bộ máy tiêu-hóa và hô-hấp này, có một lớp da mỏng hơn da ngoài gọi là niêm-mạc. Các tế-bào của các khí-bào trong phổi người hút lấy dưỡng-khí trong không-khí người thở để đem vào cơ-thể và đưa thán-khí trong cơ-thể ra ngoài. Niêm-mạc của bộ máy tiêu-hóa thì thiết-lập sự giao-hoán hóa-hợp giữa ngoại-giới với cơ-thể. Những chất men và tiết-dịch của nó biến-hóa những vật-thực người ăn thành những chất bồi-dưỡng rồi đưa vào trong cơ-thể của người.



tải về 234.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương