CHƯƠng III lý-thuyết xã-HỘI



tải về 0.6 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích0.6 Mb.
#37543
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

CHƯƠNG III

LÝ-THUYẾT XÃ-HỘI



I- XÃ-HỘI TƯ-BẢN VÀ NHỮNG LÝ-THUYẾT XÃ-HỘI DUY-TÂM




A.- NHỮNG Ý-TƯỞNG XÃ-HỘI THỜI CỔ

Lý-tưởng xã-hội thật ra không phải là một ý-tưởng mới mẻ. Nó có một nguồn gốc sâu xa trong cuộc tranh-đấu vĩnh-cửu giữa người giàu và người nghèo, giữa người có của và người vô-sản. Có lẽ nó đã phát-sanh từ đời thái-cổ, từ lúc trong xã-hội có một người đói khát – dầu vì cớ gì mà đói khát cũng mặc – ở gần bên một người no ấm – dầu nhờ đâu mà no ấm cũng mặc.


Một mặt, nó là kết-quả sự ganh tị của những người kém thế đối với những kẻ may mắn hơn, sự ganh tị này không đưa người đến chỗ cố gắng để bằng kẻ khác mà lại xúi giục người chiếm đoạt để hưởng tài-sản kẻ khác. Một mặt nữa, nó là sản-phẩm của những người bác-ái, thấy loài người khốn-khổ nên động lòng thương xót, tìm cách xây dựng cho thế-giới một chế-độ trong đó loài người thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
Hầu hết những nhà hiền-triết và những nhà tôn-giáo thời xưa, hễ có bàn đến vấn-đề chánh-trị thì đều có nhắc đến việc nâng cao đời sống bần-dân. Những ý-tưởng xã-hội thời cổ thật ra đã cùng xuất-hiện với những tư-tưởng dân-chủ và những người gieo rắc những tư-tưởng dân-chủ đầu tiên, từ những giáo-chủ thời thượng-cổ đến các lý-thuyết-gia dân-chủ của thế-kỷ thứ 17 và 18, đều đồng-thời gieo rắc những tư-tưởng xã-hội.

B.- NHỮNG LÝ-THUYẾT XÃ-HỘI DUY-TÂM.




1. SỰ PHÁT-SANH NHỮNG LÝ-THUYẾT XÃ-HỘI

Tuy vậy, suốt thời cổ, qua thế-kỷ 17 và ngay đến thời-kỳ cuộc cách-mạng Pháp bùng nổ, làm đảo lộn cả trật-tự các quốc-gia Âu-châu, ta chưa thấy có một lý-thuyết nào chặt chẽ đủ sức hướng-dẫn cuộc tranh-đấu của người nghèo chống lại người giàu, và hợp-lý-hóa yêu-sách bình-đẳng kinh-tế mà số đông người nêu ra vì quyền-lợi hay vì lý-tưởng.


Dưới thời cách-mạng Pháp, một môn-đồ của Robespierre là Gracchus Babeuf đứng ra lập « Nhóm đồng-mưu bình-đẳng » năm 1796 và đưa ra ý-tưởng tổ-chức chế-độ độc-tài của giai-cấp bần-dân. Nhưng nói cho thật đúng, ông ta cũng chỉ tiêu-biểu cho phần cấp-tiến nhứt của cuộc cách-mạng chớ chưa phải là một lý-thuyết-gia xã-hội.
Lý-thuyết xã-hội với ý-nghĩa hiện-thời của nó chỉ phát-sanh vào thế-kỷ 19, với những biến đổi to tát mà sự phát-triển nền đại-kỹ-nghệ mang đến cho các nước Âu Mỹ về mặt kinh-tế và xã-hội.
Lúc bấy giờ, một giai-cấp vô-sản thành hình, gồm một số đông người sống nheo nhóc bên lề xã-hội. Những điều-kiện sanh-hoạt của giai-cấp vô-sản ấy lắm khi đen tối quá, khiến cho nhiều nhà từ-thiện, nhiều nhà kinh-tế, nhiều nhà tư-tưởng phải xúc-động và nhơn-danh đạo công-bằng hay lòng từ-bi mà đứng lên phản-đối.
Kết-quả dĩ-nhiên của sự phản-đối này là xã-hội tư-bản do chủ-nghĩa dân-chủ tư-sản dựng lên bị kết án. Những nền tảng của chủ-trương tự-do kinh-tế : quyền tư-hữu, sự tự-do cạnh-tranh phủ-nhận mọi can-thiệp của quốc-gia, bắt đầu bị công-kích. Ngay đến sự tự-do chánh-trị cũng không thoát khỏi sự chỉ-trích của những người binh-vực giai-cấp vô-sản. Những người này cho rằng sự tự-do bình-đẳng mà xã-hội dân-chủ tư-sản công-nhận chỉ là một sự tự-do bình-đẳng « hình-thức » không giúp được kẻ yếu chống người mạnh. Nó cần phải được chuyển từ lãnh-vực chánh-trị thuần-túy qua lãnh-vực xã-hội để có hiệu-lực hơn.

2.) NHỮNG LÝ-THUYẾT-GIA XÃ-HỘI DUY-TÂM.

Trong số những người nêu ra những lý-thuyết xã-hội chủ-trương đánh đổ chế-độ dân-chủ tư-sản trước năm 1848, nổi danh nhứt là Saint Simon, Louis Blanc, Owen, Fourier và Proudhon. Ta có thể phân họ ra làm hai nhóm, một nhóm chủ-trương dựa vào quốc-gia, một nhóm chủ-trương hoạt-động ngoài quốc-gia.



a) NHÓM CHỦ-TRƯƠNG DỰA VÀO QUỐC-GIA.




1° SAINT SIMON (1760-1825) VÀ CÁC MÔN-ĐỒ ÔNG.

Saint Simon là một nhà đại-quí-tộc Pháp, tự xưng là hậu-duệ của hoàng-đế Charlemagne, nhưng lại sống một cuộc đời trôi nổi rất bấp bênh. Tuy vậy, ông có rất nhiều sáng-kiến và nhiều ý-tưởng cấp-tiến so với thời-đại ông. Chính ông là người đầu tiên nêu ra ý-tưởng làm nền tảng cho thuyết thực-nghiệm, một lý-thuyết về sau được một cựu bí-thơ của ông là Auguste Comte chánh-thức trình bày.


Về phương-diện kinh-tế, Saint Simon là người rất thán-phục nền kỹ-nghệ đang nảy nở. Trước sự thắng-thế của cơ-giới, ông không lo ngại như những học-giả đồng-thời, mà lại còn tỏ vẻ hoan-hỉ vô-cùng.
Ông cho rằng với thế-kỷ thứ 19, nhơn-loại thấy xuất-hiện một kỷ-nguyên mới, bắt buộc xã-hội phải có một tổ-chức mới. Tổ-chức đó như thế nào, Saint Simon không nói rõ ; ông chỉ cho biết rằng nó phải dựa vào khoa-học và trao tất cả quyền-chánh cho một lớp người ưu-tú gồm những nhà bác-học và những nhà kỹ-nghệ.
Như thế, Saint Simon muốn đem kinh-tế thay chánh-trị và lập một quốc-gia dựa vào kinh-tế thế cho quốc-gia hiện-hữu dựa vào chánh-trị. Để bảo-đảm địa-vị ưu-thắng của những nhà bác-học và kỹ-nghệ, Saint Simon thảo ra nhiều dự-án phỏng theo tổ-chức Giáo-hội La-mã, và dự-định việc bổ-nhiệm một Giáo-hoàng kỹ-nghệ, có một Hội-đồng gồm những nhà phát-minh và những kỹ-nghệ-gia phụ giúp.
Về mặt xã-hội, Saint Simon được xem là nhà thủy-tổ của lý-thuyết xã-hội hiểu theo nghĩa kim-thời. Ông chủ-trương rằng « tất cả mọi chế-độ xã-hội đều phải có mục-đích cải-thiện đời sống vật-chất của hạng người đông đảo nhứt và nghèo khổ nhứt ».
Sau khi Saint Simon chết, các môn-đồ ông tiếp-tục truyền-bá ý-kiến của ông và nhấn mạnh về phần chủ-trương xã-hội của tư-tưởng ông. Hai người danh tiếng nhứt trong đám môn-đồ này là Enfantin và Bazard đã cùng hợp-tác nhau viết ra quyển « Trần-thuyết về chủ-nghĩa Saint Simon ».
Trong sách này, thật ra Enfantin và Bazard đã thêm rất nhiều ý-kiến riêng. Họ nêu trở lại vấn-đề cải-tổ xã-hội, nhưng để chứng tỏ rằng sự cải-tổ này rất cần-thiết, họ đã đi xa hơn thầy mình và đứng ra chỉ-trích quyền tư-hữu.
Sự chỉ-trích quyền tư-hữu của môn-đồ Saint Simon gồm về hai điểm sau đây :
1). Về phương-diện phân-phối, quyền tư-hữu đưa người đến việc người bóc lột người ; nó cho phép người nắm dụng-cụ sản-xuất trong tay bắt buộc người muốn dùng những dụng-cụ ấy phải nộp cho mình một số tiền. Như vậy, nó cho phép một số người ngang-nhiên thâu-đoạt một phần công-lao của người làm việc.
2). Về phương-diện sản-xuất, quyền tư-hữu đưa đến sự hỗn-loạn. Vì chế-độ thừa-kế, những dụng-cụ sản-xuất không phải thuộc về những kẻ có năng-lực nhứt mà lại thuộc về một số người do huyết-thống chọn lựa một cách ngẫu-nhiên. Một mặt khác, quyền tư-hữu cho phép những người nắm dụng-cụ sản-xuất trong tay tự ý sản-xuất những món họ thích và theo số lượng họ muốn. Do đó mà có nạn khủng-hoảng, khiến cho trong các ngành sản-xuất, ngành thì thiếu nát, ngành lại dư ra nhiều quá.
Để chấm dứt sự bất-công và sự phung-phí vô-ích, Enfantin và Bazard cho rằng phải nhờ đến quốc-gia. Quốc-gia sẽ là thừa-kế duy-nhứt ; nhờ đó, nó sẽ lần lần tập-trung tất cả mọi dụng-cụ sản-xuất lại. Nhưng nó phải phân-phát các dụng-cụ ấy cách nào cho hợp với quyền-lợi xã-hội.
Đối với môn-đồ Saint Simon, quốc-gia là một ngân-hàng trung-ương nắm giữ mọi tư-bản của xã-hội, có chi nhánh ở khắp nơi, chọn lựa những người có năng-lực để khai-thác các tài-nguyên và ban thưởng họ theo công-trình họ.
Tất cả tổ-chức của môn-đồ Saint Simon dựa vào hai định-luật. Về phương-diện sản-xuất, mỗi người nhận lãnh một phần dụng-cụ sản-xuất cân-phân với khả-năng mình. Về phương-diện phân-phối, khả-năng phải được đánh giá theo công-trình  : mỗi người nhận lãnh một phần sản-xuất nhiều ít khác nhau tùy theo công việc họ làm chớ không phải tùy theo nhu-cầu họ.
Nhưng ai sẽ đứng ra để phán-đoán về khả-năng của mỗi người và quyết-định trả công cho họ ? Môn-đồ Saint Simon trả lời rằng đó là những người đặc-biệt, có tinh-thần phục-vụ xã-hội, phụng-sự quyền-lợi chung. Tuy-nhiên, họ không cho biết ta phải làm sao để nhận ra những con người quí báu đó và để bắt buộc mọi người nghe theo những quyết-định của những người ấy. Họ chỉ bảo rằng cần phải tạo ra một mối đạo mới khuyến-cáo con người vui lòng tuân lịnh trên.



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương