Bài thi tìm hiểu 70 năm thành lập QĐnd việt Nam và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân



tải về 285.66 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích285.66 Kb.
#28954
  1   2   3   4

Bài thi tìm hiểu 70 năm thành lập QĐND Việt Nam và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân




Câu 1: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Ai làm Đội trưởng và Chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là gì?

Trả lời:

* Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944.

- Lễ thành lập được tổ chức tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).

- Khi thành lập Đội gồm 34 chiến sỹ, do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng; đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Trong đội có chi bộ lãnh đạo.

- Đánh giá về sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ):

+ Đội VNTTGPQ được thành lập đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta – Bước chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành chính quyền.

+ Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.



* Tư tưởng chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là chính trị trọng hơn quân sự.

+ Tư tưởng này được thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình chuẩn bị, chỉ đạo và phương châm hoạt động của Đội sau ngày thành lập. Vì theo nhận định của Bác Hồ: “Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy phong trào đi tới. Nhưng phát động khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp mới có thể đẩy phong trào tiến lên”.

+ Tư tưởng chỉ đạo chính trị trọng hơn quân sự thể hiện rõ trong việc đặt tên gọi cho Đội. Khi nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo: Các đội viên đã thống nhất đặt tên đội là “Đội Việt Nam Giải phóng quân”, Bác Hồ đã chỉ thị thêm vào hai chữ “Tuyên truyền” để mọi người ghi nhớ nhiệm vụ chính trị lúc này còn trọng hơn quân sự. Trong chỉ thị thành lập Người cũng khẳng định “Tên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự”.

+ Tư tưởng chính trị trọng hơn quân sự cũng được thể hiện trong việc xác định mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, Bác Hồ đã khẳng định: “Nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị”; “Quân sự mà không có chính trị, như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. 


Câu 2: Hãy nêu tên và thời gian diễn ra những chiến dịch tiêu biểu của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược?

Trả lời:

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân đội ta đã tiến hành hàng trăm chiến dịch với nhiều hình thức và quy mô khác nhau.

- Các chiến dịch đó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta.

- Trong hàng trăm chiến dịch đó, dựa vào một số tiêu chí như: tác động, quy mô, kết quả, ý nghĩa thắng lợi tôi xin nêu ra một số chiến dịch tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến, những chiến dịch đó là:



2.1 Trong kháng chiến chống thực dân Pháp:

1. Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947:  Diễn ra từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 20 tháng 12 năm 1947:

Kế hoạch tiến công Việt Bắc do Xalăng (Salan), Tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch ra và được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947. Âm mưu của cuộc tiến công này, như lời Vally tuyên bố, là Pháp “sẽ chơi ván bài cuối cùng” nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh, lập ngụy quyền toàn quốc, kết thúc chiến tranh và đặt lại ách thống trị thực dân trên toàn bộ nước Việt Nam; đồng thời nhằm khóa chặt biên giới Việt –Trung, ngăn chặn mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc.

Kế hoạch tiến công Việt Bắc do Xalăng (Salan), Tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch ra và được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947. Âm mưu của cuộc tiến công này, như lời Vally tuyên bố, là Pháp “sẽ chơi ván bài cuối cùng” nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh, lập ngụy quyền toàn quốc, kết thúc chiến tranh và đặt lại ách thống trị thực dân trên toàn bộ nước Việt Nam; đồng thời nhằm khóa chặt biên giới Việt –Trung, ngăn chặn mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc.

Ngày 7-10, quân Pháp bắt đầu tiến công Việt Bắc. Ngay tối hôm đó, Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các khu ủy thông báo tình hình và ra lệnh cho các khu ủy, quân khu ủy chỉ huy bộ đội đánh mạnh để chia xẻ lực lượng địch, phá kế hoạch tiến công của chúng. Ngày 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư kêu gọi quân dân ra sức tiêu diệt địch. Cùng ngày, Bộ Tổng Chỉ huy hạ quyết tâm chiến dịch và ra nhật lệnh kêu gọi quân dân anh dũng chiến đấu. Ngày 15, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

Thực dân Pháp tập trung một lực lượng lớn, với 12.000 binh sĩ, 40 máy bay, 800 xe cơ giới do Trung tướng Xalăng trực tiếp chỉ huy chia thành 3 hướng tiến công Việt Bắc. Về phía ta, để phản công đánh bại địch, Bộ Tổng chỉ huy đã huy động các trung đoàn 147, 165 (chủ lực của Bộ); 72, 74, 121 (của Khu I), 11, 36, 59, 98 (của Khu XII); một tiểu đoàn pháo binh và trung đoàn Sông Lô (của Khu X); năm tiểu đoàn độc lập (của Bộ, Khu I, Khu XII); các binh chủng và lực lượng du kích của các địa phương.

Chiến dịch diễn ra trong 2 đợt (đợt I : từ 7-10; đợt II : từ ngày 21-11 đến 22-12). Các đơn vị của ta thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” và đánh du kích, đánh vận động trên các địa bàn, trọng điểm là các mặt trận Đường số 3, Đường số 4, Sông Lô, bẻ gãy các mũi tiến công đường không, đường bộ, đường thủy của các binh đoàn đổ bộ đường không, binh đoàn bộ binh thuộc địa…bắn rơi tại chổ máy bay chở viên Tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thu tài liệu kế hoạch chiến dịch (9-10); phục kích ở bản Sao, đèo Bông Lau (30-10); bắn tàu chiến, ca nô tại Khoan Bộ (23-10); Đoan Hùng (24-10); Khe Lau (10-11)…

Ngày 22-12, quân dân ta tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng tại thị xã Tuyên Quang. Cũng ngày hôm đó, đám tàn quân Pháp bại trận vượt qua cầu Đuống về Hà Nội.

Trong chiến dịch Việt Bắc, quân Pháp bị bắt 270 tên, bị thương hơn 3.000 tên và hơn 3.000 tên khác chết. Các đơn vị ta đã bắn rơi 16 máy bay, phá hủy 225 xe cơ giớiag khoaûøng 100 khẩu pháo, cối; bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô; thu được hàng chục tấn vũ khí, quân trang, quân dụng.

Chiến thắng Việt Bắc đã làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chuyển sang giai ñoaïn mới.

(Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 47.)



2. Chiến dịch Biên giới (còn gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong 2): Diễn ra từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 22 tháng 10 năm 1950).

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Bắc-Lạng. Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng làm Bí thư đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy chiến dịch; Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng; Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp phụ trách hậu cần chiến dịch; Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.

Lực lượng chiến đấu: Đại đoàn 308, hai trung đoàn 174, 209, ba tiểu đoàn độc lập 426, 428, 888 của Lạng Sơn và Liên khu Việt Bắc, bốn đại đội sơn pháo, năm đại đội công binh và bộ đội địa phương. Hàng vạn dân công là người các dân tộc Việt Bắc mở đường vận chuyển 4000 tấn lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến dịch.

Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư cho bộ đội: “Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng rất quan trọng. Chúng ta quyết đánh thắng trận này”. Trung tuần tháng 9, Người lên đường đi chiến dịch.

Từ ngày 16 đến 18-9, hai trung đoàn 174, 209, hai tiểu đoàn 11, 426; ba tiểu đoàn pháo binh tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch. Từ ngày 2 đến ngày 8-10, Đại đoàn 308, Trung đoàn 209 vận động tiến công tiêu diệt binh đòan Lơ Pagiơ từ Thất Khê lên và binh đoàn Sáctông từ Cao Bằng rút về tại khu vực Cốc Xá, điểm cao 477. Từ ngày 10 đến ngày 23-10, quân địch bỏ Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu tháo chạy.

Kết quả : Ta đã loại khỏi vòng chiến trên 8000 địch, gồm 8 tiểu đoàn, trong đó có 5 tiểu đoàn ứng chiến; phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4 của địch; giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, nhiều vùng quan trọng ở biên giới Việt-Trung; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước ta với các nước XHCN.

Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam.

(Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 84).



3. Chiến dịch Hòa Bình: Diễn ra từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 tháng 2 năm 1952.

Hòa Bình là một trung tâm chính trị của đồng bào Mường, là cửa ngõ nối liền vùng tự do đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chiến dịch Hòa Bình nhằm đánh bại kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của Pháp, phá phòng tuyến sông Đà, tiêu diệt sinh lực địch và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích của ta ở đồng bằng Bắc Bộ.

Để giành lại quyền chủ động mùa đông năm 1951, quân Pháp mở cuộc tiến công ra Hòa Bình, lập phòng tuyến sông Đà nối liền với tuyến phòng thủ trung tâm nhằm nối lại “Hành lang Đông –Tây” thực hiện khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa chiến khu Việt Bắc với Liên khu 3 và 4. Ở Hòa Bình, Pháp cho thành lập các “xứ Mường tự trị” để thực hiện “Da vàng hóa chiến tranh” nhằm dùng các lợi ích về kinh tế chính trị để thuyết phục người dân tộc thiểu số đi lính cho Pháp. 

Thực hiện kế hoạch quân sự mới, tướng Đờ Lát đơ Tátxinhi (Tổng chỉ huy quân đội, kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương) chọn Hòa Bình làm điểm quyết chiến buộc chủ lực của quân đội ta phải tham chiến qua đó giành một thắng lợi quân sự để ổn định tinh thần quân ngụy. Sau một thời gian củng cố thế phòng ngự và tăng cường lực lượng, ngày 9 tháng 11 năm 1951, tướng Đờ Lát đã sử dụng một lực lượng quân cơ động chiến lược (khoảng 20 tiểu đoàn bộ binh, 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 2 đại đội xe tăng và nhiều tàu thuyền cùng quân dù). Ở thị xã Hòa Bình quân Pháp xây dựng cụm cứ điểm lớn.

Ngày 24 tháng 11 năm 1951, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta ra chỉ thị “Nhiệm vụ phá tan cuộc tiến công Hòa Bình của quân đội Pháp”. Nắm bắt cơ hội, quân đội ta mở chiến dịch Hòa Bình mục đích nhằm tiêu diệt sinh lực địch ở chiến trường Hòa Bình, phá kế hoạch bình định của quân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, đẩy mạnh chiến tranh phong trào chiến tranh du kích của ta.

Lực lượng tấn công quân Pháp của quân đội ta ở Hòa Bình gồm có: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chỉ huy trưởng của chiến dịch). Đại đoàn 308 do đồng chí Vương Thừa Vũ và đồng chí Song Hào làm chỉ huy; Đại đoàn 312 do đồng chí Lê Trọng Tấn và đồng chí Trần Độ làm chỉ huy; Đại đoàn 304 do đồng chí Hoàng Minh Thảo và đồng chí Lê Chưởng làm chỉ huy.

Đợt 1 (từ ngày 10 đến 26 tháng 12 năm 1951), Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) vận động phục kích tiêu diệt một bộ phận lớn tiểu đoàn dù số 1 của quân Pháp, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiến công Tu Vũ (một vị trí phòng ngự then chốt của phân khu sông Đà do lực lượng lính Âu-Phi của Pháp chiếm đóng). Sau 5 giờ chiến đấu quyết liệt quân đội ta tiêu diệt được cứ điểm Tu Vũ. Ngày 22 tháng 12 năm 1951 quân đội ta tiêu diệt gọn 5 tàu chiến và ca nô của quân Pháp. Đêm 29 tháng 12, Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) diệt gọn 2 đại đội trên núi Ba Vì bằng một trận tập kích táo bạo. Đại đoàn 304 đã đánh thắng nhiều trận phục kích trên đường số 6 và đường số 21, nổi bật là trận Giang Mỗ, trong tận này là tiểu đội trưởng Cù Chính Lan một mình đuổi xe tăng địch, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái tiêu diệt địch tạo điều kện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

Đợt 2 (từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 1951). Bộ đội ta tiếp tục tấn công, đánh tan tuyến phòng thủ sông Đà, tiêu diệt các điểm cao 400, 600, Đá Chông, núi Chẹ…chặn đánh các quân viện trên các trục đường 87, Ba Vì, Mỹ Khê. Do quân đội ta hoạt động mạnh nên quân đội Pháp ở thị xã Hòa Bình bị cô lập. Quân Pháp bị lâm vào thế khó khăn lúng túng, tướng Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi bị bệnh phải về Pháp, tướng Sa-lăng (Salan) được cử làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp.

Đợt 3 (từ ngày 7 đến 25 tháng 2 năm 1952). Bộ đội ta tập trung lực lượng bao vây đánh địch ở thị xã Hòa Bình và trên đường số 6. Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) tiến công Pheo (vị trí quan trọng của địch nằm giữa đường số 6 và sông Đà) nhưng không thành. Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) tập kích ở thị xã Hòa Bình, tiêu diệt 6 vị trí ngoại vi, các cán bộ chiến sĩ phối hợp với dân quân địa phương bất ngờ thọc sâu vào phía trong cứ điểm của quân Pháp, tiêu diệt hoàn toàn cụm pháo binh của Pháp ở sát sân bay thu được 4 khẩu pháo và bắt sống 20 lính Pháp trong đó có 3 chỉ huy của quân Pháp. Cuộc bao vây tiêu diệt quân Pháp trên mặt trận chính diện đã tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ và phương tiện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc chiến đấu của quân đội ta thắng lợi trên các mặt trận khác.

Tại mặt trận sau lưng địch, Đại đoàn 316, Đại đoàn 320 đánh Pháp ở trung du và đồng bằng Liên khu 3. Ở trung du Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) tiêu diệt đồn La-ri-vê trên phòng tuyến “boong ke”, Trung đoàn 98 (Đại đoàn 316) vượt sông Cầu, sông Đuống đánh vào khu du kích Gia Lương tiêu diệt đồn Thứa, sở chỉ huy tiểu khu Cẩm Giàng. Quân Pháp liên tiếp mở nhiều cuộc hành binh phản kích hòng giành lại những vị trí đã bị mất những đều bị quân đội ta đánh bại. Ở Liên khu 3, Trung đoàn 48 và 52 (Đại đoàn 320) tiến công vào vùng tạm bị chiếm như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam và đã diệt hàng loạt đồn bốt, khôi phục và mở rộng căn cứ du kích, phát triển cơ sở trong vùng tạm bị chiếm. Thắng lợi to lớn ở mặt trận sau lưng địch làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi  của toàn chiến dịch Hòa Bình. Ngày 23 tháng 2 năm 1952 quân Pháp bỏ Hòa Bình rút chạy và bị quân đội ta tiêu diệt thêm một bộ phận.

Ngày 25 tháng 12 năm 1952, chiến dịch Hòa Bình kết thúc. Sau hơn hai tháng chiến đấu, quân đội ta đã tiêu diệt khoảng 22.000 lính Pháp trên cả hai mặt trận. Riêng mặt trận sau lưng quân đội ta đã tiêu diệt 15.000 lính Pháp, bức hàng, bức rút hơn 1000 đồn bốt. Các căn cứ du kích của quân đội ta được mở rộng.

Thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình là thành công của Đảng ta trong việc chỉ đạo tiến công chiến dịch và đưa lực lượng vũ trang của quân đội ta có bước tiến mới về trình độ chiến thuật, kỹ thuật về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày trên hai mặt trận rộng lớn và phức tạp. Đồng thời tạo ra cơ hội cho các chiến trường khác đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển lực lượng kháng chiến mở rộng thêm nhiều vùng căn cứ làm cho cục diện chiến trường thay đổi ngày càng có lợi cho quân đội ta tạo đà tiến lên mạnh mẽ hơn.

4. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên: Diễn ra từ 26 tháng 1 đến 17 tháng 2 năm 1954.

Từ Hè - Thu năm 1953, Nava (Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương) liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét dữ dội trong các vùng quân Pháp chiếm đóng như ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên và Nam Bộ. Chúng cho quân nhảy dù xuống hậu phương của ta, tập kích ở Lạng Sơn, rút lực lượng ở Nà Sản về tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ.

Trước tình hình đó, cuối tháng 9 năm 1953, tại căn cứ Việt Bắc, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự Đông - Xuân 1953 - 1954. Bộ Chính trị đã quyết định: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tấn công vào những hướng của địch sơ hở,  và nơi tương đối yếu của địch mà đánh, giữ vững chủ động, kiên quyết cho địch phải phân tán lực lượng, đồng thời tranh thủ tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta, trong lúc đó đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ”. Theo kế hoạch tác chiến đã định, quân ta mở các cuộc tiến công trên các mặt trận.

Chấp hành nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Liên khu ủy Liên khu 5 do đồng chí Nguyễn Chánh (Ủy viên Trung ương Đảng) làm bí thư. Đồng chí Nguyễn Bá Phát làm tham mưu trưởng, tiến công địch trên mặt trận Tây Nguyên.

Trên mặt trận Tây Nguyên, ở Liên khu 5, quân ta sử dụng một bộ phận nhỏ bộ đội chủ lực địa phương đánh tiêu hao ngăn chặn địch, bảo vệ hậu phương. Còn đại bộ phận lực lượng chủ lực của Liên khu gồm Trung đoàn 108, trung đoàn 803 và 2 tiểu đoàn chủ lực độc lập cùng với bộ đội địa phương theo kế hoạch đã bất ngờ tiến công ở phía bắc Tây Nguyên.

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 1954. Quân ta đánh một lúc 3 cứ điểm Măng Đen, Công Bray, Măng Bút. Tiểu đoàn 19 thuộc Trung đoàn 108 đảm nhiệm đánh Măng Đen là trận then chốt mở đầu cho chiến dịch, Măng Đen là cứ điểm kiên cố nên cuộc chiến đấu ở cửa mở rất gay go. Các đơn vị đã kiên cường đánh địch và quân ta đã thắng. Các cứ điểm Măng Đen, Công Bray, Măng Bút bị tiêu diệt, hệ thống phòng ngự của địch ở bắc Tây Nguyên bị cắt làm đôi. Trung đoàn 108 tiến lên phía Bắc tiêu diệt các đồn còn lại. Trung đoàn 308 tiến xuống phía Nam uy hiếp thị xã Kon Tum.

Chiến sự phát triển rất nhanh. Nhiều đồn bốt địch rút chạy trước khi quân ta đến. Ngày 28 tháng 1 năm 1954, Đại đội 223 thuộc Tiểu đoàn 79 (Trung đoàn 308) tập kích tại thị xã Plây Cu, diệt hàng trăm tên địch. Ngày 5 tháng 2 năm 1954, thị xã Kon Tum đã được giải phóng, quân đội ta đã quét sạch quân địch ở Bắc Tây Nguyên, rồi phát triển xuống phía Nam đến sát đường số 19. Hai Tiểu đoàn 50 và 89 (Trung đoàn 108) làm nhiệm vụ củng cố vùng mới giải phóng, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phá tan các luận điệu chia rẽ của địch. Quân ta đã tiêu diệt hàng nghìn quân địch, thu được hàng trăm súng máy, súng cối và hàng nghìn súng trường. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1954, ta kết thúc chiến dịch.

Chiến dịch bắc Tây Nguyên chiến thắng là một thắng lợi lớn của quân và dân ta trong chiến cục Đông - Xuân. Giải phóng địa bàn chiến lược bắc Tây Nguyên rộng 16.000km2với 20 vạn dân, bảo vệ vùng tự do Phú Yên – Bình Định. Buộc quân địch phải ngừng tiến công ở Phú Yên điều những đơn vị ở đó và một số đơn vị cơ động khác tăng cường cho thị xã Plây Cu và một số cứ điểm ở nam Tây Nguyên. Lực lượng cơ động của địch tiếp tục bị phân tán.



Kết thúc chiến dịch bộ đội ta thu được hàng trăm xe cơ giới của địch (Ảnh TLBTLSQG).

Bằng lực lượng không lớn, những cuộc tiến công của bộ đội chủ lực ta vào phía Tây đã giành thắng lợi rất lớn: Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng chiến lược quan trọng, uy hiếp địch trên toàn bộ chiến trường Đông Dương, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược, cô lập địch ở Điện Biên Phủ, tạo điều kiện để tập trung lực lượng của ta ở hướng chủ yếu và đẩy mạnh cuộc chiến đấu ở vùng sau lưng địch.



5. Chiến dịch Điện Biên Phủ: Diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954.

 Địa bàn của chiến dịch lịch sử này nằm tại Điện Biên Phủ, một thung lũng rộng lớn ở vùng núi Tây Bắc nước ta, gần biên giới nước bạn Lào. Đây là vị trí chiến lược then chốt mà thực dân Pháp xác định phải nắm giữ. Tướng Nava của Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực địch lúc lớn nhất lên đến 16.200 quân với 49 cứ điểm. Các tướng lĩnh của Pháp và Mỹ đều coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bất khả xâm phạm” nên bố trí khu vực Điện Biên Phủ thành ba phân khu như sau:

- Phân khu Bắc nằm ở các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo.

- Phân khu Trung tâm nằm ngay giữa Mường Thanh, nơi đặt trụ sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần và sân bay. Nơi đây tập trung 2/3 lực lượng địch.

- Phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm, có trận địa pháo và sân bay.

Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.




Đến đầu tháng 3/1954, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Ngày 13/3/1954, quân ta nổ phát súng đầu tiên, tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:

Đợt 1, từ 13 - 17/3/1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Đợt 2, kéo dài từ 30/3 - 26/4/1954: quân ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, A1… Ta chiếm thêm được phần lớn cứ điểm của địch, tạo điều kiện để bao vây, chia cắt và khống chế địch. Sau đợt này, Mỹ tăng cường viện trợ khẩn cấp cho Pháp. Để đối phó lại, quân ta đã kịp thời khắc phục những khó khăn về tiếp tế. Quyết tâm giành thắng lợi của quân và dân ta ngày càng dâng cao.

Đợt 3, diễn ra từ 1/5 - 7/5/1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các điểm đề kháng còn lại của địch.

Chiều 7/5, quân ta đánh vào sở chỉ huy. Vào thời khắc 17h30 ngày 7/5/1954, tướng De Castries cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống. Quân dân ta ở khắp các chiến trường từ Bắc Bộ, Trung Bộ đến Nam Bộ cũng phối hợp tấn công địch nhằm phân tán, kìm chân giặc, hỗ trợ cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch.

Thắng lợi ở Điện Biên Phủ đã hoàn toàn đập tan kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, theo đó Pháp công nhận nền độc lập của 3 nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngày 7/5/1954 mãi đi vào lịch sử và trong tâm thức của hàng triệu người Việt Nam.



2.2 Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ:


Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> Nam 2014
Nam 2014 -> Thứ hai ngày 1/12 năm 2014 Toán: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số I mục tiêu
Nam 2014 -> ĐÁP ÁN ĐỀ ra kỳ NÀy tháng 12/2013 – khốI 12 Câu I: Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy, cho hình vuông abcd biết M(2;1)
Nam 2014 -> TRƯỜng th thanh tân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nam 2014 -> 1. Dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên vào thời nào, năm nào?
Nam 2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Nam 2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế
Nam 2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Nam 2014 -> Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ma trận kiểm tra học kì I – MÔn sử LỚP 11 – NĂm họC 2013- 2014
Nam 2014 -> Tuần 13 Ngày Soạn

tải về 285.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương