Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh số: 2770/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất



tải về 0.81 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.81 Mb.
#11890
1   2   3   4   5   6   7   8

2. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành thủy sản theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản ở tất cả các loại hình mặt nước, hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Lĩnh vực khai thác hải sản: Xây dựng các mô hình sản xuất trên biển theo mô hình nhóm hộ gia đình hoặc tập đoàn đánh cá cùng nghề, cùng địa phương. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, nghề nuôi trồng thủy sản hoặc dịch vụ, du lịch…Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, đồng thời duy trì, củng cố và phát triển số tàu lớn khai thác xa bờ.

- Lĩnh vực chế biến thương mại: Triển khai các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật tăng cường bảo quản nguyên liệu, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức các hình thức khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật bảo quản nguyên liệu, vận chuyển, sơ chế.

- Lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá: Hình thành các trung tâm nghề cá lớn gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng thủy sản nguyên liệu lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Quảng Ninh.



3. Giải pháp bảo vệ môi trường.

Giải pháp tổng quát để quản lý và bảo vệ môi trường là lồng ghép hữu cơ và toàn diện các giải pháp bảo vệ môi trường vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.

- Đối với nuôi trồng thủy sản: Xác định vị trí nuôi thích hợp, hạn chế tác động đến nguồn nước tại chỗ.

- Đối với khai thác hải sản: Quán triệt việc không sử dụng các công cụ đánh bắt độc hại trong khai thác hải sản. Có biện pháp xử lý nghiêm, đúng pháp luật với các đối tượng cố tình vi phạm và các đối tượng làm ô nhiễm môi trường thông qua việc làm rò rỉ nhiên liệu.

- Đối với chế biến thương mại thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá: Từng bước khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, các cơ sở sửa chữa tàu thuyền xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải trước khi xả ra môi trường; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật tăng cường bảo quản nguyên liệu, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Giải pháp phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nghề cá trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học, đặc biệt cán bộ khoa học đầu ngành, đảm bảo có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có đủ khả năng tiếp thu và trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thuộc nghề thủy sản.

- Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành thủy sản.

- Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và khu vực. Các địa phương, các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm đối tác để thu hút vốn đầu tư, công nghệ của nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển. Tích cực tìm kiếm và hợp tác với nước ngoài để xuất khẩu lao động nghề cá và hợp tác nghề cá trên tất cả các lĩnh vực.

5. Giải pháp phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

Có chính sách khuyến khích ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành có trình độ cao, đồng thời hàng năm bố trí đủ nguồn kinh phí cho công tác khuyến ngư để tập huấn kỹ thuật cho ngư dân.

- Đối với nuôi trồng thủy sản: Tiến hành kết hợp với các trường trong ngành thủy sản, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ và các hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản đặc biệt là kỹ thuật nuôi trồng và phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường vùng nuôi.

- Đối với khai thác thủy sản: Đào tạo nguồn nhân lực, mở các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật khai thác, bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ thuyền viên và công nhân kỹ thuật cho ngư dân trên tàu cá có đủ điều kiện quản lý, điều khiển phương tiện an toàn và kỹ thuật khai thác trong quá trình sản xuất trên biển.

- Đối với chế biến và thương mại thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá: Tổ chức nhiều hình thức đào tạo nghề như đào tạo tập trung, tập huấn ngắn hạn, đào tạo tại chỗ cho những người trực tiếp sản xuất phù hợp với từng ngành nghề và từng cơ sở sản suất.

6. Giải pháp khuyến nông, khuyến ngư.

- Củng cố lại bộ máy khuyến ngư từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, hợp tác xã nuôi trồng và khai thác thủy sản để tạo ra hệ thống khuyến ngư đồng bộ toàn tỉnh. Bên cạnh đó, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến ngư để nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ khuyến ngư, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn.

- Nội dung của các hoạt động khuyến ngư gồm: Thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng tập huấn và đào tạo, xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ, tư vấn và dịch vụ, hợp tác quốc tế về khuyến ngư.

7. Giải pháp về giống.

- Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các Trung tâm giống thủy sản, đồng thời mở rộng cơ sở sản xuất để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về con giống cho nuôi trồng.

- Nhanh chóng chuyển giao công nghệ sản xuất giống đã nghiên cứu thành công trong nước như: kỹ thuật ương giống cá biển, sản xuất giống rô phi đơn tính đực, sản xuất giống nhuyễn thể, giáp xác...để nhân rộng ra sản xuất giống đại trà.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ nghiên cứu và sản xuất.

- Tăng cường công tác quản lý giống thủy sản.

8. Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Khuyến khích đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như nghiên cứu, lai tạo, sản xuất các loại giống thủy sản mới có giá trị kinh tế để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc thả vào các vùng nước tự nhiên để tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Giảm dần và chuyển đổi các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ.

- Tăng cường phân cấp quản lý, huy động sự tham gia của nhân dân và cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống thủy sản nhân tạo đáp ứng yêu cầu tái tạo, phục hồi mật độ quần thể của các giống loài thủy sản đã hoặc đang bị tập trung khai thác, các loài thủy sản quý hiếm...

- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong việc thả chà, rạn nhân tạo; phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển...; tăng cường trồng rừng ngập mặn ở những vị trí có điều kiện.

9. Giải pháp về chính sách.

- Nghiên cứu báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các hộ chuyển đổi nghề từ nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, chính sách giao mặt đất, mặt nước cho các hộ chuyển đổi, chính sách đầu tư chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp (nguồn vốn, thời hạn vay, hình thức vay và lãi suất), chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nghề khai thác thủy sản.

- Xây dựng cơ chế phối hợp và thực hiện các hình thức quản lý hữu hiệu có sự tham gia của cộng đồng trong nghề cá.

- Xây dựng chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản; Khuyến khích tạo điều kiện cho những hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa ngày càng phát triển.

- Điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch phát triển ngành thủy sản đồng bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, các nguồn lực và hài hoà với lợi ích của các hoạt động kinh tế khác trên cùng một không gian địa lý.

10. Xây dựng các phương án đầu tư phát triển.

Chi tiết dự kiến các dự án và vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến 2010, quy hoạch đến 2015 và định hướng đến 2020 (Biểu 19).



Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố rộng rãi triển khai quy hoạch theo quy định; xây dựng kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện cụ thể; Đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển ngành trong từng giai đoạn, thường xuyên theo dõi, cập nhật và kịp thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển chung của tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào quy hoạch điều chỉnh này, kiểm tra, rà soát để có điều chỉnh quy hoạch thủy sản cấp huyện cho phù hợp và tổ chức triển khai thực hiện đúng quy hoạch ngành thủy sản trên địa bàn quản lý.

3. Các ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với ngành Nông nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có các biện pháp triển khai thực hiện thống nhất, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế ngành thủy sản của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được xác định trong quy hoạch.



Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các Ban, Ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.




TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đỗ Thông


PHỤ LỤC:
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
TỔNG THỂ NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2010, XÂY DỰNG QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020


(Kèm theo Quyết định số: 2770/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2010

của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu 01: Mục tiêu phát triển ngành thủy sản đến năm 2010, quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020


TT

Chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính

Đ.chỉnh

2010

Q.hoạch 2015

Đ.hướng

2020

I

Tổng sản lượng T. sản

Tấn

72.000

86.000

103.000

- Khai thác

Tấn

43.000

46.000

50.000

- Nuôi trồng

Tấn

29.000

40.000

53.000

II

Giá trị ngoại tệ CBXK

Triệu USD

23,00

30,00

40,00

III

Thu hút lao động

Người

53.500

57.050

61.810



Biểu 02: Chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2010, quy hoạch đến 2015 định hướng 2020


TT

Đối tượng nuôi

ĐVT

Đ.chỉnh 2010

Q.hoạch 2015

Đ.hướng 2020

1

Nước ngọt

ha

3.180

3.362

3.704

2

Nước mặn lợ

ha

16.847

17.690

18.360

Tôm

ha

10.600

9.150

8.879



ha

300

760

911

Nhuyễn thể

ha

2.810

4.565

5.182

HS khác

ha

3.137

3.215

3.388

3

Cá lồng bè

ha

773

848

936

4

Tổng

ha

20.800

21.900

23.000


Biểu 03: Điều chỉnh quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010, quy hoạch đến năm 2015, định hướng 2020.

Đơn vị tính: ha.

TT

Địa phương

Điều chỉnh QH 2010

Quy hoạch 2015

Định hướng 2020

Nước ngọt

Nước mặn, Lợ

Lồ

ng bè

Nướcngọt

Nướcmặn, Lợ

Lồ

ng bè

Nước ngọt

Nướcmặn, Lợ

Lồng bè

1

Hạ Long

30

865

154

30

570

155

30

565

160

2

Móng Cái

100

1.685

2

130

2.105

2

150

2.180

3

3

Cẩm Phả

50

740

25

61

550

30

70

590

35

4

Uông Bí

400

1.100




307

820




250

910




5

Bình Liêu

15







15







20







6

Tiên Yên

80

1.147

13

105

1.085

17

100

940

17

7

Đầm Hà

70

370

48

120

2.010

54

200

2.665

64

8

Hải Hà

180

1.550

27

213

1.690

35

300

1.850

50

9

Ba Chẽ

10

30




12

50




15

70




10

Vân Đồn

80

2.370

500

100

2.500

550

100

2.650

600

11

Hoành Bồ

50

485




65

870




65

910




12

Đông Triều

1.300







1.300







1.400







13

Yên Hưng

810

6.390




900

5.180




1.000

4.750




14

Cô Tô

5

115

4

4

260

5

4

280

7

Tổng

3.180

16.847

773

3.362

17.690

848

3.704

18.360

936


tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương