BẢn tin thị trưỜng tháng 05/2017 I/ Tình hình thị trường tháng 03/2017



tải về 158.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2017
Kích158.38 Kb.
#34226


BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Tháng 05/2017



I/ Tình hình thị trường tháng 03/2017:

1) Tổng quan thị trường:

Thị trường Nam Phi trong tháng 03 năm 2017 nổi bật với sản xuất và tiêu thụ hàng công nghiệp tăng. Sản xuất hàng nông lâm ngư nghiệp tăng. Xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Đồng Rand giữ giá.

Lạm phát trong tháng 03/2017 là 6,1%, giảm 0,2% so với tháng 02/2017.

Đồng Rand giữ giá ở mức 13,4 Rand/01USD từ ngày 15/4/2017 đến ngày 15/5/2017

Thị trường tiêu thụ ô tô nội địa tại Nam Phi trong tháng 3/2017 tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Giá lương thực thực phẩm tại Nam Phi trong tháng 03 năm 2017 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính đến hết tháng 3/2017, xuất khẩu của Nam Phi đạt khoảng 19,9 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu của Nam Phi đạt 19,5 tỷ USD, giảm 3,4%.
2) Chi tiết thị trường:

Tháng 03/2017 so với tháng 03/2016 tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 0,3% trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống giảm 0,3%; Nhóm hàng dệt may giầy dép tăng 2,5%; Nhóm hàng gỗ giấy giảm 2%; Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa giảm 5,3%; Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại tăng 10,5%; Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 6%; Nhóm hàng thiết bị điện giảm 10,2%; Nhóm hàng điện tử tăng 8,9%; Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 5,8%; Nhóm hàng nội thất tăng 1,7%.

Tháng 03/2017 so với tháng 02/2017, sản xuất công nghiệp tăng 0,8% trong đó: nhóm hàng thực phẩm và đồ uống giảm 0,3%; Nhóm hàng dệt may giầy dép giảm 0,1 %; Nhóm hàng gỗ giấy giảm 2%; Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su

nhựa giảm 2,3%; Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại tăng 10,8%; Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 4,8%; Nhóm hàng thiết bị điện giảm 0,7%; Nhóm hàng điện tử tăng 2,5%; Nhóm hàng phương tiện vận tải tăng 3,1%; Nhóm hàng nội thất giảm 5,4%.

Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chính của Nam Phi trong tháng 03/2017 so với tháng 02/2017: sản phẩm khoáng sản tăng 8%; sản phẩm hóa chất tăng 17%; đá và kim loại quý tăng 33%; máy móc và thiết bị điện tử tăng 27%; phương tiện vận tải và thiết bị tăng 19%.

Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chính của Nam Phi trong tháng 03/2017 so với tháng 02/2017: hàng dệt may giảm 18%; máy móc và thiết bị điện tử tăng 18%; phương tiện vận tải và thiết bị tăng 41%; Sảm phẩm quang học tăng 30%; Thiết bị, phụ tùng 12%.



Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt nam-Nam Phi trong tháng 03/2017:

STT

Mặt hàng

VNXK

(USD)

STT

Mặt hàng

VNNK

(USD)

1

Hàng tươi sống

4.588.845

1

Hàng tươi sống

10.234.898

2

Rau củ quả

9.364.885

2

Rau củ quả

6.896.365

3

Dầu ăn




3

Dầu ăn




4

Thực phẩm chế biến

1.464.659

4

Thực phẩm chế biến

1.480.951

5

Khoáng sản

695.378

5

Khoáng sản

4.447.877

6

Hóa chất

3.480.089

6

Hóa chất

1.929.688

7

Cao su và sản phẩm nhựa

1.888.121

7

Cao su và sản phẩm nhựa

3.435.622

8

Da sống và da thuộc

1.683.784

8

Da sống và da thuộc

1.996.820

9

Sản phẩm gỗ

210.306

9

Sản phẩm gỗ

606.091

10

Giấy và bột giấy

292.210

10

Giấy và bột giấy

69.302

11

Dệt may

9.166.990

11

Dệt may

141.037

12

Giầy dép

32.473.909

12

Giầy dép




13

Vật liệu xây dựng

524.641

13

Vật liệu xây dựng




14

Kim loại quý

394.299

14

Kim loại quý




15

Sắt thép

1.775.696

15

Sắt thép

10.559.296

16

Máy móc thiết bị

108.367.143

16

Máy móc thiết bị

3.781.282

17

Phương tiện vận tải

276.696

17

Phương tiện vận tải

11.397

18

Thiết bị ảnh và y tế

1.386.929

18

Thiết bị ảnh và y tế

95.424

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

4.391.508

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

1.444

21

Hàng thủ công mỹ nghệ

968

21

Hàng thủ công mỹ nghệ




22

Hàng hóa khác

15.674

22

Hàng hóa khác




23

Thiết bị lẻ

774.332













Tổng cộng:

183.217.061




Tổng cộng:

45.687.597

II/ Dự báo tình hình thị trường tháng 06/2017:

Cung cầu sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp tăng. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. Đồng Rand tiếp tục xuống giá.



III/ Thông báo:

1/ Tìm người bán:

    1. Công ty Enmasse Tea Merchants tìm đối tác xuất khẩu chè đen

Thông tin doanh nghiệp: công ty Enmasse Tea Merchants

  • Địa chỉ: 123 Hope Street, Gardens, Cape Town, 8002

  • Điện thoại: +27 21 461 5650

  • Email: tea@enmassetea.co.za

1.2 Công ty Flash Components CC tìm đối tác sản xuất bật lửa

Thông tin doanh nghiệp: Công ty Flash Components CC 



  • Địa chỉ: 14 Gateway Close, Capricorn Business Park

  • Muizenberg, 7945, Cape Tow

  • Điện thoại: : +27 (0)21 788 5532

  • Email: sandra@imageandspaces.tmmail.org

2/ Tìm người mua

Công ty Montrill Enterprises (Pty) Ltd.(Botswana) tìm nhà nhập

khẩu thịt bò

  • Thông tin doanh nghiệp: công ty Montrill Enterprises (Pty) Ltd.

  • Địa chỉ: Plot 1655, Extension 2, Palapye, Botswana

  • Điện thoại: +267 71659624

  • Email: montrillent@gmail.com

3/ Sự kiện thương mại trong tháng 6, 7/2017 tại Nam Phi


STT

Sự kiện

Ngành hàng

Địa điểm tổ chức

Thời gian

1

AFRICAN OIL & POWER

Dầu khí, năng lượng

Trung tâm Hội nghị Quốc tế Cape Town, Cape Town

05/06 – 07/06/2017

2

ARICA AUTOMATION FAIR

Máy móc thiết bị

Ticketpro Dome, Johannesburg

06/06 – 08/06/2017

3

AFRICA HEALTH

Thiết bị y tế

Trung tâm Hội nghị Gallagher, Johannesburg

07/06 – 09/06/2017

4

AFRICA’S BIG SEVEN

Thực phẩm, đồ uống

Trung tâm Hội nghị Gallagher, Johannesburg

25/06 – 27/06/2017

5

SAITEX

Đa ngành nghề

Trung tâm Hội nghị Gallagher, Johannesburg

25/06 – 27/06/2017

6

FRANCHISE BUSINESS FESTIVAL

Nhượng quyền thương mại

Trung tâm Hội nghị và triển lãm Kyalami, Johannesburg

30/06 – 02/07/2017

7

OIL & GAS AFRICA

Dầu khí

Trung tâm Hội nghị Quốc tế Cape Town, Cape Town

11/07 – 13/07/2017

8

POWER-GEN AFRICA

Năng lượng

Trung tâm Hội nghị Sandton, Johannesburg

18/07 – 20/07/2017

9

MEDIATECH AFRICA

Quảng cáo, truyền thông

Tiketpro Dome, Johannesburg

19/07 – 21/07/2017

10

KZN INDUSTRIAL TECHNOLOGY EXHIBITION

Khoa học, kỹ thuật

Durban ICC Arena, Durban

25/07 – 28/07/2017

11

AGRIWORKS POTCHEFSTROOM

Máy móc nông nghiệp

The Trim Park, Potchefstroom

28/07 – 29/07/2017


VI/ Thông tin chuyên đề:

NGÀNH DỆT MAY CỦA NAM PHI

1. Tổng quan về ngành dệt may Nam Phi

Ngành dệt may, da, giày là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nam Phi, thu hút khoảng 14% lao động và đóng góp vào khoảng 8% GDP của quốc gia này. Dệt may nội địa chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Western Cape, KwaZulu-Natal, và một vài hoạt động tại tỉnh Gauteng.

Nhờ sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, các sản phẩm dệt may nội địa ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao hơn trước đây, trong đó phải kể đến sự phát triển trong sản xuất sợi tổng hợp. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng nhờ vậy mà phát triển mạnh mẽ. Ngành dệt may Nam Phi đang từng bước đáp ứng được nhu cầu của Thế giới với nhiều mặt hàng, dịch vụ – từ sợi tự nhiên đến sợi tổng hợp, từ các loại sản phẩm dệt, đan, nhuộm, cho đến các sản phẩm hoàn thiện.

Việc sản xuất, tiêu thụ hàng dệt may tại Nam Phi cũng có nhiều khác biệt theo vùng miền. Nhìn chung, khu vực Cape Metropolitan tập trung hướng sản xuất các mặt hàng dệt may cao cấp, trong khi khu vực KwaZulu-Natal đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng phổ thông với mức giá bình dân.

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành dệt may trong việc thu hút lao động trong nước, Bộ Công Thương Nam Phi đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy và bảo hộ thị trường trong nước, thông qua việc tăng cường quản lý hàng dệt may nhập khẩu, qua các chính sách về thuế và giảm tối đa hàng nhập lậu.

Bên cạnh đó, hàng dệt may Nam Phi còn được hưởng nhiều ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, kể từ khi đạo luật Cơ hội và Phát triển cho Châu Phi (AGOA) có hiệu lực từ năm 2000 và được đổi mới từ năm 2015. Từ đó đến nay, xuất khẩu hàng dệt may của Nam Phi sang Hoa Kỳ đã tăng 62%.

Mặc dù vậy, ngành dệt may Nam Phi vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nội tại như vốn đầu tư còn hạn hẹp, hạn chế trong việc tấp cận khoa học kỹ thuật, thiếu thốn về lao động có kỹ năng cao, năng suất thấp, tính cạnh tranh của các công ty nội địa còn thấp, khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Trong khi đó, việc cạnh tranh về giá đối với sản phẩm dệt may đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kít-xtan cũng là mối lo ngại đối với hàng dệt may Nam Phi.

2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may của Nam Phi

Trong giai đoạn 05 năm gần đây (2012 – 2016), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Nam Phi đạt 530-550 triệu USD, chủ yếu sang các nước lân cận như Namibia, Botswana, Lesotho, Swaziland, Zambia...



Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Nam Phi

giai đoạn từ 2012 – 2016

Đơn vị: triệu USD

Tên nước

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Namibia

185,8

194,7

203,9

157,5

161,3

Botswana

125,1

115,4

116,2

95,2

98,4

Lesotho

55,2

55,2

50,4

49,2

46,9

Swaziland

40,9

42,8

39,2

29,9

32,6

Zambia

32,4

34,6

39,2

29,8

32,5

Xuất khẩu ra TG

598,8

613

615,5

515

511,8

Nguồn: UN comtrade

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, trung bình Nam Phi nhập khẩu khoảng 01-02 tỷ USD hàng dệt may, chủ yếu từ Trung Quốc, Swaziland, Lesotho, Mauritius, Madagascar...



Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Nam Phi

giai đoạn từ 2012 – 2016

Đơn vị: triệu USD

Tên nước

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Trung Quốc

1.074

1.137,1

1.056,7

927,3

907,8

Swaziland

118,2

128,3

153,3

146,3

167

Lesotho

113,5

73,5

94,7

92,7

114,5

Mauritius

178,8

146,4

130,5

113

108,6

Madagascar

62,1

84,1

84,9

94

44,2

Nhập khẩu từ TG

1.935,1

2.032,4

1.969,5

1.817,6

1.810,7

Nguồn: UN comtrade

3. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi

Hàng dệt may cũng là một trong những mặt hàng trao đổi đều đặn giữa Việt Nam và Nam Phi. Trung bình mỗi năm, kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nam Phi đạt khoảng 25 triệu USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu khoảng 21-22 triệu USD và nhập khẩu khoảng 0,7-0,8 triệu USD.



Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may

của Việt Nam sang Nam Phi giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị: USD




Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Xuất khẩu

22.105.191

25.576.343

29.872.127

23.858.021

26.521.234

Nhập khẩu

87.866

13.228

5.901

1.096.688

52.844

Tổng

22.193.057

25.589.571

29.878.028

24.954.709

26.574.078

Nguồn: UN comtrade

Cùng với sự phát triển của đời sống người dân, với khí hậu đa dạng – mùa hè nóng, mùa đông lạnh, nhu cầu hàng dệt may của Nam Phi đang ngày một cao hơn, không những phục vụ tiêu thụ nội địa, mà còn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của quốc gia này.



Nam Phi là một trong những quốc gia phát triển nhất khu vực Châu Phi, đồng thời cũng là cửa ngõ để hàng hóa thâm nhập vào các quốc gia khác. Với hệ thống ngân hàng đảm bảo, cơ sở hạ tầng tốt, đây là một trong những thị trường tiềm năng trong khu vực. Doanh nghiệp Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường có thể tìm hiểu, nghiên cứu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình tại quốc gia này.
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 158.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương