Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 81.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích81.02 Kb.
#908

BỘ TƯ PHÁP


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đline 14ộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1492/TCBC-BTP
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016



THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

ban hành trong tháng 4 năm 2016

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 4 năm 2016 như sau:



I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 4 năm 2016, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 12 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 09 Nghị định của Chính phủ và 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:



Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

2. Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

3. Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

4. Nghị định số 25/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

5. Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập.

6. Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

7. Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

8. Nghị định số 29/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 quy định Cờ truyền thống; Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân.

9. Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.



Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 14/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2018.

3. Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.



II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

a) Hiệu lực thi hành: 27/5/2016.

Nghị định này thay thế Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những nội dung không còn phù hợp của Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; đảm bảo phù hợp với thực tiễn và các luật mới được ban hành; đáp ứng yêu cầu về quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 33 điều, quy định về các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ) và cơ sở hỏa táng.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Nghị định quy định cụ thể về các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; quy định diện tích đất tối đa cho phần mộ cá nhân; quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; quy hoạch, xây dựng, cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; quản lý, sử dụng nghĩa trang; quản lý, sử dụng cơ sở hỏa táng; quản lý chi phí về nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; trách nhiệm quản lý nhà nước về nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

2. Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.

a) Hiệu lực thi hành: 01/01/2017.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện Điều 62 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ cho hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, khắc phục những hạn chế của các quy định hiện hành.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 19 điều, quy định các nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước; các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước trong hệ thống Kho bạc Nhà nước; nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; (2) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước; (4) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân có liên quan đến công tác quản lý ngân quỹ nhà nước.

Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước; phương án điều hành ngân quỹ nhà nước; dự báo luồng tiền; sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước; tài Khoản thanh toán tập trung; mở tài Khoản, trả lãi và thu phí; thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước; nhiệm vụ và quyền hạn trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước; hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

3. Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

a) Hiệu lực thi hành: 26/5/2016.

Nghị định này thay thế Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng; đảm bảo phù hợp với một số luật mới được ban hành (là căn cứ để ban hành Nghị định) như Luật Xây dựng năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Đầu tư năm 2014...

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 45 điều, quy định các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường (riêng đối với vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản, Nghị định này chỉ điều chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh).

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Nghị định quy định cụ thể về quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và tổ chức thực hiện.

4. Nghị định số 25/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

a) Hiệu lực thi hành: 21/5/2016.

Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ban hành theo Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho Tập đoàn VNPT hoạt động; cụ thể hóa và nâng cao quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tăng cường quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn VNPT; nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Bộ, ngành, của Tập đoàn trong việc quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính, phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức liên quan.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, ban hành kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và 05 phụ lục (ban hành kèm theo Điều lệ).

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam gồm 12 chương, 89 điều quy định quyền và nghĩa vụ của VNPT; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT và phân công thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước; tổ chức quản lý VNPT; mối quan hệ của VNPT với các đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết; cơ chế hoạt động tài chính của VNPT; cơ chế đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn; quản lý lao động, tiền lương và thu nhập đối với người lao động của VNPT; tổ chức lại, đa dạng hóa sở hữu, giải thể, phá sản VNPT; sổ sách và hồ sơ của VNPT; giải quyết tranh chấp nội bộ và sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT; điều khoản thi hành.

5. Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập.

a) Hiệu lực thi hành: 01/6/2016.

Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những quy định không còn phù hợp của Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy; bảo đảm tính liên tục, thống nhất của chính sách và tính hợp pháp, đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; khôi phục chế độ chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động đang làm việc trong các cơ sở trợ giúp xã hội công lập đã được hưởng (theo Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước) trước đây nhưng bị gián đoạn sau khi Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập ban hành; góp phần thu hút nguồn nhân lực làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội và thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 10 điều, quy định các chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật (Nghị định này không áp dụng đối với các cơ sở thuộc lực lượng vũ trang).

Nghị định này áp dụng đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng, điều động, biệt phái đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng và cách tính các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề; thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề; trợ cấp đặc thù; mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy; mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.

6. Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

a) Hiệu lực thi hành: 01/6/2016.

Nghị định số 122/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 17/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 07 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ; Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cho phù hợp với thực tiễn; đảm bảo cân đối về chế độ, chính sách giữa các đối tượng phục vụ trong Quân đội nhân dân và cụ thể hóa các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 điều, quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ; (2) Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; (3) Các cơ quan, đơn vị trong Quân đội và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại Nghị định này.

Nghị định quy định cụ thể về chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; chế độ phụ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và chế độ phụ cấp khuyến khích đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ; một số chế độ, chính sách khác đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ; nguồn kinh phí thực hiện; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.

7. Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

a) Hiệu lực thi hành: 05/6/2016.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, cụ thể: Sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1; bãi bỏ Khoản 2, Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP và bãi bỏ Khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP.



8. Nghị định số 29/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 quy định Cờ truyền thống; Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân.

a) Hiệu lực thi hành: 06/6/2016.

b) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 2, Điều 4, khoản 1 Điều 6, khoản 3 Điều 7; thay cụm từ “màu trắng bạc” thành cụm từ “màu vàng” tại Điểm b Khoản 1 Điều 3, Điểm c Khoản 1 Điều 3, Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 5, cụm từ “5 mm” thành cụm từ “6 mm” tại Điểm a Khoản 1 Điều 3, Điểm b Khoản 2 Điều 3, Khoản 2 Điều 5 và Khoản 4 Điều 5, cụm từ “20 mm” thành cụm từ “21,5 mm” tại Điểm c Khoản 1 Điều 3.



9. Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

a) Hiệu lực thi hành: 16/6/2016.

Điều 9 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 113/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để phù hợp với thực tiễn về hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 17 điều, quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.

Nghị định này áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc đầu tư; các hình thức đầu tư; xây dựng phương án đầu tư; mua trái phiếu Chính phủ; cho ngân sách nhà nước vay; gửi tiền tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi được phát hành bởi các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành; đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư; xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư; điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành.

10. Quyết định số 14/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

a) Hiệu lực thi hành: 01/4/2016.

b) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, bãi bỏ Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam kể từ ngày 03 tháng 9 năm 2015.

11. Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2018.

a) Hiệu lực thi hành: 25/5/2016.

Quyết định này được áp dụng cho các năm ngân sách từ năm 2016 đến năm 2018.



b) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định về mức trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội giai đoạn 2016 - 2018.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; (2) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an; (3) Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

Quyết định quy định cụ thể về mức trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức thực hiện.

12. Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.

a) Hiệu lực thi hành: 01/7/2016.

Quyết định số 13/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm kịp thời hướng dẫn thi hành Luật Thú y có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, cũng như thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 07 điều, quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp, bao gồm: (1) Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật ở Trung ương; (2) Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật ở địa phương.

Quyết định quy định cụ thể về thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; chế độ làm việc; hiệu lực và trách nhiệm thi hành./.



Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ;

- TT, CVP Trần Tiến Dũng (để báo cáo);

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Báo Điện tử Chính phủ;

- Cục CNTT Bộ Tư pháp;

- Báo Pháp luật Việt Nam;

- Vụ PBGDPL;

- Lưu: VT, VP.




TL. BỘ TRƯỞNG

KT. CHÁNH VĂN PHÒNG

PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
(Đã ký)

Phan Anh Tuấn




tải về 81.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương