Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o



tải về 2.1 Mb.
trang13/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   32

1.22Tác động tích cực tiềm tàng


Tiểu dự án sẽ nâng cao hiệu quả của hồ chứa nước Sông Quao và sẽ mang lại những tác động tích cực về môi trường và kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương như sau:

  1. Nâng cao an toàn: Hạng mục đề xuất bao gồm việc xây dựng thêm tràn xả lũ số 2 và một cống điều tiết trên kênh từ đập Đan Sách về sẽ nâng cao khả năng xử lý lũ của hồ làm giảm nguy cơ tràn và phạm vi ảnh hưởng trong kịch bản lũ cực đoan. Việc sửa chữa và gia cố sẽ tăng cường kết cấu đập, chống lại các thiên tai. Nâng cao an toàn mang lại lợi ích cho người dân và nông dân của 7 xã ( bao gồm các xã Thuận Hòa, Hàm Chính, Hàm Thắng, Hàm Tri, thị trấn Phú Long, thị trấn Ma Lâm, phường Phú Hài – Thành phố Phan Thiết) của huyện Hàm Thuận Bắc .

  2. Nâng cao và sửa chữa sẽ đảm bảo khả năng của hồ chứa và nâng cấp độ tin cậy của việc cung cấp nước tưới cho khoảng 8.500 ha đất canh tác, ao nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước khoảng 20.000 mét khối/ ngày cho Nhà máy nước Phan Thiết để cung cấp nhu cầu nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết.

  3. Công trình sửa chữa và nâng cấp sẽ cải thiện khả năng tiếp cận tới các khu vực công trình cũng như tính mỹ quan và cảnh quan tổng thể của khu vực hồ cung cấp một điểm thu hút khách du lịch và người dân địa phương.

  4. Sửa chữa tuyến đường công vụ sẽ thúc đẩy giao thông hàng ngày của người dân đặc biệt những người sử dụng tuyến đường để tới nơi làm việc và để tiếp cận các dịch vụ xã hội như trường học, trung tâm y tế hay chợ.

  5. Khả năng của hồ chứa sẽ đảm bảo tiếp tục điều tiết năm của dòng chảy thủy văn của sông Quao và sông Đan Sách, điều tiết chế độ dòng chảy trong mùa lũ và mùa khô. Điều kiện này cải thiện sự sẵn cố của nguồn nước trong vùng lân cận của hồ, giúp duy trì độ ẩm và độ ẩm trong đất, do đó thúc đẩy các sinh vật khác nhau phát triển. Hồ chứa cũng tiếp tục là môi trường sống cho các sinh vật thủy sinh. Tất cả những điểm trên có tác động tổng hợp đến việc thúc đẩy đa dạng sinh học

  6. Chính quyền địa phương được khuyến thích thực hiện các chương trình làm giảm tốc độ xói mòn và/ hoặc cải thiện diện tích rừng bao phủ của lưu vực.

  7. Tác động về kinh tế của hồ là không thể phủ nhận. Ngoài lúa và nuôi trồng thủy sản, nguồn thu nhập chính trong vùng tiểu dự án là sản xuất cây thanh long. Người dân trong xã Thuận Hòa nhận thấy rằng yếu tố chính hạn chế việc tăng năng suất là thiếu nước.

  8. Khả năng sẵn có của nguồn nước trong vùng tăng lên sẽ mang lại lợi ích cho phụ nữ, trẻ em và người già và những người khuyết tật. Những lợi ích này là đáng kể đối với các hộ gia đình phụ nữ đơn thân hoặc người già những người không còn phải dành phần lớn thời gian trong ngày cho việc lấy nước với khoảng cách xa từ nhà của họ. Đủ nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất sẽ người dân có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động xã hội

1.23Các tác động tiêu cực tiềm tàng

1.23.1Tác động đến thu hồi đất


Mất đất, cây trồng và nhà ở: Diện tích đất được thu hồi để phục vụ nâng cấp công trình gồm 2 loại: (i) Thu hồi tạm thời 3,7 ha để xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ thi công như mỏ vật liệu, các bãi thải, lán trại cho công nhân, khu tập kết vật liệu; (ii) Thu hồi đất sử dụng lâu dài do công trình chiếm chỗ 1,2ha. Phải di dời 18 hộ BAH (77 người) ở xã Thuận Hòa với tổng diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 162.000m2 và 2.332m2 đất thổ cư để trả lại hành lang bảo vệ công trình. Trong đó có 10 hộ phải di dời nhà, 3 hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương (1 hộ nghèo, 2 hộ gia đình neo đơn). Không có hộ BAH là dân tộc thiểu số. Các hộ này buộc phải di dời vì đang sống trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình hoặc hành lang thoát lũ của hồ. Ngoài ra, khu vực tiểu dự án có 4270 trụ thanh long bị ảnh hưởng, phần lớn những trụ thanh long này có độ tuổi hơn 2 năm trở lên và đang mang lại nguồn thu nhập chính của cư dân ở Hàm Thuận Bắc hiện nay. Ngoài ra, cũng có một số loại cây trồng khác bị ảnh hưởng như: điều 100 cây, xoài 50 cây, cóc 20 cây và chuối 200 cây, có khoảng 14000m2 lúa và 4000m2 ngô có thể bị ảnh hưởng.

1.23.2Tác động tiêu cực đến Môi trường và Xã hội trong thi công


Có một số tác động đến xã hội và môi trường có thể xảy ra trong quá trình thi công. Những tác động này có thể đến từ các hoạt động trong sáu địa điểm thi công như sau: (1) mỏ đất khu vực thôn Dân Hòa, (2) Mỏ đá ở thôn Dân Hòa, (3) Bãi rác; (4) Khu lán trại công nhân, (5) Khu vực tập kết vật liệu và (6) các đường quản lý thi công. Các tác động này được đánh giá dưới đây dựa trên các nguồn lực được huy động và quy mô của công trình sẽ được thực hiện trong tiểu dự án (Bảng 5.1).

Bảng 5. 1: Tổng hợp khối lượng thực hiện

Hạng mục

Số lượng công nhân

Số lượng thiết bị

Khối lượng đất đào

(m3)

Khối lượng đất đắp (m3)

Vật liệu khác

Khoảng cách vận chuyển

Sửa chữa đập chính phụ sông Quao

100

16

25.804

63.440

- Vật liệu các loại: 75.010m3 đá + cát

Xi măng + thép: 7.454 tấn



Khoảng cách vận chuyển đất đào, đắp: 1 km;

Vận chuyển vật liệu: 30 km



Tràn xả lũ số 2

50

15

23.517

2.610

- Vật liệu các loại: 23.517m3 đá; Thép: 208 tấn

Khoảng cách vận chuyển đất đào, đắp: 500 m.

Vận chuyển vật liệu: 30 km



Đập Đan Sách

50

16

4.208

8.249

- Vật liệu các loại: 13.589m3 đá + cát; Thép + xi măng: 1707tấn

Khoảng cách vận chuyển đất đào, đắp: 500 m.

Vận chuyển vật liệu: 50 km



Đường thi công quản lý

20

11

1.700

2.000

- Vật liệu các loại: Đá: 1.500 m3 đá + cát;

Xi măng + thép : 220 tấn



Khoảng cách vận chuyển đất đào, đắp: 500 m;

Vận chuyển vật liệu: 30 km



Tổng

220

58

55.229

76.299








1. Gia tăng nguy cơ vỡ đập: Trong quá trình sửa chữa đập và xây dựng tràn xả lũ, một khối lượng lớn đất đá được đào có thể làm suy yếu kết cấu công trình trong khi các hệ thống điều khiển có thể tạm thời ngừng hoạt động. Nhất là khi gặp lũ lụt bất thường và thiên tai khác. Do vậy, nên xem xét kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra trong thi công, biện pháp dự phòng tình huống bất ngờ cần phải được xem xét. Nguy cơ này có tác động cao nhưng có xác suất rất thấp vì thời gian thi công trong mùa khô.

2. Sự gia tăng tạm thời bồi lắng và độ đục của hồ chứa các kênh nhận nước phía hạ lưu hồ: Điều này có thể xảy ra khi sửa chữa đập và xây dựng mới các tràn xả lũ số 2 do đào đất, san lấp và nước thải xây dựng phát sinh (xem thảo luận bên dưới ). Có khoảng 300.000 m3 đất (Bảng 5.2) và phát sinh nước thải xây dựng khoảng 3-5 m3/ ngày. Nước thải xây dựng không phải là một nguồn đáng kể của bồi lắng. Các nguồn bồi lắng đáng kể sẽ là dòng chảy mặt (do mưa) và đào đắp thực tế trên thượng nguồn và móng của đập. Vì sẽ đào trên nền đập, bồi lắng hồ chứa chỉ là tạm thời và cục bộ. Mặt khác, cặn lắng có thể được vận chuyển đến vùng hạ lưu của sông Quao bởi dòng chảy thông qua các kênh nhận nước nhỏ từ khu vực hố đào và các bãi chôn lấp trong những ngày mưa. Nhưng điều này ít có khả năng xảy ra vì việc thi công sẽ được thực hiện trong mùa khô. Ngoài ra, các hố đào và các bãi rác đều nằm cách xa nguồn nước. Tuy nhiên nếu các chất thải không được nén chặt và không được bảo vệ các xa dòng chảy, cặn lắng có thể được đưa vào các con sông khi mùa mưa đến.

3. Gia tăng lượng bụi tại khu vực thi công:
Bụi có thể được tạo ra từ các khu vực mà thảm thực vật đã bị phá bỏ, từ các hoạt động đào, từ các bãi rác và từ các hoạt động chuyên chở đất và vật liệu xây dựng khác đến và đi từ các công trường xây dựng đặc biệt là trên những con đường trải nhựa. Vật liệu được vận chuyển bao gồm cát, đá, xi măng, sắt thép từ các đại lý ở thành phố Phan Thiết, cách khoảng 30km từ công trường xây dựng. Những vật liệu được vận chuyển qua tỉnh lộ 28, đi qua khu dân cư, UBND xã và trường tiểu học Hàm Thắng, xã Hàm Chính, Ma Lâm, Hàm Trí và Thuận Hòa xã và theo con đường quản lý đến nơi xây dựng. Bảng 5.2 ước tính lượng bụi từ các loại vật liệu được vận chuyển trong quá trình xây dựng. Lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng ước khoảng 26,98 tấn. Vì công trình xây dựng sẽ được thực hiện trong mùa khô, do đó bụi có thể là một ảnh hưởng đáng kể cho công nhân tại công trường và cư dân dọc theo các tuyến đường thi công. Tuy nhiên, lượng đất vừa được đào có thể vẫn còn ướt và không dễ dàng phát sinh bụi. Vì vậy, các vùng trọng yếu sẽ là đoạn đường chưa được trải nhựa gần khu dân cư sinh sống, bao gồm đường D2, QL28, TCQL số 1 và 5 tới công trường xây dựng, và có 18 hộ dân sinh sống.

Bảng 5.2: Ước tính lượng bụi thải phát sinh

TT

Các hạng mục

Hệ số phát thải1

(g/m3)

Khối lượng vận chuyển

(m3)

Ước tính lượng bụi phát sinh

(kg)

A

Sửa chữa đập chính và đập phụ




348.065

26.980,8

1

Bụi sinh ra do quá trình đào đắp đất, san ủi

1-100 g/m3

269.018

26.901,8

2

Bụi sinh ra do quá trình bóc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá…) bằng máy móc, thiết bị.

0,1-1 g/m3

40.043

40,0

3

Bụi sinh ra do quá xây dựng, nhào trộn xi măng, đổ bê tông

0,1-1g/m3

18.699

18,7

4

Xe vận chuyển đất, cát… làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi.

0,1-1g/m3

20.305

20,3

B

Thi công tràn xả lũ số 2




61.066

304,11

1

Bụi sinh ra do quá trình đào đắp đất, đá… bằng máy móc, thiết bị.

0,1-1 g/m3

26.127

26,13

2

Bụi sinh ra do quá xây dựng, nhào trộn xi măng, đổ bê tông

0,1-1g/m3

2.797

2,79

3

Xe vận chuyển đất, cát… làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi.

0,1-1g/m3

26.127

26,13

C

Sửa chữa đập Đan Sách




32.565

1.265,8

1

Bụi sinh ra do quá trình đào đắp đất, san ủi

1-100 g/m3

12.457

1.245,7

2

Bụi sinh ra do quá trình bóc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát,…) bằng máy móc, thiết bị.

0,1-1 g/m3

1.707

1,7

3

Bụi sinh ra do quá xây dựng, nhào trộn xi măng, đổ bê tông

0,1-1g/m3

2.772

2,8

4

Xe vận chuyển đất, cát… làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi.

0,1-1g/m3

15.629

15,6

D

Sửa chữa, nâng cấp đường




4.400

4,40

1

Bụi sinh ra do quá trình bóc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá…) bằng máy móc, thiết bị.

0,1-1 g/m3

1.700

1,70

2

Bụi sinh ra do quá xây dựng, nhào trộn xi măng, đổ bê tông

0,1-1g/m3

1.000

1,00

3

Xe vận chuyển đất,cát… làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi.

0,1-1g/m3

1.700

1,70




Tổng cộng




446.096

28.555

4. Ô nhiễm không kdo khí thải từ các loại thiết bị, máy móc: khí thải phát sinh có thể gây ô nhiễm không khí cục bộ nếu một số lượng lớn các thiết bị hoạt động đồng thời trong 1 khu vực thi công. Tuy niên, việc đánh giá về lượng khí thải phát sinh dựa trên lượng nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình vận chuyển như bảng 5.3

Bảng 5.3: Ước tính lượng khí thải phát sinh

TT

Các hạng mục

Số lượng xe vận chuyển

(lượt xe)

Ước tính lượng khí thải phát sinh (kg/tấn dầu)

SO2

(2,8)

NOx

(12,3)

CO

(0,05)

A

Sửa chữa đập chính và phụ

30720

86,01

377,85

1,54

1

Các khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển đất

5720

16,01

70,35

0,29

2

Các khí thải phát sinh do quá trình chở nguyên vật liệu

25000

70,00

307,50

1,25

B

Thi công tràn xả lũ số 2

3.700

10,36

45,51

0,18

1

Các khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển đất - đá

3.700

10,36

45,51

0,18

C

Sửa chữa đập Đan Sách

17336

48,54

213,23

0,866

1

Các khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển đất, cát...

15629

43,76

192,24

0,78

2

Các khí thải phát sinh do quá trình chở nguyên vật liệu xây dựng

1707

4,78

20,99

0,08

D

Nâng cấp đường TCQL

415

1,16

5,10

0,02

1

Các khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển đất

243

0,68

2,99

0,012

2

Các khí thải phát sinh do quá trình chở nguyên vật liệu

172

0,48

2,12

0,008




Tổng cộng

52171

641,69

146,07

2,6

5. Gia tăng tiếng ồn và độ rung: Với tổng số 58 loại thiết bị máy móc làm việc trên công trường, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động đào đắp bằng thiết bị, phương tiện vận chuyển... Trong đó, máy ủi có độ ồn trung bình dao động từ 77-95 dBA, máy đào đất (máy xúc) 72-96 dBA và xe tải 70-96 dBA. Trong khi theo TCVN có độ ồn cho phép đối với máy ủi và máy đào đất có độ ồn lớn nhất chỉ được 90 dBA, xe tải là 88 dBA. Như vậy, các phương tiện hoạt động có thể gây ra tiếng ồn cao hơn mức quy định cho phép. Tiếng ồn có tác động xấu tới công nhân làm việc tại công trường và gây khó chịu cho dân cư sống ở khu vực lân cận. Tiếp xúc với tiếng ồn cư­ờng độ cao trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, gây mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, làm giảm năng suất lao động; con người nếu bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn quá lớn liên tục trong 8 giờ và kéo dài trong nhiều tháng có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mắc bệnh điếc nghề nghiệp... Các khu vực bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và độ rung là công trường thi công. Ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân trên công trường. Tuy nhien, Khu vực thực hiện Tiểu dự án nằm xa khu dân cư (trên 1km) nên tác động đến dân cư xung quanh là không đáng kể. Thời gian tác động được dự đoán sẽ thấp vì các biện pháp giảm nhẹ thích hợp sẽ được áp dụng trong giai đoạn xây dựng.

6. Nhiễm bẩn ô nhiễm nguồn nước do chất thải rắn: chất thải rắn xây dựng phát sinh do các hoạt động giải phóng mặt bằng, cắt bỏ lớp thảm thực vật, các loại phế liệu kim loại, ván gỗ, giấy cát tông... Rất nhiều những loại chất thải được xử lý an toàn. Tuy nhiên, một số chất thải nguy hại như Pin, vật sắc nhọn và các thùng đựng hóa chất. Do vậy, nhà thầu thi công cần phải thực hiện phân loại, cách ly những loại chất thải này và phải tuân thủ với các tiêu chuẩn xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.

Bảng 5.4: Ước tính chất thải rắn

Hạng mục

Số lượng công nhân (người)

Thời gian thi công (tháng)

Chất thải rắn sinh hoạt (kg)

Đập chính, phụ

100

15

100 người * 0.5 kg/d * 30 ngày * 15 tháng = 22.500 kg

Tràn xả lũ

50

10

50 người * 0.5 kg/d * 30 ngày * 10 tháng = 7500 kg

Đập Đan Sách

50

15

50 người * 0.5 kg/d * 30 ngày * 15 tháng = 11.250 kg

Đường

40

5

40 người * 0.5 kg/d * 30 ngày * 5 tháng = 3000 kg

Tổng







44.250 kg

7. Lượng nước thải phát sinh: Nước thải xây dựng chủ yếu do các hoạt động như trộn bê tông, trộn vữa, rửa dụng cụ và các khu vực trộn vữa xi măng sét, sàng đá, vật liệu xây dựng phát sinh. Đặc điểm của loại nước thải này có hàm lượng SS, pH khá cao nhưng có lưu lượng ít nên phạm vi tác động đối với môi trường xung quanh ở mức thấp. Nước vệ sinh thiết bị chứa hàm lượng dầu mỡ và cặn lơ lửng cao. Tuy nhiên, khối lượng công việc không lớn và thi công dưới dạng cuốn chiếu nên số lượng máy móc sử dụng cho việc thi công không lớn và rải rác ở nhiều điểm. Vì vậy lượng nước dùng để rửa xe là không thường xuyên và không đáng kể, khối lượng nước thải xây dựng và nước rửa thiết bị tại mỗi công trường xây dựng chỉ khoảng 5m3/ngày. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp - Đại học Xây dựng Hà Nội, lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải từ hoạt động thi công xây dựng được trình bày ở bảng 5.5:

Bảng 5.5: Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

TT

Loại nước thải

Lưu lượng (m3/ngày)

COD (mg/l)

Dầu mỡ (mg/l)

SS (mg/l)

1

Nước thải vệ sinh máy móc

5,0

50 - 80

1,0 - 2,0

150 – 200

QCVN 24:2009/BTNMT (B)

6,3

100

5

100

(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và KCN - Đại học Xây dựng Hà Nội)

8. Nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân: Theo ước tính, chất thải sinh hoạt và nước thải được tạo ra bởi người lao động sẽ được dựa trên 0,5 kg chất thải rắn mỗi ngày và 48 lít nước thải mỗi ngày. Theo tiến độ thi công, thời gian thi công các hạng mục đã được xác định và với số lượng công nhân tương ứng lượng chất thải rắn sinh hoạt và nước thải sinh hoạt được tính trong bảng 5.6 dưới đây.

Bảng 5.6: Ước tính nước thải sinh hoạt

Hạng mục

Số lượng công nhân (người)

Thời gian thi công (tháng)

Nước thải rắn sinh hoạt (m3)

Đập chính, phụ

100

15

100 người * 48L/d * 30 ngày * 15 tháng = 2160 m3

Tràn xả lũ

50

10

50 người * 48L/d * 30 ngày * 10 tháng = 720 m3

Đập Đan Sách

50

15

50 người * 48L/d * 30 ngày * 15 tháng = 1080 m3

Đường

40

5

40 người * 48L/d * 30 ngày * tháng = 288 m3

Tổng







4.248

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng (nitơ và phốtpho), các loại vi sinh vật gây bệnh. Các tác nhân gây ô nhiễm trên có thể ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và đất. Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý theo qui định sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt trong khu vực. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt đều dễ phân hủy hiếu khí hoặc kỵ khí nên nếu không được thu gom và xử lý theo qui định sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt (do rửa trôi) và nước ngầm (do thẩm thấu). Tác động này có thể khắc phục hoặc giảm thiểu.

Bảng 5.7: Ước tính tải lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt

Tải lượng tính cho 100 người

TT

Các hạng mục

ĐVT

Khối lượng2

Tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày)

1

BOD5

g/người.ngày

45 – 54

4500 – 5400

2

SS

g/người.ngày

72 – 102

7200 – 10200

3

TSS

g/người.ngày

70 – 145

7000 – 14500

4

NO3-

g/người.ngày

6 – 12

600 - 1200

5

Coliform

MPN/100 ml NT

106 – 109

100x106 - 100x109

Như vậy, tiểu dự án sẽ quản lý chất thải và nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân thông qua các nghĩa vụ theo hợp đồng của nhà thầu.

9. Phát sinh chất thải nguy hại: Dự kiến quá trình thi công sẽ sử dụng 58 thiết bị máy móc, trong đó, có 12 loại thiết bị, xe cơ giới chạy dầu DO để đảm bảo tiến độ dự án. Như vậy, lượng dầu có khả năng thải vào môi trường khoảng 18 lít dầu DO/tháng/thiết bị x 12 thiết bị = 12.330 lít dầu thải. Mặc dù mức độ ô nhiễm của dầu thải sẽ khó khắc phục nhưng nếu thu gom đúng cách sẽ hạn chế được những tác động mà nó gây ra cho môi trường. Tổng lượng dầu thải phát sinh trong quá trình thực hiện đượng ước tính trong bảng 5.8.

Bảng 5.8: Ước tính lượng dầu thải phát sinh

Hạng mục

Số lượng thiết bị

Thời gian thi công (tháng)

Lượng dầu thải phát sinh (l)

Đập chính, phụ

16

15

16 thiết bị * 18L/ tháng * 15 tháng = 4320

Tràn xả lũ

15

10

15 thiết bị * 18L/ tháng * 10 tháng = 2700

Đập Đan Sách

16

15

16 thiết bị * 18L/ tháng * 15 tháng = 4320

Đường

11

5

11 thiết bị * 18L/ tháng * 5 tháng = 990

Tổng







12.330

10. Hoạt động thi công có thể gây hư hại đối với đường bộhạ tầng nông thôn; Giao thông nông thôn trong khu vực dự án chủ yếu là đường đường cấp phối, mặt đường hẹp 3-5 m không được gia cố nền đường. Dọc theo đường giao thông là hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp nước, điểm tập kết rác thải… tất cả các cơ sở hạ tầng này thường không kiên cố. Có khoảng 50 hộ dân sống dọc đường từ mỏ vật liệu đến công trường thi công với nhà kiên cố, không có trường học và bệnh viện... trên đoạn đường này. Hoạt động vận chuyển vật liệu, vận chuyển chất thải thường phải sử dụng xe vận chuyển phân khối lớn hơn 10 tấn sẽ gây sụt, lún, phá hủy mặt đường, phá hỏng cơ sở hạ tầng có thể dẫn đến ngừng cung cấp điện, ngừng cung cấp nước cho người dân trong khu vực;

11. Tác động giao thông đi lại trong vùng dự án, Giai đoạn thi công tập trung khối lượng lớn công nhân (220 công nhân) cũng như phương tiện (16 thiết bị và 52.171 lượt xe trọng tải từ 7-10 tấn) sẽ gây ách tắc giao thông nhất là tại điểm giao cắt với QL28, ảnh hưởng đến việc lại, sản xuất của người dân của 2 xã Hàm Trí và Thuận Hòa. Tác động này được đánh giá ở mức cao và cần phải có biện pháp giảm thiểu;

12. Tiềm năng gây xung đột giữa công nhân thi công và người dân địa phương. Hoạt động thi công thường tập trung trong mùa khô, nhiều hạng mục thi công đồng thời dẫn đến tập trung khối lượng công nhân lên đến trên 200 người sẽ có tác động thúc đẩy hoạt động dịch vụ nhất thời do tăng nhu cầu về lương thực và thực phẩm. Cơ sở hạ tầng vùng dự án như đường giao thông, cơ sở dịch vụ chưa đáp ứng với việc gia tăng số lượng người. Các nhu cầu phát sinh nêu trên có thể gây xung đột giữa công nhân và người dân địa phương nếu không có biện pháp quản lý công nhân;

13. Rủi ro truyền bệnh từ công nhân cho người dân địa phương (và ngược lại); Theo đánh giá của ngành y tế, tỷ lệ các bệnh có khả năng lây lan như hô hấp, tiêu chảy, bệnh ngoài da, HIV, viêm gan… có xu hướng tăng cao ở các vùng nông thôn. Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí do hoạt động của tiểu dự án có thể làm gia tăng các loại bệnh nêu trên. Ngoài ra, lực lượng công nhân chuyển từ nơi khác đến cũng có thể mang đến các nguồn bệnh dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh dịch từ người dân cho công nhân nhân hoặc ngược lại thông qua môi trường nước, môi trường không khí hoặc tiếp xúc giữa người dân và công nhân thông qua các hoạt động sinh hoạt thông thường;

14. Tác động tiêu cực đến cấp nước sinh hoạt và sản xuất, Các hoạt động thi công cống, đập, tràn xả lũ chủ yếu thực hiện vào mùa khô khi mực nước hồ thấp nhất và phải rút nước hồ để thi công các hạng mục dưới mực nước chết (+72m). Vào các thời điểm này sẽ không đảm bảo nước cấp cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân vùng hạ du và cho thành phố Phan Thiết. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã có biện pháp cấp nước bổ sung cho vùng dự án từ công trình Kênh tiếp nước 812-Châu Tá thuộc huyện Bắc Bình và huyện Hàm Thuận Bắc, đây là công trình tận dụng nguồn nước xả của Nhà máy Thủy điện Đại Ninh để bảo đảm sản xuất cho 8.500 ha đất nông nghiệp của 2 huyện trên. Đồng thời, bổ sung chống hạn cho khoảng 12.000 ha đất canh tác thuộc các xã phía Nam huyện Bắc Bình (Sông Bình, Sông Lũy, Tân Bình), các xã phía Bắc huyện Hàm Thuận Bắc (Thuận Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm) và khu tưới Sông Quao. Đồng thời đảm bảo cấp nước sinh hoạt, phục vụ chăn nuôi cho các địa phương dọc theo tuyến kênh và thành phố Phan Thiết (217.000 người). Do vậy, các hộ vùng hạ du vẫn đảo bảo sản xuất bình thường mà không bị ảnh hưởng do cắt nước thi công.

15. Tác động môi trường sinh học. Hoạt động đào, đắp đất, bạt đất, làm cho nước hồ chứa bị đục, chất lượng nước thay đổi do rò rỉ dầu mỡ, chất thải... làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống, mất chỗ đẻ trứng, làm chết cá con, giảm khả năng quang hợp của các loài tảo... Điều đó sẽ phá vỡ và làm biến đổi bất lợi môi trường sống của cá và các loài thủy sinh khác, gây ảnh hưởng đến đời sống hệ sinh thái thủy sinh. Việc chặt bỏ cây cối, thảm thực vật và xới đất bề mặt thường gây ra xói mòn đất. Tiếng ồn, độ rung từ các hoạt động đào xới, san lấp gây ảnh hưởng tới đời sống, tập tính sinh học và có thể di chuyển các loài động vật ra khỏi khu vực đang sinh sống. Việc xây dựng gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật hoang dã. Tác động này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái phân bố trên bể mặt đất. Bụi phát sinh từ hoạt động thi công và vận chuyển vật liệu xây dựng sẽ phủ lên cây cối gần công trường và dọc 2 tuyến đường vận chuyển từ mỏ đất đến công trường làm cản trở quá trình quang hợp của cây. Phạm vi cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 20m xung quanh công trường và 10m dọc tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên các tác động này là không lớn vì khi mưa xuống sẽ rửa trôi hết bụi bẩn bám trên lá cây. Mặt khác, thảm thưc vật trong vùng không có những cây trồng quý hiếm, có giá trị kinh tế. Những tác động này là tương đối rõ rệt nhưng có tính cục bộ và ngắn hạn nên mức độ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái ở mức thấp.

1.23.3Tác động lâu dài


Sau đây là các tác động tiêu cực lâu dài và các vấn đề liên quan:

1. Suy thoái đất do các hoạt động thi công: các hoạt động thi công có thể gây mất mỹ quan, đất bị biến dạng, suy thoái đất và ô nhiễm đất với nhiều loại chất thải làm đất không sử dụng được cho các mục đích sử dụng khác. Nhất là tại khu lán trại công nhân, bãi vật liệu, bãi rác... Trong khu vực bãi vật liệu, có khoảng 32ha đất được khai thác và tập kết trên bề mặt. Việc phục hồi sẽ được thực hiện, trong đó đất trên mặt sẽ được san bằng, trả lại đất cho người dân để tiếp tục sử dụng. Tại các bãi thải (bãi rác), mặt đất có thể được lấp đầy với các đống vật liệu có thể làm cho việc sử dụng đất tại đây không phù hợp với bất kỳ mục đích nào. Những tác động này được đánh giá là quan trọng và cần phải được giải quyết.

2. Sự gia tăng lâu dài do sử dụng thuốc trừ sâu. mặc dù không tăng diện tích tưới nhưng việc cung cấp nước ổn định sẽ tăng mùa vụ  dẫn đến tăng lượng sử dụng phân bón và thuốc BVTV bởi vì việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp trong nông nghiệp là phổ biến ở Việt Nam nói chung và trong vùng TDA nói riêng. Việc sử dụng và xử lý không hợp lý các hóa chất nông nghiệp có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe của nông dân. Tiểu dự án sẽ cần phải có kế hoạch quản lý dịch hại (IPM) cho nông dân để giảm các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hóa chất nông nghiệp trong các khu vực tưới được mở rộng của tiểu dự án.

3. Rủi ro về lũ lụt và vơ đập. Mặc dù nguy cơ vỡ đập sẽ giảm đáng kể và năng lực của đập để phòng chống lũ lụt được tăng cường, nguy cơ về thảm họa vẫn còn đáng kể vì mức độ tác động tiềm tàng ở hạ lưu. Gần 200.000 ha đất trồng trọt có nguy cơ bị ảnh hưởng ở hạ lưu. Nếu đập Sông Quao vỡ, số lượng người bị ảnh hưởng sẽ là vô cùng lớn. Hệ thống quản lý được nâng cấp sẽ là cần thiết cũng như một kế hoạch ứng cứu khẩn cấp sẽ cần phải được thiết lập. Vấn đề này cần được giải quyết như một phần của các hợp phần của DRSIP.

4. Vấn đề bồi lắng về lâu dài từ thượng nguồn: Do những sườn dốc của lưu vực và độ che phủ rừng đang suy giảm nhanh chóng, sự xói mòn và bồi lắng cả trong lưu vực Sông Quao và lưu vực Dan Sách là tương đối cao. Do đó, bồi lắng hồ chứa vẫn còn là một vấn đề trong dài hạn. Một chương trình phục hồi lưu vực phải có sự hợp tác với các cơ quan chức năng được đánh giá cao nếu kết hợp với hệ thống giám sát lắng tốt tại các hồ chứa.

1.23.4Những vấn đề khác


1. Tác động do nổ mìn thi công, trong giai đoạn đào móng thi công tràn số 2 phải đào đá bằng khoan nổ mìn, hoạt động nổ mìn sẽ gây những tác động tiêu cực như phát sinh bụi, tiếng ồn, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Đất, đá phát tán có thể gây tai nạn cho công nhân, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại động, thực vật số dưới hồ (vì vị trí xây dựng tràn số 2 nằm bên cạnh hồ Sông Quao).

2. Cần phảihệ thống thông tin phản hồi và giải quyết khiếu nại. Có thể sẽ có khiếu nại đối với việc thực hiện tiểu dự án, yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc các giải quyết không công bằng. Do vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại phải được thiết lập trước khi bắt đầu thi công và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi sau khi hoàn thành công trình một năm.

3. Khả năng tìm kiếm các hiện vật về khảo cổ. Các hoạt động đào cũng có thể gặp phải các hiện vật khảo cổ hoặc những hóa thạch.

4. Các hoạt động rà phá bom mìn. Cũng như nhiều vùng của đất nước, có khả năng gặp phải bom mìn còn tàn dư từ thời chiến tranh. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cần tiến hành rà phá bom mìn, nếu khu vực thi công được sử dụng, chưa được rà phá bom mìn.

5. Vấn đề về giới. Những lợi ích có thể phát sinh khác nhau giữa các nhóm giới tính. Tương tự như vậy, các tác động tiêu cực/chi phí có thể không công bằng phải chịu do một nhóm giới tính.


tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương