Ủy ban nhân dân tỉnh thái bình cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


- Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Thái Bình thời kỳ 2012 – 2020 (Phụ lục 13)



tải về 0.94 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.94 Mb.
#29351
1   2   3   4   5   6   7

- Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Thái Bình thời kỳ 2012 – 2020 (Phụ lục 13).


4. Định hướng nhu cầu sử dụng đất phát triển văn hoá, thể dục thể thao và du lịch đến năm 2020:

Trong những năm qua diện tích đất dành cho công trình sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao, du lịch từng bước tăng lên. Nhiều địa phương đã thực hiện quy hoạch đất cho xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, phát triển du lịch. Nhìn chung, đất được sử dụng đúng mục đích, (xây dựng những công trình: Nhà văn hoá, trung tâm văn hoá- thế thao, rạp chiếu phim, thư viện, bảo tàng, triển lãm, di tích lịch sử văn hoá, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, bể bơi ở các cấp tỉnh, huyện, xã, thôn...), cơ bản bước đầu đảm bảo điều kiện cho tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh đó ở một số nơi đất quy hoạch cho hoạt động văn hoá thể thao bị sử dụng sang mục đích khác; ở nhiều cơ sở đặc biệt là trong khu vực nội thị, diện tích đất sử dụng cho xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao còn chật hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động chuyên môn.

Từ nay đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tham gia hoạt động sáng tạo, hưởng thụ văn hoá, thể thao, du lịch của người dân tăng cao, do đó nhu cầu về quỹ đất dành cho hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch càng lớn. Định hướng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao và phát triển du lịch trong thời gian tới là:

- Từng bước bố trí đủ đất để mở rộng, xây dựng các công trình, thiết chế văn hoá, thể thao theo quy chuẩn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các khu, điểm du lịch trọng điểm.

Đến năm 2015, đất cơ sở văn hóa khoảng 250 ha; đất cơ sở thể dục thể thao 500 ha; đất có di tích 130 ha. Đến năm 2020, đất cơ sở văn hóa 300 ha; đất cơ sở thể dục thể thao 600 ha; đất có di tích 150 ha (nguồn: “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Thái Bình”).

Đối với cấp tỉnh, bổ sung quy hoạch đất xây dựng mới các công trình: Trung tâm văn hoá tỉnh 3 ha; Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh 0,5 ha; khu Liên hợp Thể thao tỉnh Thái Bình 25 ha; khu du lịch sinh thái cồn Vành 1.718 ha; khu du lịch sinh thái cồn Đen 1150 ha; khu du lịch Đồng Châu 500 ha; khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Thuỵ Trường 2.000 ha.

Đối với cấp huyện, quy hoạch đất xây dựng Trung tâm Văn hoá- Thể thao cấp huyện 5- 7 ha (theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, ban hành theo Nghị quyết số 39/2010/NQ-HĐND ngày 16/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình).

Đối với cấp xã, quy hoạch xây dựng Trung tâm Văn hoá- Thể thao cấp xã, 2.500m2 trở lên, không tính diện tích sân vận động (theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hoá- Thể thao xã).

Ở cấp thôn: mỗi thôn xây dựng 01 nhà văn hoá, riêng tổ dân phố thuộc các phường có thể ghép 2 đến 3 tổ để xây một nhà văn hoá, với bán kính phục vụ 400- 500 m. Quy hoạch đất xây dựng nhà văn hoá thôn, tổ dân phố 200m2 - 300m2, khu thể thao thôn, tổ dân phố 2.000m2- 3.000m2 (Theo Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới nhà văn hoá và sân thể thao thôn của các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thái Bình và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn).

- Cùng với việc quy hoạch đất, đầu tư xây dựng thiết chế Trung tâm Văn hoá-Thể thao xã, nhà văn hoá, khu thể thao thôn theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cần tập trung quy hoạch đất, xây dựng thiết chế văn hoá - thể thao ở các khu công nghiệp, khu đô thị để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân, đặc biệt là công nhân các khu công nghiệp. Trong quá trình quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cần chú trọng quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp. Đối với các dự án quy hoạch xây dựng khu đô thị mới nhất thiết phải dành quy hoạch đất cho nhà văn hoá và sân thể thao của các tổ dân phố phù hợp với số lượng dân cư. Đối với những thiết chế văn hoá, thể thao ở phường, tổ dân phố do khó khăn về quỹ đất, cần tận dụng diện tích xây dựng. Những tổ dân phố, cụm dân cư không còn quỹ đất quy hoạch xây dựng nhà văn hoá và sân thể thao có thể đề xuất các phương án quy hoạch, điều chỉnh diện tích đất hoặc di chuyển một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn hoặc đổi đất của hộ gia đình trong cụm dân cư để xây dựng nhà văn hoá và sân thể thao.



Phần thứ tư

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt được mục tiêu phát triển đến năm 2020, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

I. Nâng cao nhận thức tư tưởng, xây dựng con người.

1. Con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là sản phẩm văn hóa, vì thế việc xây dựng và phát triển văn hóa phải gắn với phát triển con người, phải chăm lo đến sự nghiệp “trồng người”. Do vậy, phải học tập thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; văn hóa là sự nghiệp của quần chúng, phải đi vào đời sống xã hội, thể hiện cốt cách dân tộc; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; khắc phục tàn dư lạc hậu, lỗi thời, bổ sung các giá trị văn hóa mới.

- Coi nhiệm vụ quán triệt nhận thức về vai trò của việc giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của việc xây dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ hàng đầu. Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo nên bước chuyển biến thực sự trong hành động. Mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, khu dân cư cần xây dựng quy ước, quy chế, đặt ra các chỉ tiêu cụ thể, thiết thực, khả thi thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; cung cấp các kiến thức và kỹ năng ứng xử văn hóa trong gia đình, trong công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nơi công cộng, các hoạt động thể dục, thể thao và du lịch. Huy động các phương tiện thông tin đại chúng, các đội thông tin lưu động, các hình thức tuyên truyền, giáo dục sinh động, đa dạng, thích hợp với từng đối tượng để thực hiện cuộc vận động này có hiệu quả.

2. Xây dựng con người:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung năm 2011), khẳng định: con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Vì vậy, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch chính là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực lớn nhất quyết định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bồi dưỡng lòng yêu nước, năng lực, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, ý thức trách nhiệm xây dựng xã hội; kết hợp hài hòa giữa tính tích cực cá nhân với tính tích cực xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo của người dân. Giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân cách văn hóa cho con người trên cơ sở các quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao; gắn chặt mục tiêu xây dựng con người với hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng của quần chúng.

- Căn cứ vào 5 đức tính của con người Việt Nam được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và những yêu cầu mới đối với việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; các tổ chức, cơ quan, đơn vị, khu dân cư… cần xây dựng thành các tiêu chí cụ thể, sát hợp với từng đối tượng, với từng lĩnh vực và địa bàn hoạt động.

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch.

Xác định công tác văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và phát triển kinh tế du lịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa, thể thao trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước có kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh việc phát triển văn hóa, thể thao trong tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước để làm gương cho xã hội, nhân dân thực hiện nhiệm vụ này.

II. Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước là giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước:

- Trong công tác quản lý phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý; quản lý toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch theo ngành dọc kết hợp với việc phân cấp quản lý để quản lý theo lãnh thổ; tôn trọng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu quan trọng của quản lý văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch là tạo điều kiện để bảo tồn, phát huy và phát triển nguồn lực của văn hóa, thể thao và du lịch; quản lý nhà nước phải thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư; kết hợp giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản.

- Triển khai thực hiện các biện pháp đồng bộ, chủ động đấu tranh phòng chống văn hóa độc hại, chống “diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực văn hóa. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc quản lý thị trường văn hóa, thị trường thể thao và du lịch. Chủ động đấu tranh với những biểu hiện lai căng, phi văn hóa, góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong tổ chức hoạt động và kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

2. Đổi mới tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đại chúng, sự phát triển của các hình thức thể hiện mới về văn hóa, nghệ thuật, sự phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và sự mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực này đặt ra sự cần thiết phải đổi mới về tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý.

- Trước hết là đổi mới, nâng cao năng lực hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao mang tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý và nghiệp vụ văn hóa, thể thao. Phân cấp rõ ràng và triệt để trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp trong mọi hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, thể thao; thực hiện cơ chế phản biện xã hội đối với một số hoạt động ở lĩnh vực văn hóa.

- Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công nhằm đề cao trách nhiệm, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả của cung ứng dịch vụ công về văn hóa, thể thao. Rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành theo hướng hoạt động của đơn vị sự nghiệp công phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại dịch vụ công, mỗi loại đối tượng hưởng thụ, phù hợp với Kết luận Trung ương 6 (khoá X) về đổi mới, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công và điều kiện cụ thể của tỉnh. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

- Chính sách đối với đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao trong hoạt động kinh tế: các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch chuyển sang cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật. Ngoài nhiệm vụ Nhà nước giao, đơn vị được quyền tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp với khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật.

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư và môi trường kinh doanh để phát triển du lịch của tỉnh. Thực hiện chế độ đặt hàng có định hướng cho khâu sáng tác kịch bản, văn học, nghệ thuật, xuất bản và đào tạo vận động viên thành tích cao cho tỉnh. Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp của ngành văn hóa, thể thao và du lịch theo hướng cổ phần hóa với những bước đi thích hợp.

- Chính sách gắn phát triển kinh tế-xã hội với phát triển văn hóa, thể thao: các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế trong kế hoạch 5 năm, hằng năm phải gắn với mục tiêu, giải pháp về văn hóa, thể thao; thực hiện nếp sống văn minh trong thương nghiệp, kinh doanh du lịch. Trong quá trình quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đô thị mới phải ưu tiên dành quỹ đất phù hợp và thuận lợi cho xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, rạp chiếu bóng, thư viện hoặc phòng đọc sách, các công trình mỹ thuật, điêu khắc.

- Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến các sản phẩm văn hóa; xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch. Công tác xã hội hóa văn hóa, thể dục, thể thao cần có bước đi thích hợp cho từng loại hình; phân loại rõ chức năng các loại dịch vụ văn hóa, thể thao, trong đó có các loại dịch vụ công, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, địa phương và các loại dịch vụ khác để có hướng đầu tư và chuyển đổi phù hợp. Trên cơ sở đó, xác định cụ thể lĩnh vực cần duy trì hình thức công lập, lĩnh vực cần đẩy mạnh chuyển đổi sang hình thức ngoài công lập; xác định phạm vi, mức độ Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ đối với từng lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực: thành lập đoàn nghệ thuật tư nhân, bảo tàng, thư viện, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, đại lý băng, đĩa hình, sách báo, triển lãm mỹ thuật, dạy múa, nhạc, thành lập các liên đoàn, hội, câu lạc bộ thể dục, thể thao. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích sáng tạo để tạo điều kiện cho trí thức, văn nghệ sĩ, vận động viên tài năng phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Hàng năm tỉnh dành một khoản kinh phí thường xuyên cho việc tài trợ, đặt hàng các hoạt động sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, hỗ trợ đào tạo vận động viên thành tích cao, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch.

Tổ chức phát động các cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật để có được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật phục vụ nhu cầu xã hội; đẩy mạnh việc đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao để có nguồn nhân lực dồi dào tham gia các giải thi đấu trong nước và quốc tế, mang về nhiều giải thưởng cao nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc và vị thế của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, chế độ nhuận bút, chế độ bản quyền gắn với doanh thu của tác phẩm; tiếp tục thực hiện các hình thức khen thưởng, khuyến khích nhân tài trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; duy trì “Giải thưởng Lê Quý Đôn” về văn học, nghệ thuật để định kỳ tổ chức trao giải thưởng cho các tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh.

III. Tăng cường nguồn lực và cơ sở vật chất-kỹ thuật cho phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

1. Tăng cường nguồn nhân lực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch:

- Thực hiện việc lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất để đảm đương công việc theo tiêu chuẩn đã được ban hành; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chuyên gia trong Ngành vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thông về nghề nghiệp, có chất lượng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, ưu đãi văn nghệ sĩ, vận động viên có quá trình cống hiến, có nhiều tác phẩm tốt, thành tích cao ảnh hưởng tích cực trong xã hội.

- Chú trọng đào tạo kiến thức về quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và hoạt động xúc tiến du lịch cho cán bộ cơ sở; từng bước khắc phục tình trạng biến động, thiếu cán bộ hoạt động văn hóa, thể thao được đào tạo cơ bản ở các huyện, thành phố và các đơn vị sự nghiệp trong toàn ngành.

Từ nay đến năm 2020 tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch từ tỉnh đến cơ sở; phấn đấu cán bộ làm công tác văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch ở cấp tỉnh và huyện 88% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 6,0% trình độ trên đại học; 78% cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở có trình độ đại học và cao đẳng và được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao (Phụ lục 14). Thực hiện gửi đào tạo ở nước ngoài đối với các cán bộ giỏi trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, các tài năng trẻ về nghệ thuật, các vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và kinh doanh du lịch. Đào tạo trình độ trên đại học cho các cán bộ có khả năng nghiên cứu lý luận trên các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, bảo tồn di sản văn hóa, thư viện, điện ảnh, nghiên cứu phê bình văn học-nghệ thuật…

- Quy hoạch đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch của tỉnh đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường cao đẳng văn hóa- nghệ thuật, Trường năng khiếu thể dục, thể thao. Mở rộng việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, nghệ thuật chèo truyền thống trong Trường cao đẳng văn hóa-nghệ thuật tỉnh. Chú trọng đào tạo sư phạm nhạc, họa để đảm bảo nguồn giáo viên cho các trường phổ thông trong tỉnh, góp phần vào việc nâng cao trình độ thẩm mỹ cho học sinh phổ thông.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để xã hội hóa hoạt động đào tạo trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo đi đôi với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

2. Cân đối nguồn vốn hợp lý đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

- Tăng cường đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; đảm bảo mức chi ngân sách hàng năm cần đạt tối thiểu 2,5% tổng chi thường xuyên của tỉnh (Phụ lục 15); ngoài ra, đối với những năm có nhiều ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh; chế độ tập huấn và thi đấu đối với vận động viên, huấn luyện viên thành tích cao sẽ được cân đối thêm nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ mà tỉnh giao cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

- Ưu tiên đầu tư vào một số lĩnh vực then chốt, có vai trò quan trọng thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao công cộng: nâng cấp Nhà bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Rạp chiếu bóng Thống Nhất, Nhà hát Chèo, Trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao; xây mới Khu liên hiệp thể thao, Trung tâm văn hóa tỉnh và một số công trình mỹ thuật, vui chơi giải trí có chất lượng cao, tầm cỡ lớn, hiện đại ở thành phố Thái Bình và các trung tâm các huyện lỵ. Chú trọng đầu tư cho bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nước; đầu tư xây dựng, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa trọng điểm của tỉnh để bảo tồn, khai thác phục vụ phát triển du lịch đối với các di tích: đền thờ và lăng mộ các vua Trần ở Hưng Hà, đình-đền-bến tượng A Sào, chùa Keo, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, nhà thờ bác học Lê Quý Đôn và một số di tích lịch sử cách mạng khác của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch cho khu du lịch sinh thái biển Đồng Châu-Cồn Vành, Cồn Đen và các làng nghề truyền thống.

- Huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch bằng việc tranh thủ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhân dân. Nguồn vốn này hết sức quan trọng, tỉnh có chính sách động viên, ghi công đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực cho việc xây dựng, bảo tồn các công trình văn hóa, thể thao và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý và hướng dẫn của Nhà nước đối với một số loại dịch vụ trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.

- Trong các cơ quan, công sở, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, khu công nghiệp, doanh nghiệp…đều phải quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa: thư viện, phòng đọc sách, nhà văn hóa, câu lạc bộ thể thao để phục vụ đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân, viên chức. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào công tác bảo quản tài liệu, hiện vật bảo tàng, bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa, lưu giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, xuất bản, thư viện, đào tạo nguồn nhân lực thể thao thành tích cao.

3. Phối hợp tạo sức mạnh tổng hợp của ngành văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội.

Văn hóa, thể thao và du lịch có mối liên hệ chặt chẽ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Văn hóa là nền tảng và là điều kiện quan trọng để phát triển thể thao và du lịch; ngược lại, thể thao và du lịch phát triển tạo điều kiện cho văn hóa phát huy, giữ vai trò làm động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Việc nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và nhân cách văn hóa trong các hoạt động thể thao và du lịch, phát triển du lịch văn hóa, sưu tầm khai thác trò chơi dân gian, truyền thống và đưa các môn thể thao dân tộc vào các hội thao, hệ thống giải hàng năm làm phong phú thêm đời sống văn hóa, là cơ hội để giới thiệu, tôn vinh văn hóa tỉnh nhà. Việc quy hoạch tạo lập không gian văn hóa thư giãn và thoải mái cho mọi người, phát triển thể thao giải trí sẽ mở ra những cơ hội và khả năng mới cho phát triển văn hóa du lịch. Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, bản sắc văn hóa Thái Bình.



IV. Phát huy sức mạnh tổng hợp, tính năng động, sáng tạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể, hệ thống thông tin, báo chí và của toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, du lịch.

1. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của việc thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đẩy mạnh việc phối kết hợp giữa các ngành thành viên trong ban chỉ đạo ở các cấp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa; từng bước khắc phục bệnh thành tích trong quá trình bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa.

2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội văn học nghệ thuật trong công tác chỉ đạo và phối hợp hoạt động thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

3. Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các sở, ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện Quy hoạch:

- Phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo triển khai Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và tuyên truyền giới thiệu các di tích lịch sử-văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể; lựa chọn, hướng dẫn một số trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian tiêu biểu trong nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể và từng lứa tuổi; tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham quan bảo tàng, thi ca hát, thi kể chuyện và giới thiệu sách, báo, thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa ở địa phương. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học, tổ chức thi đấu thể dục, thể thao và Hội khỏe Phù Đổng; thực hiện “Đề án nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”.

- Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng phát triển văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, đẩy mạnh phong trào xây dựng đơn vị văn hóa trong lực lượng vũ trang; đồng thời phối hợp đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh ven biển và trật tự an toàn xã hội.

- Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện phong trào xây dựng đơn vị văn hóa trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp; phong trào xây dựng gia đình văn hóa và thực hiện nếp sống văn hóa trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Phối hợp với Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong thanh niên, thiếu nhi.

- Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh để giới thiệu rộng rãi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, các hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao của cộng đồng; tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch và xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

4. Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, nhất là các hội văn học nghệ thuật, hiệp hội, liên đoàn thể thao trong việc vận động, tổ chức quần chúng thực hiện các nhiệm vụ về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch; giáo dục và định hướng hoạt động và hưởng thụ văn hóa, thể thao lành mạnh cho lớp trẻ.

5. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục nếp sống và ứng xử văn hóa trong công sở, trường học, bệnh viện; văn hóa doanh nghiệp và kinh doanh; văn hóa giao thông; trong tổ chức và hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch; trong sinh hoạt cộng đồng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch phải gắn với việc quản lý xã hội bằng pháp luật và các phong trào hành động của quần chúng. Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản, năng lực làm chủ của nhân dân trong việc tổ chức thực hiện và sáng tạo văn hóa, hoạt động thể thao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp, các câu lạc bộ trên các lĩnh vực hoạt động về văn hóa, thể thao và du lịch.



tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương