ĐỀ: thuyết minh cây lúa vn



tải về 424.35 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích424.35 Kb.
#26078
  1   2   3   4
ĐỀ: THUYẾT MINH CÂY LÚA VN

Tôi là cây lúa.một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới đặc biệt là Đối với người Việt nam.Chúng tôi có mặc từ nam ra bắc từ đồng bằng đến vùng núi cao là người bạn đồng hành với người nông dân vn 1 nắng 2 sương

.nêntrong kho tang ca dao tục ngữ của ông cha ta có câu .

Việt Nam đất nước ta ơi,


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

.tổ tiên chúng tôi là những cây lúa dại mọc ở đê các con sông được moi người biết đến ngay vào thời hùng vương hình thành nên văn minh lúa nước từ xưa đến nay .. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng nên thường có thành ngữ mỏng như lá lúa ,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài.lúc nở bao phấn và .Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Chúng tôi phải trải qua một quá trình gian khổ mới có thể tạo được hạt lúa .hạt giông gieo xuống đất mộc thành mạ mạ vừa tốt bị nhổ lên rồi lại cấy xuống đất mộc thành mạ ,mạ vừa tốt bị nhổ lên rồi lạ cấy xuống đất .có thề nói chúng tôi chết đi sống lại.sau đó người nông dân bón phân tưới nước để chúng tôi lớn dần thành cây lúa .,.khi trổ hoa,nhìn cánh đồng lúa từ xa như một tấm thàm xanh mượt.qua thời gian chúng tôi ngậm sữa dần thành hạt..hạt lúa có võ t6ra6u1 cứng màu vàng bao bọcluc1 này nhìn cnh1 đông lúa môt màu vàng rực rởi dưới ánh nắng hình ảnh này đã được nhiều nhà văn nhà thơ ca ngợi .

***//2//tùy …….cao.họ hàng nhà tôi rất đông như khang dân, bồi tạp xuân thanh,quy năm.......còn các chị lúa nếp là họ hàng xa của tôi cũng đông ko kém như nếp thơm ,nếp cái hoa vàng....... nhờ khoa hoc kĩ thuật tiếng bộ người ta đã lai ra nhiều giống lúa mới tốt hơn thời tổ tiên .***//viện……long//.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau.ngoài ra các vu lúa còn phụ thuộc vào ***//theo điều kiện….bội thu//

Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,một loại thực phẩm vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng.lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.***//hạt….ca ngợi//Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.ngoài ra nước ta với sự tiến bô của khoa học kĩ thuật đã sản xuất một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới giúp nâng cao phát triển kinh tế đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.


Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến naylich sử - phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.
Tóm lại, Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau

1 kết bài :***//---//



ĐỀ BÀI: THUYẾT MINH Về CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM:

A. Tìm hiểu đề:


- Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

B. Lập dàn ý:


I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

C. Viết bài: Bài văn tham khảo:

Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cất cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.

Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ.Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài chắc khác gì mẹ trâu.

Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu ca dao quen thuộc:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.

Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phân bón rất tốt cho cây trồng.

Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!

Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam . Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít người biết về sự tích sông Kim Ngưu…

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

                                                         Bài làm

     Ca dao Việt Nam ta vô cùng phong phú đẹp đẽ, nó là tâm hồn của người Việt Nam. Hiện lên sau nhiều bài ca dao là hình ảnh những loài vật quen thuộc với con người. Từ những bài ca dao ấy, chú trâu được ca ngợi bởi những nét rất mốc mạc làm sao. Ca dao có viết:

“ Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,

Cái cày nối nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”

Không biết từ bai giờ người nông dân đã quý trọng con trâu và gọi thiết tha đến như thế. Nó đã trở thành một phần của xóm làng , quê hương vừa đơn sơ lại rất quen thuộc.

       Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa trở thành vật nuôi có ích. Trâu thuộc lớp thú có vú, nuôi con bằng sữa , là động vật nhai lại bộ guốc chẵn. Một than hình lực lưỡng , bụng to , mông dốc , bốn chân chắc chắn như bốn cái cột nhà nhỏ , vai u , những bắp thịt thể hiện sức kéo khỏe. Cái đuôi thì ngoe nguẩy theo nhịp bước chân đi. Trâu có một cặp sừng nhọn hướng vào nhau như một vũ khí lợi hại giúp trâu bảo vệ mình trước những kẻ thù hung tợn. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trên đầu, sừng dài, uốn cong như hình lưỡi liềm, cặp mắt to dữ thì cần phải có biện pháp thuần phục. Trâu đẻ có thời vụ, một đời trâu cái thường cho năm đến sáu nghé con nghé sơ sinh nặng khoảng 25kg. Trâu mẹ nôi con bằng chính sữa của nó. Đôi răng cửa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và kết thúc sinh trưởng lúc hết 6 tuổi mang 8 răng cửa. Trâu cái nặng trung bình 350 đến 400kg, trâu đực nặng trung bình 400 đến 450kg.

Không chỉ có vậy, đối với người nông dân, trâu là một tài sản vô cùng quý giá và quan trọng _ một vật nuôi chăm chỉ làm việc. Sáng sáng, khi đăng đông mặt trời vừa ló dạng, người nông dân vác quốc, vác cày ra đồng cùng con trâu của họ. Trâu cần mẫn kéo cày cho dù là trưa hè oi bức hay tiết trời rét buốt. Khi người nông dân xuống ruộng để làm việc, nhưng trâu vẫn cần cù, nhẫn lại, mải miết cày ruộng và kéo xe như một lao động chính không thể thiếu trong mỗi gia đình nhà nông . Trâu gò lưng cày, giúp con người làm tơi đất để gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói nếu không có con trâu thì công việc đồng áng của con người thật là vất vả.

      Vào những ngày nông nhàn như tháng 3 hay tháng 8, bên những biển lúa xanh rờn, cỏ non xanh mướt trông thật thích mắt, từng đần trâu đang ung dung gặm cỏ. Thỉnh thoảng một số con trâu ngẩng đầu ngơ ngác lắng nghe tiếng sáo diều vi vu bay cao giữa không trung của bọn trẻ đâu đây. Ngồi trên lưng trâu, bọn trẻ có vẻ thích thú lắm, đứa thì mải mê thổi sáo, đứa thì đố nhau học bài, đứa thì đọc truyện làm cho không khí xung quanh náo nhiệt hơn.

      Những chú trâu còn có mặt trong những lễ hội :

“ Dù ai buôn đau bán đâu

Mùng chin tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mùng chin tháng tám nhớ về chọi trâu.”

Lễ hội chọi trâu là một phong tục tín ngưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người dân Đồ Sơn – Hải Phòng từ xưa đến nay. Sau những ngày vất vả lam lũ trên đồng ruộng, mọi người và trẻ con cùng con trâu tham gia hội. Những con trâu khỏe mạnh nhất sẽ được đem ra chọi với nhau để tìm ra con giành chiến thắng. Con trâu này sẽ được đem giết để thờ cúng thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa. Con trâu được xem là con vật thiêng liêng vì nó nằm trong 12 con giáp, được gọi là Sửu để tính tuổi , tính năm. Ngoài ra nó còn là biểu tượng củaSea Games 22 tổ chức tại nước ta. Hình ảnh trâu vàng mắc quần áo cầu thủ mang một nét đặc trưng, tôn vinh tiêu biểu.

     Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, con trâu không gì xa lạ, ai chẳng có một thời chăn trâu, cắt cỏ mà nhà thơ Giang Nam đã nói hộ lòng ta:

                              “Thủa còn thơ hai buổi đến trường

                                Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

                                Ai bảo chăn trâu là khổ

                                Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

Thời thơ ấu vui đùa cùng lũ bạn chăn trâu, tung tăng chạy nhảy thỏa thích, đứa thì hái hoa, bắt bướm, cùng nhau chơi những trò chơi dân gian thật là vui mà đến giờ vẫn không quên được. Hình ảnh đó in sâu vào tâm trí chúng ta trở thành kỉ niệm ngọt ngào làm mát dịu lòng ta trước cuộc đời đầy lo toan tính toán.

      Trâu là người bạn thật gần gũi đem đến sức kéo cày cho con người, da trâu dung làm trống, thịt trâu rất ngon nhiều đậm và dinh dưỡng. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ được ưa chuộng và phổ biến. Xương trâu nấu cao. Phân trâu giúp đồng ruộng, cây cối xanh tốt. Ấy vậy nhưng con người phải biết bảo vệ trâu. Dọn vệ sinh chuồng trại định kì, cho ăn uống hợp lí, đầy đủ chất. Mùa hè tắm cho trâu thường xuyên, lúc nắng cần để trâu đứng bóng dâm mát. Mùa đông giữ chuồng ấm. Khi ông già đông đã qua đi nhanh và nàng tiên xuân lại đến, những chú trâu thỏa sức nhởn nhơ trên đồng ruộng.

       Mặc dù ngày nay trên cánh đồng quê ta xuất hiện nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho đời sống sản xuất nông nghiệp. Cho dù vậy, con trâu vẫn quen thuộc với con người hơn cả. Tình cảm giữa con người với trâu là như thế đấy. Chúng ta hãy cùng nhau chăm sóc, bảo vệ nét đẹp văn hóa quê hương mình không bị mai một dần. 

Từ xưa, loài trâu đã trở thành người bạn thân thiết trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau đã trở nên thân thuộc và là nét đẹp tâm hồn của người dân xứ Việt từ ngàn đời nay.

Từ sớm tinh mơ, mặt trời chưa ban tặng những tia nắng yếu ớt qua làn sương nhè nhẹ đã thấy các bác nông dân tay cầm roi tre và điếu thuốc lào thong thả dắt trâu ra đồng. Những chú trâu với đôi mắt lim dim như còn ngáy ngủ bước chân chậm chạp thành từng đàn đi trên con đường làng quanh co đất đỏ. Chẳng mấy chóc đã đến nơi. Các chú trâu nghe hiệu lệnh của chủ liền cẩn trọng bước xuống thửa ruộng. Đứng ngoan ngoãn để chủ đặt ách cày vào thân. Khi cái cày đã cắm sâu vào đất, chú liền bước từng bước vững chắc kéo chiếc cày từ từ dịch chuyển. Trông oai ra phết: đầu hơi cuối xuống đất và hướng về phía trước, vai chú hơi nhếch lên trên tạo lực kéo mạnh. Khi nghe hiệu “Họ, họ” của chủ, chú liền đứng lại, chờ chủ mình quay cái cày và tiếp tục công việc quen thuộc. Đã gần trưa, những đường cày thẳng tắp đã vạch ra. Chắc hẵn người và trâu đã thắm mệt, lưng ướt đẫm mồ hôi. Bác nông dân buộc trâu và cây duối dại gần bờ và nghỉ ngơi. Chú trâu ngoan ngoãn tận hưởng phần thức ăn xem như là phần thưởng cho một buổi làm việc siêng năng. Chú nhai soàn soạt đám cỏ xanh mơn mở, nghe vui tai lắm.

Với các em nhỏ, chăn trâu là một việc hết sức thú vị. Gần về chiều, các em đã gọi nhau í ớ ở đầu làng, vui vẻ trò chuyện trên đường dắt trâu ra đồng ăn cỏ. Cậu thì tay cầm sáo trúc, ngân nhẹ những khúc nhạc đồng quê. Bé thì hát theo những giai điệu vui tươi và chẳng quên lâu lâu lại nhịp roi vào mông trâu để điều khiển theo ý mình. Tới đồng, các bé buộc trâu và cây duối dại cách khá xa nhau để tránh gây chiến tranh giữa các chú trâu. Xong rồi lại chơi những trò chơi quen thuộc như bày trận giả, đánh lao… bé nào cũng ướt đẫm mồ hôi, vậy mà tiếng cười ríu rít vẫn vang trong gió chiều.

Vào vụ mùa thì các chú trâu luôn vất vả làm việc. Còn vào lúc việc đồng án đã xong, vậy mà chú vẫn cùng người dân chăm chỉ kéo xa, kéo gỗ… giúp được con người trong những việc hầu như là rất nhỏ.

Hằng năm, lễ hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn được diễn ra với quy mô khá lớn. Thu hút nhiều khác du lịch không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài. Một lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Việc chọn trâu cũng rất phức tạp. Những chú trâu có cặp sừng chắc khỏe, đen bóng, lông xám, mặt hơi giống ngựa… là chú trâu khỏe, có sức thi đấu tốt. Các chú trâu được vinh danh trong lễ hội được tôn thành “Ông Trâu”.

Dù ai buôn đâu, bán đâu


Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm bề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”



Bài thơ này như lời nhắc nhở của tổ tiên, ông bà với những người xa xứ. Những người sống nơi đất khách quê người luôn mang trong tâm hồn hình ảnh của quê hương, của đồng ruộng và cả chú trâu thân thuộc.

Ngày nay, hình ảnh con trâu trên đồng ruộng đã mất dần ở các làng quê Việt Nam vì công nghệ hiện đại đã phát triển mạnh. Thay vào đó là những chiếc máy cày hiện đại… đó là một việc rất đáng buồn. Nhưng không phải hoàn toàn như vậy, hình ảnh đẹp đẽ ấy đã đi vào thơ ca, các bức tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống… được khắc họa vô cùng tỉ mỉ.

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cái cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quả công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.


Dù thời gian có trôi, có thay đổi đến mấy thì hình ảnh chú trâu chăm chỉ cùng người nông dân bận rộn trăm bề vẫn in mãi trong lòng người dân Việt Nam – đã một thời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

skyla_anabella
(Dương Hoàng Khải Ly)



Bài làm 2:

Trâu là loài động vật quen thuộc đối với làng quê, cánh đồng ruộng Việt Nam. Đặc biệt là đối với người nông dân, trâu là động vật không thể thiếu trong việc làm ruộng, cày bừa, vì thế trâu được nhắc đến trong câu thành ngữ Việt Nam xưa “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Trâu xuất hiện từ rất lâu ở đồng quê Việt Nam, hình ảnh con trâu dường như không xa lạ đối với người dân ở đây. Trâu thuộc họ Bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ Guốc chẵn, là động vật ở nhóm Thú có vú vì nó nuôi con bằng sữa. Nó có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc giống trâu đầm lầy. Trâu to, khỏe, vạm vỡ, thấp ngắn, bụng to, mông dốc. Những điểm này rất thích hợp đối với công việc của chú trâu.

Nhắc đến con trâu là ai cũng nghĩ ngay đến một hình ảnh làm việc siêng năng, cần cù cùng với người nông dân, đó là chú trâu hiền lành cùng với việc cày bừa trân đồng ruộng đầy vất vả. Trâu xuất hiện trên đồng ruộng làng quê Việt Nam, nó cày bừa thật chăm chỉ. Khi lưỡi cày cắm xuống đất, nó nhanh nhẹn kéo cày thành từng luống đất đều đặn tăm tắp, khiến người nông dân rất hài lòng. Trâu làm việc từ sáng đến tối, dường như không mệt nhiều. Khi người nông dân ra lệnh trâu về, nó hiểu ý chủ, liền nhanh nhẹn lên bờ. Như nhớ đường về nhà nên trâu đi rất nhanh và nó biết về đúng nơi mà được coi là “Thiên đường riêng” của mình, đó là cái chuồng trâu thật đẹp và sạch sẽ, với những thức ăn ngon mà người chủ đã chuẩn bị sẵn, đó là những ngọn cỏ thật tươi.

Con trâu còn gắn bó với tuổi thơ của những trẻ mục đồng. Hình ảnh với những buổi chiều nắng dịu, lũ trẻ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, chơi cờ lao, thả diều đã là một hình ảnh đẹp, được các họa sĩ khắc lên những bức trang sinh động, mộc mạc, tự nhiên, một bức tranh làng quê rất đẹp. Đặc biệt, lũ trẻ còn gắn bó thân thiết với chú trâu khi tắm sông. Chúng tắm và nô đùa với trâu dưới nước như những người bạn thân chứ không phải là một loài động vật nông nghiệp.

Thú vị hơn nữa, con trâu còn xuất hiện trong một số lễ hội, đình đám các Sea Game. Ở Đồ Sơn, có lễ hội Chọi Trâu, diễn ra vào mồng chín tháng tám hằng năm. Lễ hội diễn ra nhằm chọn ra những chú trâu khỏe ở các vùng. Ngoài ra, còn có hội đua trâu, đâm trâu ở Tây Nguyên. Lễ hội này thật có ý nghĩa. Những chú trâu được giết để lấy thị tế các vị thần linh trong bản, nhằm cầu phúc cho một năm an lành, trù phú.

Nói đến lợi ích của con trâu thì người ta nghĩ ngay đến sức mạnh của nó. Trâu có sức kéo trong cày bừa, làm ruộng, nó còn kéo xe, gỗ, giúp ít nhiều. Ngoài ra, nó còn cung cấp thịt cho ngành thực phẩm. Trâu còn cung cấp sữa, làm đồ mĩ nghệ như sừng, da,…

Trâu có nhiều lợi ích về ngành kinh tế, trong nông nghiệp làm ruộng và nhiều ngành khác, nên chúng ta cần phải bảo vệ, chăm sóc tốt chúng. Cần có biệc pháp ngăn chặn sự tuyệt chủng ở loài trâu để duy trì nòi giống họ Trâu giúp chúng ta luôn có được những lợi ích từ những chứ trâu mập mạp khỏe mạnh này.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa nên có nhiều máy móc tân thời xuất hiện, hình ảnh chú trâu đã dần không còn xuất hiện trên làng quê Việt Nam. Nhưng trong tâm trí của người nông dân thì chú trâu vẫn là người bạn thân thuộc nhất, đối với lũ trẻ thì trâu lại là người bạn quen thuộc, gắn bó thân thiết trong kí ức tuổi thơ của chúng. Sự gắn bó, tâm sự của người nông dân Việt Nam còn thể hiện qua bài thơ vô cùng giản dị, đầy sinh động này:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quả công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

(Nguyễn Thị Yến Nhi)



Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ ko thể thíu của những nhà nông gia
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu
ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".
Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển

BÀI 2:

Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ ko thể thíu của những nhà nông gia


Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu
ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".
Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển

Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục.


Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Nếu trâu cái TB từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.

Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu:



Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu:

Ruộng sâu, trâu nái

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.

Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN.

Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:



“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”

Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ.




Каталог: DOCUMENT -> UPLOAD -> 1 TACNGHIEP
1 TACNGHIEP -> CHƯƠng trình ngàY 1/6 Ổn định: 7 giờ 30 ngày 31/5/2014 (thứ bảy)
1 TACNGHIEP -> CHƯƠng trình ngàY 1/6 Ổn định
1 TACNGHIEP -> HƯỚng dẫn sử DỤng phần mềm quản lý thông tin gdth a. Thiết lập môi trường
1 TACNGHIEP -> BẢng đĂng ký SỬa chửa bảng từ Năm học: 2014-2015
1 TACNGHIEP -> CĐ giáo dục việt nam
1 TACNGHIEP -> Độc lập Tự do Hạnh phúc BƯU ĐIỆn tỉnh cà mau
1 TACNGHIEP -> Phụ lục số 02 phưƠng án tự chủ, TỰ chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ
1 TACNGHIEP -> Ubnd tỉnh tây ninh sở giáo dục và ĐÀo tạO
1 TACNGHIEP -> Một số khuyến nghị và lưu ý khi nhập liệu: Đối với thao tác trên phần mềm

tải về 424.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương