BỘ XÂy dựng số: /2015/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.55 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.55 Mb.
#16734
  1   2   3   4


BỘ XÂY DỰNG

line 5

Số: ...../2015/TT-BXD



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

line 4Hà Nội, ngày tháng năm 2015


Dự thảo (v4)

tháng 8/2015

THÔNG TƯ


Quy định chi tiết một số nội dung về

Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

line 1Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết là Nghị định 59/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP, áp dụng đối với các loại công trình xây dựng được đầu tư xây dựng bằng mọi nguồn vốn trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư

1. Lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng, thí nghiệm, kiểm định xây dựng; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng công trình do nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng đề xuất theo quy định của hợp đồng.

2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng bao gồm:

a) Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

b) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có);

c) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;

d) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình thực hiện khảo sát;

đ) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng;

e) Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

3. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

a) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng;

c) Kiểm tra và trình hồ sơ thiết kế cho cấp có thẩm quyền để thẩm định theo quy định của pháp luật có liên quan;

d) Phê duyệt hoặc trình người quyết định đầu tư phê duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Tổ chức thực hiện điều chỉnh thiết kế (nếu có);

e) Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

4. Tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

5. Tổ chức thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

6. Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định tại Điều 19 Thông tư này và các quy định của pháp luật về lưu trữ.

7. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này.

8. Tổ chức bảo trì công trình xây dựng trong trường hợp đã đưa công trình vào sử dụng nhưng chưa bàn giao cho đơn vị khai thác, sử dụng.

9. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.



Điều 3. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Trường hợp áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây viết là Ban quản lý dự án) theo quy định tại Điều 17 Nghị định 59/2015/NĐ-CP:

a) Ban quản lý dự án thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này;

b) Trường hợp Ban quản lý dự án thuê tư vấn quản lý dự án hoặc tư vấn giám sát thì việc phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa Ban quản lý dự án và tư vấn quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

2. Trường hợp áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 19 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì việc phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

3. Trường hợp chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý dự án theo quy định tại Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì bộ máy chuyên môn có trách nhiệm thực hiện các nội dung nêu tại Điều 2 Thông tư này.

Bộ máy chuyên môn trực thuộc chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.

4. Trường hợp người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án để thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Ban quản lý dự án có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng như một đơn vị tư vấn quản lý dự án, việc phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư và ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

5. Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện thiết kế, thi công xây dựng thì chủ đầu tư thành lập bộ phận quản lý chất lượng công trình độc lập với bộ phận thiết kế, thi công xây dựng để quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan tại Thông tư này.

Điều 4. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay

1. Việc phân định trách nhiệm giữa chủ đầu tư và tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay được thực hiện theo quy định của hợp đồng tổng thầu EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay thuê các nhà thầu phụ thực hiện thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình thì tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay và các nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.

3. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện:

a) Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định và kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay với nhà thầu phụ;

b) Thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP trừ các nội dung quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

c) Phối hợp với chủ đầu tư giải quyết sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);

d) Tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

4. Trách nhiệm của nhà thầu phụ thực hiện thiết kế công trình xây dựng:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

b) Thực hiện giám sát tác giả, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của tổng thầu xây dựng;

c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay;

d) Chịu trách nhiệm về chất lượng hồ sơ thiết kế trước tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay, chủ đầu tư và pháp luật;

đ) Các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng giữa tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay với nhà thầu phụ thực hiện thiết kế và các quy định của pháp luật có liên quan.

5. Trách nhiệm đối với nhà thầu phụ thực hiện cung cấp thiết bị:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

b) Thực hiện việc chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của thiết kế;

c) Thực hiện các thỏa thuận với tổng thầu EPC, tổng thầu thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay về quy trình và phương pháp kiểm tra chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng trước và trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình cung ứng, sử dụng, lắp đặt trong công trình.

6. Nhà thầu phụ thực hiện thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các nội dung nêu tại Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

Điều 5. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể có liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (sau đây viết là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điểm b, Điểm e Khoản 2, Điểm a, Điểm e Khoản 3 Điều 2 Thông tư này;

b) Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trong HSMT, HSYC và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định chất lượng, các gói thầu xây lắp trước khi Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phê duyệt;

c) Tham gia nghiệm thu giai đoạn (nếu có), nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng;

d) Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dự án;

đ) Phối hợp với doanh nghiệp dự án lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình;

e) Đối với hợp đồng BTO, BT, BTL thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trước khi chuyển giao để xác định giá trị, tình trạng công trình, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án tổ chức thực hiện việc sửa chữa công trình xây dựng. Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án;

g) Đối với hợp đồng BOT, BLT thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng. Hết thời gian kinh doanh, thuê dịch vụ cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm định, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành đã được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng dự án.

2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư này trừ các nội dựng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thực hiện dự án;

c) Chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì công trình phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án và theo quy định của pháp luật có liên quan;

d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng dự án và của pháp luật có liên quan.

3. Trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được quy định rõ trong hợp đồng dự án.

Điều 6. Hồ sơ thẩm định đối với các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới chủ yếu quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2015/NĐ-CP

1. Đối với giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới chủ yếu của công trình lần đầu tiên sử dụng tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng tại các quốc gia khác theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước sở tại, khi trình thẩm định thiết kế, phải kèm theo các tài liệu sau:

a) Tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến công nghệ mới, vật liệu mới đã được áp dụng ở quốc gia khác, kèm theo bản dịch tiếng Việt;

b) Các kết quả nghiên cứu thí nghiệm trong phòng, các kết quả đã áp dụng ở các quốc gia khác;

c) Thuyết minh biện pháp áp dụng, chế tạo thử ở Việt Nam; các quy định về kiểm soát chất lượng, nghiệm thu sản phẩm;

d) Thuyết minh sự phù hợp đối với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật (nếu có), điều kiện môi trường, khí hậu và các điều kiện khác có liên quan của Việt Nam.

2. Trường hợp sử dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới chủ yếu lần đầu áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới, khi trình thẩm định thiết kế, phải kèm theo các tài liệu sau:

a) Các kết quả thí nghiệm, kết quả chế tạo thử;

b) Tiêu chuẩn cơ sở đã được xây dựng và công bố theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

c) Thực hiện các quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 1 Điều này.



Điều 7. Nghiệm thu công việc xây dựng

1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:

a) Các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;

b) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;

c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

d) Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan;

đ) Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, chạy thử thiết bị có liên quan;

e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu công việc xây dựng:

a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và người trực tiếp phụ trách thi công của nhà thầu thi công xây dựng;

b) Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay thì thành phần nghiệm thu gồm người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu xây dựng và người trực tiếp phụ trách thi công của tổng thầu xây dựng hoặc thầu phụ;

c) Trường hợp nhà thầu chính ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ để thực hiện công việc dự kiến nghiệm thu thì thành phần tham gia nghiệm thu gồm người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, người trực tiếp phụ trách thi công xây dựng của nhà thầu chính, người phụ trách trực tiếp thi công của nhà thầu phụ;

d) Trường hợp nhà thầu Liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký nghiệm thu công việc do mình thực hiện.

3. Kết luận về việc nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Trường hợp công việc xây dựng không nghiệm thu được, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu phải nêu rõ lý do bằng văn bản hoặc ghi vào nhật ký thi công xây dựng công trình.



Điều 8. Nghiệm thu kết thúc gói thầu xây dựng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP

1. Căn cứ để nghiệm thu bao gồm:

a) Các tài liệu tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này;

b) Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan tới gói thầu thi công xây dựng được nghiệm thu;

c) Bản vẽ hoàn công gói thầu thi công xây dựng;

d) Công tác chuẩn bị các công việc tiếp theo có liên quan đến gói thầu thi công xây dựng được nghiệm thu.

2. Trường hợp nghiệm thu kết thúc một gói thầu xây dựng nhưng chưa đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng thì thành phần trực tiếp nghiệm thu do chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bao gồm:

a) Tư vấn giám sát trưởng và chỉ huy trưởng thi công xây dựng công trình;

b) Trường hợp nhà thầu Liên danh thực hiện thi công gói thầu dự kiến nghiệm thu, người phụ trách thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

c) Trường hợp đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thành phần nghiệm thu phải có thêm người đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật tham gia nghiệm thu.

3. Trường hợp nghiệm thu kết thúc một gói thầu xây dựng để đưa vào sử dụng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

4. Kết luận về việc nghiệm thu gói thầu thi công xây dựng, trường hợp gói thầu thi công xây dựng không nghiệm thu được, tư vấn giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng thi công xây dựng hoặc đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do bằng văn bản hoặc ghi vào nhật ký thi công xây dựng công trình.



Điều 9. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng

1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng:

a) Chủ đầu tư dự trù kinh phí để thực hiện thí nghiệm đối chứng trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Chi phí thí nghiệm đối chứng không được vượt quá 30% chi phí thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;

b) Trường hợp thí nghiệm đối chứng thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt đề cương thí nghiệm đối chứng để triển khai thực hiện;

c) Trường hợp thí nghiệm đối chứng thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện thí nghiệm đối chứng. Tổ chức tư vấn lập đề cương kiểm định trình cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét, chấp thuận trước khi tổ chức tư vấn ký hợp đồng thực hiện thí nghiệm đối chứng với chủ đầu tư.

2. Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng:

a) Trường hợp kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm định chất lượng;

b) Trường hợp kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập đề cương kiểm định và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện kiểm định;

c) Trường hợp kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình thực hiện theo quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp hoặc cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập đề cương kiểm định trình cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp hoặc cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét, chấp thuận đề cương trước khi tổ chức tư vấn ký hợp đồng thực hiện kiểm định với chủ đầu tư.

3. Đề cương kiểm định chất lượng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Mục đích kiểm định, yêu cầu kiểm định, nội dung thực hiện kiểm định, quy trình và phương pháp kiểm định;

b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong việc thực hiện kiểm định;

c) Dự kiến số lượng nhân sự thực hiện công việc;

d) Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử dụng để thực hiện kiểm định;

đ) Các công việc, khối lượng thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành việc kiểm định;

e) Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, đánh giá, so sánh kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng với các kết quả thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện.

5. Nhà thầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng phải độc lập về tổ chức và tài chính đối với tất cả các nhà thầu đang tham gia hoạt động xây dựng của hạng mục công trình đó.



Điều 10. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng

1. Cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư này trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra. Các ý kiến nhận xét, khuyến cáo, yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng phải được chủ đầu tư tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ đầu tư, các nhà thầu có ý kiến khác với các yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng thì các bên có liên quan phải có ý kiến giải trình, làm rõ.

2. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào quy mô và tính chất kỹ thuật của công trình nhưng tối đa không quá 4 lần trong quá trình thi công xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, không quá 3 lần trong quá trình thi công xây dựng đối với công trình cấp I và không quá 2 lần trong quá trình thi công xây dựng đối với các công trình còn lại, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong các trường hợp khác do chủ đầu tư đề nghị.

3. Trách nhiệm của chủ đầu tư đối với công tác kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công:

a) Cung cấp các tài liệu kỹ thuật, hồ sơ thiết kế, tiến độ thi công, hồ sơ nghiệm thu công trình theo yêu cầu;

b) Báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng tiến độ thi công xây dựng và tình hình chất lượng công trình trước mỗi đợt kiểm tra. Báo cáo trung thực, kịp thời và đầy đủ về các sự cố hoặc phát sinh liên quan đến chất lượng công trình;

c) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan chuyên môn về xây dựng, các tổ chức và cá nhân được chỉ định kiểm tra triển khai các công việc được giao.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương