Bản tin khoa học và giáo dụC


III. Quy trình phát triển CTĐT Đại học



tải về 456.39 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích456.39 Kb.
#52256
1   2   3   4   5   6   7
Tai lieu PT CT va TC QTDT

III. Quy trình phát triển CTĐT Đại học 
Công tác phát triển CTĐT phải được thực hiện 
thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra những CTĐT mới, 
được cập nhật, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng 
cao của xã hội. 


 
 
 
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC 
2014 

Qua nghiên cứu các tài liệu trong nước, ngoài nước 
và các tài liệu dịch, tác giả nhận thấy có nhiều mô hình về 
phát triển CTĐT được đưa ra, tuy nhiên, tựu chung lại có 
một số bước cơ bản như sau: Phân tích nhu cầu hoặc bối 
cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế CTĐT, thực hiện CTĐT, 
đánh giá CTĐT, cụ thể như sau: 
Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: 
CTĐT phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát 
triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, truyền 
thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực 
của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế. 
Bước 2. Xác định mục đích chung và mục tiêu 
cụ thể:Tức là xác định“cái đích hướng tới” của quá trình 
giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân 
cách con người, những đức tính nghề nghiệp. 
Bước 3. Thiết kế CTĐT: Tức là quá trình xây 
dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều 
kiện bảo đảm nhằm thực hiện CTĐT. 
Bước 4. Thực thi CTĐT: Đưa CTĐT vào thử 
nghiệm và thực hiện. 
Bước 5. Đánh giá CTĐT: Việc đánh giá chương 
trình cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm 
và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo 
dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinh 
viên và người sử dụng lao động. 
Phát triển CTĐT là một quy trình khép kín, không 
có bước kết thúc. Điều quan trọng là mỗi bước phải 
được giám sát và đánh giá ngay từ đầu. Mỗi bước trong 
quy trình bao gồm một số hoạt động. Trong quy trình 
phát triển CTĐT, các nhóm liên quan được đặt giữa 
nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát 
triển CTĐT. Mỗi ngành học trong mỗi bối cảnh khác 
nhau có các bên liên quan khác nhau. Tham gia vào phát 
triển CTĐT, mỗi bên liên quan có những mối quan tâm 
khác nhau: Ví dụ GV, SV quan tâm nhiều hơn tới công 
việc giảng dạy được thực hiện như thế nào; trong khi nhà 
quản lí đào tạo hay đơn vị sử dụng nguồn nhân lực lại 
quan tâm nhiều tới kết quả đầu ra của sản phẩm đào tạo 
– chất lượng SV.  
Tuy nhiên, mức độ tham gia của các bên liên quan 
trong từng giai đoạn của quy trìnhcần được Nhóm công 
tác phát triển CTĐT và các nhóm liên quan xác định. 
Các bên liên quan trong phát triển CTĐT là những 
nhóm người hay cá nhân có mối quan tâm về đào tạo 
hoặc là những người hưởng lợi. Hiện nay, nhiều chuyên 
gia giáo dục đề xuất, phát triển CTĐT cần có sự tham gia 
của 5 “nhà”: Giảng viên, nhà quản lí, sinh viên, chủ doanh 
nghiệp và chuyên gia phát triển CTĐT. Có thể chia các 
bên liên quan thành nhóm bên trong và nhóm bên ngoài. 
Nhóm bên trong bao gồm các bên liên quan tham gia 
hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo và 
nằm trong đơn vị đào tạo (như nhà quản lý, nhà giáo, 
sinh viên). Nhóm bên ngoài bao gồm các bên liên quan 
nằm ngoài đơn vị đào tạo, không tham gia trực tiếp hoặc 
chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo (như 
doanh nghiệp, người sử dụng lao động…). 

tải về 456.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương