Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o


Những tác động tiêu cực và những vấn đề cần được giải quyết



tải về 2.1 Mb.
trang14/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   32

1.24Những tác động tiêu cực và những vấn đề cần được giải quyết


Dựa vào các đánh giá trên, sau đây là những tác động đáng kể và những vấn đề cần được giải quyết:

  • Mất đất và cây trồng của 8 hộ gia đình, mất đất và nhà ở của 10 hộ gia đình do thu hồi vĩnh viễn và sử dụng đất tạm thời của tiểu dự án

Tác động do thi công:

  • Tăng nguy cơ mất an toàn tạm thời trong quá trình xây dựng, sửa chữa đập vì việc thi công có thể làm suy yếu kết cấu đập

  • Gia tăng tạm thời sự bồi lắng và độ đục của hồ chứa do thi công các công trình trên thượng lưu đập và xây dựng mới tràn xả lũ số 2

  • Phát sinh bụi tại các mỏ đất và mỏ đá ở thôn Dân Hòa, tại khu vực bãi rác và các tuyến đường quản lý thi công đến khu vực thi công;

  • Tiếng ồn gây nguy hiểm cho người lao động;

  • Rác thải sinh hoạt và nước thải từ lán trại công nhân;

  • Chất thải xây dựng nguy hại;

  • Có thể thiệt hại đường hiện tại;

  • Tắc nghẽn / gián đoạn giao thông do các thiết bị hạng nặng hoạt động;

  • Có thể có xung đột giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương;

  • Tăng nguy cơ đến sức khỏe và an toàn cho công nhân và người dân địa phương do tiếp xúc với các nguy cơ về an toàn trong thi công liên quan;

  • Có thể gián đoạn cấp nước cho tưới, sinh hoạt trong quá trình sửa chữa đập, xây dựng mới tràn số 2

Những tác động lâu dài và các vấn đề liên quan

  • Có thể gây thoái hóa đất tạm thời được do các hoạt động thi công như biến dạng đất, thoát nước bị thay đổi, các hố đào, đầm nén chặt, ô nhiễm chất thải, vv,.. làm cho đất không phù hợp để sử dụng hiệu quả;

  • Có thể làm tăng dài hạn việc sử dụng thuốc trừ sâu do tăng cường sản xuất nông nghiệp trong khu tưới của hồ Sông Quao

  • Rủi ro vỡ đập vẫn còn đáng kể do tác động tiềm tàng cao;

  • Vấn đề bồi lắng về lâu dài do các sườn dốc của lưu vực tiếp tục bị suy thoái

Các vấn đề khác:

  • Sử dụng vật liệu nổ do đào móng tràn số 2;

  • Có thể có khiếu nại của người dân địa phương hoặc các bên liên quan bất kỳ đối với TDA;

  • Khả năng phát lộ, phát hiện các hiện vật khảo cổ tại khu vực đào;

  • Khả năng gặp phải bom mìn còn tàn dư do chiến tranh ở khu vực mỏ đất.

  • Các vấn đề về giới

  • Sử dụng các nguồn nước khác thay thế từ đập thủy điện với các Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới

  • Có sự hiện diện của dân tộc thiểu số trong số dân được hưởng lợi nhưng không có kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số đã được chuẩn bị.




CHƯƠNG VI. PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ






    1. Không thực hiện tiểu dự án


Công trình thủy lợi Hồ chứa nước Sông Quao đã được đưa vào vận hành và sử dụng gần 20 năm đem lại hiệu quả lớn về kinh tế và xã hội. Đến nay, công trình đang bị hư hỏng và xuống cấp. Nếu không thực hiện dự án, nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập thì ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ du cả về diện tích, dân số, cơ sở hạ tầng. Các xã dọc theo sông Quao sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có một số hộ nằm trong hành lang thoát lũ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều tra sơ bộ năm 2015 phạm vi ảnh hưởng do xả lũ hồ chứa nước sông Quao bao gồm 7 xã, với 4 dân tộc đang sinh sống là Kinh, Gialay, Khơ me, Tày. Số hộ bị ảnh hưởng trực tiếp ước tính khoảng 4.963 hộ. Như vậy, việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa lợi ích trước mắt là khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp của các hạng mục công trình. Về lâu dài nhằm tăng mức an toàn đập, đảm bảo ổn định, nâng công trình lên một cấp sẽ giảm nguy cơ thiệt hại cho vùng hạ du, phát huy được nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả khai thác của công trình, phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước của lưu vực Sông Quao.
    1. Các phương án lựa chọn khi thực hiện tiểu dự án


  • Lựa chọn phương án sửa chữa đập đất

Đối với mái thượng lưu: phương án sửa chữa ban đầu là bóc dỡ toàn bộ đá lát cũ vì đá lát khan mái đập bị xô lệch, nhiều chỗ bong tróc gồ ghề. Vệ sinh sạch sẽ để tận dụng lại, dùng đá lát cũ xây lại thành đá xây M100 tấm. Khối lượng bóc dỡ kết cấu cũ đối với toàn bộ mái thượng lưu được ước tính khoảng 45.900m3.

Tuy nhiên, sau khi xem xét các tác động có thể xảy ra ảnh hưởng đến lòng hồ như bồi lắng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, độ đục của nước hồ và để bảo vệ môi trường cho khu vực xung quanh, đơn vị tư vấn đã có giải pháp để gia cố mái đập là “chỉ bóc dỡ và lát lại đá lát khan tại những khu vực bị hư hỏng”. Đây là phương án đảm bảo ít ô nhiễm môi trường cho không khí và nguồn nước vì không phải vận chuyển nhiều chất thải ra ngoài công trường, vật liệu thải ít (ước tính khối lượng bóc dỡ kết cấu cũ khoảng 22.900m3, chiếm 50% so với phương án ban đầu).



  • Lựa chọn vị trí xây dựng công trình xả lũ số 2:

Theo phương án ban đầu, tràn xả lũ số 2 được chọn tại vị trí yên ngựa có cao độ +92,00m nằm tại bờ hồ phía Nam, cách đập chính khoảng 4km về phía Tây. Hạ lưu tràn xả về Suối Trâm, một chi lưu bên phải của Sông Cái. Chiều dài giáp với sông chính (sông Cái) khoảng 12km vị trí gần thị trấn Ma Lâm. Hành lang xả lũ cắt qua các kênh cấp 1 Phú Sơn, kênh chính Sông Quao và khu dân cư thôn Phú Sơn xã Hàm Phú, sau đó theo suối đổ về Sông Cái tới tận thị trấn Ma Lâm. Với hành lang xả lũ như trên là quá dài, do vậy việc xả lũ sẽ gây nhiều thiệt hại cho khu vực hạ du (bao gồm 7 xã, với 4 dân tộc đang sinh sống là Kinh, Gialay, Khơ me, Tày. Số hộ bị ảnh hưởng trực tiếp ước tính khoảng 4.963 hộ). Hơn nữa, khối lượng đào lộ thiên lớn (ước tính có khoảng 56.000m3 đất đá các loại), diện tích chiếm đất lớn, tác động nhiều đến môi trường.

Do vậy phương án thay thế được chọn là vị trí xây dựng tràn xả lũ số 2 tại vị trí yên ngựa cao độ +98,00m nằm ở phía bên phải của đập chính nhánh trái, đường xả sau tràn đi dọc chân đập chính nhánh trái và nhập về hạ lưu tràn chính sông Quao dài khoảng 2,8km. Như vậy hành lang dẫn lũ ngắn hơn, khối lượng đào lộ thiên nhỏ (khoảng 23.000m3 đất đá các loại), diện tích chiếm đất ít (chỉ chiếm khoảng 20% so với phương án ban đầu) sẽ ít tác động tiêu cực đến môi trường. Dòng chảy sau tràn đi theo nhánh suối hiện có, dọc hành lang xả lũ không giao cắt với công trình quan trọng và cũng như không qua khu dân cư. Hơn nữa, hành lang xả lũ theo phương án này là thuận nhất.



  • Phương án lựa chọn cấp nước từ nguồn khác:

Các hoạt động thi công sửa chữa đập đất và tràn số 2, công tác thi công mái thượng lưu phải rút nước hồ và trong thời gian này hồ không đảm việc cung cấp nước cho vùng hạ du và có nguy cơ ảnh hưởng đến 39.000ha diện tích đất canh tác của 22.100 hộ thuộc các xã Thuận Hòa, Hàm Trí, Ma Lâm, Hàm Chính, Hàm Thắng, Phú Long, phường Phú Hài và ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết.

Tuy nhiên, chủ đầu tư đã có phương án cấp bù nước cho vùng hạ du từ kênh tiếp nước 812-Châu Tá thuộc huyện Bắc Bình và huyện Hàm Thuận Bắc, đây là công trình tận dụng nguồn nước xả của Nhà máy Thủy điện Đại Ninh để bảo đảm sản xuất cho 8.500 ha đất nông nghiệp của 2 huyện trên. Đồng thời, bổ sung chống hạn cho khoảng 12.000 ha đất canh tác thuộc các xã phía Nam huyện Bắc Bình (Sông Bình, Sông Lũy, Tân Bình), các xã phía Bắc huyện Hàm Thuận Bắc (Thuận Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm) và khu tưới Sông Quao. Do vậy, các hộ vùng hạ du vẫn sản xuất bình thường và không bị ảnh hưởng đến sản xuất và cấp nước sinh hoạt do rút nước hồ để thi công.




tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương