Bản tin khoa học và giáo dụC



tải về 456.39 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích456.39 Kb.
#52256
  1   2   3   4   5   6   7
Tai lieu PT CT va TC QTDT



 
 
 
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 
2014 

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 
THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 
 
ThS. Nguyễn Thanh Sơn 
Trường Đại học Yersin Đà Lạt 
Tóm tắt 
Phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) là quá trình liên tục làm hoàn thiện CTĐT. Phát triển CTĐT đại học có vai 
trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế – xã 
hội. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy chưa có nhiều trường đầu tư đúng mức cho công việc này. Trong bài viết này, tác 
giả tập trung tìm hiểu lý thuyết phát triển CTĐT đại học, qua đó đề xuất quy trình và đưa ra một số kiến nghị về công 
tác phát triển CTĐT tại các trường đại học ở Việt Nam. 
Abstract 
Higher education curriculum developing to meet the output standars 
Curriculum development is a continuous process. Higher education curriculum development plays an important 
role in ensuring the quality of training human resources to meet the requirements of economiy and society. In fact, 
many universities do not adequately care about this. In this article, the author studiesabout the theory of higher 
education curriculum development, then proposes a process as well as recommendations in curriculum development at 
universities in Vietnam. 
 
I. Đặt vấn đề 
Quá trình đổi mới giáo dục – đào tạo ở nước ta đã 
và đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và chương 
trình đào tạo ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc 
dân. Mặc dù vậy, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 
2011 – 2020 đã chỉ ra một số tồn tại của lĩnh vực này như: 
“Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công 
tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung 
chương trình còn nặng về lý thuyết… nhà trường chưa gắn 
chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang 
đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ 
năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của 
học sinh, sinh viên” (Chính phủ, 2011). 
Thực tế đã cho thấy, công tác phát triển CTĐT trong 
các trường đại học ở Việt Nam chưa được chú trọng 
đúng mức, chưa có nhiều trường đầu tư vào công việc 
này, CTĐT cùng khối ngành thường có nhiều môn học 
giống nhau, không có đặc thù của từng trường, có 
trường tổ chức dạy những môn mà nhà trường có giảng 
viên chứ không phải dạy những môn học mà xã hội và 
người học cần; có trường quá tập trung vào lý thuyết; có 
trường lại quá tập trung vào trang bị kỹ năng thực hành, 
không có nền tảng kiến thức vững; CTĐT không theo kịp 
với sự phát triển, tức chưa đáp ứng được yêu cầu của xã 
hội… Hoặc “… thiếu người được đào tạo chuyên sâu về xây 
dựng chương trình…” (Nguyễn Thị Bình, 2011). 
Từ những phân tích trên đây cho thấy, công tác phát 
triển CTĐT trong các trường đại học ở Việt Nam thực sự 
cần thiết phải thay đổi nhằm cải thiện nội dung, sửa đổi 
và bổ sung những nội dung mới, làm cho giáo dục đại 
học phù hợp hơn với hoàn cảnh và nhu cầu của đất nước 
và đảm bảo xu thế hội nhập, xóa đi những tồn tại hiện có 
trong CTĐT đại học. Ngoài ra, những thay đổi trong xã 
hội có xu hướng đòi hỏi phải có những thay đổi tương 
ứng ngay trong CTĐT đại học bởi vì đó là giai đoạn cuối 
cùng của giáo dục chính quy và bước đệm quan trọng để 
người học tham gia vào thế giới việc làm. Việc đổi mới 
CTĐT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất 
lượng đào tạo nguồn nhân lực. 

tải về 456.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương