Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o


CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TIỂU DỰ ÁN



tải về 2.1 Mb.
trang9/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32

CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG TIỂU DỰ ÁN






1.12Chế độ thủy văn và hệ sinh thái của hồ Sông Quao và kênh nhận nước

1.12.1Đặc điểm thủy văn


Lưu vực sông Cái Phan Thiết (Sông Quao) thuộc 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ở cao trình 700m. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua vùng rừng rậm, rồi theo hướng Bắc Nam qua đồng bằng Hàm Thuận Bắc và đổ ra cửa Phú Hài (Phan Thiết) cách thị xã Phan Thiết khoảng 2,5km về phía Bắc. Tổng số con sông trong lưu vực là 13 con sông, ngoài sông chính có 5 con sông cấp 1, 6 con sông cấp 2 và 1 con sông cấp 3. Mật độ lưới sông trung bình của toàn bộ hệ thống này là 0,51km/km2, lớn nhất là 1,05 và nhỏ nhất là 0,11km/km2. Sông có hệ số uốn khúc lớn đạt tới 2,5 (Hình 4.1).

Bảng 4.1: Môduyn dòng chảy lũ trung bình năm (l/s/km2)

Lưu vực

Ghi chú

Flưu vực
(Km2)


Q0

(m3/s)

M0

(l/s.km2)

W0

(106m3)

Sông Quao

Trong tỉnh

976,7

23,23

365,38

23,79

Ngoài tỉnh

91,6

2,29

36,15

25,09

Tiếp từ đập Đan Sách




11,25

176,93




Nguồn Báo cáo đầu tư – TDA Sửa chữa nâng cao an toàn HCN Sông Quao (2015)

oval 96

Hình 4.1: Bản đồ mạng lưới sông suối vùng TDA

Đặc điểm chung chế độ dòng chảy của sông suối trong vùng TDA là có 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, lượng dòng chảy chiếm 75% – 80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Mùa cạn thường từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Thời gian chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn thường không quá 1 tháng, nước trong sông đột ngột giảm nhanh. Nguyên nhân chung là các sông thường ngắn, có độ dốc lớn, địa chất thường là dễ thấm nước, đặc biệt là trong những năm gần đây khi thảm thực vật càng ngày càng suy giảm, khả năng giữ nước và điều hòa nước cũng suy giảm theo.

Dòng chảy lũ: Chế độ lũ là hậu quả của mưa rào và đặc điểm địa hình, địa mạo của lưu vực sông, dòng sông. Đặc điểm mưa rào thường thấy ở Bình Thuận là thời gian mưa ngắn, cường độ mưa lớn, diện mưa không rộng. Lưu lượng xả tối đa của hồ Sông Quao 300 m3/s vào năm 2003. Có xảy ra lũ trên kênh nhận nước của tràn xã lũ ở vùng hạ lưu.

Dòng chảy kiệt: Mùa kiệt thường từ tháng XII, I đến tháng VII, VIII năm sau. Tháng I, II trên toàn tỉnh lượng mưa rất ít, chỉ một số nơi có mưa, nhưng lượng mưa chỉ đạt từ 5-10mm/tháng. Sang đến tháng III toàn vùng hầu như không có mưa. Từ tháng IV gió mùa Tây Nam đã thổi xen kẽ và bắt đầu xuất hiện lác đác các trận mưa dông sớm với lượng mưa tháng xấp xỉ 100mm/tháng. Tháng V, VI, VII lượng mưa có khá hơn và hình thành dòng chảy nhưng lượng dòng chảy này chưa đủ lớn để được xếp vào dòng chảy của mùa lũ.


1.12.2Nguồn nước cấp cho hồ


Nguồn nước của hồ Sông Quao tạo thành từ đường sinh thủy tự nhiên của sông Quao và suối Đan Sách qua 1 kênh đào nhập lưu vào Sông Quao tại xã Đông Tiến huyện Hàm Thuận Bắc, cách hồ sông Quao khoảng 15 km. Nguồn nước từ suối Đan Sách bổ sung cho hồ sông Quao chỉ vào mùa khô, khi xuất hiện lũ lớn không đổ về sông Quao mà được ngăn lại bởi đập Đan Sách (xem Hình 4.2)

Sông Quao bắt nguồn từ vùng núi thuộc các xã La Đà, Đông Tiến, Đông Giang của huyện Hàm Thuận Bắc. có chiều dài 44 km, diện tích lưu vực là 296 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm đến hồ là 13.50 (m3/s), trong đó, từ sông Quao 8.49 (m3/s); từ suối Đan Sách là 5.01 (m3/s) và dòng chảy trong năm chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 (chiếm 80% lượng dòng chảy cả năm). Lưu lượng dòng chảy lũ đến hồ sông Quao là 34.48 (m3/s), trong đó, từ sông Quao là 23,23 m3/s và từ suối Đan Sách là 11,25 m3/s. Lưu lượng trung bình mùa kiệt đến hồ là 3.79 (m3/s), trong đó từ của Sông Quao là 2,62 m3/s và từ suối Đan Sách là 1,17 m3/s.

Lưu lượng xả lũ thiết kế của hồ sông Quao Qtk = 1.050 m3/s, lưu lượng xả lũ lớn nhất Q = 300 m3/s, lưu lượng xả lũ thực tế lúc lớn nhất là 120 m3/s và lưu lượng xả lũ bình thường trung bình là 60-80 m3/s (tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của sông Cái sau tràn xả lũ).



Hình 4.2: Sơ đồ nguồn nước của hồ Sông Quao

1.12.3Kênh nhận nước hạ lưu hồ chứa


  • Kênh sau xả lũ của tràn số 1 (tràn hiện tại) là có mặt cắt hình thang, chiều dài L = 50 m; Bề rộng trung bình B = 20m; Hai bên bờ kênh xả là cỏ dại và một số cây bụi thấp. Đoạn kênh này chỉ có nước khi xả lũ và cạn khô vào mùa kiệt. Kênh sau tràn số 1 được nối với sông Cái dài khoảng 42 km và chảy ra biển. Sông Cái có bề rộng khoảng 100 m, lưu lượng lớn nhất Qmax = 120 m3/s. Sông không khô cạn vào mùa khô, lưu lượng xả lũ của hồ chỉ khoảng 60-80 m3/s sẽ không làm ảnh hưởng đến vùng hạ du.

  • Kênh sau tràn xả lũ số 2 (dự kiến xây mới): là 1 con suối nhỏ dài 2 km, chui qua Quốc lộ 28 sau đó nhập vào sông Cái (cách đoạn nhập lưu của kênh sau tràn số 1 khoảng 2 km) Suối sau tràn số 2 không giao cắt với công trình quan trọng cũng như không qua khu dân cư.

Khi tràn xả lũ (300m3/s) đã gây ngập một số vùng dọc tuyến xả lũ: 80 ha (lúa + thanh long + hoa màu) tại TT Ma Lâm – huyện Hàm Thuận Bắc bị mất trắng vào năm 2003.

1.12.4Hệ sinh thái của hồ và kênh nhận nước


Hồ sông Quao và tuyến xã lũ không được cấp phép để nuôi trồng thủy sản, chi có việc đánh bắt cá tự nhiên các hộ dân tự phát. Trên hồ Sông Quao không có hoạt động du lịch. Trong hồ chỉ có các loài cá, ốc bình thường, không có các loài quý hiếm, đặc hữu và bị đe dọa.

Các hệ sinh thái thuỷ sinh của kênh hạ lưu và sông Cái chủ yếu các loại cây bụi, cá cua... Không có loài động thực vật đặc biệt, quý hiếm trong sông. Trong hành lang xả lũ ra sông chính có khoảng 20 hộ dân của xã Hàm Trí, nên ảnh hưởng đến dân cư có thể kiểm soát được.




tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương