Bài thi tìm hiểu 70 năm thành lập QĐnd việt Nam và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân



tải về 285.66 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích285.66 Kb.
#28954
1   2   3   4

Đợt 2 (23-28.12.1974), tiến công đánh chiếm các chi khu Bù Đốp, Đồng Xoài, giải phóng hoàn toàn đường 14, đưa lực lượng áp sát thị xã Phước Long.

Đợt 3 (31.12.1974-6.1.1975), tiến công đánh chiếm chi khu Phước Bình, điểm cao Bà Rá; từ 2.1 tiến công vào thị xã Phước Long, đến chiều 6.1 làm chủ hoàn toàn thị xã.

Kết quả: Diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở Phước Long (diệt: 1.160; bắt 2.146, ra trình diện: 1.000), phá huỷ 15 máy bay, 4 khẩu pháo, 3 xe bọc thép, thu 3.125 súng các loại, 2 máy bay (C-113), 100 xe ô tô, 10.000 viên đạn pháo; giải phóng toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân, tạo địa bàn chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ Bắc Sài Gòn của địch.

Chiến thắng Phước Long cho thấy sự suy yếu của QĐ Sài Gòn và khả năng phản ứng rất hạn chế của Mỹ, tạo thêm cơ sở để hội nghị Bộ chính trị (18.12.1974-8.1.1975) khẳng định quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam.






10. Chiến dịch Tây Nguyên: Diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24 tháng 3 năm 1975.

Địa bàn chiến dịch: khu vực Nam Tây Nguyên gồm các tỉnh Phú Bồn, Đắc Lắc, Quảng Đức. Bộ tư lệnh chiến dịch: Tư lệnh Hòang Minh Thảo, Chính ủy Đặng Vũ Hiệp. Mục tiêu then chốt của chiến dịch là thị xã Buôn Ma Thuột và 3 quận lỵ: Đức Lập, Cẩm Ga, Kiến Đức; Thực hiện chia cắt chiến lược.

Diễn biến chiến dịch:

+ Đợt 1: Từ 4-3 đến 9-3: Ngày 4-3, ta cắt đường số 19 đọan từ An Khê đến Nam Bình Khê và cắt đường số 21, tập kích bằng pháo binh và đặc công vào thị xã Công Tum, Plây Cu, tích cực hoạt động nghi binh để ghìm chặt địch ở Bắc Tây Nguyên.

+ Đợt 2: Từ ngày 10 đến 18-3: Rạng sáng 10-3, ta nổ súng tiến công bất ngờ vào các căn cứ quân sự của địch ở trong thị xã Buôn Ma Thuột. Sau 4 giờ chiến đấu, ta làm chủ sân bay Hòa Bình và khu kho Mai Hắc Đế. 11 giờ ngày 11-3, ta hòan toàn làm chủ thị xã.

+ Đợt 3: Từ 17 đến 24-3-1975: Ta chặn đánh các lực lượng địch ở Plây Cu, Công Tum rút chạy trên đường số 7 từ Cheo Reo đến Củng Sơn. Ngày 14-3,

Tổng thống Thiệu họp với Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Phạm Văn Phú ở Nha Trang quyết định rút quân khỏi Công Tum – Plây Cu theo đường số 7 về giữ vùng đồng bằng ven biển. Ngày 16-3, nhận được thông báo địch đã rút chạy, Bộ tư lệnh chiến dịch đã ra lệnh nhanh chóng truy kích địch. Chiều ngày 17-3, quân ta đã cắt đường số 7 hình thành thế bao vây quân địch từ phía sau. Cùng ngày pháo binh ta bắn vào thị xã Cheo Reo. 18 giờ ngày 18-3, quân ta chiếm thị xã Cheo Reo. Các ngày 21, 22, 23, quân ta tiếp tục truy kích địch trên đường số 7. Ngày 24-3, quân ta tiến vào thị xã Củng Sơn, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ địch ở đây. Một mũi quân khác cùng với lực lượng địa phương giải phóng các tỉnh miền Trung (Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang). Phối hợp với hướng chính, từ ngày 17-3 đến 22-3, ta giải phóng Công Tum, Plây Cu, An Khê, Gia Nghĩa, Kiến Đức. Tây Nguyên được hòan toàn giải phóng.

Kết quả: địch bị tiêu diệt 4.500 tên, bị bắt 16.822 tên, ra hàng và được phóng thích tại chỗ 7.190 tên. Ta bắn rơi 44 máy bay, phá hủy 110 chiếc, thu và phá hỏng 17.188 súng pháo các loại, 1.096 xe các loại, 767 máy thông tin, thu toàn bộ kho tàng, thiết bị chỉ huy, cơ sở chữa cháy của ngụy ở Tây Nguyên. Giải phóng 5 tỉnh Tây Nguyên: Công Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bồn, Quảng Đức. Hơn 60 vạn nhân dân các dân tộc giành quyền làm chủ.



11. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, từ 21 đến 29-3-1975 :

Địa bàn: Các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bộ tư lệnh chiến dịch: Tư lệnh Lê Trọng Tấn, Chính ủy Chu Huy Mân. Nhiệm vụ của quân khu Trị - Thiên là đánh bại về cơ bản kế hoạch “bình định” của địch, tạo ra ở Trị - Thiên một tình thế mới có ý nghĩa quyết định để chuẩn bị giành thắng lợi trong năm 1975, giải phóng hòan toàn Trị - Thiên – Huế. Nhiệm vụ của quân Quân khu V, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị tạo điều kiện để tiến công và nổi dậy mạnh hơn, giành thắng lợi hoàn toàn.

Thực hiện nhiệm vụ trên, trong năm 1975, Quân khu V và Quân khu Trị - Thiên – Huế có kế hoạch mở các chiến dịch tiến công tổng hợp.

Từ ngày 5-3 đến 20-3, phối hợp với chiến dịch Tây Nguyên, Quân khu V và Quân khu Trị - Thiên - Huế đã làm tan rã một bộ phận quan trọng của địch ở vùng giáp ranh và đồng bằng, giải phóng phần còn lại của tỉnh Quảng trị, thị xã Quảng Trị, các quận lỵ Tiên Phước, Phước Lâm, Sơn Trà, Trà Bồng của Quảng Đà – Nam Quảng Ngãi, tạo thế uy hiếp Huế - Đà Nẵng.

Sau khi địch rút khỏi Tây Nguyên, BCT và QUTƯ hạ quyết tâm tổ chước chiến dịch Huế - Đà Nẵng lấy tên là “Mặt trận 475” và chính thức thành lập Bộ tư lệnh, Đảng ủy chiến dịch.

Diễn biến chiến dịch:

+ Đợt 1 (từ 21 đến 26-3): Ta tiến công chia cắt Huế - Đà Nẵng, tiêu diệt sư đoàn bộ binh số 1, lữ 147/F TQLC, liên đoàn biệt động quân, giải phóng Thừa Thiên – Huế, mặt khác giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Hướng Trị – Thiên.

Ngày 25-3, thành phố Huế được giải phóng. Cùng ngày, thị xã Tam Kỳ, thị xã Quảng Ngãi được giải phóng. Ngày 26-3, tỉnh Thừa Thiên Huế được giải phóng hoaøn toàn.

+ Đợt 2 (từ 27 đến 29-3): Sau khi Huế mất, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố “tử thủ” Đà Nẵng bằng mọi giá. Thiệu cho rằng nếu ta muốn tiến công Đà Nẵng thì sau giải phóng Huế, ta phải mất ít nhất một tháng chuẩn bị. Nhưng chúng đã nhầm. Ngay sau khi đánh chiếm t

Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 120.000 tên địch, làm tan rã 137.000 phòng vệ dân sự; thu 129 máy bay, 179 xe tăng thiết giáp, 327 khẩu pháo, 1.084 xe quân sự và nhiều vũ khí đạn dược khác; giải phóng 5 tỉnh, hai thành phố với 2.5 triệu dân.



12. Chiến dịch Hồ Chí Minh: Diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. 

Mùa Xuân năm 1975, sau khi bị mất toàn bộ quân khu 1 và 2, một nửa binh lực của quân ngụy đã bị tiêu diệt, trong thế tan rã chiến lược hầu như không thể cứu vãn nổi, địch vẫn ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể mặc cả với ta trong trường hợp dẫn đến thương lượng hòa bình. Chúng lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa, như tập đoàn phòng ngự Phan Rang, tập đoàn phòng ngự Xuân Lộc và sau đó là tập đoàn phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngày 18-4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch ở đây, bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi. Ngày 20-4, trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy, Xuân Lộc thất thủ.

Các tuyến phòng ngự từ xa đã bị phá vỡ, địch co về phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến phòng ngự: vòng ngoài (bán kính 25- 30 km), vòng ven và nội đô.

Giữa tháng 4, ta quyết định mở chiến dịch tiến công mang tên “Hồ Chí Minh” nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.

Sau khi đã hoàn thành công tác chuẩn bị và tập trung một khối lượng rất lớn lực lượng và phương tiện trong thời gian ngắn nhất ở vùng kế cận Sài Gòn, chiều 26-4, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Từ năm hướng các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn.

Từ 26 đến 28-4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược. Từ chiều 28-4, các cánh quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa vì họ đã tháo chạy ra nước ngoài.

Ngày 29-4, quân ta tổng tiến công. Các binh đoàn bộ đội hợp thành tiến công trong hành tiến, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích, nhằm thẳng các mục tiêu đã được phân công. Sáng 30-4, trong thế thua đã rõ ràng, địch xin ngừng bắn, bộ đội ta vẫn kiên quyết tiến công. Các quân đoàn nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu. 11h30 ngày 30-4, sau khi Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 1-5, toàn bộ lực lượng còn lại của quân ngụy tan rã, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Câu 3: Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội ta được Bác Hồ khái quát như thế nào? Câu nói đó được Bác Hồ nói ở đâu, thời gian nào? Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta là gì?

Trả lời:

* Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội ta được Bác Hồ khái quát như sau: 

Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...”.

* Câu nói đó được Bác Hồ nói trong dịp kỷ niệm quân đội ta tròn 20 tuổi (ngày 22 tháng 12 năm 1964), tại Hà Nội

* Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta:

- Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và tinh thần quốc tế cao cả.

- Mọi hoạt động của quân đội ta đều phục vụ mục tiêu lý tưởng của Đảng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam là yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta.



Câu 4. Ngày hội Quốc phòng toàn dân được Đảng ta quyết định vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Trả lời:

Ngày 17/10/1989 theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban Bí thư TW Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày thành lập Quân đội Nhân dân là ngày 22/12,  đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989).



* Ý nghĩa Ngày hội Quốc phòng toàn dân:

Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; tăng cường giáo dục trong toàn dân, nhất là thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền quốc gia.

Nền quốc phòng nước ta là nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường và ngày càng hiện đại, là nền quốc phòng của dân, do dân và vì dân. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân là xây dựng cả lực lượng và thế trận; xây dựng tiềm lực mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực chính trị tinh thần, phát huy sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

 

Câu 5: Hãy trình bày cảm tưởng, kỷ niệm của bản thân, của gia đình, quê hương mình về “Bộ đội Cụ Hồ”, về mối quan hệ đoàn kết quân dân, về chủ quyền, biển đảo quốc gia và trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay? (bài viết không quá 1.500 chữ).

Trả lời:

* Cảm tưởng về hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”:

Ngày tôi ra đời thì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc cũng đã kết thúc được ba năm. Tuy là thế hệ được sinh ra sau chiến tranh, nhưng với tôi, những hình ảnh hào hùng về Quân đội nhân dân Việt Nam và anh “Bộ đội Cụ Hồ” luôn là niềm tự hào lớn. Bởi gia đình tôi đã từng bước ra từ chiến tranh và thế hệ các cô các chú của tôi cũng là những người mang trên phục màu xanh của anh Bộ đội Cụ Hồ.

Nghe bố tôi kể, tính cho đến năm 1972, gia đình ông Nội tôi đã bị máy bay B52 của đế quốc Mỹ ném bom trúng hai lần. Lần 1 – năm 1968, Bà Nội tôi đã qua đời do mảnh bom cắt lìa thân xác, để lại cho ông nội tôi một đàn con nhỏ, sống cảnh “gà trống nuôi con”; Lần 2 – năm 1972, Cô ruột của tôi đã qua đời do sập hầm. Cả hai lần trúng bom đó nhà cửa đều bị cháy sạch. Nhà cửa tan nát, người thân qua đời, nỗi đau ấy đã nung nấu trong thế hệ cha chú tôi một chí căm hờn tột độ, thề quyết tâm cùng với Tổ quốc thân yêu tiến lên tiêu diệt đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đến cùng.

Từ sự mất mát đau thương đó, càng lớn lên, các cô, các chú của tôi đều được ông nội cho đi vào quân đội, duy chỉ cha tôi đi làm nghề dạy học vì hậu quả của lần ném bom lần thứ nhất đã cướp đi của cha tôi trên 40% sức khỏe thông thường. Trong môi trường quân ngũ, ai cũng trưởng thành, xứng đáng là người Chiến sỹ, người cán bộ chân chính của QĐND Việt Nam anh hùng.

Cũng từ lời kể của bố, người chú thứ nhất đã từng chiến đấu trên chiến trường B và trên đất Lào. Trong một cuộc chiến không cân sức tại Xiêng – khỏang, chú tôi đã bị thương nặng. Cũng may đồng đội đã cứu chữa kịp thời nên chú tôi qua khỏi, sau ngày đát nước giải phóng, chú đã về công tác tại Tỉnh đội Bình Định cho đến lúc nghỉ hưu với quân hàm Thượng Tá.

Rồi người chú thứ hai cũng lên đường nhập ngũ khi chưa qua tuổi 17. Qua thử thách trong quân ngũ, chú dần trưởng thành, được đi học ở Ba Lan, sau này về công tác ở Binh chủng Hải Quân. Chú đã được Nhà nước phong quân hàm Đại tá, từng giữ đảm nhiệm Chủ nhiệm kĩ thuật Vủng III Hải quân ở Đà Nẵng. Chú nổi tiếng là người thông minh, cần mẫn, thương yêu chiến sỹ…

Cuộc kháng chiến trường kì dần trôi qua, thắng lợi trở về thì cũng là lúc ông nội tôi yếu dần và qua đời. Nhưng tiếp theo truyền thống đó là cả một nguồn tư liệu sống mà các chú tôi cùng xây dựng. Giờ này, tuy tất cả đã nghỉ công tác, nhưng tôi rất tự hào khi trong hàng ngũ cấp Tá của QĐND Việt Nam có hai ông chú của tôi.

Nếu bên Nội là thề thì bên ngoại của tôi cũng không kém phần tự hào. Từ lời kể của mẹ, ngay từ năm 1947, ông ngoại tôi đã tham gia đoàn dân công hỏa tuyến vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Trong kháng chiến chống Mỹ, khi ông còn phục vụ chiến đấu trên chiến trường Lào, thì ở nhà, lần lượt cả bốn cậu ruột của tôi đều xung quân vào quân đội, chiến đấu chống Mỹ trên khắp các mặt trận Trị thiên Huế, nước bạn Lào… Năm 1965, người cậu ruột của tôi đã hi sinh trên đất thép Vĩnh Linh khi tuổi đời chưa qua 17, phải 45 năm sau gia đình mới tìm được hài cốt của cậu. Ngày ấy, khi nhận được Giấy báo tử, bà ngoại tôi đã khóc suốt một tuần, khóc đến nỗi mù cả đôi mắt, những năm cuối đời BÀ vẫn luôn nhắc nhở con cháu rằng: “Bay nhớ phải tìm cho được thằng Cầu thì mẹ mới an lòng” (Cầu là tên của cậu tôi). Rồi người cậu thứ hai lại lên đường. Trong một trận chiến ác liệt tại Khe Sanh 1972, Cậu đã bị thương nặng, trở về với thương binh hạng 2/4…

Lớp cha chú đã qua, lớp con cháu lại tiếp tục lên đường. Tiếp nối truyền thống của gia đình, dòng họ, sau khi tốt nghiệp THPT, các em của tôi lại thi vào trường Đại học của QĐND Việt Nam. Đến thời điểm này, đã có 1 Thiếu tá ở tuổi 38, một Trung úy ở tuổi 25, một học viên năm thứ 4 trường Học viện Hải quân săp ra trường. Và theo tôi biết, rồi đây sẽ còn tiếp nữa những người lính Cụ Hồ trong thời kì mới xuất hiện. Chính tinh thần ấy, truyền thống ấy đã để lại cho tôi một niềm tự hào lớn về QĐND và người lính bộ đội Cụ Hồ. Bởi không ở đâu xa, niềm tự hào ấy có ngay từ trong dòng họ của mình.

* Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Với những gì đã được học qua trường lớp, với những gì dã được biết từ quê hương, gia đình…, tôi luôn khẳng định lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử của dân tộc và quân đội ta.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hòa bình thống nhất, tuy nhiên tôi luôn hiểu như thế không có nghĩa rằng vận mệnh dân tộc không còn bị đe dọa. Hơn lúc nào hết, công cuộc bảo vệ Tổ quốc cần luôn được coi trọng. Bản thân tôi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hiện nay, bối cảnh quốc tế và mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp và khó lường. Trong quan hệ quốc tế, chúng ta vừa xác định đâu là “đối tác”, đâu là “đối tượng” để có chính sách ngoại giao cho phù hợp.

Thời gian qua, những diễn biến trên Biển Đông đã làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có phần nhạt nhòa. Lợi dụng vào đó, đã không ít kẻ xấu đưa ra những tư tưởng, hành động nhằm kích động thế hệ trẻ chống lại Nhà nước, chính quyền.

Thực tế đó đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Với tôi, từ nhận thức đến hành động, tôi luôn xác định rõ là:

Trước hết, với tư cách là một công dân, tôi phải nâng cao sự hiểu biết của mình về Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới do BCH Trung ương ĐẢng ban hành

Tiếp theo, với tư cách là người giáo viên giảng dạy môn GDCD, tôi phải đưa vào được trong các tiết dạy các nội dung của chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Phải giáo dục cho các em hiểu rằng: yêu nước nhưngcũng cần phải tỉnh táo, tuyệt đối không được để rơi vào sự kích động, cạm bẫy của kẻ thù.

Thứ ba: Với tư cách là người Đảng viên ĐCS Việt Nam tôi phải nâng cao tầm nhận thức, lĩ luận của mình để trong mọi hoàn cảnh, trường hợp… tôi vẫn luôn phântích, định hướng được cho quần chúng yêu nước như thế nào là đúng

Cuối cùng, với tư cách là Cán bộ Đoàn – Hội… Tôi sẽ cố gắng hết mình để giáo dục học sinh phải luôn luôn nâng cao tinh thần học tập, rèn luyện, biết chiến đấu, biết hi sinh; phải luôn đặt niềm tin cao độ vào sự lãnh đạo của Đảng, tuyệt đối không để kẻ thù lôi kéo, lợi dụng…






GV: Lê Chí Công – Cấp ủy viên, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> Nam 2014
Nam 2014 -> Thứ hai ngày 1/12 năm 2014 Toán: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số I mục tiêu
Nam 2014 -> ĐÁP ÁN ĐỀ ra kỳ NÀy tháng 12/2013 – khốI 12 Câu I: Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy, cho hình vuông abcd biết M(2;1)
Nam 2014 -> TRƯỜng th thanh tân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nam 2014 -> 1. Dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên vào thời nào, năm nào?
Nam 2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Nam 2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế
Nam 2014 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Nam 2014 -> Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ma trận kiểm tra học kì I – MÔn sử LỚP 11 – NĂm họC 2013- 2014
Nam 2014 -> Tuần 13 Ngày Soạn

tải về 285.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương