Chương II khái-quan về con ngưỜI



tải về 234.74 Kb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích234.74 Kb.
#38058
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4) BẢN-NĂNG QUẦN-CHÚNG.

Sự khảo-cứu về tâm-lý quần-chúng đã cho ta biết rằng khi hội-họp nhau đông đảo, người thường có hành vi, cử-chỉ, thái-độ khác với khi họ cô-lập. Điều đặc-biệt nhứt là họ có thể chấp-nhận nhiều việc có hại cho quyền-lợi cá-nhơn họ, những việc mà họ chắc chắn hết sức phản-đối nếu họ đứng rời rạc ra. Những nhà quí-tộc Pháp đã nhiệt liệt hoan-nghinh việc hủy bỏ tất cả đặc-quyền của giai-cấp mình trong một buổi hội đêm mồng 4 tháng 8 năm 1789, chắc chắn không tán-thành việc ấy nếu người ta hỏi ý-kiến từng người. Một mặt khác, nhiều cá-nhơn hèn nhát khi cô-lập có thể trở thành một khối người can-đảm.


Sở-dĩ giữa tác-động cá-nhơn và tác-động quần-chúng có sự khác nhau như thế là vì người rất dễ bị ám-thị. Tánh dễ bị ám-thị đã có sẵn với người thái-cổ, lại càng mạnh hơn khi người biết dùng ngôn-ngữ và biểu-hiệu.
Người có thể tự mình ám-thị lấy mình, hay bị kẻ khác ám-thị. Cũng có khi người bị khung cảnh ám-thi, khi tụ hội nhau lại, người bị kích-thích mãnh-liệt, nhứt là khi có tiếng hò reo, tiếng chiêng, tiếng trống. Lúc ấy, trí-tuệ người tê-liệt đi, và người hoàn-toàn hành-động một cách vô-ý-thức.
Vì tánh dễ bị ám-thị này, trong nhiều trường-hợp, người hành-động như kẻ bị thôi-miên. Lẽ cố nhiên là điều này làm cho người mất hết khả-năng thụ-cảm của mình. Cũng như người si tình không thể nào thấy được cái dở, cái xấu của người mình đang yêu, người trong một quần-chúng bị kích-thích không nhận thấy sự lố bịch, sự tàn-nhẫn hay sự vô-lý của thái-độ đám đông trong đó mình có chơn. Thêm nữa, người ám-thị không còn biết đau đớn nữa.
Trong trường-hợp sự ám-thị có tánh-cách tiêu-cực, người có thể bị chết ngất đi như con chim bị rắn thôi-miên và đúng yên cho nó giết. Nhưng khi người họp lại thành quần-chúng, sự ám-thị thường có tánh-cách tích-cực ; người xông tới trước sự nguy-hiểm theo lịnh người lãnh-đạo, có khi theo một khẩu-hiệu do kẻ nặc-danh tung ra. Nhờ sự ám-thị này, những bản-năng vị-kỷ của người có thể bị chế-ngự một cách vô-ý-thức, và người vô-tình chấp-nhận sự hy-sinh cho đoàn-thể một cách anh-dõng. Không có sự ám-thị trên này, người giữ được sự bình tĩnh của mình, và rất khó thắng được những bản-năng vị-kỷ thúc giục người mưu đồ sự sống còn riêng của mình. Do đó, sự « khảng khái tòng vương » bao giờ cũng dễ dàng hơn thái-độ « thung dung tựu nghĩa ».
Nhờ tánh dễ bị ám-thị đưa đến bản-năng quần-chúng trên nầy, nhiều cá-nhơn tự-nhiên hy-sinh quyền-lợi mình cho đoàn-thể điều này rất hữu-ích cho sự sống còn của đoàn-thể và chủng-loại, vì sự sống còn này nhiều khi không phù-hợp với sự sống còn của cá-nhơn.

5.- NHỮNG KHUYNH -HƯỚNG PHỨC-TẠP DỰA VÀO CÁC LOẠI BẢN-NĂNG.

Những loại bản-năng khác nhau của người có thể hòa-hợp nhau để tạo ra những khuynh-hướng phức-tạp.


Cũng như các loài thú khác, người vốn có khả-năng sử-dụng các biểu-hiệu. Nhưng ở con người, khả-năng này mở- mang ra đến một mực rất cao. Các loài thú đều có dùng những cử-chỉ hay tiếng gọi để báo cho nhau biết những mối nguy chung, để kêu gọi nhau hay tình-tự với nhau. Người chẳng những biết dùng cử-chỉ và tiếng gọi để báo cho nhau biết có sự nguy-hiểm, mà còn biết bắt chước bộ dạng hay nhái giọng các loài khác để cho nhau biết địch-thủ là loài vật nào. Sự mở- mang của khả-năng này giúp người tạo ra nhiều biểu-hiệu khác nhau, trong đó, quan-trọng nhứt là những tiếng tập-họp lại làm ngôn-ngữ.
Nhờ các biểu-hiệu, người có thể ghi nhớ, họp-tập rồi sắp thành hệ-thống những kinh-nghiệm của mình về các dụng-cụ mình dùng, về đời sống cá-nhơn, đời sống đoàn-thể và đời sống chủng-loại của mình. Sự qui-tập những kinh-nghiệm của người đưa đến các hệ- thống biểu-hiệu, hay ý-tưởng công-cộng. Các ý-tưởng này tất-nhiên có dính dáng đến những điều-kiện vật-chất của khung cảnh thiên-nhiên, trong số đó, lửa, các dụng-cụ và khí-giới đóng một vai tuồng vô-cùng trọng-hệ. Những biểu-hiệu người dùng ban đầu còn dính vào các sự vật, nhưng khi trí người cao hơn, nó tách ra khỏi các sự vật đó, và lần lần trở thành trừu-tượng. Và sau cùng, nó tập-hợp lại thành những tổng-hợp độc lập so với vật-chất cấu-tạo nên khung cảnh thiên-nhiên. Những hệ-thống để giải-thích võ-trụ do đó mà phát-sanh.
Trong chương khảo về các tôn-giáo, ta đã thấy rằng lúc người chưa đủ trí khôn để hiểu sự vật một cách đúng đắn, khoa-học, người phải dựa vào các lực-lượng siêu-hình trong sự cố gắng giải-thích võ-trụ, và các hệ- thống lý-thuyết họ nêu ra tự-nhiên phải có tánh-cách tôn-giáo.
Vì người phải đồng-thời tổ-chức đời sống chung với người khác trong đoàn-thể và phải tuân theo những giáo-điều luân-lý tất yếu trong đời sống chung ấy, tôn-giáo phải gồm cả đạo-đức. Thêm nữa, tôn-giáo vốn có tánh-cách cao quí đối với tinh-thần người nên dễ dàng thu hút phần lớn những hoạt-động xã-hội của người, và chánh trị, cũng như nghệ-thuật, một sản-phẩm khác của khả-năng dùng biểu-hiệu, đều phải phụng-sự nó.
Những nhóm người cổ sơ mà tôn-giáo nêu ra những luật-lệ và giáo-điều không phù-hợp với những điều-kiện tự-tồn của đoàn-thể tự-nhiên phải bị đào-thải. Trái lại, những nhóm người mà các qui- tắc do tôn-giáo nêu ra phù-hợp với cuộc tranh-đấu sống còn không những được tồn-tại, mà còn được chặt chẽ và mạnh mẽ thêm lên. Do đó, tôn-giáo lần lần trở thành một yếu-tố tất yếu của đời sống chung, và người tự-nhiên có khuynh-hướng tôn-giáo cũng như trẻ con tự-nhiên có khuynh-hướng nói bi bô vậy.
Do tôn-giáo, người cảm thấy mình liên-lạc với đoàn-thể. Sự tự-giác, tự tu, hay sự đi tìm cái chơn, cái mỹ, cái thật tuyệt-đối, chung qui chỉ là một thái-độ hỗn-hợp cái bản-năng xã-hội xô đẩy người vào đoàn-thể mình và cái khuynh-hướng tượng-trưng-hóa đoàn-thể ấy dưới hình-thức này hay hình-thức khác.
Những điều trên này chỉ tỏ rằng khuynh-hướng tôn-giáo là một khuynh-hướng phức-tạp, bao gồm một phần lớn hoạt-động của người. Nó có tánh-cách xã-hội rất rõ rệt. Tuy nhiên, trong khuynh-hướng ấy, bản-năng tình-dục cũng đóng một vai tuồng. Thật sự, trong ý muốn giải-thích võ-trụ, ta có thể nhận thấy ý muốn tìm hiểu nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người, nguồn gốc của chính mình. Lòng tha-thiết muốn biết mình do đâu mà có, do ai sanh ra có dính dáng đến bản-năng gia-đình một cách rõ rệt. Vậy, ta không nên lấy làm lạ khi thấy người tự xưng mình làm con Thượng Đế hay con các vị thần-minh
Một số tôn-giáo ngày xưa có tánh-cách tình-dục rõ ràng hơn nữa. Nó tôn thờ những sinh-thực- khí của người và những cuộc nhảy múa để thờ cúng thần-minh cũng như những hình vẽ, những tượng chạm khắc để trang-hoàng miếu-võ có mục-đích khiêu dâm hiển-hiện. Như ta đã thấy trên đây, những cuộc nhảy múa và những hình vẽ, những tượng chạm khắc đó, cũng như nhiều hoạt-động nghệ- thuật khác, vốn từ bản- chất nó đã có liên-lạc chặt chẽ với bản-năng tình-dục của người : nó dính dáng nhiều đến ý muốn làm đỏm để cho người bạn dị-tính của mình lưu-ý.
Sau cùng, trong khuynh-hướng tôn-giáo, những bản-năng vị-kỷ cũng có dự một phần. Ta đã thấy rằng người thờ cúng các linh-hồn và thần-minh cùng Thượng-Đế với mục-đích cầu xin những đấng ấy không phá hại mình, hay bảo-vệ, phù-hộ cho mình. Khi tôn-giáo đã tiến đến một hình-thức cao hơn, người cũng vẫn còn có khuynh-hướng tu-niệm để thành thần tiên hay được vào cõi thiên-đường.
Như vậy, khuynh-hướng tôn-giáo là một khuynh-hướng bao gồm rất nhiều bản-năng của người. Vì đó, nó hết sức mạnh mẽ và bao trùm được đời sống xã-hội của người trong một thời gian dài dặc.



tải về 234.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương