Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận công ty tnhh mtv khai thác cttl bình thuậN o0o



tải về 2.1 Mb.
trang11/32
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.1 Mb.
#17733
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32

1.16Hiện trạng môi trường không khí


Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trong vùng dự án tại 11 vị trí có thể bị ảnh hưởng bới các hoạt động thi công, vận chuyển vật liệu, mỏ khai thác đất, đá… (Bảng 5, phụ lục A5). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Độ rung; tiếng ồn; Bụi tổng số; CO; NOx; SO2.

Khu vực tiểu dự án không có nhà máy, khu công nghiệp hay hoạt động khai thác, mật độ giao thông trên các tuyến đường liên thôn, xã khá thấp nên chất lượng không khí trong vùng dự án còn khá tốt. Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm ở bảng 6, phụ lục A6, cho thấy chất lượng không khí và mức độ ồn nằm dưới ngưỡng cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT, các chỉ tiêu CO; NOx; SO2; bụi lơ lửng đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT.


1.17Hiện trạng môi trường đất


Đất đai trong vùng tiểu dự án bao gồm: đất phù sa; đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tự đá bazan; đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk); đất nâu vàng trên đá bazan; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa và đất thung lũng dốc tụ. Để đánh giá hiện trạng môi trường đất trong vùng dự án tại 28 vị trí lấy mẫu đất (Bảng 7, phụ lục A5) và 10 vị trí lấy mẫu bùn đáy (Bảng 8, phụ lục A5) có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động thi công của dự án hoặc bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi chế độ dòng chảy, vận chuyển bùn cát… Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH-H2O; pH-KCl; Mùn tổng số; N tổng số; P tổng số; K tổng số; N dễ tiêu; P dễ tiêu; K dễ tiêu; Thành phần cơ giới; Ca2+; Mg2+.

Kết quả phân tích đất ở bảng 9a, phụ lục A6 cho thấy, độ pH từ 4,29 đến 6,47, thuộc loại đất chua, TPCG thuộc loại đất thịt pha cát. Đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp: Hàm lượng mùn ở thấp đến trung bình, từ 0,61 đến 3,74%. Đạm tổng số ở mức nghèo đến trung bình (0,034- 0,109)%, lân tổng số có giá trị thấp nằm trong khoảng 0,010-0,044%, kali tổng số có hàm lượng ở mức trung bình đến khá (0,147 – 0,956%).

Kết quả phân tích bùn đáy ở bảng 9b, phụ lục A6 cho thấy: Bùn đáy trong khu vực dự án có độ chua cao (pHKCl = 4,89-5,92), TPCG chủ yếu là cát, bùn thô, hàm lượng mùn ở mức trung bình (1,32-2,64%), đạm tổng số ở mức nghèo đến trung bình (0,035-0,108%), lân tổng số ở mức nghèo (0,015-0,04%), kali dễ tiêu ở mức nghèo (0,189 – 0,225%) thuộc loại nghèo dinh dưỡng. Nhôm di động (0,136-0,165 mg Al/100g đất). Hàm lượng các kim loại nặng như Zn, Pb, Cu, As, Cd trong bùn đáy đều nằm trong giới hạn cho phép tối đa của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất).

1.18Môi trường sinh học


Trong vùng TDA, hầu hết diện tích là đồi núi, không sản xuất nông nghiệp. Các cây cối được trồng mới nên thân nhỏ thấp có độ cao < 5m giá trị không lớn. Lớp phủ thực vật tự nhiên chỉ có các loài thảm cỏ thấp hoặc các loại cây thân thảo ven đường và các nhóm cây bụi. Lớp phủ thực vật nghèo không có giá trị kinh tế. Trong vùng không có các loại động thực vật quí hiếm cần được bảo tồn.

Đặc điểm sinh thái của hồ Sông Quao: không có hoạt động du lịch. Hồ và tuyến xả lũ cũng không có nuôi trồng thủy sản. Chỉ có các loài cá, ốc bình thường, không có các loài quý hiếm, đặc hữu và bị đe dọa.







Hình 4.4: Thảm thực vật hạ lưu đập phụ hồ sông Quao

Hình 4.5: Thảm thực vật hạ lưu đập chính hồ sông Quao

1.19Điều kiện kinh tế - xã hội

1.19.1Đặc điểm chung


Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2014 của tỉnh Bình Thuận cho thấy, tổng sản phẩm của tỉnh tăng 8,75%, sản lượng lương thực đạt 778.237 tấn, sản lượng hải sản khai thác 188.800 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 400,037 triệu USD, tổng thu ngân sách nhà nước 7.100 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 3.975 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách tập trung là 661 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ. Hệ thống thuỷ lợi được trên toàn tỉnh đáp ứng cho tổng diện tích gieo trồng là 203.515ha, sản lượng lương thực thực hiện 778.237 tấn. Tổng thu ngân sách ước đạt 7.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn do nắng hạn cục bộ kéo dài, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích cây thanh long tiếp tục phát triển khá nhanh, trong khi thị trường tiêu thụ còn bấp bênh, còn phụ thuộc vào một thị trường. Tình hình vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lâm nghiệp vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng phá rừng ở các vùng giáp ranh, đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển còn khó khăn.

Tình hình kinh tế - xã hội của vùng tiểu dự án được đánh giá dựa trên cơ sở các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế – xã hội của 2 xã khảo sát và các kết quả khảo sát định lượng và định tính tại địa phương (Bảng 4.3).



Bảng 4.3: Tổng quan tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa bàn khảo sát năm 2014

Các kết quả

Hàm Trí

Thuận Hòa

Trẻ 6 tuổi vào lớp 1

100 %

100%

Trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo

100%

100%

Tỷ lệ phổ cập THCS

-

81,6%

Tỷ lệ hộ dân tham gia BHYT

-

71,0%

Tỷ lệ hộ dân tham gia BHYT tự nguyện

-

29,9%

Tỷ lệ hộ nghèo

3,65%

8,06%

Hộ sử dụng điện

99,1%

99,5%

Hộ sử dụng nước hợp vệ sinh

99,9%

100%

Hộ có hố xí hợp vệ sinh

99,62%

88,0%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, UBND xã Hàm Trí và xã Thuận Hòa

Nhìn chung, tình hình kinh tế – xã hội của hai xã được lựa chọn làm địa bàn khảo sát đều phát triển tốt và tương đối đồng đều. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Hàm Trí thấp hơn so với xã Thuận Hòa. Xã Hàm Trí cũng là xã đã đạt chuẩn “Nông thôn mới” vào năm 2014, trong khi xã Thuận Hòa mới đạt 14/19 tiêu chí, dự kiến đạt chuẩn vào năm 2020. Kết quả quan sát tại thực địa cũng cho thấy, xã Hàm Trí có vị trí, địa thế thuận lợi hơn, có được hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đây chính là những ưu thế vượt trội tạo điều kiện phát triển đối với xã Hàm Trí hơn so với xã Thuận Hòa.

Theo “Báo cáo tổng kết phong trào thi đua” các năm 2012, 2013 và 2014 của xã Thuận Hòa và “Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng” trong năm 2012, 2013, 2014 của xã Hàm Trí thì các chỉ tiêu phát triển hàng năm đều tốt hơn so với năm trước, trong đó bao gồm tất cả các tiêu chí như tỷ lệ hộ nghèo, giáo dục, y tế, vấn đề sử dụng điện, nước trong sinh hoạt và sản xuất. Đơn cử, tỷ lệ hộ nghèo xã Thuận Hòa năm 2012 là hơn 12%, năm 2014 còn 8,06% và mục tiêu phấn đấu năm 2015 là 6,05 %. Hàng năm, cả 2 xã đều xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất cho người dân cũng như các hoạt động phục vụ cho tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đây là những hoạt động có tác động sâu sắc tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương.

Khu vực xã Hàm Trí về cơ bản là không thiếu nước sản xuất và sinh hoạt do được cung cấp nước tưới từ hồ sông Quao, nhưng vào mùa mưa, do việc xả lũ tiềm ẩn nguy cơ ngập lụt tại một số khu vực hạ lưu gây ra những thiệt hại về tài sản, cản trở việc đi lại, tốn kém về chi phí vận chuyển hàng hóa đối với người dân tại khu vực này. Trong khi đó, tại thời điểm thực địa (tháng 3/2015), khu vực xã Thuận Hòa thiếu nước trầm trọng cho cả sinh hoạt lẫn sản xuất.


1.19.2Dân số


Tính đến năm 2014, xã Thuận Hòa và Hàm Trí có 3.629 hộ, với 15.178 người, trong đó, nam giới chiếm 51% và nữ giới chiếm 49%. Mật độ dân số trung bình trong khu vực là 109 người/km2. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 57,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,01%. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là 68,70%, công nghiệp 17,30% và dịch vụ là 14,00%. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm 2014 là 8% (giảm 4,0% so với năm 2012).

Số nhân khẩu bình quân hộ gia đình là 4,81 người. Trong đó, có 7,5% số hộ có từ 1 -2 người, 39,1% có từ 3 – 4 người, 49,6% có từ 5 – 8 người và 3,8% có từ 9 người trở lên. Tỷ lệ bình quân số người trong hộ thuộc nhóm nghèo nhất là 3,54%, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân chung, 60,0% só hộ nghèo nhất có từ 1 -2 người. Những hộ có số nhân khẩu bình quân cao thuộc hai nhóm khá giả nhất, trong đó, nhóm giàu nhất là 5,46 người và không có hộ nào thuộc nhóm này có từ 1- 2 người. Kết quả này phần nào khẳng định nguồn nhân lực là cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là ở khu vực nông thôn (Bảng 4.4).



Bảng 4.4: Đặc điểm nhân khẩu

Thông số

Nhân khẩu bình quân hộ

Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%)

1-2 người

3-4 người

5-8 người

9 người trở lên

Bình quân

4,81

7,5

39,1

49,6

3,8

Theo xã

Hàm Trí

4,93

8,2

35,6

52,1

4,1

Thuận Hòa

4,67

6,7

43,3

46,7

3,3

Theo dân tộc
















Kinh

4,65

9,8

39

48,8

2,4

Chăm

5,18

3,9

39,2

51

5,9

DTTS khác

4,77













Theo giới chủ hộ

+ Nam chủ hộ

4,83

6,2

39,8

49,6

4,4

+ Nữ chủ hộ

4,71

15

35

50

0

Theo nhóm thu nhập

Nhóm 1 (nghèo nhất)

3,54

60

26,9

9,1

0

Nhóm 2

4,81

20

21,2

19,7

20

Nhóm3

4,74

10

26,9

16,7

20

Nhóm 4

5,48

10

11,5

27,3

40

Nhóm 5 (giầu nhất)

5,46

0

13,5

27,3

20

Báo cáo Đánh giá tác động xã hội – TDA sửa chữa nâng cấp HCN Sông Quao

1.19.3Việc làm


Nông, lâm, ngư nghiệp là những nghề thu hút lao động trên địa bàn nhiều nhất, 45% số người tham gia vào công việc này. Các nghề khác đều chiếm tỷ lệ % không đáng kể: Công nhân 5,9%, cán bộ/công nhân viên nhà nước 4,3%, làm thuê 2,6%, buôn bán 1,6% và nội trợ 1,6%.

1.19.4Thu nhập và chất lượng cuộc sống các hộ gia đình


  • Tự đánh giá mức sống

Bảng 4.5: Tự đánh giá mức sống của gia đình

Khá giả

Trung bình

Có túng thiếu

Nghèo đói

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

16

12,0

87

65,4

22

16,5

8

6,0

Người dân tự đánh giá mức sống của gia đình không cao, chỉ có 12,0% cho rằng gia đình mình thuộc diện khá giả, 65,4% trung bình, 16,5% có túng thiếu và 6,0% nghèo đói. Tỷ lệ tự đánh giá mức nghèo đói ở xã Hàm Trí là 5,5% và xã Thuận Hòa là 6,7% - Tỷ lệ này đã có mức chênh lệch so với đánh giá của UBND xã năm 2014 (Hàm Trí: 3,65% hộ nghèo và Thuận Hòa 8,06%). Những hộ có nữ làm chủ hộ thì có mức sống thấp hơn so với những hộ có nam làm chủ hộ, tương tự như vậy, các hộ gia đình mà chủ hộ là người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai...) thì có mức sống thấp hơn so với các hộ người Kinh và người Chăm. Tỷ lệ hộ nghèo đói có nữ làm chủ hộ là 15.0% so với 4,4% nam làm chủ hộ; Và 23,2% chủ hộ người dân tộc khác so với 10,5% chủ hộ người Chăm và 1,2% chủ hộ người Kinh.

Về vấn đề lương thực của các hộ gia đình: 80,5% số hộ không thiếu lương thực, chỉ có 1,5% hộ thiếu trên 4 tháng trong 1 năm, 11,3% số hộ thiếu từ 1 đến 2 tháng (Hình 4.5).



Hình 4.6: Mức độ thiếu lương thực trong 12 tháng qua

Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ không thiếu lương thực của hai xã Hàm Trí và Thuận Hòa có sự chênh lệch khá đáng kể (84,9% và 75,0%), số hộ thiếu từ 1 đến 2 tháng của Hàm Trí và Thuận Hòa lần lượt là 8,2% và 15,0%, điều này cũng phù hợp với quan sát của nhóm tư vấn về tình hình lương thực cũng như báo cáo tình hình kinh tế xã hội của hai xã. Tình trạng thiếu lương thực cũng có sự khác biệt rõ rệt khi tương quan giới tính và dân tộc của chủ hộ. Tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ rơi vào tình trạng thiếu lương thực cao hơn so với nam giới làm chủ hộ (5,0% so với 0,9% thiếu trên 4 tháng; 25,0% so với 3,5% thiếu từ 3 đến 4 tháng;). Chỉ có 50,0% số hộ phụ nữ làm chủ đủ ăn (không thiếu lương thực), con số này ở nhóm nam chủ hộ là 85,8%. Tương tự như vậy với các nhóm dân tộc của chủ hộ, không có hộ người Kinh nào thiếu lương thực trên 4 tháng, trong khi tỷ lệ đó đối với các hộ người Chăm và người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) lần lượt là 2,6% và 7,7%. Đặc biệt, chỉ có 38,5% (hơn 1/3) số hộ người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) đủ ăn, gần 2/3 còn lại đều thiếu lương thực từ 1 đến trên 4 tháng.

Như vậy, giới tính và dân tộc của chủ hộ có ảnh hưởng nhất định tới tình trạng lương thực của các gia đình. Tình trạng lương thực của các gia đình phản ánh phần nào kết quả phát triển kinh tế, vì từ kết quả đánh giá, có thể thấy vấn đề cần quan tâm chính là việc tiếp cận các chương trình hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình của địa phương, ví dụ tiếp cận các thông tin kinh tế, các kiến thức phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp cận vốn vay hay là nguồn lực về đất đai đối với các nhóm người dân trên địa bàn. Ở đây, cần lưu ý đến đặc điểm mối quan hệ gia đình của các nhóm dân cư tại địa bàn: Những hộ gia đình người Kinh theo chế độ phụ hệ và thông thường nam giới sẽ giữ vai trò làm chủ hộ, trong khi gia đình người Chăm, người Ra-giai và người Cơ Ho theo chế độ mẫu hệ và phụ nữ giữ vai trò chủ hộ. Việc tham gia các hoạt động cộng đồng như họp dân nghe phổ biến các thông tin, kiến thức thường được giao cho nam giới đảm nhiệm, trong khi đó phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số lại không thực sự “mạnh dạn” trong việc tham gia các hoạt động này, và điều này ít nhiều hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin của họ trong đó có thông tin kinh tế cũng như cơ hội được tiếp cận các kiến thức trong phát triển kinh tế. Về tiếp cận vốn vay, không có quá nhiều sự khác biệt về cơ hội, tất cả những người được tham vấn đều có chung ý kiến là việc vay vốn đầu tư là dựa trên thỏa thuận của cả hai vợ chồng, tuy nhiên người chủ hộ vẫn nắm quyền quyết định cao hơn. Về đất đai và các nguồn lực khác, theo chính sách về đất đai thì các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn đều được cấp 1 ha đất nông nghiệp để sản xuất, các hộ nghèo được cấp tiền mua 1 con bò trị giá 7 triệu về chăn nuôi (chương trình 135), bên cạnh đó, địa phương đã thực hiện tương đối tốt Luật đất đai năm 2003 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên vợ và tên chồng, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả hai giới trong việc tiếp cận nguồn lực đất đai.



  • Các hoạt động tạo ra thu nhập của các hộ dân tương đối đa dạng bao gồm:

Nông nghiệp, buôn bán/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tiền lương/tiền công, tiết kiệm/cho/biếu, tiền hỗ trợ gia đình chính sách. Biên độ dao động của tổng thu nhập trung bình hàng năm của các hộ gia đình khá lớn (từ 520 triệu đồng cho đến 9 triệu đồng). Tư vấn đã chia ra thành 5 nhóm thu nhập, bao gồm: Nhóm 1: dưới 41 triệu; nhóm 2: từ 41 đến 76 triệu; nhóm 3: từ 76 triệu đến 107 triệu; nhóm 4 từ 107 triệu đến 178 triệu; và nhóm 5 là trên 178 triệu. Phần lớn các hộ gia đình đều phát triển kinh tế nhờ vào sản xuất nông nghiệp, ngay cả những hộ gia đình buôn bán/kinhdoanh/dịch vụ hay làm công ăn lương cũng hướng tới việc phát triển nông nghiệp bằng cách mua thêm đất đai, hoặc đầu tư vào cây ăn quả khi có đủ điều kiện về tài chính. Người dân rất quan tâm đến việc phát triển cây thanh long và coi đây là loại cây giúp họ thoát nghèo, tuy nhiên để có được 1 hecta thanh long cần phải đầu tư khoảng 70 đến 80 triệu đồng, ngoài ra cần cung cấp nước đầy đủ và các hoạt động chăm sóc khác. Đối với các nhóm hộ dân ở xã Hàm Trí, việc lựa chọn cơ hội đầu tư tương đối dễ dàng hơn so với xã Thuận Hòa vì nguồn nước tưới dồi dào hơn, mặc dầu họ vẫn có mối lo lắng về những khó khăn xảy đến trong thời gian xả lũ. Điều này phản ánh tính cấp thiết của việc cải tạo hệ thống tưới tại địa bàn.

Tương quan giữa các nhóm thu nhập với địa bàn, tỷ lệ số hộ có thu nhập dưới 41 triệu ở xã Hàm Trí là 12,3% và xã Thuận Hòa là 28,3%. 45% số hộ do nữ giới làm chủ có thu nhập trung bình trong 1 năm dưới 41 triệu, trong khi đó chỉ có 15% hộ do nam giới làm chủ thuộc nhóm này. Về kết quả tương quan giữa hai xã, có thể nhận thấy một trong những nguyên nhân chính là khó khăn về nước tưới. Nếu coi đây là những hộ có ít cơ hội nhất để đầu tư phát triển kinh tế hộ thì có thể dễ dàng nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nước tưới, vốn – khả năng thoát nghèo – tăng vốn đầu tư – cơ hội phát triển. Một cán bộ địa phương của xã Thuận Hòa đã chia sẻ với tư vấn: “Diện tích đất của xã Thuận Hòa không thiếu, ít ra là vào thời điểm này, tuy nhiên, nước là một vấn đề khó khăn, chính vì thế, người dân rất khó trong việc trồng trọt hay chăn nuôi, mà đã không đủ ăn thì không thể nói gì đến việc phát triển hay làm giàu”.


1.19.5Thay đổi về điều kiện sống


Nếu như phần lớn những người tham gia khảo sát đều đánh giá tốt về sự phát triển của địa phương trong vòng 3 năm trở lại đây thì chỉ có hơn một nửa cho rằng hộ gia đình họ có điều kiện sống tốt hơn so với cách đây 3 năm, 35,3% không thay đổi và 7,5% có điều kiện sống kém đi.

Tỷ lệ số hộ dân có đời sống tốt hơn ở cả hai xã là tương đương. Tuy nhiên, số hộ có đời sống không thay đổi tại xã Thuận Hòa lại cao hơn so với Hàm Trí (38,3% và 32,9%) và số hộ có đời sống kém đi tại xã Thuận Hòa lại thấp hơn so với Hàm Trí (5,0% và 9,6%).

Phần lớn các hộ do nam giới làm chủ hộ đều có điều kiện sống tốt hơn (60,2%), trong khi chỉ có 40% số hộ do phụ nữ làm chủ lại có điều kiện sống tốt hơn, và tỷ lệ số hộ có điều kiện sống kém đi là 7,1% nam giới so với 10,0% nữ giới. Và theo như phân tích ở trên thì những hộ có nam giới làm chủ thì có đời sống kinh tế tốt hơn so với những hộ có nữ giới làm chủ. Như vậy, phải chăng cần một sự hỗ trợ tập trung hơn cho những hộ có phụ nữ làm chủ để họ có thêm cơ hội phát triển kinh tế gia đình hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

68,3% số hộ người Kinh có điều kiện sống tốt hơn, trong khi đó ở các hộ dân tộc thiểu số thì tỷ lệ này không khác nhau lắm (39,5% hộ người Chăm và 38,5% hộ người dân tộc khác). Rất ít hộ người Kinh có điều kiện sống kém đi (4,9%) và có 13,2% số hộ người Chăm có điều kiện sống kém đi. Số liệu này phần nào khẳng định các kết quả tham vấn trực tiếp với các nhóm hộ, những hộ gia đình người Kinh “dường như” có kế hoạch chi tiêu và có tư duy hướng tới đầu tư phát triển đời sống kinh tế, làm giàu hơn so với các hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Mặc dầu vậy, cũng là điều đáng mừng khi các hộ thuộc các nhóm dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai), mặc dù không phát triển tốt như các hộ người Kinh nhưng tỷ lệ số hộ có điều kiện sống kém đi cũng không quá cao (7,7%) và gần tương đương với mức chung của địa phương (7,5%).


1.19.6Giáo dục


Bảng 4.6: Trình độ học vấn của những người trong hộ gia đình

Trình độ học vấn

Tỷ lệ %

Mù chữ

10,8

Chưa đi học

8,3

Tiểu học

38,8

THCS

21,8

THPT

13,5

Trung cấp/dạy nghề

1,1

Cao đẳng/đại học

4,9

Trình độ học vấn ở cấp tiểu học và THCS chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm trình độ học vấn khác (38,8% và 21,8%). Hiện tượng trẻ bỏ học trên địa bàn không cao (tỷ lệ 18,0%). Cả hai xã đều đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và 100% trẻ 5 tuổi được đến trường mầm non. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến giáo dục có thể tổng kết như sau:

  • Hệ thống trường học ở xã Hàm Trí tốt hơn so với xã Thuận Hòa do một phần kinh phí có được do một dự án phi chính phủ tài trợ;

  • Tất cả các hộ gia đình người dân tộc thiểu số đều được hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ đi học, nhưng số trẻ bỏ học vẫn rơi vào các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo mà ở đây là nhóm hộ người Cơ Ho và Ra-giai.

  • Việc phổ cập tiểu học cũng mới được thực hiện đối với nhóm trẻ sinh từ năm 2005 trở lại, do vậy tình trạng trẻ sinh từ 2004 trở về trước thất học, mù chữ vẫn xảy ra.

  • Trẻ em trai bỏ học nhiều hơn trẻ em gái mà nguyên nhân chủ yếu chính là mải chơi, bị thu hút bởi các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội như hàng quán, trò chơi điện tử...

1.19.7Đất đai


Tổng diện tích đất sản xuất của các hộ gia đình: Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, tổng diện tích đất sản xuất của xã Hàm Trí là 3223.8 ha và của xã Thuận Hòa là 3196.7 ha. Trên 93% hộ gia đình có đất sản xuất tại địa phương với chứng chận quyền sử dụng đất (LURC) và người đại diện. Chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất, cũng xác nhận khả năng để tiếp cận các nguồn tài nguyên như đất và các nguồn tài nguyên khác mà chứng nhận được đề cập đến như là một điều kiện ( ví dụ: nguồn tài chính). Các tham vấn về nội dung: “ Ai là người đại diện của Chứng nhận quyền sử dụng đất?” đã chỉ ra rằng các hộ gia đình có những thỏa thuận về vấn đề này, bất kể là người Kinh hay người dân tộc thiểu số. Ngoài ra, việc mua, bán, thuế chấp phải được ký bởi cả hai vợ chồng. Qua đó, có thể khẳng định sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân các xã, hàng năm, các xã đã nộp lên huyện kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân địa phương ( bao gồm cả đất ở và đất sản xuất). Do đó, tỉ lệ thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không cao: 16.5% đối với đất ở và 6,8% đối với đất sản xuất



Hình 4.7: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tỷ lệ có/không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của hộ có chủ hộ là nam hay nữ cũng tương đương nhau. Nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm gia đình người dân tộc khác với nhóm người Kinh và người Chăm. 46,2% số hộ dân tộc khác không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở so với 18,4% người Chăm và 11,0% người Kinh. Đây cũng là nhóm có điều kiện sống và điều kiện phát triển kinh tế kém hơn so với hai nhóm còn lại. Vậy, việc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho nhóm này gặp khó khăn trong phát triển kinh tế.


1.19.8Sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ y tế


Trong vòng 1 năm có hơn 2/3 số người được hỏi cho rằng họ có ốm đau, những vấn đề sức khỏe thường gặp bao gồm (Bảng 4.7):

Bảng 4.7: Tình trạng bệnh tật



Vấn đề sức khỏe

Tình trạng (%)

Có

Không

Cảm cúm

49,0

51,1

Bệnh hô hấp

12,2

87,8

Sốt rét

-

100,0

Bệnh tả/lỵ

2,0

98,0

Viêm gan

2,0

98,0

Nhiễm chất độc/ngộ độc

-

100,0

Tai nạn/thương tích

4,1

95,9

Bảo hiểm y tế: 83,5% số người tham gia trả lời có tham gia BHYT, 15,8% không có BHYT. Số hộ gia đình người Kinh có BHYT chiếm 87,8%, số hộ người Chăm là 76,3% và người dân tộc khác là 76,9%. Theo luật BHYT thì người dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn về kinh tế xã hội nằm trong diện được nhà hỗ trợ cho hưởng BHYT. Như vậy tỷ lệ trên 70% số hộ người dân tộc thiểu số tại địa bàn có BHYT là còn thấy và còn có nhiều đối tượng bị bỏ sót.

Địa chỉ khám bệnh: Các cơ sở y tế khám chữa bệnh nhà nước là nơi lựa chọn của người dân trên địa bàn, việc tự chữa bệnh bằng các loại lá chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và không có tình trạng để tự khỏi bệnh mà không chữa, thực trạng thể hiện sự tin cậy của người dân đối với các cơ sở y tế công lập, mặt khác việc có bảo hiểm y tế cũng là một lý do thu hút người dân đến với các cơ sở y tế công lập.

Bảng 4.8: Nơi khám bệnh

Nơi khám

Thực trạng (%)

Có

Không

Trạm y tế xã

30,6

69,4

Phòng khám liên xã

-

100,0

Bệnh viện huyện

42,9

57,1

Bệnh viện tỉnh

32,7

67,3

Bệnh viện trung ương

4,1

95,9

Cơ sở y tế tư nhân xã

4,1

95,9

Tự mua thuốc tại hiệu thuốc

24,5

75,5

Chữa bệnh bằng thuốc đông y

-

100,0

Tự chữa tại nhà bằng các loại lá truyền thống

6,1

93,9

Không chữa/tự khỏi

-

100,0

Những yếu tố làm suy giảm sức khỏe của người dân bao gồm: Rau quả/thực phẩm không an toàn 48,3%; Nguồn nước ăn uống bị ô nhiễm 37,9% ; Và môi trường bị ô nhiễm 29,3%.

1.19.9Điều kiện nhà ở, vệ sinh


Nhà ở được coi như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá về mức sống của người dân. Nhà ở cũng là một trong những tiêu chí hướng tới mục tiêu “Nông thôn mới” của các địa phương, theo “Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2014. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2015” của xã Thuận Hòa thì xã đã có 87,7% nhà đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng và không còn nhà tạm bợ, dột nát.

Theo kết quả khảo sát: 96,2% số hộ sinh sống trong loại hình nhà ở bán kiên cố; 3,0% số hộ ở nhà gỗ, lợp lá và chỉ có 0,8% số hộ ở nhà kiên cố (Hình 4.8).




Hình 4.8: Loại nhà đang ở

Mặc dầu trong báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của xã Hàm Trí không nêu lên tỷ lệ số hộ có nhà ở đạt chuẩn nhưng theo như số liệu định lượng thu thập tại địa bàn thì Hàm Trí không có nhà gỗ, lợp lá, Thuận Hòa có 6,7% số hộ gia đình đang ở nhà loại này. Tỷ lệ nhà bán kiên cố của xã Hàm Trí là 98,6% và Thuận Hòa là 93,3%.

Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng thì nhà ở đạt chuẩn phải đảm bảo đủ công trình hạ tầng như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, tuy nhiên khu 29 thuộc thôn Dân Hiệp xã Thuận Hòa là nơi cư trú của các hộ gia đình người Cơ Ho là khu vực chịu hạn nặng nề vào mùa khô thì toàn bộ khu vực này người dân sống trong điều kiện thiếu thốn nước sạch sinh hoạt, không có nhà vệ sinh, sinh hoạt tạm bợ. Người dân ở đây cho biết, họ thường đi xa (sang khu 34) để lấy nước ăn/uống và đi ra một giếng đào gần hơn một chút để lấy nước tắm/giặt. Trong các gia đình có nam giới thì nam giới sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc gánh nước về cho gia đình dùng, còn những gia đình phụ nữ đơn thân thì đây là một khó khăn lớn đối với họ vì việc gánh nước trên một quãng đường xa là một công việc tương đối nặng nhọc. Trong khi đó những thiếu thốn về nước và vệ sinh môi trường lại gây ra những tác động tiêu cực với trẻ em và phụ nữ nhiều hơn so với nam giới bởi đặc điểm sinh học của họ. Việc thiếu nước trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.


Hình 4.9: Nhà của người dân tộc Cơ Ho khu 29 xã Thuận Hòa

1.19.10Cung cấp nước


Sử dụng nước. Trong vùng tiểu dự án, nước được sử dụng cho các hoạt động hàng ngày như nước uống, tắm giặt chủ yếu là từ giếng khoan/ giếng đào và nguồn nước sạch của nhà nước, nước cho sản xuất được lấy từ các hồ chứa và hệ thống thủy lợi. Thiếu nước và những khó khăn về nước tập trung chủ yếu tại xã Thuận Hòa, khi họ không tiếp cận được hệ thống thủy lợi của hồ chứa nước Sông Quao. Người dân trong xã Thuận Hòa sử dụng nước để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất đều từ giếng khoan/ giếng đào (93,2% cho ăn uống, 91,7% cho tắm giặt và 93,2% cho sản xuất). Nguồn cung cấp nước sinh hoạt được lấy từ kênh 812 – Châu Tá ( huyện Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình), đây là công trình sử dụng nước được xả từ Thủy điện Đại Ninh. Vì vậy, người dân trong vùng dự án được cung cấp đủ nước cho sử dụng sinh hoạt trong giai đoạn thi công.

Sử dụng nguồn tài nguyên nước thì tương đối đa dạng; tuy nhiên việc sử dụng nước cho vận hành công trình là chủ yếu. Nước sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày được lấy từ giếng khoan/ giếng đào và từ nhà máy nước; nước sử dụng cho sản xuất được lấy từ hồ và hệ thống thủy lợi. Hơn thế nữa, Bình Thuận nằm trong khu vực khô hạn nhất của Việt Nam để đào/ khoan giếng lấy nước và có nhiều vấn đề kèm theo; người dân ở đây nói rằng “ Khoan thăm dò nước được thực hiện rất nhiều, nhưng kết quả thì không được như mong đợi vì nước đã cạn hoặc không có nước”

Những khó khăn, thiếu thốn về nước tập trung nhiều hơn ở xã Thuận Hòa, khi họ chưa có được cơ hội tiếp cận với hệ thống thủy lợi hồ sông Quao. Người dân xã Thuận Hòa sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất đều từ nguồn nước giếng khoan/đào (ăn uống: 93,2%; tắm giặt: 91,7%; và sản xuất 93,2%), những lúc quá khó khăn họ phải mua nước sinh hoạt từ các xe bồn, một gia đình có 4 người mua hết 150.000 đồng tiền nước thì đủ dùng cho sinh hoạt trong vòng 3 ngày



Hình 4.10: Tình hình sử dụng nước của 2 xã BAH bởi TDA

1.19.11Dân tộc thiểu số


Hai xã Hàm Trí và Thuận Hòa là nơi sinh sống của 6 nhóm dân tộc, bao gồm: người Kinh, Chăm, Cơ Ho, Ra-giai, Gia Rai và Tày. Tỉ lệ người dân tộc thiểu số tại hai xã này chiếm 18,2% (xã Thuận Hòa) và 20,5% (xã Hàm Trí) trong tổng số dân trong khu vực (Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hàm Thuận Bắc năm 2014). Trong tổng số 6 nhóm dân tộc trên, người người Cơ Ho, Ra-giai và Chăm là những nhóm dân tộc sinh sống lâu đời trên địa bàn hai xã Thuận Hòa và xã Hàm Trí. Kết quả khảo sát thiệt hại cho thấy, không có hộ DTTS nào bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất cũng như không có nhóm cộng đồng DTTS nào bị những tác động bất lợi do việc thực hiện dự án. Kết quả tham vấn các nhóm Chăm, Cơ Ho và Ra-giai cho thấy, họ đồng ý với việc triển khai dự án và họ nhận thức được dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế tại địa phương. Nguồn thu của đa phần các hộ DTTS phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà họ đang gặp nhiều vấn đề khó khăn về nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Họ cho rằng, hồ chứa nước sông Quao được sửa chữa và nâng cấp sẽ giúp có thêm nguồn nước phục vụ sản xuất, qua đó giúp tăng kinh tế hộ gia đình. Họ cũng cho rằng, việc triển khai dự án có thể gây ra những tác động bất lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản của một số hộ tại sông Quao và nguồn nước ở đập Đại Ninh trong thời gian thi công . Tuy nhiên, người dân cho rằng những tác động này không làm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và hộ gia đình.

Có 1025 hộ gia đình được hưởng lợi trong khu vực tiểu dự án. Các hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ như trong Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đã được xây dựng cho tiểu dự án này (tham khảo EMDP cho tiểu dự án để biết thêm chi tiết)


1.19.12Đặc điểm về giới trong khu vực tiểu dự án


Vấn đề giới trên địa bàn đã được cải thiện từ khi có Luật Bình đẳng giới, đơn cử như ở các xã hầu như không xảy ra các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng, phụ nữ đã tham gia nhiều hơn trong giải quyết các vấn đề gia đình cũng như tham gia các hoạt động xã hội, không có phân biệt giới trong giáo dục và y tế...Cũng cần lưu ý rằng địa bàn dự án, mà cụ thể là 2 xã được lựa chọn cho khảo sát là nơi sinh sống của người Kinh, Chăm, Cơ Ho và người Ra-giai, trong đó chỉ có dân tộc Kinh là theo chế độ phụ hệ, các dân tộc khác đều theo chế độ mẫu hệ, điều này có những ảnh hưởng nhất định tới vấn đề giới trên địa bàn. Để chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng hợp về tình hình cán bộ là công chức của hai xã để phân tích vấn đề giới trong quá trình ra các quyết định của địa phương và các kết quả nghiên cứu định lượng và định tính khác để tiến hành phân tích các vấn đề giới trên địa bàn.

Giới trong vấn đề tham chính

Giới trong vấn đề tham chính được đánh giá dựa trên các bảng tổng hợp tình hình cán bộ công chức, chuyên trách và không chuyên trách của các xã trên địa bàn dự án. Do các số liệu thu thập không thật sự đầy đủ nên tư vấn chỉ phân tích dựa trên bản thu thập số liệu thống kê của xã Hàm Trí.

Nhìn chung, tỷ lệ nữ tham gia hệ thống cán bộ/công chức/chuyên trách/không chuyên trách tương đối cao: 2/11 chuyên trách; 8/14 công chức; và 11/23 cán bộ không chuyên trách. Phần lớn đã qua đào tạo từ trình độ trung cấp đến đại học.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng phân công nhiệm vụ có thể thấy như sau: Trong 2 cán bộ nữ chuyên trách thì 1 người là Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã, 1 là Chủ tịch HPN xã. Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và Phó chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế đều là nam giới. 8 nữ cán bộ công chức thì 3 người làm ở bộ phận văn phòng, 2 kế toán, 2 phụ trách tư pháp/hộ tích và 1 cán bộ văn xã. Trong 3 công chức địa chính địa phương không có cán bộ nữ nào. Như vậy, mặc dù tỷ lệ nữ tham gia vào hệ thống chính quyền cấp xã không hề thấp, nhưng phụ nữ không có được các vị trí có thể ra quyết định cả về kinh tế và chính trị của địa phương.

Bên cạnh đó, những người tham gia vào các vị trí có quyền ra quyết định tại địa phương đều là người Kinh (Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và 2 Phó chủ tịch UBND xã).

Nhìn chung, các cán bộ chính quyền địa phương (cả phụ nữ và nam giới), những người tham gia các đoàn thể chính trị, xã hội và người dân đều cho rằng, hiện nay tình hình phụ nữ tham chính đã được cải thiện hơn. Tuy nhiên theo phân tích những số liệu trên, có thể thấy rằng, những cải thiện trong thời gian qua chỉ là về mặt số lượng còn thực chất, phụ nữ vẫn giữ vị thế thấp hơn nam giới ở các vị trí quan trọng mang tính quyết định tại địa phương và việc này ảnh hưởng tới sự tham gia trong quá trình ra quyết định cũng như cơ hội hưởng lợi của phụ nữ của địa phương. Vấn đề này cần được đưa vào các nội dung truyền thông trong kế hoạch hành động giới nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong tham chính.



Sự tham gia vào các hoạt động trong gia đình và cộng đồng

Có thể thấy rõ sự phân công lao động theo giới tại địa bàn dự án. Mặc dầu tất cả các hoạt động đều có sự tham gia của các phụ nữ và nam giới, nhưng có những hoạt động mà chủ yếu là nam giới tham gia (Trồng rừng 61,7%; khai thác lâm sản 81,3%; nuôi trồng thủy sản 57,1%), và những hoạt động này hoàn toàn vắng bóng phụ nữ, bênh cạnh đó những hoạt động chăm sóc, nội trợ lại do phụ nữ tham gia là chủ yếu và hầu như không có nam giới tham gia (chăm sóc con cái 56,5%; quét dọn nhà cửa 59,4%; nấu nướng 60,9%). Việc phần công lao động ở địa bàn không có gì khác biệt với những nghiên cứu, phân tích về phân công lao động theo giới hiện nay ở Việt Nam: Phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và chăm sóc trong khi nam giới chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất.

Các hoạt động cộng đồng như họp cộng đồng, tập huấn về sản xuất và sinh hoạt các tổ chức chính trị, tỷ lệ tham gia của cả hai vợ chồng đều xấp xỉ 50%, còn lại tỷ lệ tham gia của nam giới cũng cao hơn so với phụ nữ (họp cộng đồng 39,1; tập huấn về sản xuất 45,5%; và sinh hoạt các tổ chức chính trị 43,6%). Như vậy, nam giới đang chiếm vai trò chủ đạo trong tham gia các hoạt động cộng đồng. Và điều này phản ánh sự hạn chế đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các thông tin, kiến thức trong đó bao gồm những thông tin, kiến thức về hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Có sự liên quan giữa các nhóm hoạt động trong phân công lao động theo giới như sau: Khi phụ nữ phải dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động chăm sóc và tái sản xuất thì họ sẽ không còn thời gian cho sản xuất và hoạt động cộng đồng, hơn nữa, việc hạn chế về kiến thức và thông tin do thiếu thời gian tham gia hoạt động cộng đồng khiến cho họ khó có thể tham gia vào hoạt động sản xuất. Trong khi đó, chỉ có các hoạt động sản xuất mới tạo ra thu nhập và được mặc định rằng đó là hoạt động quan trọng hơn. Rõ ràng, bất bình đẳng đang diễn ra trên địa bàn ngay trong việc phân công lao động theo giới. Đối với những vấn đề liên quan đến các hoạt động dự án như tham vấn với người dân, tổ chức công khai thông tin, các hoạt động kiểm đếm, đền bù….bất bình đẳng sẽ khiến cho phụ nữ thiệt thòi hơn khi không có cơ hội tham gia.

Phụ nữ không tạo ra thu nhập, thiếu kiến thức, thiếu thông tin do vậy họ bị hạn chế trong việc tham gia vào việc ra các quyết định trong gia đình. Kết quả khảo sát đã minh chứng cho điều này và có thể nói nó là một hệ quả hiển nhiên của bất bình đẳng giới trong phân công lao động. Mặc dầu, tỷ lệ phụ nữ và nam giới cùng tham gia quyết định các vấn đề trong gia đình đều trên 60,0% (quyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình 69,2%; quyết định việc học tập/chọn nghề của con cái 79,5; quyết định đầu tư hoạt động sản xuất 65,4%), nhưng tỷ lệ nam giới quyết định các công việc trong gia đình vẫn cao hơn so với phụ nữ, đơn cử như việc đầu tư vào sản xuất có tới gần 1/3 (27,1%) nam giới quyết định, trong khi chỉ có 7,5% là phụ nữ.

Nữ chủ hộ và vấn đề giới trong gia đình

Những gia đình phụ nữ đứng tên chủ hộ thì có sự tham gia bình đẳng giữa vợ và chồng trong các hoạt động chăm sóc và sản xuất, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cuộc họp cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội cao hơn nam giới (họp cộng đồng 35,0% nữ giới so với 5,0% nam giới; tham gia các tổ chức chính trị xã hội 30,0% nữ giới so với 15,0% nam giới), trong trường hợp này, phụ nữ lại có cơ hội tiếp cận thông tin hơn so với nam giới. Trong quá trình tham vấn, tư vấn có đặt vấn đề về việc các giấy mời họp cộng đồng thảo luận về các vấn đề liên quan đến đất đai, dự án hay các hoạt động sản xuất thì được trả lời rằng, thường sẽ mời chủ hộ - phải chăng đây chính là lý do dẫn đến việc ai là chủ hộ thì sẽ có nhiều hơn các cơ hội tiếp cận thông tin.

Phụ nữ làm chủ hộ cũng đóng vai trò quyết định chính trong gia đình nhiều hơn so với nam giới. Về quyết định chi tiêu lớn trong gia đình phụ nữ làm chủ hộ, có 70% do hai vợ chồng quyết định và 30% là do vợ quyết định, nam giới không tham gia quyết định trong vấn đề này. Về vấn đề chọn nghề, tỷ lệ phụ nữ quyết định so với nam giới là 30,0% và 10,0%; Phụ nữ quyết định đầu tư sản xuất chiếm 35,0% so với 10,0% nam giới.

Vấn đề bất bình đẳng về giới giữa các nhóm dân tộc cũng khác nhau

Trong đó nhóm người Kinh và người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…)bình đẳng hơn so với nhóm người Chăm trong các hoạt động sản xuất và chăm sóc. Trong nhóm hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…), phụ nữ và nam giới chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động chăm sóc, sản xuất và cộng đồng cao hơn so với nhóm hộ người Kinh và người Chăm. Đơn cử như trong hoạt động trồng rừng, tỷ lệ tham gia của các nhóm hộ lần lượt là: Hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) 62,5%, hộ người Kinh 37,9% và hộ người Chăm 32,1%. Đây là một hoạt động mà hoặc là hai vợ chồng cùng tham gia hoặc là một mình nam giới thực hiện, không có nữ giới thực hiện đơn lẻ, nhưng có tới gần 2/3 số hộ người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) có cả nam giới và phụ nữ tham gia, điều này khẳng định sự chia sẻ công việc khá đồng đều giữa những người khác giới trong gia đình người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…). Hoạt động chăm sóc con cái, tỷ lệ lần lượt là: 46,2%; 48,1%; và 32,4%, mặc dầu trong hoạt động này, phụ nữ ở tất cả các nhóm dân tộc đều phải là người đảm nhiệm chính, tuy nhiên tỷ lệ này cũng cho thấy các hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) và hộ người Kinh có sự chia sẻ nhiều hơn so với hộ người dân tộc Chăm. Về tham gia các hoạt động cộng đồng, nhóm hộ người dân tộc Kinh tỷ lệ cùng tham gia cao hơn so với nhóm hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) và nhóm hộ người Chăm, ở nhóm hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng cao hơn nam giới, trong khi đó, hai nhóm còn lại, tỷ lệ nam giới tham gia cao hơn nữ giới. Đơn cử trong họp cộng đồng: Tỷ lệ hai người cùng tham gia của các nhóm dân tộc Kinh, Chăm và dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) là: 54,9%, 50,0% và 46,2%; Tỷ lệ phụ nữ tham gia họp là: 3,7%, 7,9% và 38,5%; Tỷ lệ nam giới tham gia họp là: 41,5%, 42,1% và 15,4%. Trong việc ra quyết định, các cặp vợ chồng người Kinh và người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) cùng tham gia cao hơn so với hộ người Chăm, ví dụ: Quyết định các khoản chi lớn trong gia đình (Người Kinh 74,4%, người Chăm 55,3% và người dân tộc khác 76,9%).

Như vậy, mặc dầu đặc điểm về mối quan hệ gia đình giữa nhóm người dân tộc khác (ví dụ người Cơ Ho, Ra-giai tương đối giống người Chăm đều là chế độ phụ hệ nhưng các vấn đề về giới lại không giống nhau và cho dù là chế độ mẫu hệ nhưng phụ nữ dân tộc Chăm vẫn chịu thiệt thòi hơn so với các nhóm dân tộc khác.



tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương