Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o


Các rủi ro, sự cố đã xảy ra và biện pháp khắc phục



tải về 2.1 Mb.
trang12/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   32

1.20Các rủi ro, sự cố đã xảy ra và biện pháp khắc phục


i) Các sự cố xảy ra trong lịch sử

Ngập lụt vùng hạ du, Năm 2000, do ảnh hưởng của xả lũ, trên địa bàn phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, có khoảng 3 ha trồng lúa và 2 ha nuôi tôm bị mất trắng:

Từ ngày 29/8 đến ngày 02/9/2011 trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc xảy ra mưa lớn, kết hợp xã lũ hồ Sông Quao đã gây ngập úng cục bộ làm thiệt hại khoảng 1.360ha cây trồng của nhân dân (cây lúa 593ha, cây thanh long và cây lâu năm 221ha và rau màu các loại 546ha); hư hỏng khoảng 6.000m đường giao thông nông thôn và sạt lở khoảng 214 m3 kênh mương. Nguyên nhân do lượng mưa lớn nước đổ về hồ sông Quao, với lưu lượng 30m3/giây. Để đảm bảo an toàn cho hồ, Ban quản lý hồ đã tiến hành xả lũ với lưu lượng 30-50m3/giây.

Năm 2013, do xả lũ của hồ Sông Quao làm cho 80 ha (lúa + thanh long + hoa màu) tại TT Ma Lâm – huyện Hàm Thuận Bắc bị mất trắng.

Tháng 10/2014: tại tỉnh Bình Thuận, mưa liên tục trong nhiều ngày và hồ Sông Quao xả lũ đã làm cho hàng trăm ha thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc bị ngập úng, gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân. Theo ước tính, toàn huyện Hàm Thuận Bắc có hơn 400ha lúa và thanh long bị ngập úng cục bộ. Nguyên nhân gây ngập úng được xác định là do mưa lớn kéo dài và do xả lũ của hồ Sông Quao. Các tuyến kênh Mương Cái, Chà Giang và Cầu số 6 bị bồi lấp; cầu Bến Lội và cầu Phú Long (nằm trong dự án mở rộng quốc lộ 1A) đang thi công dang dở cũng làm cho dòng chảy bị ách tắc. Nước từ thượng nguồn đổ về không thoát kịp đã gây ra tình trạng ngập úng cục bộ.



Hạn hán, Tính đến ngày 21/7/2008, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc đã trải qua 41 ngày nắng hạn gay gắt. Đây là đợt hạn hán dài nhất trong vòng 27 năm qua ở tỉnh Bình Thuận. Nguồn nước chủ yếu để cung cấp nước tưới cho hơn 8.000ha sản xuất vụ hè - thu của huyện Hàm Thuận Bắc và nước sinh hoạt cho người dân TP. Phan Thiết là hồ sông Quao đã thiếu khoảng 67 triệu m3;

Diện tích lúa cháy do khô hạn tập trung chủ yếu ở một số xã trọng điểm như Hàm Chính (700ha), Hàm Liên (600ha), Hồng Sơn (600ha) và Hàm Thắng (268ha), còn lại là diện tích lúa của các xã Hồng Liêm, Thuận Hoà, Hàm Trí, Hàm Phú và Thuận Minh. Sự tàn phá của đợt nắng hạn kéo dài nhiều ngày ở Hàm Thuận Bắc còn làm ảnh hưởng tới 1.300ha cây hoa màu của các xã Hồng Liêm, Thuận Hoà, Thuận Minh và thị trấn Ma Lâm

ii) Các biện pháp khắc phục

Để khắc phục ảnh hưởng của lũ lụt, Phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất với lợi ích kinh tế lớn hơn, người dân không còn trồng lúa và nuôi trồng thủy sản mà chuyển sang đánh bắt khai thác thủy sản ven bờ vì vùng này là vùng của sông, giáp biển. Địa phương đã có biện pháp nạo vét khơi thông các tuyến kênh ách tắc, nhằm hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ;

Các phương án chống hạn, Tập trung khai thác tối đa lượng nước hiện có ở hồ sông Quao và hồ suối Đá, kể cả lượng nước mặt, nước ngầm ở các sông suối, ao, giếng để tăng thêm lượng nước chống hạn cho cây lúa. Khi mực nước ở hồ sông Quao xuống tới cao trình 70,00m sẽ sử dụng máy đào nạo vét đoạn kênh dẫn nước vào cống để tăng thêm lượng nước tưới; Khuyến khích nhân dân trong vùng chuyển một số diện tích sản xuất lúa không chủ động nước, không chắc ăn sang trồng cây ngô lai, bông vải, đậu các loại... ở vụ mùa sớm.

iii) Những tồn tại cần được khắc phục trong thực hiện TDA

Các sự cố xảy ra nêu trên, một phần do ảnh hưởng của BĐKH, nhưng phần lớn là do các công trình đầu mối bị hư hỏng xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa và khả năng cấp nước cho vùng hạ du không còn đáp ứng theo thiết kế. Cụ thể như sau:

Tại Đập chính nhánh trái và phải, Bê tông nhựa đường gia cố đỉnh đập đã xuống cấp, nhiều vị trí trên đỉnh đập bị bong tróc, lún sụt, gờ chắn hạ lưu nhiều đoạn đã xuống cấp, hư hỏng. Mái thượng lưu đập do tác dụng của sóng hồ bị lún võng, đá lát bị xô lệch, mái đập lượn sóng, gồ ghề kém mỹ quan. Mái hạ lưu nhiều vị trí bị xói lở do nước mặt, rãnh tiêu nước và bậc lên xuống hầu hết bị hỏng, mái đập gồ ghề kém mỹ quan. Vào mùa mưa nước mưa ngấm vào lớp gia tải mái bằng cát cuội sỏi, tạo thành dòng thấm chảy trên mái đất thân đập gây xói mòn đất đắp thân đập;

Tại Đập phụ 1: Bê tông đỉnh đập bong tróc, mái thượng lưu đá lát bị xô lệch và lún võng, mái hạ lưu bị xói;

Tại Đập phụ 3: Bê tông đỉnh đập bị bong tróc nhẹ, có vết nứt dọc đập rộng 5-7mm, dài từ 3-4m. Đá lát mái thượng lưu bị bong tróc, xô lệch và lún võng. Mái hạ lưu lớp đất mặt bị xói đến lớp gia tải bằng cuội sỏi, cỏ không sống được dẫn đến tình trạng xói lỡ mái hạ lưu do tác động của nước mưa. Ngoài ra vào mùa mưa hạ lưu đập luôn bị ngập nước làm cho đường bão hòa trong thân đập dâng cao, ảnh hưởng đến ổn định đập.

Tại Công trình đầu mối Đan sách: Phần đập không tràn (2 đoạn đập đất 2 vai tràn): Mái thượng hạ lưu đập do tác động của nước mưa hàng năm đã bị xói lở xuống cấp, cây cỏ mọc rậm rạp trên thân đập. Phía hạ lưu đập bên trái bị thấm nước và xói sâu.

Các tồn tại nêu trên cần được khắc phục khi thực hiện TDA.


CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI








1.21Sàng lọc môi trường và xã hội


Tiểu dự án phải qua sàng lọc môi trường và xã hội để xác định những hạng mục không hợp lệ và xác định các yêu cầu khác theo chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. Sàng lọc cũng giúp xác định phạm vi đánh giá.

Sàng lọc môi trường: Sửa chữa nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Sông Quao, tỉnh Bình Thuận không làm tăng dung tích hồ chứa, do đó sẽ không tăng diện tích ngập lụt. Khu vực TDA không gần bất kỳ khu vực nhạy cảm nào, cũng như khu vực có môi trường sống tự nhiên và không có công trình di tích văn hóa và lịch sử. Tiểu dự án thuộc nhóm A theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (Phụ lục A4, Bảng 3.1). Đập được định nghĩa một con đập "lớn" theo OP/BP 4.37 của Ngân hàng Thế giới và do đó tiểu dự án sẽ được yêu cầu xem xét và giám sát của Ban chuyên gia và phải chuẩn bị một kế hoạch an toàn đập.

Sàng lọc tái định cư. Việc sửa chữa và nâng cấp hồ chứa sẽ phải thu hồi đất để sử dụng lâu dài và tạm thời. Bao gồm khoảng 16 ha đất nông nghiệp và khoảng 0,23 ha đất thổ cư, ảnh hưởng đến 18 hộ gia đình, 10 hộ phải di dời nhà cửa. Một kế hoạch hành động tái định cư định chi tiết về bồi thường và tái định cư của các hộ gia đình bị ảnh hưởng theo chính sách tái định cư không tự nguyện của Ngân hàng Thế giới (OP / BP 4.12) đã được chuẩn bị.

Sàng lọc dân tộc thiểu số: Trong vùng dự án, số hộ dân tộc thiểu số chiếm 6% tổng số hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, không có hộ gia đình dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng do thu hồi đất hay bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án. Tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số cho thấy họ đồng ý thực hiện dự án và họ nhận thức được tiểu dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế địa phương. Thu nhập của đa số các hộ gia đình dân tộc thiểu số phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp mà họ đang gặp một số vấn đề về nguồn nước cho sản xuất. Họ cho rằng, nâng cấp hồ chứa Sông Quao sẽ cung cấp đủ nước cho sản xuất, qua đó giúp tăng kinh tế hộ gia đình. Như vậy, các hộ dân tộc thiểu số trong khu vực tiểu dự án sẽ được hưởng lợi chứ không bị ảnh hưởng. Có 1025 hộ gia đình được hưởng lợi trong khu vực tiểu dự án. Các hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ như trong Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đã được xây dựng cho tiểu dự án này (tham khảo EMDP cho tiểu dự án để biết thêm chi tiết).

Bổ sung công cụ an toàn bắt buộc. Dựa trên các vấn đề và tác động tiềm tàng của tiểu dự án các công cụ sau đây được coi là một phần bắt buộc của việc chuẩn bị biện pháp bảo vệ:



  • Thông số kỹ thuật Môi trường- đấu thầu và HĐ xây dựng (A8)

  • Qui trình phát hiện, phát lộ (A9)

  • Thủ tục quản lý bom, mìn và vật liệu nổ (A10)

  • Kế hoạch ứng phó sự cố (A11)

  • Kế hoạch quản lý dịch hại tổng hợp –IPM (A12)

  • KH bảo vệ sức khỏe cộng đồng (Phụ lục B2)

  • Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia (Phụ lục B3)

  • KH phát triển giới (Phụ lục B4)

  • Quy trình giải quyết khiếu nại (Phụ lục B5)

  • Kế hoạch Tái định cư; (1 báo cáo riêng)

  • Báo cáo An toàn Đập (DSR) (1 báo cáo riêng)

  • Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (được phát triển với các cộng đồng dân tộc thiểu số trong khi chuẩn bị TDA


tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương