Ñy ban nhn dn tØnh b¾c giang së t­ ph¸p


III. Các văn bản kèm theo Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ



tải về 7.78 Mb.
trang54/69
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích7.78 Mb.
#19188
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   69

III. Các văn bản kèm theo Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ:

- Hợp đồng bằng tiếng Việt □, số lượng bản:……

- Hợp đồng bằng tiếng (nước ngoài).... □, số lượng bản:…...

- Các văn bản khác:

+ Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ,….) của các bên tham gia hợp đồng. □

+ Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia hợp đồng □

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước) □

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ) □

Chúng tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TM. CÁC BÊN

BÊN NHẬN

(chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)

đối với chuyển giao công nghệ trong nước hoặc

chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

hoặc

BÊN GIAO

(chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)

đối với chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài


Lưu ý: Đối với ô trống □, nếu có (hoặc đúng) thì đánh dấu X vào trong ô trống.

Phụ lục 12


UBND TỈNH BẮC GIANG

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Bắc Giang, ngày .... tháng .... năm ....



GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

Căn cứ đơn đề nghị đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ đề ngày …. tháng…. năm …. và hồ sơ Hợp đồng chuyển giao công nghệ của (tên tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ), nộp ngày … tháng …. năm ……,


CHỨNG NHẬN

Hợp đồng: …………………………………………………………...........



(Tên hợp đồng, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tên và ký mã hiệu sản phẩm,…).

Ký ngày: …….. tháng ……… năm ………...

Bản gốc (hoặc bản sao) bằng tiếng Việt Nam gồm: …….. trang , trong đó có các Phụ lục số...

Bên giao

Tên: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ........................................................................................................

Bên nhận

Tên: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ........................................................................................................

Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ,...số..... ngày.... tháng.... năm .....(tên cơ quan cấp).



Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

Số đăng ký: ……./HĐ -CGCN, Quyển số: ……, ngày ….. tháng ….. năm………../.





GIÁM ĐỐC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Ký tên, đóng dấu)



Phụ lục 13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Tỉnh (thành phố), ngày… tháng… năm…
BÁO CÁO NĂM

VỀ VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ


Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.
1. Tên bên nhận công nghệ:

2. Địa chỉ:

3. Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư, Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học công nghệ,…) số… ngày….tháng….năm….của (tên cơ quan cấp).

4. Ngày chính thức hoạt động:

5. Các vấn đề về hoạt động chuyển giao công nghệ:

+ Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ:

Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ số….ngày….tháng….năm….của (tên cơ quan cấp).

+ Ngày sản xuất thương mại có sử dụng công nghệ chuyển giao.

5.1. Số lượng sản phẩm đã sản xuất trong năm theo công nghệ được chuyển giao:

5.2. Chất lượng sản phẩm so với quy định trong hợp đồng.

Đạt: Không đạt:

5.3. Nội dung công nghệ đã chuyển giao trong năm:

Theo hợp đồng Đã thực hiện

5.3.1. Tài liệu (hoặc bí quyết)

đã chuyển giao cho Bên nhận ………………..………………………

(tên tài liệu, bí quyết)

5.3.2. Đào tạo:

- Số người x ngày được đào tạo

ở nước ngoài:

Cán bộ lãnh đạo …………người.ngày …………người.ngày

Kỹ sư …………người.ngày …………người.ngày

Công nhân, nhân viên …………người.ngày …………người.ngày

- Số người x ngày được đào tạo

ở Việt Nam:

Cán bộ lãnh đạo …………người.ngày …………người.ngày

Kỹ sư …………người.ngày …………người.ngày

Công nhân, nhân viên …………người.ngày …………người.ngày

5.3.3. Hỗ trợ kỹ thuật:

- Số người x ngày chuyên gia

hỗ trợ kỹ thuật tại Việt Nam ……người. ngày ………người.ngày

5.3.4. Các phát sinh liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có)

- Nội dung: ……………………… ………………………….

5.4. Chi phí đã thanh toán cho chuyển giao công nghệ trong năm:………
TM. CƠ QUAN BÁO CÁO

(chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 75/2011/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 09 tháng 3 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Thông tư số 27/2003/TT-BTC ngày 01/4/2003 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính hoạt động tư vấn, phản biện;

Theo đề nghị của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang”.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 63/2005/QĐ-UB ngày 22/8/2005 của UBND tỉnh quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Bắc Giang.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Bùi Văn Hạnh



UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY ĐỊNH

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2011/QĐ-UBND

ngày 09/3/2011của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)




Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy định này áp dụng đối với cơ quan thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; cơ quan giao nhiệm vụ và cơ quan, đơn vị, tổ chức đề nghị tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.



Điều 2. Cơ quan thực hiện, cơ quan giao nhiệm vụ, cơ quan đề nghị tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh (sau đây gọi tắt là Liên hiệp hội) là cơ quan thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

2. UBND tỉnh là cơ quan giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

3. Các cơ quan thuộc Tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức khác là cơ quan đề nghị tư vấn, phản biện và giám định xã hội.



Điều 3. Đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Đối tượng bắt buộc phải có tư vấn phản biện và giám định xã hội:

a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các huyện, thành phố; quy hoạch vùng; quy hoạch chung phát triển đô thị; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và các huyện, thành phố;

b) Chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tính phức tạp, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; các dự án nhóm A,B,C có tính đặc thù, nhạy cảm về lịch sử, văn hoá, tôn giáo, môi trường;

c) Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các huyện, thành phố.

2. Đối tượng không bắt buộc có tư vấn phản biện và giám định xã hội:

a) Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh;

b) Các chương trình, dự án, đề án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.



Điều 4. Phạm vi tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Phạm vi tư vấn, phản biện và giám định xã hội thực hiện đúng quy định tại Hướng dẫn số 733/LHH ngày 06/9/2002 của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Cụ thể như sau:

1. Sự phù hợp, thống nhất với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Sự phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của địa phương: Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh; tính khả thi của văn bản, của chương trình, đề án; các vấn đề phù hợp quy hoạch, cảnh quan; tác động môi trường; kỹ thuật công nghệ; hiệu quả kinh tế; lịch sử, văn hoá, xã hội, lao động, việc làm.



Điều 5. Mục đích, yêu cầu của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức khác có đề nghị hoặc chấp thuận đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm cơ sở, luận cứ khoa học có tính độc lập, khách quan khi đề xuất, xây dựng, thẩm định phê duyệt hoặc thực hiện các chương trình, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác của đội ngũ trí thức, nâng cao vai trò, năng lực của Liên hiệp hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Yêu cầu khi tư vấn, phản biện và giám định xã hội phải có tính chuyên môn cao, đảm bảo tính khách quan và khoa học, thể hiện ở cách tiếp cận đúng, phương pháp nghiên cứu thích hợp, biện pháp tổ chức và cơ cấu đội ngũ chuyên gia có chọn lọc, hợp lý; các đề xuất, kiến nghị có nội dung xác định rõ ràng, dựa trên các dữ liệu đã được kiểm chứng và phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội.



Điều 6. Tính chất hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội không vì lợi nhuận, không phải là hoạt động nghề nghiệp mà là sự thể hiện trách nhiệm của trí thức tham gia đóng góp trí tuệ vào các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội không thay thế việc tư vấn, thẩm định, giám định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức tư vấn hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Mức độ tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội được tiến hành các mức độ:

1. Chia sẻ thông tin tham khảo về nội dung hoặc phương pháp tiếp cận nguồn tư liệu, nguồn chuyên gia.

2. Phân tích, đánh giá và đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận hoặc kiến nghị hướng nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện hoặc bổ sung, sửa đổi từng phần hoặc toàn bộ một chương trình, đề án.

3. Phân tích, đánh giá nghiên cứu toàn diện và đưa ra kiến nghị về giải pháp hoặc phương án bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế từng phần hoặc toàn bộ một đề án, chương trình.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 8. Hình thức tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội được thực hiện theo các hình thức sau:

1. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Liên hiệp hội thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội những đề án, chương trình thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đề nghị Liên hiệp hội thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội những chương trình, đề án, dự án thuộc thẩm quyền.

3. Liên hiệp hội chủ động đề xuất các cơ quan chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chương trình, đề án, dự án.

Điều 9. Quy định thời gian thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Thời gian thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội do cơ quan giao nhiệm vụ ấn định hoặc do cơ quan đề nghị tư vấn, phản biện và giám định xã hội thống nhất với Liên hiệp hội.

2. Trong quá trình tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp hội không được làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án, dự án. Báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội phải trình cơ quan thẩm quyền trước khi phê duyệt đề án, dự án.

Điều 10. Nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Trường hợp UBND tỉnh giao cho Liên hiệp hội tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

Liên hiệp hội có trách nhiệm thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo yêu cầu của UBND tỉnh.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị Liên hiệp hội tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

Hai bên phải có biên bản thoả thuận hoặc hợp đồng gồm các nội dung:

a) Bối cảnh của đề án, chương trình;

b) Mục tiêu của đề án, chương trình;

c) Phạm vi tư vấn, phản biện và giám định xã hội;

d) Các kết quả phải đạt được, các tiêu chí để đánh giá kết quả;

e) Thời gian thực hiện;

g) Các thông tin được yêu cầu cung cấp và bảo mật (nếu thấy cần thiết); các điều kiện (về quan hệ, chi phí, trang thiết bị…) do cơ quan, tổ chức đề nghị bảo đảm.

3. Trường hợp Liên hiệp hội đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

Liên hiệp hội xác định nội dung, phạm vi tư vấn, phản biện và giám định xã hội, gửi đề xuất đến cơ quan chủ trì đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Khi được cơ quan, tổ chức chấp thuận, Liên hiệp hội tiến hành tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo nội dung khoản 2 Điều này.

4. Trong trường hợp các cơ quan chức năng không đặt yêu cầu (hoặc không chấp thuận) nhưng khi thấy nội dung cần thiết phải tư vấn, phản biện và giám định xã hội thì Liên hiệp hội đề xuất và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo.

Trình tự tư vấn, phản biện và giám định xã hội thực hiện theo Hướng dẫn số 733/LHH ngày 06/9/2002 của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

5. Trường hợp các cơ quan, tổ chức giao đích danh cho một cá nhân thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, thì cá nhân đó tự chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung và kết quả thực hiện. Các kết luận, ý kiến, báo cáo cần ghi rõ tên của cá nhân, không được nhân danh Liên hiệp hội.



Điều 11. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Nguyên tắc xác định kinh phí hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là không vì lợi nhuận; đảm bảo bù đắp các chi phí phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.

2. Đối với các chương trình, đề án, dự án do UBND tỉnh giao hoặc Tỉnh ủy, HĐND tỉnh có yêu cầu thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội thì Liên hiệp hội chủ động lập dự toán kinh phí, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt vào kế hoạch ngân sách hàng năm.

3. Đối với đề án, dự án do các cơ quan, tổ chức đề nghị (hoặc chấp nhận) thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, kinh phí thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện trên cơ sở hợp đồng do hai bên thoả thuận, phù hợp với quy định của Nhà nước. Trường hợp các đề án, dự án không được bố trí nguồn kinh phí riêng cho hoạt động tư vấn, phản biện giám định xã hội thì được sử dụng nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan đề nghị (hoặc chấp nhận), thanh toán trực tiếp cho Liên hiệp hội theo hợp đồng.

4. Nội dung, mức chi và công tác quản lý, cấp phát, quyết toán kinh phí hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện theo đúng mức chi quy định tại Thông tư số 27/2003/TT-BTC ngày 01/4/2003 của Bộ Tài chính về cơ chế kinh phí chi hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

5. Hàng năm Liên hiệp hội căn cứ vào nội dung, mức chi theo quy định lập dự toán ngân sách để chi cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.



Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đề nghị tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Chủ động đề nghị Liên hiệp hội tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án, chương trình thuộc thẩm quyền.

2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan, đảm bảo các điều kiện thuận lợi, kịp thời về kinh phí và sử dụng cơ sở vật chất (nếu có thoả thuận) cho Liên hiệp hội thực hiện nhiệm vụ.

3. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đề nghị Liên hiệp hội tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với những chương trình, đề án, dự án không thuộc đối tượng bắt buộc phải có tư vấn phản biện quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định này.



Điều 13. Trách nhiệm của Liên hiệp hội

1. Tập hợp các chuyên gia trong và ngoài tỉnh am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng dữ liệu chuyên gia để tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

2. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi được giao, được đề nghị và khi đề xuất.

3. Xây dựng kế hoạch tư vấn, phản biện và giám định xã hội hàng năm; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

4. Hướng dẫn nghiệp vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các hội thành viên, các chuyên gia.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch của tỉnh; cung cấp các dữ liệu cho các hội thành viên.

7. Tập huấn nâng cao trình độ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với cán bộ, chuyên gia các hội thành viên.

8. Đảm bảo yêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện và tính độc lập, khách quan, trung thực của nội dung báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

9. Chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội; quản lý, bảo mật (nếu có yêu cầu) hồ sơ, tài liệu của đề án, chương trinh; bảo quản các phương tiện, kỹ thuật (nếu được giao) và hoàn trả sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

10. Định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, báo cáo UBND tỉnh.

11. Chủ trì, phối hợp với các sở, cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện quy định này.

Điều 14. Trách nhiệm của các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố

1. Hàng năm phối hợp với Liên hiệp hội xác định chọn đối tượng cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội; phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp hội trong quá trình Liên hiệp hội thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

2. Hàng năm Liên hiệp hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch UBND tỉnh danh sách những dự án, đề án, chương trình cụ thể trên địa bàn tỉnh bắt buộc phải có tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội.

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Khi xây dựng chương trình, dự án, đề án thuộc đối tượng bắt buộc phải có tư vấn, phản biện của Liên hiệp hội, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện thành phố phải xây dựng hạng mục kinh phí chi hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

2. Đối với các chương trình, dự án, đề án bắt buộc phải có tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các cơ quan có thẩm quyền chỉ phê duyệt khi có báo cáo kết quả tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội.

3. Báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội được tập hợp trong hồ sơ đề án, dự án gửi trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

4. Hàng năm Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh bố trí kinh phí hạng mục tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, dự án, đề án bắt buộc phải có tư vấn phản biện và giám định xã hội

5. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Liên hiệp hội tổng hợp, báo cáo kịp thời UBND tỉnh để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.



 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Bùi Văn Hạnh



UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 290/2011/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 10 tháng 8 năm 2011


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ các tổ chức áp dụng

hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm,

hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BKHCN ngày 06/5/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giải thưởng chất lượng quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 19/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVII, kỳ họp thứ hai về việc Quy định mức hỗ trợ các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định mức hỗ trợ các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Bùi Văn Hạnh

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY ĐỊNH

Mức hỗ trợ các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn

(Kèm theo Quyết định số 290/2011/QĐ-UBND

ngày 10/8/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang)




Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định cụ thể mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là tổ chức) hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 đến 2020.

2. Đối tượng áp dụng: Tổ chức áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến; đạt giải thưởng chất lượng Quốc gia, giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (gọi chung là Giải thưởng chất lượng); có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn.

Điều 2. Kinh phí hỗ trợ

Kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức tại quy định này được trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học, được bố trí trong dự toán chi của ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.



Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Điều kiện xét hỗ trợ

Các tổ chức đã đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ về việc áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến; tham gia giải thưởng chất lượng Quốc gia, giải thưởng chất lượng Châu Á- Thái Bình Dương; thực hiện chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa của tổ chức.



Điều 4. Thẩm quyền quyết định hỗ trợ

1. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định hỗ trợ theo quy định này.

2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định hỗ trợ theo quy định.

Điều 5. Mức hỗ trợ

1. Đối với tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến:

a) Hỗ trợ 40 triệu đồng (bốn mươi triệu đồng) cho tổ chức lần đầu được cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000;

b) Hỗ trợ 30 triệu đồng ( ba mươi triệu đồng) cho tổ chức lần đầu được cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000, GMP, TQM, SA 8000, ISO 17025, OHSAS 18000, ISO 22000, 5S, KAIZEN, SIX SIGMA, QCC;

c) Hỗ trợ 10 triệu đồng (mười triệu đồng) sau mỗi lần tổ chức được đánh giá cấp lại giấy chứng nhận; số lần hỗ trợ đánh giá để cấp lại không quá 3 lần.

2. Đối với tổ chức đạt giải thưởng chất lượng:

a) Hỗ trợ 20 triệu đồng (hai mươi triệu đồng) đối với tổ chức đạt giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương;

b) Tổ chức đạt giải thưởng chất lượng Quốc gia:

- Hỗ trợ 15 triệu đồng (mười năm triệu đồng) đối với tổ chức đạt giải vàng chất lượng Quốc gia;

- Hỗ trợ 10 triệu đồng (mười triệu đồng) cho tổ chức đạt giải bạc chất lượng Quốc gia;

Trong trường hợp một tổ chức cùng đạt nhiều loại giải thưởng thì chỉ được nhận hỗ trợ cho giải có giá trị cao nhất.

3. Đối với tổ chức có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn thì mức hỗ trợ cho một loại sản phẩm, hàng hóa như sau:

a) Hỗ trợ 8 triệu đồng (tám triệu đồng) cho tổ chức có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế;

b) Hỗ trợ 6 triệu đồng (sáu triệu đồng) cho tổ chức có hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quốc gia;

Trong trường hợp tổ chức có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp nhiều tiêu chuẩn thì chỉ được nhận hỗ trợ mức có giá trị cao nhất.

Điều 6. Trình tự, thủ tục xét hỗ trợ


  1. Đăng ký

Tổ chức thực hiện đăng ký theo mẫu (mẫu số 1- TĐC; mẫu số 2- TĐC; mẫu số 3-TĐC) tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng-Sở Khoa học và Công nghệ chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho tổ chức bằng văn bản khi nhận được bản đăng ký.

  1. Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức lập hồ sơ đề nghị xét hỗ trợ nộp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng- Sở Khoa học và Công nghệ; khi đến nộp hồ sơ, tổ chức phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ và hẹn thời gian trả kết quả;

Số lượng bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (một bộ).


  1. Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức xem xét, đánh giá hồ sơ trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định hỗ trợ. Trường hợp không được hỗ trợ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lời cho tổ chức và nêu rõ lý do không được hỗ trợ.

  1. Trả kết quả

Tổ chức đến nhận kết quả tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải xuất trình giấy hẹn, giấy giới thiệu.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị xét hỗ trợ

1. Đối với tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến (bao gồm cả tổ chức áp dụng được đánh giá công nhận lại hệ thống quản lý tiên tiến), hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ của tổ chức (mẫu 4 -TĐC);

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã (đối với tổ chức xin hỗ trợ lần đầu);

c) Bản sao hợp đồng tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và thanh lý hợp đồng giữa tổ chức với cơ quan tư vấn (nếu có);

d) Bản sao hợp đồng đánh giá chứng nhận và thanh lý hợp đồng giữa tổ chức với tổ chức chứng nhận được công nhận;

e) Bản sao giấy chứng nhận đã được đánh giá phù hợp với yêu cầu của hệ thống quản lý do tổ chức chứng nhận hợp pháp cấp.

2. Đối với tổ chức đạt giải thưởng chất lượng, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị xét hỗ trợ của tổ chức (mẫu 5-TĐC);

b) Bản sao giấy chứng nhận đạt giải thưởng chất lượng Quốc gia hoặc bản sao giấy chứng nhận đạt Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.

3. Đối với tổ chức có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ của tổ chức (mẫu 6 -TĐC);

b) Bản sao giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận hợp pháp cấp.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức đóng trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Quy định này.

2. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.






TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Bùi Văn Hạnh


Mẫu số 1- TĐC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Bắc Giang, ngày tháng năm

BẢN ĐĂNG KÝ

Xét hỗ trợ đối với tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến.

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang

Tên tổ chức đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại:............................................Fax:

Loại hình hoạt động/ lĩnh vực kinh doanh:



Các nội dung đăng ký:

1- Hệ thống quản lý được áp dụng trong tổ chức:

2- Qui mô áp dụng: (Áp dụng cho bộ phận nào hay toàn bộ tổ chức)

3 - Kế hoạch thời gian thực hiện:

+ Tháng, năm bắt đầu thực hiện:

+ Tháng, năm được cấp giấy chứng nhận:

4 - Tên tổ chức tư vấn (nếu có):

5 - Tên tổ chức đánh giá:

Kính đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2 - TĐC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Bắc Giang, ngày tháng năm
BẢN ĐĂNG KÝ

Xét hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng .........

(tên giải thưởng chất lượng)

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

Tên tổ chức đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại: fax:……………………………….

Các nội dung đăng ký:

1- Năm tham gia giải thưởng chất lượng:

2- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:

3- Loại hình doanh nghiệp:

4- Số lượng nhân viên trung bình của doanh nghiệp:

5- Các năm đã đạt giải thưởng chất lượng:

6- Hệ thống quản lý áp dụng tại doanh nghiệp:

Kính đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ.


ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 3 - TĐC



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Bắc Giang, ngày tháng năm
BẢN ĐĂNG KÝ

Xét hỗ trợ đối với tổ chức được chứng nhận hợp chuẩn
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang

Tên tổ chức đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại: fax:………………………………



Các nội dung đăng ký:

1- Tên sản phẩm được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn:

2- Tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm đó:

3 - Tên tổ chức chứng nhận:

4- Thời gian đánh giá:

Kính đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ.


ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)


Mẫu số 4 - TĐC




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

Tên tổ chức:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:……………………………..

Số tài khoản............................tại ngân hàng

Loại hình hoạt động/ lĩnh vực kinh doanh:

Kể từ ngày................ chúng tôi chính thức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo ...........(1) ........do...............(2).................... cấp Giấy chứng nhận số ................... Ngày cấp .......................

Căn cứ theo Quyết định số ...../QĐ-UBND, ngày...... của UBND tỉnh Bắc Giang, chúng tôi kính đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ kinh phí theo quy định. Số tiền được hỗ trợ xin chuyển vào tài khoản của tổ chức ghi ở trên.







Bắc Giang, ngày.....tháng.....năm........

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)


(1) Loại hệ thống quản lý: ISO 9000, ISO 14000....

(2) Tên tổ chức cấp giấy chứng nhận được công nhận

Mẫu số 5 - TĐC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ tổ chức đạt giải thưởng chất lượng
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

Tên tổ chức:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:……………………………….

Số tài khoản.............................tại ngân hàng

Loại hình hoạt động/ lĩnh vực kinh doanh:

.....................................Ngày..............chúng tôi được cấp giấy chứng nhận đạt giải ...........(1)............của........(2)...............

Căn cứ theo Quyết định số ...../QĐ-UBND, ngày...... của UBND tỉnh Bắc Giang, chúng tôi kính đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ kinh phí theo quy định. Số tiền được hỗ trợ xin chuyển vào tài khoản của tổ chức ghi ở trên.






Bắc Giang, ngày.....tháng.....năm........

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)


(1) Loại giải thưởng chất lượng

(2) Tên tổ chức cấp giấy chứng nhận đạt giải thưởng.

Mẫu số 6 - TĐC




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ tổ chức có sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

Tên tổ chức:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:……………………………..

Số tài khoản.............................tại ngân hàng

Loại hình hoạt động/ lĩnh vực kinh doanh:

...

......(1)...... được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ...........(2) ........do...............(3).................... cấp Giấy chứng nhận số ................... Ngày cấp .......................



Căn cứ theo Quyết định số ...../QĐ-UBND, ngày...... của UBND tỉnh Bắc Giang, chúng tôi kính đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, hỗ trợ kinh phí theo quy định. Số tiền được hỗ trợ xin chuyển vào tài khoản của tổ chức ghi ở trên.





Bắc Giang, ngày.....tháng.....năm........

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký tên, đóng dấu)


(1) Tên tổ chức

(2) Loại tiêu chuẩn

(3) Tên tổ chức cấp giấy chứng nhận được công nhận



UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 70/2012/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 12 tháng 3 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định mức chi kinh phí đối với các đề tài, dự án

khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang




Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 7.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương