Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ



tải về 1.1 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.1 Mb.
#18269
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

II. Tổ chức thực hiện


1. Tỉnh cần tổ chức một Ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012–2020, tầm nhìn 2030, do một đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh làm trưởng Ban và Sở KH&CN là cơ quan thường trực. Ban có trách nhiệm đôn đốc thường xuyên, hàng năm các Sở ban ngành thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch được giao. Đồng thời Ban cũng có trách nhiệm tổng hợp các kết quả thực hiện quy hoạch hằng năm của các cơ quan để báo cáo UBND tỉnh và đề xuất các bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kịp thời (trong phạm vi cho phép) cũng như đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch của năm tiếp theo cho phù hợp với thức tế diễn ra trên địa bàn tỉnh, bối cảnh trong và ngoài nước.

2. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh cần tranh thủ sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, Ngành Trung ương về chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, đầu tư, tài chính, kế hoạch,…; tổ chức xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm, các chương trình, đề án khoa học và công nghệ trọng điểm theo thứ tự ưu tiên và có kế hoạch triển khai từng năm phù hợp với khả năng đầu tư và cân đối ngân sách của Tỉnh.

3. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm đề xuất việc phân bổ ngân sách đầu tư phát triển và sự nghiệp khoa học và công nghệ làm căn cứ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế–xã hội của tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

4. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình, đề án trong Quy hoạch này, rà soát, xác định cụ thể nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực sản xuất để hình thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các chương trình khoa học và công nghệ tương ứng theo lộ trình phù hợp; chuẩn bị các đề án xây dựng tiềm lực, cơ chế quản lý KH&CN đặc thù trình UBND Tỉnh phê duyệt;

5. Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phù hợp với các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm, các chương trình, đề án khoa học và công nghệ trọng điểm; xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo.

6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành liên quan, xây dựng chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học và công nghệ, xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ.

7. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho khoa học và công nghệ đến năm 2020; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực KH&CN để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN.

8. Sở Lao động–Thương binh Xã hội phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển KH&CN phù hợp với Dự án xây dựng chiến lược phát triển KH&CN tỉnh đến năm 2020.

9. Các sở, ngành theo chức năng và nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm, các chương trình, đề án KH&CN trọng điểm từ 2012–2020 theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KH&CN của sở, ngành.

10. Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm phát triển KH&CN trên địa bàn huyện; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch KH&CN hàng năm phù hợp với đề án Phát triển khoa học và công nghệ và kế hoạch phát triển KT–XH của địa phương trong cùng thời kỳ.


KẾT LUẬN 


1. Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012–2020, tầm nhìn đến 2030 được thực hiện theo quan điểm và cách tiếp cận Hệ thống đổi mới. Theo đó, phát triển đội ngũ doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là trọng tâm. Cùng với yếu tố doanh nghiệp, các yếu tố Nhà nước (tỉnh) và tổ chức KH&CN đã được làm rõ trong mô hình phát triển KH&CN tiên tiến nhằm khai thác tối đa tiềm năng đa dạng và các thế mạnh nổi trội của Quảng Ninh. Quy hoạch này cũng được xây dựng trên cơ sở lựa chọn phương án phát triển mang tính đột phá của tỉnh, trong đó có tính đến kinh nghiệm quốc tế và thể hiện ý chí của Lãnh đạo tỉnh.

2. Nội dung của Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012–2020, tầm nhìn đến 2030 được xây dựng trên cơ sở đánh giá, phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước, Vùng Đồng bằng sông Hồng; thực trạng, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức trong phát triển KT–XH của Quảng Ninh. Qua đó Đề án góp phần làm rõ những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế trong thời gian tới (công nghiệp sạch, công nghệ cao; du lịch, công nghiệp giải trí; dịch vụ hiện đại, thương mại quốc tế, biên mậu; nông nghiệp sinh tái, kinh tế biển) và góp phần xác định các trọng tâm cần phát triển của các vùng theo thế mạnh của từng vùng lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh (tâm và tuyến phát triển kinh tế; khu hành chính – kinh tế đặc biệt).

3. Đề án đã lựa chọn đề xuất mô hình KH&CN tiên tiến áp dụng cho phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh. Trong mô hình này, những yêu cầu và sự phát triển đặt ra đối với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Tỉnh), doanh nghiệp và tổ chức KH&CN đã được làm rõ và cụ thể hoá. Theo đó, giai đoạn 2012–2015 tập trung cho hỗ trợ khu vực doanh nghiệp hiện đại hóa công nghệ trong các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có lợi thế nhằm tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang thương hiệu Quảng Ninh, tạo giá trị gia tăng lớn đóng góp cho mục tiêu tăng GDP/đầu người; giai đoạn 2016–2020 và 2021–2030 tập trung nâng cao năng lực sáng tạo công nghệ, tạo các cụm liên kết phát triển theo không gian để bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các thành tố của hệ thống kinh tế – xã hội, KH&CN trên địa bàn Tỉnh. Việc bố trí không gian các tổ chức KH&CN đã được thực hiện theo các khu vực KT–XH của vùng lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh.

4. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy Quảng Ninh hoàn toàn có điều kiện, khả năng và cơ hội để thực hiện mô hình KH&CN tiên tiến. Nhiều tiềm năng, lợi thế của Tỉnh nhất là về vị trí địa kinh tế và địa chính trị, du lịch sinh thái, dịch vụ cảng biển, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, dược liệu, lâm nghiệp cần được khai thác có hiệu quả hơn. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương trong nước vừa qua chứng minh rằng nếu huy động được nguồn đầu tư nước ngoài và trong nước, đặc biệt là của khu vực doanh nghiệp để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hướng vào xuất khẩu, thực hiện những dự án đổi mới công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả, tạo thêm nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại để có thể tăng GDP bình quân đầu người gấp 3–4 lần sau một thập kỷ.

5. Thực hiện mô hình KH&CN tiên tiến và mô hình đột phá về phát triển KT–XH, tỉnh Quảng Ninh cần sớm xây dựng cơ chế đặc thù trong huy động, phân bổ và sử dụng đầu tư tài chính để nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng KH&CN đồng bộ và đồng thời thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo cán bộ KH&CN làm việc tại các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; cải cách các thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KH&CN; tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và các Bộ, ngành; sự hợp tác, liên kết phát triển của các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế.

6. Ý chí quyết tâm chính trị của Lãnh đạo Tỉnh là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho Quảng Ninh có bước phát triển đột phá (đổi mới quản lý, đổi mới tư duy). Doanh nghiệp là “đội quân chủ lực” giữ vai trò trung tâm gắn kết phát triển KH&CN gắn với phát triển kinh tế–xã hội trên địa bàn Tỉnh. Cơ chế bảo đảm sự đồng tâm, hiệp lực và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà KH&CN và các nhà doanh nghiệp là “chìa khóa” để huy động các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án KH&CN nhằm nâng cao giá trị đóng góp vượt bậc của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh./.



Каталог: vi-VN -> huyenthi -> HuyenCoTo -> Lists -> Danh%20sch%20cc%20bi%20vit%20thng%20tin%20kinh%20t%20%20x%20hi -> Attachments
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd (Dự thảo)
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ Số: /bc-ubnd “Dự thảo”
Attachments -> Ủy ban nhân dân huyện cô TÔ
Attachments -> VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương