BỘ giao thông vận tải số: 46/2006/QĐ-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 333.1 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích333.1 Kb.
#19384
  1   2   3   4

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
SỐ: 46/2006/QĐ-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2006


QUYẾT ĐỊNH

của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 358-06 "Phương tiện giao thông đường sắt - Đầu máy Diesel - Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới"

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI


Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Giao thông đường sắt ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét văn bản số 703/ĐK ngày 21 tháng 06 năm 2006 của Cục Đăng kiểm Việt Nam trình duyệt tiêu chuẩn “Phương tiện giao thông đường sắt - Đầu máy Diesel – Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành: "Phương tiện giao thông đường sắt - Đầu máy Diesel – Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới".

Số đăng ký: 22 TCN 358 - 06



Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.



BỘ TRƯỞNG


(Đã ký)

Hồ Nghĩa Dũng

CỘNG HÒA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

- ĐẦU MÁY DIESEL -

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KHI SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI

22 TCN …


BỘ GIAO THÔNG

VẬN TẢI

Có hiệu lực từ:




(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2006/QĐ-BGTVT

ngày 27 tháng 12. năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

  1. Phạm vi điều chỉnh

Tiêu chuẩn này quy định các nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra đối với đầu máy Diesel sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới để sử dụng trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối với đường sắt quốc gia.

  1. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đầu máy Diesel để sử dụng trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối với đường sắt quốc gia.

  1. Tiêu chuẩn trích dẫn

- 22 TCN 340 - 05: Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt;

- TCVN 6153:1996  TCVN 6156:1996: Bình chịu áp lực.



  1. Nội dung kiểm tra, thử nghiệm

    1. Kiểm tra bên ngoài

4.1.1. Kiểm tra bên ngoài là kiểm tra bố trí và trạng thái lắp đặt của các bộ phận sau:

a) Giá chuyển hướng;

b) Giá xe và các thiết bị lắp kèm;

c) Bộ móc nối đỡ đấm;

d) Động cơ Diesel;

đ) Các hệ thống: làm mát, bôi trơn, nhiên liệu, xả cát;

e) Hệ thống truyền động;

g) Thiết bị phụ của đầu máy;

h) Thiết bị điều khiển;

i) Hệ thống hãm;

k) Các máy điện, thiết bị điện;

l) Các thiết bị an toàn;

m) Hệ thống đèn chiếu sáng;

n) Biển hiệu, nhãn mác, màu sơn.



4.1.2. Kết quả kiểm tra phải phù hợp với thiết kế.

    1. Kiểm tra kết cấu

      1. Giá xe và giá chuyển hướng

        1. Giá xe và khung giá chuyển hướng phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Vật liệu, kích thước theo đúng hồ sơ thiết kế;

b) Độ vồng, độ cong võng của giá xe không vượt quá trị số quy định của thiết kế;

c) Mối hàn kết cấu phải được kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp siêu âm hoặc chụp bức xạ hoặc các phương pháp khác tương đương. Số lượng, vị trí mối hàn được kiểm tra khuyết tật phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.


        1. Bộ trục bánh xe phải bảo đảm yêu cầu sau:

a) Đường kính vòng lăn bánh xe (điểm đo cách mặt trong đai bánh xe 65 mm đối với khổ đường 1000 mm; 70 mm đối với khổ đường 1435 mm) phải đúng theo thiết kế;

b) Sai lệch về đường kính vòng lăn bánh xe hai bên trên cùng một đôi bánh không được quá 1 mm, trên một giá chuyển hướng không quá 1,5 mm, trên cùng một đầu máy không được quá 2 mm;

c) Chiều dày lợi bánh xe 30 0,2 mm đối với khổ đường 1000 mm; 34 0,2 mm đối với khổ đường 1435 mm (điểm đo quy định tại Tiêu chuẩn 22 TCN 340 - 05);

d) Khoảng cách phía trong giữa hai đai bánh hoặc vành bánh của đôi bánh xe phải đạt:

- 9243 mm đối với khổ đường 1000 mm;

- 13533 mm đối với khổ đường 1435 mm.



      1. Kiểm tra khổ giới hạn

        1. Kích thước đường bao đầu máy phải phù hợp với thiết kế và không được vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe quy định tại Tiêu chuẩn 22 TCN 340 - 05.

        2. Việc kiểm tra khổ giới hạn được tiến hành lần lượt với đầu máy ở trạng thái chưa chỉnh bị và trạng thái chỉnh bị hoàn toàn phù hợp với quy định tại Bảng 1.

Bảng 1

Trạng thái

Tải trọng




Chưa chỉnh bị

Chỉnh bị

tính toán



Chỉnh bị

hoàn toàn



Nhiên liệu

Không

2/3

Đầy

Cát

Không

2/3

Đầy

Nước làm mát

Không

Mức bình thường

Dầu bôi trơn động cơ

Không

Mức bình thường

Ban lái máy

Không

Đầy đủ định viên

Dầu truyền động thủy lực

Mức bình thường

Các loại dầu, mỡ bôi trơn khác

Hộp giảm tốc trục, hộp số và các hộp đầu trục

ở mức bình thường



Dụng cụ theo đầu máy

Toàn bộ dụng cụ theo đầu máy




        1. Trước khi kiểm tra, cho đầu máy chạy chậm để ổn định hệ thống lò xo sau đó cho đầu máy chạy vào đường thẳng, phẳng có đặt khung đo khổ giới hạn để tiến hành kiểm tra:

a) Kiểm tra khoảng hở phía trên theo phương thẳng đứng phải tiến hành với đầu máy ở trạng thái chưa chỉnh bị;

b) Kiểm tra khoảng hở phía dưới theo phương thẳng đứng phải tiến hành với đầu máy ở trạng thái chỉnh bị hoàn toàn;

c) Kiểm tra khoảng hở 2 bên theo phương ngang phải tiến hành với đầu máy ở trạng thái chưa chỉnh bị và trạng thái chỉnh bị hoàn toàn.


      1. Xác định trọng lượng đầu máy

        1. Việc xác định trọng lượng, tải trọng trục đầu máy được thực hiện ở trạng thái trọng lượng chỉnh bị tính toán của đầu máy theo quy định tại Bảng 1.

        2. Phương pháp xác định trọng lượng, tải trọng trục đầu máy được tiến hành theo nội dung được quy định tại Phụ lục A của Tiêu chuẩn này.

        3. Trọng lượng, tải trọng trục của đầu máy phải bảo đảm yêu cầu sau:

a) Sai lệch giữa trọng lượng thực tế của đầu máy ở trạng thái trọng lượng chỉnh bị tính toán với trọng lượng thiết kế đầu máy không quá  3%;

b) Tải trọng trục tối đa của đầu máy không được vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường sắt;

c) Sai lệch cho phép tải trọng trục thực tế của mỗi trục so với tải trọng trục bình quân thực tế trên một đầu máy không quá  3%;

d) Sai lệch cho phép của tải trọng của hai bánh xe trên một trục không quá  4%.



      1. Kiểm tra, thử nghiệm thông qua đường cong

        1. Cho đầu máy chạy vào đường cong có bán kính nhỏ nhất theo quy định, các chi tiết, bộ phận đầu máy và đường ray phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Chiều dài các đường cáp điện, các đường ống gió liên kết giữa giá xe và giá chuyển phải bảo đảm an toàn khi đầu máy vào đường cong;

b) Các ống xếp dẫn gió làm mát các động cơ điện kéo, gối đỡ, bàn trượt và các thiết bị truyền động nối với trục bánh xe đầu máy không bị cọ xát, hư hỏng;

c) Khi vào đường cong có bán kính nhỏ nhất theo quy định, thân móc nối đỡ đấm không được chạm vào thành bên của hộp đỡ đấm;

d) Đường ray không bị nghiến ép, không được biến dạng vĩnh cửu khi đầu máy đi qua đường cong.



        1. Kiểm tra tác dụng cắt, nối móc đầu máy với toa xe hoặc đầu máy khác. Đầu máy phải thực hiện được cắt, nối móc trên đường cong có bán kính nhỏ nhất là:

  1. 150 m đối với khổ đường 1000 mm;

  2. 250 m đối với khổ đường 1435 mm.

      1. Kiểm tra móc nối đỡ đấm và tấm gạt chướng ngại

Cho đầu máy đứng yên trên đường thẳng, phẳng để kiểm tra móc nối đỡ đấm và tấm gạt chướng ngại. Các bộ phận này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

  1. Bộ móc nối đỡ đấm phải bảo đảm ba tác dụng đóng, mở, mở hoàn toàn và hoạt động bình thường;

  2. Chiều cao từ trung tâm móc nối đỡ đấm tới mặt ray là:

- 825 mm đối với khổ đường 1000 mm;

- 890 mm đối với khổ đường 1435 mm.



  1. Khoảng cách từ mặt ray đến điểm thấp nhất của tấm gạt đá là:

- 100+10 mm đối với khổ đường 1000 mm;

- 110+10 mm đối với khổ đường 1435 mm.



      1. Kiểm tra lắp đặt hệ thống điện

a) Kiểm tra các nội dung sau:

- Các máy điện, thiết bị điện, dây cáp điện;

- Hệ thống dây điện, các hộp đấu dây, tủ điện của mạch điện điều khiển và mạch điện động lực.

b) Kiểu loại, bố trí lắp đặt máy điện, thiết bị điện phải phù hợp với thiết kế.



    1. Kiểm tra thiết bị cơ khí

      1. Kiểm tra động cơ Diesel

        1. Kiểu loại động cơ Diesel phải đúng theo hồ sơ thiết kế.

        2. Trạng thái hoạt động của các hệ thống nhiên liệu, dầu bôi trơn. Bơm nhiên liệu, bơm dầu bôi trơn phải hoạt động bình thường. Hệ thống đường ống phải kín không được rò rỉ chảy dầu.

        3. Khởi động và dừng động cơ Diesel phải bảo đảm yêu cầu:

      1. Thời gian khởi động của động cơ Diesel phù hợp với quy định của nhà chế tạo;

      2. Trạng thái dừng động cơ bình thường và dừng động cơ khẩn cấp phải đúng theo quy định của nhà chế tạo.

        1. Hoạt động của động cơ Diesel tại các tốc độ khác nhau phải bảo đảm các yêu cầu sau:

          1. Tại vị trí tay ga thấp nhất và vị trí tay ga cao nhất của động cơ ở chế độ không tải, yêu cầu sai lệch tốc độ vòng quay của động cơ so với tốc độ vòng quay quy định của nhà chế tạo không quá 10 vòng/phút;

          2. Động cơ không bị tắt máy khi đột ngột giảm vòng quay từ vị trí tay ga cao nhất xuống vị trí tay ga thấp nhất;

    c) Động cơ không bị siêu tốc khi đột ngột tăng vòng quay từ vị trí tay ga thấp nhất lên tới vị trí tay ga cao nhất;

    d) Khi động cơ làm việc, không được có các tiếng động bất thường hoặc tiếng gõ lạ;



đ) Áp suất dầu bôi trơn, nhiên liệu, khí nạp phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo;

    e) Nhiệt độ dầu bôi trơn, nước làm mát phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

        1. Động cơ Diesel trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra công suất trên thiết bị chuyên dùng; phải có phiếu kiểm tra công suất và chứng chỉ chất lượng hợp thức của nhà sản xuất. Công suất danh nghĩa của động cơ phải đúng theo thiết kế.

        2. Độ phát thải khí xả động cơ không được vượt quá trị số cho phép theo quy định hiện hành.

      1. Kiểm tra cụm động cơ Diesel - máy phát điện chính

  1. Độ đồng tâm giữa động cơ Diesel với máy phát điện chính phải phù hợp với thiết kế;

    b) Trạng thái hoạt động của bộ khớp nối giữa động cơ Diesel với máy phát điện chính khi động cơ làm việc có tải phải hoạt động bình thường;

    c) Kiểm tra, hiệu chỉnh đặc tính phụ tải của máy phát điện chính và công suất động cơ Diesel theo Phụ lục B của Tiêu chuẩn này.



      1. Kiểm tra cụm động cơ Diesel - thủy lực

  1. Độ đồng tâm giữa động cơ Diesel với bộ truyền động thủy lực phải phù hợp với thiết kế;

  1. Trạng thái hoạt động của bộ khớp nối giữa động cơ Diesel với bộ truyền động thủy lực khi động cơ làm việc có tải phải hoạt động bình thường.

      1. Kiểm tra hệ thống truyền động thủy lực

        1. Kiểu loại bộ truyền động thủy lực theo hồ sơ thiết kế.

        2. Trạng thái hoạt động của bơm, tua bin thủy lực, thiết bị chuyển cấp tốc độ đầu máy tự động, cơ cấu điều khiển đảo chiều gián tiếp và các thiết bị an toàn phải hoạt động bình thường và phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

        3. Đối với cơ cấu đảo chiều của bộ truyền động thủy lực phải kiểm tra các nội dung sau:

  1. Tác dụng gài khớp của cơ cấu đảo chiều;

    b) Hiển thị của đèn cảnh báo đảo chiều;



  1. Tác dụng của cơ cấu đảo chiều tay;

  2. Tác dụng của van, khóa an toàn đảo chiều.

      1. Kiểm tra trục truyền động các đăng

Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của trục truyền động các đăng theo nội dung sau:

  1. Trục các đăng trước khi lắp lên đầu máy phải được cân bằng động;

  2. Vị trí lắp ghép giữa trục then hoa với bạc lắp trục then hoa phải đúng quy định của nhà chế tạo. Bu lông, ê cu mặt bích trục các đăng phải lắp đúng quy cách;

  3. Lực xiết chặt của ê cu, bu lông mặt bích theo đúng quy định của nhà chế tạo;

  4. Trạng thái kỹ thuật của ổ bi, ắc chữ thập, then hoa đúng quy định của nhà chế tạo.

      1. Kiểm tra hệ thống làm mát động cơ Diesel

4.3.6.1. Kiểm tra hệ thống làm mát động cơ Diesel theo các nội dung sau:

  1. Trạng thái kỹ thuật, tính năng hoạt động của hệ thống điều khiển và cơ cấu dẫn động quạt làm mát;

  2. Tính năng hoạt động của các cửa chớp trên đầu máy;

  3. Độ kín của hệ thống đường ống và các mặt bích lắp ghép;

  4. Nhiệt độ đầu vào và đầu ra của két làm mát nước, két làm mát dầu bôi trơn.

4.3.6.2. Kết quả kiểm tra theo các nội dung trên phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

      1. Kiểm tra thông gió làm mát động cơ điện kéo

Cho động cơ Diesel làm việc ở tốc độ vòng quay cao nhất. Kiểm tra hệ thống làm mát các động cơ điện kéo của đầu máy. Tính năng hoạt động và năng lực làm mát của quạt gió phải phù hợp với hồ sơ thiết kế.

      1. Kiểm tra hệ thống hãm gió ép

  1. Kiểm tra thùng gió theo tiêu chuẩn TCVN 6153:1996 TCVN 6156:1996: Bình chịu áp lực;

  2. Kiểm tra đồng hồ áp suất gió. Đồng hồ phải hoạt động bình thường và có tem kiểm định đang còn thời hạn sử dụng;

  3. Kiểm tra năng suất bơm gió. Chỉ tiêu năng suất cấp gió cho hệ thống hãm phải phù hợp với quy định thiết kế;

  4. Kiểm tra tay hãm lớn, tay hãm con, van phân phối, van hãm điện không (nếu ) của đầu máy, tính năng hoạt động của các thiết bị hãm trên phải đúng quy định của nhà chế tạo;

đ) Kiểm tra hoạt động của van điều áp (van không tải), rơ le định áp, van an toàn thùng gió chính, van giảm áp. Trị số áp suất làm việc của các thiết bị hãm trên phải đúng quy định của nhà chế tạo;

e) Kiểm tra thiết bị tách dầu nước tự động, tính năng hoạt động của thiết bị phải đúng quy định của nhà chế tạo;

g) Kiểm tra bộ sấy khô gió ép trên hệ thống hãm đầu máy, tính năng hoạt động của thiết bị phải đúng quy định của nhà chế tạo;

h) Kiểm tra độ liên kết chặt, độ kín của thùng gió chính, đường ống và các thiết bị trong hệ thống hãm. Độ xì hở cho phép của thùng gió chính và hệ thống đường ống hãm không quá 0,2 kG/cm2 trong một phút.



      1. Kiểm tra buồng lái

  1. Ghế ngồi của tài xế, kính trước buồng lái phải phù hợp với qui định thiết kế;

  2. Đồng hồ, đèn báo chế độ làm việc của đầu máy phải đúng kiểu loại và hoạt động bình thường;

  3. Hệ thống thông gió phải phù hợp với qui định thiết kế;

  4. Kiểu loại, độ sáng của đèn chiếu sáng buồng lái phải phù hợp với quy định thiết kế;

đ) Cửa ra vào và cửa sổ, gương chiếu hậu phải phù hợp với quy định thiết kế;

e) Độ ồn trong buồng lái khi đầu máy đang hoạt động và các cửa buồng lái được đóng kín không được quá 80 dB(A);

g) Bộ gạt nước mưa hoạt động bình thường.


      1. Kiểm tra chống dột đầu máy

Kiểm tra chống dột đầu máy bằng thiết bị phun thử dột chuyên dùng; thời gian thử ít nhất là 15 phút, yêu cầu các khoang máy (trừ khoang quạt làm mát), cabin và hộp cát không bị lọt nước.

      1. Kiểm tra hệ thống xả cát

  1. Vị trí lắp đặt các thiết bị của hệ thống xả cát phải đúng quy định thiết kế;

  2. Hệ thống xả cát phải xả cát đều xuống mặt ray theo hướng chạy của đầu máy khi có tác động điều khiển;

  3. Khoảng cách từ miệng vòi xả cát đến mặt lăn bánh xe và mặt ray phải đạt từ 30 mm đến 40 mm.

      1. Kiểm tra các thiết bị khác

  1. Kiểm tra hoạt động của thiết bị bôi trơn gờ bánh xe hoặc thiết bị bôi trơn ray, thiết bị chống trượt đầu máy và thiết bị báo nhiệt độ vòng bi đầu trục (nếu có). Các thiết bị này phải hoạt động bình thường;

  2. Kiểm tra thùng chứa nhiên liệu, thùng chứa nước (thùng giãn nở):

- Kích thước, dung tích thùng chứa phải phù hợp với quy định thiết kế;

- Các mối hàn phải được kiểm tra khuyết tật bằng siêu âm hoặc chụp bức xạ hoặc các phương pháp khác tương đương. Mối hàn không được nứt và phù hợp với qui định thiết kế;



- Kiểm tra độ kín của thùng chứa bằng phương pháp ép thử thủy lực với áp lực thử P = 1,5 kG/cm2. Thùng chứa không được biến dạng hoặc rạn nứt, rỉ nước.

    1. Kiểm tra máy điện, thiết bị điện

      1. Kiểm tra độ cách điện

        1. Kiểm tra độ cách điện của từng mạch điện riêng biệt của hệ thống điện điều khiển và điện động lực đầu máy. Khi kiểm tra, các mạch điện còn lại phải được nối mát để tránh hiệu ứng của điện dung hoặc điện cảm có thể sinh ra điện áp khác thường. Đối với các mạch điện có linh kiện điện tử phải được cô lập trước khi kiểm tra độ cách điện các mạch điện khác.

        2. Độ cách điện các mạch điện trên đầu máy như sau:

  1. Đối với mạch điện điều khiển có điện áp nhỏ hơn 300 V-DC hoặc nhỏ hơn 100 V-AC, điện trở cách điện không được nhỏ hơn 0,5 M với điện áp đo 500 V;

  2. Đối với mạch điện động lực có điện áp lớn hơn và bằng 300V-DC hoặc lớn hơn và bằng 100 V-AC, điện trở cách điện không được nhỏ hơn 1 M với điện áp đo 1000 V.

      1. Kiểm tra cụm ắc quy và thiết bị nạp điện ắc quy

  1. Thiết bị nạp điện cho ắc quy phải đảm bảo nạp điện bình thường cho ắc quy trong toàn bộ phạm vi tốc độ vòng quay quy định của động cơ Diesel;

  2. Cầu chì bảo vệ thiết bị nạp ắc quy phải đúng quy định thiết kế;

  3. Điện áp bộ ắc quy và điện áp từng bình ắc quy phải đúng quy định của nhà chế tạo;

  4. Dung lượng ắc quy phải đúng quy định và đảm bảo khởi động được động cơ Diesel dễ dàng theo quy định của nhà chế tạo.

      1. Kiểm tra hoạt động của máy điện

  1. Kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của máy phát điện, động cơ điện phải phù hợp với hồ sơ thiết kế;

  2. Kiểm tra độ phát nhiệt của máy điện khi làm việc có tải. Nhiệt độ cao nhất của máy phát, động cơ điện khi làm việc toàn tải không được vượt quá nhiệt độ cho phép của nhà chế tạo;

  3. Kiểm tra đường đặc tính phụ tải của máy phát điện chính theo Phụ lục B của Tiêu chuẩn này.

    1. Kiểm tra thiết bị an toàn

      1. Thiết bị ngăn ngừa sự cố

  1. Kiểm tra hoạt động của các thiết bị bảo vệ an toàn động cơ Diesel như: rơ le nhiệt độ nước làm mát, rơ le nhiệt độ dầu bôi trơn, rơ le áp suất dầu bôi trơn, thiết bị chống siêu tốc động cơ Diesel, thiết bị tắt máy khẩn cấp, thiết bị bảo vệ khi nước làm mát thấp. Nội dung kiểm tra theo quy định tại Phụ lục C Tiêu chuẩn này;

  2. Kiểm tra lưới bảo vệ quạt làm mát, khớp nối trục, dây cu roa. Việc bố trí lắp đặt phải đúng quy định thiết kế;

  3. Kiểm tra cầu chì, công tắc ngắt điện tự động bảo vệ các mạch điện, thiết bị bảo vệ an toàn phòng tránh tiếp xúc với các bộ phận điện cao áp. Kiểu loại, tính năng kỹ thuật của thiết bị phải đúng quy định thiết kế;

  4. Kiểm tra trạng thái lắp đặt và tác dụng của hộp dập hồ quang của công tắc tơ cấp điện cho động cơ điện kéo;

đ) Kiểm tra hoạt động của rơ le phát hiện chạm mát, thiết bị cảnh báo hỏa hoạn quy định tại Phụ lục C của Tiêu chuẩn này;

e) Bình cứu hoả, dụng cụ sửa chữa đơn giản, dụng cụ chèn tàu và phòng vệ phải đủ số lượng. Bình cứu hỏa phải đúng kiểu loại theo thiết kế và đang còn thời hạn sử dụng.



      1. Thiết bị an toàn chạy tàu

  1. Kiểm tra hoạt động của hãm tay (hãm đỗ). Hãm tay phải có tác dụng hãm đầu máy trên độ dốc 17%o , hãm suất phải phù hợp với thiết kế;

  2. Kiểm tra hoạt động của van an toàn thùng gió, van hãm khẩn cấp, rơ le định áp ống hãm đoàn xe quy định tại Phụ lục C của Tiêu chuẩn này;

  3. Chuông, còi, đèn cảnh báo phải làm việc bình thường;

  4. Âm l­ượng thấp nhất của còi hơi là 96 dB(A) đ­ược đo tại điểm có bán kính cách mặt trước đầu máy 30,5 m trên cung tròn đ­ược giới hạn hai tia có góc 450 về bên phải và bên trái tạo bởi đ­ường tâm ray theo hư­ớng tàu chạy;

đ) Đèn pha, đèn cốt, đèn sương mù lắp đặt đúng thiết kế. Cường độ ánh sáng của đèn pha không được nhỏ hơn 200.000 Candela;

e) Thiết bị chống tài xế ngủ gật, thiết bị ghi tốc độ đầu máy phải hoạt động bình thường. Phương pháp kiểm tra theo quy định tại Phụ lục C của Tiêu chuẩn này;

g) Thiết bị nhận thông tin, tín hiệu chạy tàu tự động lắp đặt trên đầu máy (nếu có) phải hoạt động bình thường.


    1. Kiểm tra tính năng vận hành của đầu máy

      1. Kiểm tra khoảng cách hãm đầu máy chạy đơn

4.6.1.1. Khoảng cách hãm của đầu máy phải được tiến hành trên đường sắt bằng, thẳng có tốc độ cho phép phù hợp với tốc độ cấu tạo của đầu máy. Tốc độ gió khi kiểm tra không quá 5 m/s.

4.6.1.2. Việc xác định khoảng cách hãm đầu máy chạy đơn được thực hiện ở tốc độ cấu tạo của đầu máy khi tốc độ của đầu máy nằm trong phạm vi tốc độ cho phép của đường sắt. Trường hợp tốc độ cấu tạo của đầu máy lớn hơn tốc độ cho phép của đường thử, việc xác định khoảng cách hãm được tiến hành khi đầu máy chạy với tốc độ cho phép của đường.

4.6.1.3. Đầu máy thử nghiệm ở trạng thái trọng lượng chỉnh bị tính toán, tại vị trí bắt đầu hãm thử nghiệm, áp suất ống gió đoàn xe phải đạt 5kG/cm2. Khi thử nghiệm, tay hãm lớn được đặt ở vị trí hãm khẩn.

4.6.1.4. Khoảng cách hãm đầu máy là kết quả bình quân của ba lần đo phải đúng theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với Tiêu chuẩn 22 TCN 340 – 05.

4.6.1.5. Nếu không có đường bằng, thẳng để thử nghiệm kiểm tra thì cho phép thử trên đường thẳng có độ dốc không quá 4‰. Khoảng cách hãm trên đường dốc được hiệu chỉnh theo công thức sau:

L’ = L x

Trong đó: L’ = Khoảng cách hãm sau khi hiệu chỉnh (m)



L = Khoảng cách hãm thực tế đo được (m)

V = Tốc độ cho phép tối đa của đầu máy (km/h)

Vo = Tốc độ ban đầu khi bắt đầu hãm (km/h)

i = độ dốc ( ‰) khi dốc lên lấy (-), dốc xuống lấy (+)

      1. Kiểm tra tính năng khởi động và gia tốc đầu máy

        1. Đầu máy được tiến hành kiểm tra kéo tải trên tuyến đường được chọn có độ dốc quy đổi lớn nhất, thời tiết không mưa, mặt ray không rải cát. Đầu máy kéo đoàn xe kiểm tra có tấn số phù hợp với công suất thiết kế.

        2. Kiểm tra khả năng gia tốc đầu máy. Đặt tay máy tại vị trí xác định, ghi lại thời gian gia tốc, quãng đường và tốc độ đạt được tại vị trí đó. Tiến hành kiểm tra khả năng gia tốc đầu máy tại các vị trí tay máy. Đầu máy phải hoạt động bình thường theo thiết kế.

        3. Kiểm tra khả năng kéo tải, khả năng vượt dốc của đầu máy. Đầu máy khi khởi động kéo tàu không bị giãy máy. Đầu máy phải hoạt động bình thường khi kéo tàu. Tốc độ đầu máy vượt dốc phải phù hợp với đường đặc tính sức kéo ứng với độ dốc thiết kế.

      2. Kiểm tra tính năng hãm điện trở (hãm động năng)

        1. Kiểm tra tính năng hãm điện trở được tiến hành thử trạng thái hãm với cường độ dòng điện hãm lớn nhất, ngoài ra có thể chọn thêm 2 - 4 trị số dòng điện khác. Đặc tính hãm ở cường độ dòng điện hãm lớn nhất phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

        2. Khi hãm điện trở, điện áp và cường độ dòng điện và nhiệt độ của các động cơ điện kéo không được vượt quá trị số quy định của nhà chế tạo.

        3. Thông gió làm mát thiết bị hãm điện trở phải hoạt động bình thường, nhiệt độ bộ điện trở hãm không được vượt quá quy định của nhà chế tạo.

      3. Kiểm tra tính năng hoạt động của hệ thống làm mát của đầu máy

        1. Kiểm tra hệ thống làm mát của đầu máy được tiến hành khi đầu máy vận hành trong điều kiện thời tiết, nhiệt độ bình thường.

        2. Đối với đầu máy truyền động điện, được thử nghiệm trong quá trình thử công suất động cơ trên thiết bị thử chuyên dùng. Động cơ làm việc ở công suất lớn nhất trong thời gian thử nghiệm cho tới khi nhiệt độ nước, dầu động cơ ngừng không tăng lên nữa. Yêu cầu các rơ le nhiệt độ điều khiển quạt làm mát, van hằng nhiệt phải làm việc đúng quy định của nhà chế tạo; nhiệt độ nước làm mát không được lớn hơn nhiệt độ cho phép của nhà chế tạo.

        3. Đối với đầu máy truyền động thủy lực, được thử nghiệm khi đầu máy chạy rà nóng trên giá ky chuyên dùng. Cho đầu máy vận hành liên tục ở chế độ làm việc của máy biến xoắn 1 (máy biến xoắn khởi động) cho tới khi nhiệt độ nước, dầu động cơ, nhiệt độ dầu truyền động thủy lực ngừng không tăng lên nữa. Yêu cầu các rơ le nhiệt độ điều khiển quạt làm mát, van hằng nhiệt phải làm việc đúng quy định của nhà chế tạo; nhiệt độ nước làm mát không được lớn hơn nhiệt độ cho phép của nhà chế tạo.

        4. Hệ thống điều khiển, cơ cấu dẫn động quạt gió làm mát động cơ Diesel phải hoạt động bình thường. Nhiệt độ dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát động cơ Diesel, nhiệt độ dầu truyền động thủy lực phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

      4. Kiểm tra động cơ điện kéo

  1. Kiểu loại động cơ điện kéo phải đúng theo hồ sơ thiết kế;

  2. Kiểm tra độ phân phối không đồng đều dòng điện cho các động cơ điện kéo. Nội dung, phương pháp thử nghiệm được quy định tại Phụ lục D của Tiêu chuẩn này.

      1. Kiểm tra bộ chuyển cấp tốc độ đầu máy

  1. Bộ chuyển cấp tốc độ đầu máy (nếu có) phải lắp đặt đúng thiết kế và hoạt động bình thường;

  2. Kiểm tra hoạt động của bộ chuyển cấp tốc độ đầu máy được tiến hành trong quá trình đầu máy kéo tải trên đường. Sai lệch vận tốc đầu máy khi chuyển từ cấp tốc độ thấp sang tốc độ cao và ngược lại phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế.

      1. Kiểm tra hệ thống ghép đôi đầu máy

Đối với các đầu máy có sử dụng thiết bị ghép đôi, phải kiểm tra hoạt động của hệ thống ghép đôi theo các nội dung sau:

  1. Hệ thống điều khiển đầu máy tiến hành lần lượt tại từng buồng lái hoặc từng bàn điều khiển, phải điều khiển chính xác vận hành của các thiết bị cần thiết cho cả hai đầu máy;

  2. Việc chuyển đổi tốc độ của đầu máy kéo và đầu máy ghép phải đồng bộ;

  3. Phụ tải của hai đầu máy kéo ghép phải tương đương;

  4. Tác dụng đảo chiều của 2 đầu máy ghép đôi phải như nhau;

đ) Hiệu quả hãm và nhả hãm của hai đầu máy kéo và ghép đôi phải như nhau;

  1. Các thiết bị an toàn, các đồng hồ chỉ thị trên các đầu máy phải hoạt động bình thường.

      1. Chạy thử đường dài

Đầu máy sản xuất, lắp ráp mới trước khi vận dụng chính thức phải được tiến hành chạy thử đường dài. Yêu cầu và phương pháp chạy thử được quy định tại Phụ lục E của Tiêu chuẩn này.

Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 333.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương