BỘ giao thông vận tải số: 46/2006/QĐ-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 333.1 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích333.1 Kb.
#19384
1   2   3   4
Phụ lục B

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÔNG SUẤT VÀ HIỆU CHỈNH THÔNG SỐ CỤM ĐỘNG CƠ - MÁY PHÁT CỦA ĐẦU MÁY DIESEL TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TRÊN BĂNG THỬ BIẾN TRỞ CHUYÊN DÙNG

(Kèm theoTiêu chuẩn Phương tiện giao thông đường sắt

- Đầu máy Diesel- Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp mới)


  1. Phạm vi, nội dung kiểm tra

Kiểm tra, hiệu chỉnh đầu máy Diesel truyền động điện trên băng thử biến trở chuyên dùng loại biến trở nước hoặc biến trở khô làm phụ tải gồm có các nội dung sau:

    a) Trạng thái hoạt động, đặc tính kỹ thuật của các cụm máy chính và các thiết bị điều khiển, sau khi đầu máy được sản xuất, lắp ráp;

    b) Công suất động cơ Diesel;

    c) Đường đặc tính phụ tải của máy phát điện chính;

    d) Tính năng, hoạt động của các thiết bị bảo vệ an toàn động cơ.



  1. Kiểm tra đầu máy trước khi thử công suất

    1. Đầu máy phải được kiểm tra, chỉnh bị đầy đủ nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát theo đúng quy định của nhà chế tạo.

    2. Kiểm tra tính năng hoạt động các mạch điện, các thiết bị điện theo thiết kế. Kiểm tra độ cách điện các mạch điện, các máy điện. Trị số điện trở cách điện phải đúng theo quy định của nhà chế tạo. Điện áp ắc quy đạt trị số danh định.

    3. Kiểm tra các bộ phận cơ khí, các cụm máy chính, hệ thống các đường ống. Quay trục khuỷu bằng tay để kiểm tra động cơ trước khi khởi động.

3. Kiểm tra thiết bị thử chuyên dùng

3.1 Các dây cáp nối từ máy phát điện chính (hoặc sau bộ chỉnh lưu) vào bộ biến trở thử công suất theo đúng sơ đồ mạch điện thiết kế.

3.2. Độ cách điện của bộ điện trở và độ cách điện của mạch điện điều khiển của thiết bị thử chuyên dùng phải đúng quy định của nhà chế tạo; thiết bị phải có dây tiếp mát.

    1. Điện áp nguồn điều khiển thiết bị biến trở phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

    2. Nước cấp vào thùng biến trở đúng chủng loại và khối lượng theo quy định của nhà chế tạo (nếu là loại biến trở nước).

    3. Các thiết bị điều khiển hệ thống nâng, hạ biến trở phải làm việc bình thường.

    4. Hệ thống làm mát bộ điện trở phải làm việc bình thường (nếu là biến trở khô).

  1. Điều kiện thử công suất

4.1. Công suất phụ tải của biến trở chuyên dùng phải phù hợp với công suất đầu máy thử nghiệm.

4.2. Điều kiện môi trường thử công suất động cơ Diesel như sau:

- Nhiệt độ môi trường không quá 55oC;

- Độ cao so với mực nước biển ≤ 1000 m;

- Độ ẩm tương đối ≤ 95%;

- Trời không mưa, nếu thiết bị thử công suất đặt ở ngoài trời.

Yêu cầu độ chính xác của đồng hồ đo tốc độ vòng quay động cơ, đồng hồ đo điện áp, cường độ dòng điện sai lệch so với đồng hồ mẫu không quá  1% trên toàn bộ thang đo.



  1. Nội dung thử công suất

    1. Kiểm tra đầu máy Diesel ở chế độ không tải.

      1. Kiểm tra việc khởi động động cơ Diesel. Thời gian khởi động, áp suất dầu bôi trơn trước (nếu có bơm dầu bôi trơn trước) phải đúng với quy định của nhà chế tạo.

      2. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, tính năng hoạt động của các thiết bị trên đầu máy khi đầu máy làm việc không tải.

      3. Kiểm tra độ kín của các hệ thống: làm mát, nhiên liệu, dầu bôi trơn động cơ.

      4. Kiểm tra trị số vòng quay động cơ tại các vị trí tay ga.

Khi động cơ từ tốc độ vòng quay cao nhất đột ngột giảm xuống tốc độ vòng quay thấp nhất, động cơ Diesel không được ngừng hoạt động. Động cơ từ tốc độ vòng quay thấp nhất đột ngột tăng lên tới tốc độ vòng quay cao nhất không bị siêu tốc. Thời gian tăng, giảm tốc độ vòng quay động cơ tại các vị trí tay ga phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

      1. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của mạch kích từ máy phát điện chính theo quy định của nhà chế tạo.

      2. Kiểm tra tính năng hoạt động của thiết bị nạp điện ắc quy. Điện áp, dòng điện nạp ắc quy phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

    1. Kiểm tra, hiệu chỉnh cụm động cơ - máy phát ở chế độ có tải.

      1. Động cơ làm việc ổn định ở các vị trí tay ga, không có tiếng gõ lạ. Tốc độ vòng quay động cơ khi làm việc có tải phải đúng quy định của nhà chế tạo.

      2. Kiểm tra nhiệt độ của nước làm mát và dầu bôi trơn; áp suất của khí nạp, dầu bôi trơn và nhiên liệu. Thông số kiểm tra trong quá trình kiểm tra thử nghiệm phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo.

      3. Kiểm tra các thiết bị bảo vệ an toàn động cơ. Tính năng hoạt động của các thiết bị bảo vệ phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

      4. Điều chỉnh phụ tải biến trở thử công suất thích hợp tại các vị trí tay ga động cơ. Yêu cầu điện áp và cường độ máy phát điện chính trong phạm vi quy định của nhà chế tạo.

      5. Đo cường độ dòng điện, điện áp máy phát điện chính tại các vị trí tay ga, lập biểu tính toán công suất, vẽ đường đặc tính phụ tải máy phát điện chính. Kiểm tra hiệu chỉnh cụm động cơ - máy phát, yêu cầu đường đặc tính phụ tải của máy phát điện chính phải phù hợp với thiết kế.

      6. Kiểm tra hệ thống thông gió làm mát cho các động cơ điện kéo. Tính năng hoạt động của quạt làm mát phải đúng theo quy định của nhà chế tạo.

  1. Ghi chép trong quá trình kiểm tra

Kết quả thử công suất cụm động cơ Diesel và máy phát điện chính được ghi theo mẫu biểu thử công suất đầu máy và lưu vào hồ sơ lý lịch đầu máy.

Phụ lục C

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN TRÊN ĐẦU MÁY DIESEL

(Kèm theoTiêu chuẩn Phương tiện giao thông đường sắt

- Đầu máy Diesel- Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp mới)
1. Mục đích kiểm tra

Để kiểm tra tình trạng kỹ thuật, tính năng tác dụng của các thiết bị, cơ cấu bảo vệ an toàn của đầu máy theo quy định của thiết kế.



2. Nội dung và phương pháp kiểm tra

    1. Rơ le nhiệt độ nước làm mát và mạch điện bảo vệ

      1. Kiểm tra tính năng hoạt động của rơ le nhiệt độ nước làm mát và mạch điện bảo vệ khi nhiệt độ nước làm mát cao quá quy định của thiết kế.

      2. Phương pháp kiểm tra (chỉ tiến hành với rơ le chưa có chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo)

  1. Kiểm tra rơ le trên thiết bị chuyên dùng. Kiểm tra, hiệu chỉnh thời điểm đóng mở các tiếp điểm rơ le tại nhiệt độ làm việc theo quy định của nhà chế tạo;

  2. Kiểm tra tính năng tác động của rơ le nhiệt độ và mạch điện bảo vệ bằng cách tạo ra các tín hiệu giả định khi nhiệt độ nước làm mát cao quá quy định, rơ le và mạch bảo vệ phải hoạt động theo quy định của nhà chế tạo.

    1. Rơ le nhiệt độ dầu và mạch điện bảo vệ

      1. Kiểm tra tính năng hoạt động của rơ le nhiệt độ dầu và mạch điện bảo vệ khi nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ Diesel cao quá quy định của thiết kế.

      2. Phương pháp kiểm tra (chỉ tiến hành với rơ le chưa có chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo)

  1. Kiểm tra rơ le trên thiết bị chuyên dùng. Kiểm tra, hiệu chỉnh thời điểm đóng, mở tiếp điểm rơ le tại nhiệt độ làm việc theo quy định của nhà chế tạo;

  2. Kiểm tra tính năng tác động của rơ le nhiệt độ và mạch điện bảo vệ bằng cách tạo ra các tín hiệu giả định khi nhiệt độ dầu bôi trơn cao quá quy định, thì rơ le và mạch bảo vệ phải hoạt động theo quy định của nhà chế tạo.

    1. Rơ le áp suất dầu và mạch điện bảo vệ

      1. Kiểm tra tính năng hoạt động của rơ le áp suất dầu và mạch điện bảo vệ khi áp suất dầu bôi trơn động cơ Diesel thấp hơn theo quy định của thiết kế.

      2. Phương pháp kiểm tra (chỉ tiến hành với rơ le chưa có chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo)

  1. Kiểm tra thử rơ le trên thiết bị thử chuyên dùng. Kiểm tra, hiệu chỉnh thời điểm đóng, mở tiếp điểm rơ le tại áp suất làm việc theo đúng quy định của nhà chế tạo;

    b) Kiểm tra tính năng tác động của rơ le áp suất dầu bôi trơn và mạch điện bảo vệ. bằng cách tạo ra các tín hiệu giả định khi áp suất dầu bôi trơn thấp hơn quy định thì rơ le và mạch bảo vệ phải hoạt động. Động cơ Diesel phải dừng khẩn cấp và mạch cảnh báo phải hoạt động theo đúng quy định của nhà chế tạo.



    1. Thiết bị tắt máy khẩn cấp

Kiểm tra tính năng, tác động của thiết bị tắt động cơ Diesel khẩn cấp. Khi động cơ Diesel đang làm việc ở tay ga số không, nhấn nút tắt máy khẩn cấp thì động cơ Diesel phải dừng khẩn cấp theo đúng quy định của nhà chế tạo

    1. Thiết bị chống siêu tốc động cơ Diesel

      1. Kiểm tra tính năng hoạt động của thiết bị chống siêu tốc động cơ Diesel và mạch điện bảo vệ khi động cơ Diesel bị siêu tốc.

      2. Phương pháp kiểm tra (chỉ tiến hành với thiết bị chưa có chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo)

a) Đối với động cơ Diesel không dùng máy tính (computer) điều khiển

Dùng biện pháp cưỡng bức nâng vòng quay động cơ Diesel đạt tới vùng vòng quay siêu tốc động cơ theo quy định của nhà chế tạo. Yêu cầu thiết bị chống siêu tốc động cơ Diesel phải làm việc ngay lập tức để ngừng động cơ khẩn cấp. Mạch điện cảnh báo động cơ siêu tốc phải hoạt động theo thiết kế.

b) Đối với động cơ Diesel có máy tính (computer) điều khiển

Kiểm tra hoạt động của thiết bị chống siêu tốc động cơ theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo.



    1. Thiết bị bảo vệ động cơ khi mực nước làm mát thấp

      1. Kiểm tra tính năng hoạt động của thiết bị bảo vệ động cơ Diesel và mạch điện bảo vệ khi mực nước làm mát thấp.

      2. Phương pháp kiểm tra (chỉ tiến hành với thiết bị chưa có chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo)

Động cơ Diesel chạy ở chế độ không tải, dùng biện pháp xả nước làm mát động cơ đến mức thấp nhất báo trên ống thủy của thùng chứa hoặc dùng biện pháp cưỡng bức tác động vào phao báo mức nước. Thiết bị bảo vệ (phao báo mức nước) và mạch điện bảo vệ phải hoạt động, động cơ Diesel phải dừng khẩn cấp và mạch điện cảnh báo phải hoạt động theo đúng thiết kế.

    1. Kiểm tra van an toàn thùng gió chính

Dùng biện pháp cấp gió cưỡng bức làm cho áp suất của thùng gió chính của đầu máy lên tới áp suất làm việc lớn nhất (pmax) của van an toàn. Kiểm tra trị số áp suất làm việc của van an toàn. Van an toàn phải mở và đóng tại áp suất làm việc trong phạm vi quy định của nhà chế tạo.

    1. Kiểm tra van hãm khẩn cấp

Khi thao tác để van hãm khẩn cấp làm việc, áp suất ống hãm đoàn xe từ 5 kG/cm2 phải giảm về ”0”. Thời gian giảm áp của ống hãm đoàn xe về ”0” không quá 2 giây.

    1. Kiểm tra rơ le định áp ống hãm đoàn xe

Xả gió ống hãm đoàn xe bằng tay hãm lớn để kiểm tra tính năng tác dụng của rơ le định áp ống hãm đoàn xe. Khi áp suất ống hãm đoàn xe giảm đến áp suất làm việc của rơ le định áp theo thiết kế, rơ le và mạch điện phải hoạt động và làm cho tay ga mất tác dụng.

    1. Kiểm tra rơ le định áp thùng gió chính

Dùng tay hãm lớn xả gió để kiểm tra tính năng tác dụng của rơ le định áp gió ép của thùng gió chính. Khi áp suất thùng gió chính giảm đến áp suất làm việc của rơ le định áp theo thiết kế, rơ le và mạch điện phải hoạt động và tay ga mất tác dụng.

    1. Kiểm tra rơ le phát hiện chạm mát

Dùng biện pháp giả định tạo cho mạch điện động lực của đầu máy chạm mát, sau đó tăng tải máy phát điện chính. Kiểm tra tác dụng của rơ le phát hiện chạm mát. Mạch điện bảo vệ khi chạm mát cao áp phải hoạt động theo đúng thiết kế.

2.12. Thiết bị cảnh báo hỏa hoạn (nếu có)

Dùng phương pháp tạo hiện trường giả định:



  1. Thổi khói vào thiết bị cảm ứng khói thì hệ thống cảnh báo khói phải hoạt động. Đèn, còi cảnh báo phải phát tín hiệu;

    b) Làm nóng cảm ứng nhiệt độ của thiết bị cảnh báo hỏa hoạn đến nhiệt độ quy định. Hệ thống cảnh báo còi, đèn phải hoạt động.



2.13. Thiết bị chống ngủ gật tài xế

Kiểm tra tính năng, tác động của thiết bị chống ngủ gật tài xế khi đầu máy hoạt động.



  1. Thời gian cảnh báo cho tài xế bằng chuông, đèn phải đúng theo quy định của nhà chế tạo;

  2. Thời gian để xả gió hãm khẩn đoàn xe phải đúng theo quy định của nhà chế tạo.

2.14. Đồng hồ báo tốc độ và thiết bị ghi tốc độ đầu máy

  1. Kiểm tra trạng thái hoạt động và độ chính xác của đồng hồ báo tốc độ đầu máy trên thiết bị kiểm tra chuyên dùng hoặc kiểm tra thực tế trên đường so sánh với đồng hồ mẫu đã kiểm định. Đồng hồ báo tốc độ hoạt động bình thường không dao động, độ sai lệch tốc độ của đồng hồ đầu máy so với đồng hồ mẫu không quá  1% trên toàn bộ thang đo.

  2. Kiểm tra tính năng hoạt động của bộ ghi tốc độ đầu máy trên đoạn đường thử theo thiết kế. Khi đọc băng ghi tốc độ đầu máy trên thiết bị chuyên dùng, tốc độ đầu máy phải bảo đảm độ chính xác theo quy định.

3. Hồ sơ kiểm tra

Các thiết bị an toàn trên đầu máy được kiểm tra phải có biên bản nghiệm thu ghi rõ kết quả kiểm tra, thử nghiệm theo từng công đoạn đã quy định.

Phụ lục D

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ PHÂN PHỐI KHÔNG ĐỒNG ĐỀU DÒNG ĐIỆN CHO CÁC ĐỘNG CƠ ĐIỆN KÉO TRÊN ĐẦU MÁY DIESEL TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

(Kèm theoTiêu chuẩn Phương tiện giao thông đường sắt

- Đầu máy Diesel- Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp mới)



  1. Giải thích thuật ngữ

    1. Dòng điện lớn nhất là cường độ dòng điện lớn nhất trong các dòng điện mạch nhánh đi qua động cơ điện kéo ở một trạng thái làm việc như nhau, ký hiệu Imax.

    2. Dòng điện nhỏ nhất là cường độ dòng điện nhỏ nhất trong các dòng điện mạch nhánh đi qua động cơ điện kéo ở một trạng thái làm việc như nhau, ký hiệu Imin.

    1. Độ phân phối dòng điện không đồng đều () là độ lệch dòng giữa các mô tơ điện kéo được xác định theo công thức sau:



  1. Mục đích kiểm tra

Đo xác định cường độ dòng điện của các động cơ điện kéo tại các cấp tốc độ đầu máy để kiểm tra độ phân phối dòng điện không đồng đều theo quy định của nhà chế tạo.

  1. Điều kiện kiểm tra

    1. Yêu cầu đối với đầu máy

a) Đầu máy loại truyền động điện đang hoạt động bình thường;

b) Động cơ điện kéo trước khi lắp vào đầu máy đã được thử nghiệm và có chứng chỉ chất lượng hợp thức của nhà chế tạo;

c) Sai lệch về đường kính vòng lăn bánh xe trên đầu máy phải trong phạm vi cho phép;

d) Rơ le phát hiện lệch dòng, lệch áp và mạch điện bảo vệ chống giãy máy phải hoạt động bình thường.



    1. Việc thử nghiệm chạy thử đầu máy được tiến hành trên đường sắt có bán kính đường cong không nhỏ hơn 1000 m.

    2. Phụ tải của đầu máy thử nghiệm có thể sử dụng phương tiện có hãm điện trở và đoàn tàu hàng có trọng tải thích hợp hoặc toa xe sinh công.

  1. Các thông số kiểm tra và dụng cụ đo

    1. Tốc độ vòng quay động cơ Diesel (v/ph) được kiểm tra trên đồng hồ báo tốc độ vòng quay động cơ lắp trên đầu máy.

    2. Tốc độ đầu máy (km/h) được kiểm tra trên đồng hồ báo tốc độ lắp trên đầu máy.

    3. Cấp giảm yếu từ trường của động cơ điện kéo có các loại sau: giảm yếu toàn từ trường, giảm yếu từ trường cấp I và giảm yếu từ trường cấp II.

    4. Kiểm tra cường độ dòng điện cấp cho các động cơ điện kéo (ID1, ID2, … IDn) bằng đồng hồ đo cường độ dòng điện.

    5. Chiều chạy của đầu máy theo chiều tiến và chiều lùi

    6. Độ chính xác của đồng hồ báo tốc độ đầu máy, đồng hồ đo cường độ dòng điện, đồng hồ đo vòng quay động cơ sai lệch so với đồng hồ mẫu không quá  1% trên toàn bộ thang đo.

    7. Đồng hồ đo đã được kiểm định và đang còn thời hạn sử dụng.

    8. Độ phân phối dòng điện không đồng đều của các động cơ điện kéo ( ) phải đạt yêu cầu sau:

  1. Đối với đầu máy truyền động điện không chuyển đổi cấp tốc độ (vô cấp), độ phân phối không đồng đều dòng điện cho các động cơ điện kéo ( ) không được vượt quá 10%;

  2. Đối với đầu máy truyền động điện có bộ chuyển đổi cấp tốc độ, độ phân phối không đồng đều dòng điện cho các động cơ điện kéo ( ) không được lớn hơn các trị số sau:

- 10% khi chưa chuyển cấp tốc độ đầu máy;

- 16% khi chuyển cấp tốc độ thứ nhất;



- 20% khi chuyển cấp tốc độ từ cấp thứ hai.

    1. Độ lệch dòng của các môtơ điện kéo trong phạm vi cho phép, rơ le phát hiện lệch dòng, lệch áp chưa đến giới hạn làm việc để cảnh báo chống trượt (giãy máy).

  1. Phương pháp kiểm tra

    1. Phương pháp kiểm tra khi sử dụng phụ tải là toa xe sinh công

      1. Đầu máy phải chạy có tải ít nhất là 30 phút mới tiến hành kiểm tra.

      2. Đối với đầu máy mà vòng quay động cơ thay đổi theo số tay ga thì khi kiểm tra, tay ga phải đặt ở vị trí cao nhất. Đối với đầu máy mà vòng quay động cơ thay đổi vô cấp (không có số tay ga) thì khi thử nghiệm tay ga được điều khiển để cho động cơ Diesel làm việc ở tốc độ vòng quay danh định.

      3. Điều chỉnh phụ tải để đầu máy vận hành ở tốc độ ổn định liên tục, đồng thời ghi cường độ các dòng điện nhánh ID1, ID2, … IDn của các động cơ điện kéo ở chế độ toàn từ trường. Với cùng một tốc độ đầu máy ghi kết quả 2  3 lần.

      4. Điều chỉnh phụ tải để tốc độ đầu máy tăng dần, động cơ điện kéo giảm yếu từ trường cấp I (đầu máy chuyển cấp tốc độ thứ nhất theo thiết kế), đồng thời ghi cường độ dòng điện nhánh các động cơ điện kéo ID1, ID2, … IDn . Với cùng một tốc độ đầu máy ghi kết quả 2  3 lần.

      5. Điều chỉnh phụ tải để tốc độ đầu máy tăng dần, động cơ điện kéo giảm yếu từ trường cấp II (đầu máy chuyển cấp tốc độ thứ hai theo thiết kế), đồng thời ghi cường độ dòng điện nhánh của các động cơ điện kéo ID1, ID2, … IDn . Với cùng một tốc độ đầu máy ghi kết quả 2  3 lần.

      6. Đầu máy vận hành theo chiều chạy ngược lại, tiến hành kiểm tra các nội dung như đã trình bày ở trên.

    2. Phương pháp kiểm tra khi sử dụng phụ tải là đoàn tàu hàng

      1. Tiến hành đo và ghi trị số cường độ dòng điện cấp cho từng động cơ điện kéo tại thời điểm đoàn tàu có cùng tốc độ và ở chế độ toàn từ trường trong quá trình thử tải đường dài. Mỗi trị số đo 2  3 lần.

      2. Tiến hành đo và ghi trị số cường độ dòng điện cấp cho từng động cơ điện kéo tại thời điểm đoàn tàu có cùng tốc độ và ở chế độ giảm yếu từ trường cấp I (chuyển ghép tốc độ lần 1) trong quá trình thử tải đường dài. Mỗi trị số đo 2  3 lần.

5.2.3. Tiến hành đo và ghi trị số cường độ dòng điện cấp cho từng động cơ điện kéo tại thời điểm đoàn tàu có cùng tốc độ và ở chế độ giảm yếu từ trường cấp II (chuyển ghép tốc độ lần 2) trong quá trình thử tải đường dài. Mỗi trị số đo 2  3 lần.

5.2.4. Xác định độ phân phối dòng điện không đồng đều () theo công thức



  1. Bảng ghi số liệu kiểm tra

Kết quả đo cường độ dòng điện và tính toán độ phân phối dòng điện không đồng đều của động cơ điện kéo được ghi theo mẫu Bảng 3:

Bảng 3

Chế độ làm việc của đầu máy

Thứ tự lần đo

Cường độ dòng điện các động cơ điện kéo (A)

(%)

Ghi chú

Chiều chạy

Tốc độ quay đ/cơ (v/ph)

Tốc độ đ/máy (km/h)

Cấp độ giảm yếu từ trường

ID1

ID2





IDn







Chiều thuận







0

1






















2



















3



















BQ



















Chiều thuận







I

1






















2



















3



















BQ



















Chiều thuận







II

1





















2



















3



















BQ



















Chiều ngược







0

1






















2



















3



















BQ



















Chiều ngược








I

1






















2



















3



















BQ



















Chiều ngược







II

1






















2



















3



















BQ





















Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 333.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương