Ñy ban nhn dn tØnh b¾c giang së t­ ph¸p



tải về 7.78 Mb.
trang18/69
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích7.78 Mb.
#19188
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   69

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lại Thanh Sơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




ĐƠN ĐỀ NGHỊ ….(1) THẺ

Sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe

mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe

tương tự để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa
Kính gửi : ………………………(2)
- Tên tôi là : Năm sinh…………………

- Địa chỉ: 3)

- Số CMND : ……………….. Do Công an

- Cấp ngày ……..tháng ……… năm

- Biển số đăng ký xe ( nếu là xe phải đăng ký):

- Loại xe: 4)

- Sử dụng để vận chuyển: 5)

(6)


Tôi xin cam kết những lời khai trên đây là đúng sự thật, cam kết đủ sức khỏe để hành nghề và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ và các quy định về vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng xe thô sơ, xe môtô hai bánh, ba bánh và các loại xe tương tự./.
……..Ngày …….tháng……năm…..

Người đăng ký

( ký tên, ghi rõ họ tên)




Ghi chú:

(1): Ghi: cấp (đối với trường hợp cấp mới); đổi (đối với trường hợp thẻ cũ hết hạn, thay đổi nội dung); cấp lại (đối với trường hợp thẻ bị mất, mờ, nhàu nát, sửa chữa);.

(2): UBND xã, phường, thị trấn nơi người hành nghề đến đăng ký hoạt động.

(3):Ghi theo địa chỉ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.

(4): Ghi rõ xe thô sơ hoặc xe gắn máy, hoặc xe môtô hai bánh, ba bánh

(5): Vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hoá

(6): Ghi: Tôi chưa được cấp thẻ hoạt động ở địa phương khác (đối với trường hợp chưa được cấp) hoặc đã nộp lại thẻ hoạt động cho UBND xã……….(đối với trường hợp đã được cấp).


Phụ lục 2




THẺ


2cm


UBND huyện/thành phố……………..(1)

Phường/xã: …………………………………

4cm


THẺ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN

BẰNG XE ……………………………………

ảnh 3x4


(giáp lai(7))

Số thẻ …………/…… . ...….(2)

Họ và tên …………………...(3)

Địa chỉ……………….…......(4)

…………..……………….…....

Vận chuyển ……………………

……………… .. (5)
Có giá trị đến……/…..…/….…(6)





9 Cm


Ghi chú :

- Kích thước thẻ : Dài 09 cm; rộng 06 cm;

- (1): Ghi tên UBND huyện, thành phố ( chữ in hoa );

- (2): Số thẻ do UBND xã ghi để theo dõi;

- (3): Họ và tên người hành nghề (chữ in hoa);

-(4): Địa chỉ theo Sổ hộ khẩu hoặc theo giấy tạm trú.

-(5): Vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá;

-(6): Thời hạn của thẻ;

-(7): Dấu giáp lai ảnh
Yêu cầu thẻ:

- In mầu, có hoa văn trên nền giấy tốt.



Phụ lục 3


UBND …………………

ĐƠN VỊ ………….…….




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:…………….


………,ngày………tháng……..năm……..




BÁO CÁO

Về hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa

bằng xe thô sơ, xe cơ giới hai bánh, ba bánh

Quý………/……….


Tình hình chung

- Yêu cầu nêu những nét khái quát về tình hình hoạt động, về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, về nhu cầu vận chuyển khách, hàng, tăng, giảm ra sao?

- Ước lưọng thu nhập bình quân của người hành nghề trong tháng, những khó khăn trong đời sống;

- Các đóng góp trong việc tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn (nếu có).



  1. Số lượng người hành nghề và số điểm dừng, đỗ

a) Tổng số điểm đỗ hiện có ………..: điểm

Trong đó : + Số điểm mới mở thêm ………………: điểm

+ Số điểm cũ bị loại bỏ ……………….…: điểm

b) Tổng số người hành nghề đang hoạt động …………. người

Trong đó + Số người mới gia nhập ……………......: người

+ Số người cũ xin nghỉ ………………..: người



  1. Những khó khăn, vướng mắc (nếu có)

……………………………………………………………………………

4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có):.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN……….

- ……………; (ký tên, đóng dấu)

- Lưu.

Phụ lục 4
HỒ SƠ QUẢN LÝ CẤP THẺ HOẠT ĐỘNG

STT

Trích lục

Số thẻ

Ngày cấp

Có giá

trị đến


Dán ảnh

Ghi chú




Họ và tên…………….Sinh ngày................

1. Nơi đăng ký HKTT (tạm trú):……........

……………………………………………

2. CMTND số……...Cấp ngày…../…../…

nơi cấp…………………………………….

3. Số điện thoại:………………………….

4. Loại xe sử dụng để vận chuyển ………………………………

5. Hình thức vận chuyển: Hành khách ; Hàng hóa:

6. Ghi bổ sung cần thiết:…………………

……………………………………………



















Cột: - Số thẻ: Một người chỉ có 01 số thẻ (cấp mới, cấp đổi, cấp lại)

- ghi chú: Cấp mới, cấp đổi, cấp lại

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …..(PHƯỜNG)



SỔ QUẢN LÝ

CẤP THẺ HÀNH NGHỀ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH,

HÀNG HÓA BẰNG XE THÔ SƠ, XE CƠ GIỚI 2 BÁNH, 3 BÁNH


Từ tháng .. năm 201..


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 34/2012/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 10 tháng 02 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần

vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông tại

các tuyến đường đô thị trên địa bàn tỉnh




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,  Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1422/TTr-SGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2011,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông tại các tuyến đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ các quy định sau: Nội dung quy định về điểm đỗ taxi tại Điều 7 và các quy định tại Điều 8; Khoản 1, Khoản 2 Điều 9; Điều 10; Điều 14 Quy định quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2010 của UBND tỉnh Bắc Giang

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lại Thanh Sơn

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY ĐỊNH

Quản lý và sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông tại các tuyến đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND

ngày 10/02/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)




Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về quản lý một số hoạt động sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông tại các tuyến đường đô thị thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Những hoạt động khác có liên quan đến sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường đô thị không quy định trong Quy định này thì thực hiện theo Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị và Thông tư  số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh khi tham gia hoạt động quản lý và sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông tại các tuyến đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.



Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đường đô thị (hay đường phố) là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Vỉa hè (hay hè phố, hè đường) là bộ phận của đường đô thị tính từ mép ngoài của bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Vỉa hè có chức năng phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí cây xanh, có thể bố trí công trình nổi, công trình ngầm khi cần thiết.

3. Lòng đường là bộ phận của đường bộ, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa đối với đường đô thị hoặc hai bên mép mặt đường đối với đường không có vỉa hè, có thể bố trí công trình ngầm khi cần thiết.

4. Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường giao thông đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác.

5. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất.

6. Công trình nổi trên vỉa hè bao gồm kiốt của Cảnh sát giao thông, ATM, Bưu điện, điện thoại công cộng, tủ cáp điện lực, nhà chờ xe bus (trừ kiốt buôn bán, kinh doanh hàng hóa); hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo.

7. Công trình ngầm dưới lòng đường, vỉa hè bao gồm đường dây bưu chính viễn thông, điện lực; đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí; đường ống kỹ thuật ngầm, hào, tuy nen.

8. Hoạt động văn hóa xã hội bao gồm các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, hội chợ, lễ hội trên đường phố nhằm phục vụ cộng đồng, chào mừng lễ hội sự kiện lớn.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông trong quy định này bao gồm:

1. Hoạt động văn hóa xã hội sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường;

2. Việc cưới, việc tang của các hộ gia đình sinh sống dọc tuyến phố;

3. Tập kết trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng phục vụ thi công công trình;

4. Tập kết rác thải để trung chuyển;

5. Trông giữ xe công cộng;

6. Điểm đỗ xe taxi;

7. Để ô tô, xe máy, xe đạp tự quản;

8. Kinh doanh bán hàng;

9. Sử dụng một phần vỉa hè lắp đặt công trình ngầm, công trình nổi; một phần lòng đường lắp đặt công trình ngầm dưới lòng đường trong phạm vi chỉ giới xây dựng của đường đô thị;

10. Đào vỉa hè, lòng đường để thi công lắp đặt, xây dựng công trình ngầm, công trình nổi.

Điều 5. Các điều kiện sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường

1. Khi sử dụng, cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè quy định tại Điều 4 Quy định này phải trừ lại ít nhất 1,5m cho người đi bộ lưu thông. Trường hợp muốn sử dụng tạm thời một phần lòng đường phải dành phần lòng đường còn lại tối thiểu đảm bảo một làn xe lưu thông (≥ 3,5m).

2. Khu vực vỉa hè, lòng đường được cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông và các hoạt động bình thường khác của các tổ chức cá nhân, hộ gia đình ở hai bên đường phố, đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.

3. Sử dụng một phần lòng đường làm nơi để xe ô tô, điểm đỗ xe taxi phải đảm bảo yêu cầu:

a) Đối với đường hai chiều: Lòng đường rộng tối thiểu 10,5m cho phép để xe một bên, tối thiểu 14,0m cho phép để xe hai bên.

b) Đối với đường một chiều: Lòng đường rộng tối thiểu 7,5m cho phép để xe bên phải phần xe chạy.

c) Không cản trở các phương tiện tham gia giao thông; không ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố.

d) Phù hợp với quy định điểm để xe ô tô, điểm đỗ taxi được cấp có thẩm quyền quyết định.

4. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe (≥3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.

5. Các hoạt động quy định tại Điều 4 Quy định này phải làm thủ tục cấp phép theo quy định tại Điều 17 Quy định này.



Điều 6. Các hoạt động bị cấm khi sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường

1. Tự ý xây dựng, đào bới vỉa hè, lòng đường.

2. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào vỉa hè, lòng đường.

3. Tự ý sử dụng vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các tuyến phố được phép sử dụng một phần vỉa hè để kinh doanh, buôn bán cấm không được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị.

4. Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đô thị.

5. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường, các công trình kiến trúc, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép.

6. Xây dựng các công trình trái phép.

7. Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên vỉa hè, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô tô không đúng nơi quy định.



Điều 7. Các hoạt động văn hóa xã hội

Thời gian sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường không kéo dài quá 48 giờ kể từ khi bắt đầu khai mạc. Cơ quan tổ chức hoạt động văn hóa xã hội phải liên hệ với cơ quan cấp phép trước ngày diễn ra hoạt động ít nhất 10 ngày để được hướng dẫn, thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm an toàn giao thông; Cơ quan tổ chức hoạt động văn hóa xã hội không thực hiện đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được thống nhất để xảy ra mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.



Điều 8. Việc cưới, việc tang của các hộ gia đình dọc tuyến đường đô thị

1. Đối với việc cưới: Hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vỉa hè, lòng đường phải gửi đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép, tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quy định này và Quy định của UBND xã, phường, thị trấn, thời gian chiếm dụng không quá 48 giờ;

Đối với việc tang: Hộ gia đình phải báo cáo Tổ trưởng Tổ dân phố (Trưởng thôn) hoặc UBND xã, phường, thị trấn biết và tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quy định này và các Quy định của UBND xã, phường, thị trấn, thời gian chiếm dụng không quá 48 giờ;

2. UBND xã, phường, thị trấn xây dựng quy chế sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường phục vụ việc cưới, việc tang thống nhất với các hộ dân dọc các tuyến phố trên địa bàn quản lý. Tổ trưởng Tổ dân phố (Trưởng thôn) có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình, cá nhân sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường cho việc cưới, việc tang đúng quy định.



Điều 9. Tập kết trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng phục vụ thi công công trình

Chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè cho hoạt động này trên nguyên tắc tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quy định này. Thời gian sử dụng tạm không quá 03 giờ kể từ khi tập kết; nếu tập kết sau 19h30’ thì được phép kéo dài đến trước 6h00’ sáng ngày hôm sau.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng toàn bộ vỉa hè hoặc 1 phần lòng đường (đối với các đoạn đường không có vỉa hè) để tập kết vật liệu, thời gian được phép sử dụng từ 21h30’ ngày hôm trước đến 6h00’ sáng ngày hôm sau.

Điều 10. Tập kết rác thải để trung chuyển

Chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường cho hoạt động này với yêu cầu:

a) Đơn vị được cấp phép là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải;

b) Thời điểm cho phép tập kết sau 21h30’ ngày hôm trước đến trước 5h00’ sáng ngày hôm sau phải vận chuyển, vệ sinh đảm bảo, trả lại nguyên trạng lòng đường;

c) Các vị trí tập kết phải đảm bảo quy định nêu tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 5 Quy định này.

Điều 11. Để ô tô, xe máy, xe đạp tự quản

Cho phép sử dụng vỉa hè để ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống và xe ô tô tải có trọng lượng không quá 2,5 tấn, xe máy, xe đạp tự quản đối với các tuyến phố có vỉa hè đủ rộng đảm bảo phần vỉa hè còn lại ít nhất 1,5m cho người đi bộ lưu thông, tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quy định này.

Cho phép sử dụng lòng đường để ô tô tự quản đối với các tuyến phố đảm bảo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quy định này.

Điều 12. Trông giữ xe công cộng

1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để trông giữ xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy; một phần lòng đường để trông giữ xe ô tô tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường đã được cấp có thẩm quyền quy định;

2. Các điểm trông giữ xe công cộng không làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút giao thông 20m và bố trí biển báo, vạch sơn; các loại xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy phải xếp thành hàng cách mép vỉa hè 0,2m, đầu xe quay vào phía trong; điểm đỗ xe ô tô tuân thủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quy định này và Luật Giao thông đường bộ.

3. Khi cấp phép điểm để xe, trông giữ xe công cộng cần ưu tiên đối với tổ chức, cơ quan, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng tại vị trí xin cấp phép.



Điều 13. Điểm đỗ xe taxi

1. Các điểm đỗ xe taxi không làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút giao thông 20m tuân thủ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Quy định này và Luật Giao thông đường bộ.

2. UBND tỉnh giao cho UBND huyện, thành phố chù trì phối hợp với các ngành liên quan xác định vị trí đỗ xe taxi cho phù hợp với điều kiện địa phương, công bố công khai và quản lý. UBND huyện, thành phố chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường để đỗ xe taxi tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường đã được quy định.

Điều 14. Kinh doanh, buôn bán

1. UBND tỉnh giao cho UBND huyện, thành phố xác định các tuyến đường phố có đủ điều kiện sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh, buôn bán và công bố công khai. UBND xã, phường, thị trấn chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để kinh doanh buôn bán tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường đã được cấp có thẩm quyền quy định đồng thời phải tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quy định này.

2. Thời gian sử dụng tạm hè phố để kinh doanh:

a) Kinh doanh sách, báo, quần áo, giầy dép: từ 7h00’ đến 19h00’ hàng ngày;

b) Kinh doanh hàng ăn: sáng từ 5h00’ đến 8h00’; chiều, tối từ 17h00’ đến 23h00’ hàng ngày;

c) Kinh doanh hàng giải khát: từ 5h00’ đến 23h00’ hàng ngày.



Điều 15. Sử dụng một phần vỉa hè lắp đặt công trình ngầm, công trình nổi một phần lòng đường lắp đặt công trình ngầm dưới lòng đường

1. Đối với đường ống cấp thoát nước, đường ống dẫn khí đốt, xăng, dầu phải thực hiện ngầm hóa hệ thống và đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định;  

2. Đối với các đường dây bưu chính, viễn thông, dây tải điện khi xây dựng, lắp đặt mới ở những tuyến phố, khu vực đã có tuynel kỹ thuật chờ sẵn thì phải thực hiện ngầm hoá hệ thống. Những tuyến phố, khu vực chưa có tuynel kỹ thuật phải treo cao thì tĩnh không đạt tối thiểu 5,5m theo phương thẳng đứng so với điểm cao nhất của mặt đường, hè phố.

3. Khi xây dựng, lắp đặt các kiốt Cảnh sát giao thông, ATM, điện thoại công cộng, tủ cáp điện lực, nhà chờ xe buýt (trừ kiốt buôn bán, kinh doanh hàng hóa), hệ thống đèn chiếu sáng, đảm bảo thống nhất với quy hoạch của cấp có thẩm quyền quy định, đúng vị trí của cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép. Lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ 22-TCN-237-01.

4. UBND tỉnh phân cấp cho UBND huyện, thành phố căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương xây dựng quy định việc lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo trong phạm vi vỉa hè, đảm bảo mỹ quan đô thị, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội và thực hiện cấp phép theo quy định.

Điều 16. Đào vỉa hè, lòng đường để thi công lắp đặt, xây dựng công trình ngầm, công trình nổi

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường đối với hoạt động này dựa trên nguyên tắc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 5, Điều 9, Điều 10 và Điều 15 quy định này.



Chương III

QUY ĐỊNH CẤP PHÉP, THU PHÍ SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG

Điều 17. Cơ quan cấp Giấy phép và trình tự thực hiện thủ tục cấp phép

1. Cơ quan cấp Giấy phép:

a) Chủ tịch UBND huyện, thành phố thực hiện cấp phép các hoạt động quy định tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 4 Quy định này trên đường đô thị thuộc địa bàn quản lý;

c) Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thực hiện cấp phép các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 5, Khoản 7, Khoản 8  Điều 4 Quy định này và việc cưới trên đường đô thị thuộc địa bàn quản lý;

d) Tổ trưởng Tổ dân phố (Trưởng thôn) chấp thuận việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phục vụ việc tang của các hộ gia đình sinh sống dọc theo các tuyến phố trên địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm báo cáo UBND phường, thị trấn biết.

2. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép

a) Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thực hiện cấp Giấy phép và xin ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cấp phép. Đối với các hoạt động quy định tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 4 Quy định này nếu thực hiện trên quốc lộ ủy thác, đường tỉnh qua đô thị thì trước khi cấp phép phải có ý kiến chấp thuận của Sở Giao thông vận tải;

b) Gửi Giấy phép do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đã cấp đến Chủ tịch UBND huyện, thành phố.

Gửi Giấy phép do Chủ tịch UBND huyện, thành phố đã cấp đến UBND xã, phường, thị trấn để theo dõi, giám sát; trường hợp Giấy phép do Chủ tịch UBND huyện, thành phố cấp trên quốc lộ ủy thác, đường tỉnh qua đô thị gửi thêm một bản cho Sở Giao thông vận tải;

c) Xem xét gia hạn, thu hồi giấy phép chấm dứt hoạt động, kiểm tra, xử lý các vi phạm;

d) Công bố và thu phí sử dụng theo quy định tại Điều 19 Quy định này.

3. Thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường của các hoạt động được quy định Khoản 1 và từ Khoản 3 đến Khoản 8 Điều 4 Quy định này được thực hiện như sau:

a) Trình tự thực hiện: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường nộp hồ sơ và làm theo hướng dẫn tại Bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục số 01);

- Bản vẽ vị trí mặt bằng, diện tích vỉa hè đề nghị được tạm thời sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục số 02);

- Bản sao có chứng thực giấy đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với trường hợp đề nghị cấp phép điểm tập kết rác thải, điểm đỗ xe taxi;

- Văn bản cho phép tổ chức hoạt động xã hội của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương hoặc UBND huyện, thành phố theo quy định;

c) Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí cấp Giấy phép: Không thu lệ phí.

4. Thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường cho việc cưới của các hộ gia đình được thực hiện như sau:

a) Trình tự thực hiện: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường nộp hồ sơ và làm theo hướng dẫn tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục số 01);

- Bản vẽ vị trí mặt bằng, diện tích vỉa hè đề nghị được tạm thời sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục số 02).

c) Thời hạn giải quyết: không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí cấp Giấy phép: không thu lệ phí.

5. Thủ tục chấp thuận sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường việc tang của các hộ gia đình được thực hiện như sau:

a) Trình tự thực hiện: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường cho việc tang làm đơn (theo mẫu tại Phụ lục số 03) nộp cho Tổ trưởng Tổ dân phố (Trưởng thôn) hoặc UBND xã, phường, thị trấn;

b) Thời hạn giải quyết: ngay khi nhận được đơn có nội dung đảm bảo quy định.

6. Việc cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường theo quy định tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 4 Quy định này được thực hiện theo Giấy phép xây dựng.

7. Thời hạn của Giấy phép: Các hoạt động quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quy định này thời hạn của giấy phép không quá 6 tháng cho một lần cấp phép

Các hoạt động quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 4 được điều chỉnh theo quy hoạch danh mục tuyến phố được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường vào việc trông giữ xe công cộng; kinh doanh bán hàng; điểm tập kết rác thải; điểm đỗ xe taxi. Trong thời gian cấp phép nếu các hoạt động gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trật tự đô thị cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét dừng hoạt động, thu hồi giấy phép.

Điều 18. Gia hạn Giấy phép

1. Trước thời điểm hết hạn của giấy phép, các tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép nếu còn nhu cầu sử dụng tiếp. Thời gian gia hạn của giấy phép bằng với thời gian cấp phép lần đầu và chỉ áp dụng gia hạn 01 lần. Sau khi hết thời gian gia hạn, tổ chức, cá nhân tiếp tục có nhu cầu sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường thì phải xin cấp phép mới.

2. Thủ tục gia hạn Giấy phép được thực hiện như sau:

a) Trình tự thực hiện: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu gia hạn Giấy phép nộp hồ sơ và làm theo hướng dẫn tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 17.

b) Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị gia hạn (theo mẫu tại Phụ lục số 04);

- Giấy phép được cấp lần đầu.

c) Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí gia hạn Giấy phép: không thu lệ phí.

Điều 19. Quy định về thu phí

Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường phải nộp phí theo quy định tại Nghị quyết số 11/2007/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI về việc Quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết các loại phí, lệ phí của tỉnh Bắc Giang.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Xử lý vi phạm

1. Đối với cán bộ, công chức, cơ quan quản lý và cấp phép:

Nếu vi phạm các Điều, khoản trong Quy định này sẽ bị xử lý theo Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 và quy định pháp luật hiện hành.

Nếu sau khi cấp phép không tổ chức giám sát, thực hiện đúng những nội dung quy định trong giấy phép để xảy ra hậu quả, thủ trưởng cơ quan cấp phép phải kiểm điểm trách nhiệm, tuỳ mức độ thiệt hại có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định.

2. Đối với các tổ chức, cá nhân:

Tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành các nội dung trong Quy định này, ngoài việc bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành, còn bị áp dụng các hình thức sau:

- Hoàn trả lại nguyên trạng phần vỉa hè, lòng đường; nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành;

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi có vi phạm thông báo về cơ quan, đoàn thể để cơ quan, đoàn thể giáo dục và đánh giá phẩm chất cán bộ về thực hiện pháp luật. Trường hợp cơ quan, đoàn thể vi phạm thì Thủ trưởng trực tiếp cơ quan sẽ bị thông báo về nơi cư trú. Tổ trưởng Tổ dân phố (Trưởng thôn) nhắc nhở công khai trên các phương tiện thông tin công cộng để cộng đồng dân cư cùng biết;

Điều 21. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy định này được xem xét khen thưởng theo quy định.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Trách nhiệm của các Sở, ngành

1. Sở Giao thông vận tải kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện quy định này; định kỳ 6 tháng báo tình hình thực hiện Quy định này với Chủ tịch UBND tỉnh vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

2. Sở Xây dựng, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Công an tỉnh căn cứ vào nhiệm vụ chức năng của mình phối hợp cùng UBND các huyện, thành phố thực hiện quy định.

Điều 23. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nội dung của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trên địa bàn quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Công thương lập quy hoạch, công bố quy hoạch danh mục các tuyến phố được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè vào việc kinh doanh bán hàng, trông giữ xe công cộng, một phần lòng đường vào việc tập kết rác thải để trung chuyển, đỗ xe taxi; thời gian thực hiện xong trong năm 2012. 

3. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh lập Quy hoạch, công bố Quy hoạch các công trình nổi, công trình ngầm trong phạm vi vỉa hè, lòng đường đô thị.

4. Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm cấp phép các hoạt động theo quy định tại Khoản 1 điều 17 đồng thời chỉ đạo lực lượng chức năng, phòng ban tham mưu phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông và Công an kiểm tra, phát hiện xử lý các vi phạm về sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn quản lý.

Điều 24. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tới các tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức thực hiện Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn.

2. Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện, thành phố lập danh mục các tuyến phố được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè vào việc kinh doanh bán hàng, trông giữ xe công cộng, một phần lòng đường vào việc tập kết rác thải để trung chuyển, đỗ xe taxi để trình UBND huyện, thành phố quyết định.

3. Xây dựng quy chế sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường phục vụ việc cưới, việc tang, để xe tự quản dọc các tuyến phố trên địa bàn quản lý; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường theo Giấy phép đã được cơ quan thẩm quyền cấp; giao cho Tổ trưởng Tổ dân phố (Trưởng thôn) chấp thuận đề nghị sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường cho việc tang theo quy định.

4. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cấp phép các hoạt động theo quy định tại Khoản 1 điều 17; đồng thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông và Công an kiểm tra, phát hiện xử lý các vi phạm về sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn quản lý; tổ chức thông báo vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Quy định này.

Điều 25. Điều khoản thi hành

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp kịp thời phản ánh những phát sinh, vướng mắc, những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định ./.


TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lại Thanh Sơn

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 35/2012/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 10 tháng 02 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định về quản lý, bảo trì đường huyện,

đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải về quản lý và bảo trì đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1105/TTr-SGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Lại Thanh Sơn

 UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







QUY ĐỊNH

Quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND

ngày 10 / 02 / 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)




Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định nội dung công tác quản lý, bảo trì; áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý, bảo trì; trách nhiệm quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện), các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã), các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh thực hiện Quy định này.



Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ quan quản lý đường huyện là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Cơ quan quản lý đường xã là Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Đường huyện: Là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đường được Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định và đặt tên.

4. Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã; đường được Ủy ban nhân dân huyện quyết định và đặt tên.

5. Bảo trì công trình: Là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn sử dụng công trình, bao gồm: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và sửa chữa đột xuất.



Điều 4. Mục đích của công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã

1. Phát hiện kịp thời những hư hỏng, vi phạm phát sinh mới các công trình cầu đường và hành lang đường bộ, đồng thời có biện pháp khắc phục sửa chữa, ngăn chặn nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật, mỹ thuật và công năng công trình đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả.

2. Tăng cường sự bền vững của công trình cầu đường, góp phần khai thác tối đa lợi ích kinh tế xã hội của công trình mang lại.

Điều 5. Yêu cầu của công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã

1. Công trình cầu, đường sau khi được nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng phải được tổ chức quản lý, bảo trì. Thời hạn thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

2. Công tác quản lý, bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và môi trường:

a) Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công, người sử dụng và các phương tiện giao thông, vận hành trên công trình;

b) Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động… do xe máy và các thiết bị thi công khác khi thực hiện các hoạt động bảo trì gây ra;

c) Tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường; các quy phạm an toàn lao động, an toàn trong thi công, an toàn lao động trong sử dụng máy móc, thiết bị thi công.



Chương II

QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ

Điều 6. Nội dung quản lý hệ thống đường huyện, đường xã

1. Lưu trữ và quản lý hồ sơ hoàn công công trình xây dựng mới, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất.

2. Lập hồ sơ, tài liệu quản lý công trình:

a) Đối với cầu đường bộ: Gồm các tài liệu trích hồ sơ hoàn công như hồ sơ hệ mốc cao độ, bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang cầu, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hành lang an toàn cầu, hồ sơ kiểm định, hồ sơ cấp phép thi công; sổ lý lịch cầu, cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, sổ kiểm tra cầu;

b) Đối với đường bộ:

Đối với đường huyện: Gồm các tài liệu trích hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, hệ thống thoát nước, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hồ sơ cấp phép thi công; lập bình đồ duỗi thẳng, sử dụng đất dành cho đường bộ, sổ quản lý đường.

Đối với đường xã: Gồm các tài liệu trích hồ sơ hoàn công như bình đồ duỗi thẳng, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, hệ thống thoát nước, sổ quản lý đường.

c) Đối với công trình không có hồ sơ hoặc bị mất phải tiến hành kiểm tra, xem xét, cập nhật số liệu để tiến hành đăng ký lại;

3. Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn:

a) Hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ:

Đối với đường huyện: Bao gồm tình trạng sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ, công trình ảnh hưởng đến an toàn đường bộ, an toàn giao thông; vi phạm, thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm;

Đối với đường xã: Xác định công trình ảnh hưởng đến công trình đường bộ và an toàn giao thông đường bộ; mức độ vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm.

b) Lập hồ sơ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Đối với đường huyện: Bao gồm hồ sơ hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong hành lang an toàn đường bộ, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.

Đối với đường xã: Bao gồm hồ sơ hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong hành lang an toàn đường bộ và các văn bản liên quan khác.

4. Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Giang) lưu giữ hồ sơ quản lý đường huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã lưu giữ hồ sơ quản lý đường xã.

5. Kiểm tra theo dõi tình trạng hệ thống đường huyện, đường xã:

a) Các hạng mục cần được kiểm tra theo dõi: Mặt đường, hệ thống thoát nước, mái ta luy, nền đường, các công trình trên đường (cầu, cống, kè…).

b) Các hình thức kiểm tra:

Kiểm tra thường xuyên; kiểm tra hàng tuần; kiểm tra hàng tháng do các nhân viên trong đơn vị quản lý, sửa chữa thực hiện.

Kiểm tra định kỳ: Tháng, quý, năm do cán bộ chuyên môn thuộc đơn vị làm nhiệm vụ quản lý thực hiện.

Kiểm tra đột xuất: Sau mỗi đợt mưa, lũ, bão… hoặc các tác động bất thường khác cần phải thực hiện kiểm tra đột xuất, xem xét và xác định nguyên nhân để có giải pháp kỹ thuật sửa chữa phù hợp.

c) Lập kế hoạch sửa chữa kèm theo các hình thức kiểm tra.

6. Phân loại và đánh giá tình trạng kỹ thuật các công trình cầu, cống.

7. Thực hiện đếm xe, phân tích số liệu và đánh giá sự tăng trưởng của lưu lượng, kiểu loại xe, kiểm soát tải trọng xe (đối với các tuyến đường huyện và một số tuyến đường xã cần phải kiểm soát xe và tải trọng xe) và có biện pháp quản lý xe quá khổ, quá tải đảm bảo ổn định trên các tuyến đường.

8. Đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường đang khai thác, tổ chức giao thông; thường xuyên rà soát, điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ cho phù hợp; lập hồ sơ xử lý các điểm thường hay xảy ra tai nạn giao thông hoặc tiềm ẩn tai nạn giao thông, theo dõi hiệu quả xử lý.

9. Lập kế hoạch quản lý và bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã.

10. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ: Phối hợp với Công an cùng cấp, Thanh tra giao thông và chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

11. Trực đảm bảo giao thông, theo dõi tình hình thời tiết thời điểm mưa lũ, báo cáo kịp thời.

12. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.



Điều 7. Nội dung bảo trì đường huyện, đường xã

1. Bảo dưỡng thường xuyên là công việc làm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý nhằm khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ do tác động bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ngăn chặn hư hỏng phát sinh, duy trì tình trạng công trình cầu đường bình thường để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

2. Sửa chữa định kỳ là sửa chữa hư hỏng công trình theo thời hạn quy định kết hợp khắc phục một số khiếm khuyết của công trình xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật và cải thiện điều kiện khai thác của công trình. Sửa chữa định kỳ bao gồm: Sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa 02 kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa:

Sửa chữa vừa là công việc sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống cấp của bộ phận, kết cấu công trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường bộ và gây mất an toàn giao thông.

Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận cầu, đường nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của cầu đường.

a) Đối với đường bộ:

Thời hạn sửa chữa vừa, sửa chữa lớn được quy định theo kết cấu mặt đường và lưu lượng xe tính toán thiết kế mặt đường theo điểm a khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 10/2010/TT-BGTVTngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải.

b) Đối với cầu đường bộ:

- Cầu tạm: Công tác sửa chữa định kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, tình trạng hư hỏng để sửa chữa.

- Các cầu khác: Công tác sửa chữa định kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kết quả kiểm định.

c) Đường ngầm, tràn: Công tác sửa chữa định kỳ căn cứ kết quả kiểm tra định kỳ, tình trạng hư hỏng để sửa chữa.

3. Sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng cầu đường không định trước được do thiên tai mưa, lũ, bão hoặc những sự cố bất thường khác gây ra. Cơ quan quản lý công trình đường huyện, đường xã (hoặc đơn vị trực tiếp quản lý) phải chủ động, tích cực huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để tổ chức đảm bảo giao thông và hướng dẫn phân luồng xe; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý; kịp thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi cầu, đường bị hư hỏng nặng. Sửa chữa đột xuất chia làm hai bước:

a) Bước 1: Nhằm khôi phục đảm bảo giao thông nhanh nhất, ổn định hoạt động giao thông vận tải đường bộ, giảm thiệt hại, hạn chế ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế xã hội và dân sinh.

Quy trình thực hiện: Cơ quan quản lý đường huyện (hoặc đường xã) cử người chốt trực, hướng dẫn giao thông; chỉ định đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công đủ năng lực, mời đến ngay hiện trường để phối hợp vừa sửa chữa, vừa lập hồ sơ thiết kế - dự toán làm cơ sở thanh, quyết toán.

b) Bước 2: Khôi phục lại công trình về tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố, gia cố nhằm kiên cố hóa công trình, nâng cấp hoặc xây dựng mới. Quy trình thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Điều 8. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ

1. Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên:

a) Vận dụng định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ đã ban hành kèm theo Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT; định mức kinh tế kỹ thuật về công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 2712/QĐ-GT ngày 14 tháng 10 năm 1996 của Bộ Giao thông vận tải; định mức dự toán công tác sửa chữa công trình xây dựng công bố theo Công văn số 1778/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2008 của Bộ Xây dựng và các chính sách hiện hành.

Nếu các hạng mục có trong định mức nhưng thực tế không có thì không đưa vào dự toán, nếu các hạng mục không được quy định trong định mức nhưng thực tế phải làm thì vận dụng định mức tương tự để đưa vào dự toán.

Định mức bảo dưỡng thường xuyên là cơ sở để lập kế hoạch quản lý vốn và là mức giới hạn phân biệt giữa bảo dưỡng thường xuyên với sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá có thể được điều chỉnh khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành các bộ định mức, đơn giá mới theo tại thời điểm thực hiện công trình.

b) Các hạng mục không được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, được phép tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá tương ứng của các ngành khác hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất: Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức quy định như đối với công trình xây dựng cơ bản.



Điều 9. Quản lý nguồn kinh phí quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã

1. Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ:

a) Đối với đường huyện: Từ nguồn ngân sách hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các nguồn khác (ngân sách tỉnh hỗ trợ, các tổ chức xã hội, nhân dân đóng góp...); hàng năm căn cứ định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, tình trạng thực tế của các tuyến đường, UBND cấp huyện có trách nhiệm bố trí ít nhất 10% kinh phí trong nguồn sự nghiệp kinh tế của ngân sách huyện cho công tác quản lý, bảo trì.

b) Đối với đường xã: Từ nguồn ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp xã và các nguồn khác (ngân sách cấp trên hỗ trợ, các tổ chức xã hội, nhân dân đóng góp...); hàng năm căn cứ định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, tình trạng thực tế của các tuyến đường, UBND cấp xã có trách nhiệm bố trí ít nhất 10% kinh phí trong nguồn sự nghiệp kinh tế của ngân sách xã cho công tác quản lý, bảo trì.

2. Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính của Nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã

1. Sở Giao thông vận tải:

a ) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã;

b) Hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý, bảo trì; tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và các quy định khác liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã;

c) Ban hành và thống nhất hướng dẫn Quy trình quản lý, bảo trì đối với đường huyện và đường xã;

d) Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với chính quyền địa phương (khi có đề nghị) để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình đường bộ, quản lý hành lang đường bộ theo quy định của pháp luật;

e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo trì đường bộ; hướng dẫn các biểu mẫu thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã;

g) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan nghiêm túc thực hiện quy định này.

2. Các Sở, ngành liên quan:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã theo quy định.

3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

a) Quản lý nhà nước trên địa bàn và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn thực hiện. Bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ theo Điều 9 của Quy định này;

b) Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác quản lý, sửa chữa đối với các tuyến đường xã có tính chất quan trọng trên địa bàn;

c) Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Giang):

Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ tại địa phương:

- Rà soát hệ thống đường huyện để hoàn thiện, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy định này, thời gian hoàn thành trước tháng 6 năm 2012;

- Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự toán công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ trên cơ sở chỉ tiêu kỹ thuật, định mức, mức độ hư hỏng của các tuyến đường và nguồn vốn được phân bổ hàng năm trình UBND cấp huyện phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện;

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công; thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu theo đúng quy định.

Phối hợp cùng lực lượng Công an, Thanh tra giao thông quản lý xe quá khổ, quá tải hoạt động trên đường huyện, đường xã.

Chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã xác định các tuyến đường xã quan trọng trên địa bàn cần hỗ trợ kinh phí sửa chữa, bảo trì trình UBND cấp huyện quyết định.

d) Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu bố trí nguồn kinh phí quản lý, bảo trì đường huyện, hướng dẫn thực hiện thủ tục thanh toán, quyết toán cho đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì theo đúng chế độ chính sách;

4. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường xã trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo Điều 9 của Quy định này; tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công;

b) Rà soát hệ thống đường xã để hoàn thiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy định này; tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự toán công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ trên cơ sở chỉ tiêu kỹ thuật, định mức, mức độ hư hỏng của các tuyến đường và nguồn vốn được phân bổ hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công; thực hiện kiểm tra, nghiệm thu, thực hiện thanh toán theo đúng quy định; phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện đề xuất kinh phí hỗ trợ đối với các tuyến đường xã trọng yếu nếu kinh phí sửa chữa của địa phương không đảm bảo;

c) Chỉ đạo thôn (bản) có các tuyến đường xã đi qua phối hợp với đơn vị quản lý, sửa chữa đường bộ trong công tác bảo vệ các công trình giao thông và đảm bảo an toàn giao thông; xây dựng mô hình tự quản công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên trên các tuyến đường xã đi qua.

5. Đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình:

Đơn vị, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, trách nhiệm được UBND cấp huyện, UBND cấp xã lựa chọn thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã:

a) Thực hiện các quy định về công tác quản lý, bảo trì theo Điều 6 và Điều 7 của Quy định này;

b) Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng, an toàn trong thi công, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều 11. Chế độ thông tin, báo cáo

Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về Sở Giao thông vận tải làm cơ sở theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

1. Báo cáo định kỳ:

a) Thời gian gửi báo cáo quý: vào các ngày 15 của tháng cuối quý;

b) Thời gian gửi báo cáo năm: vào ngày 15 tháng 12.

2. Báo cáo đột xuất: tuỳ tình hình cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.



Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Những nội dung khác liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã không có trong Quy định này thực hiện theo Thông tư 10/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Lại Thanh Sơn




UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 124/2012/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng

giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 550/TTr-SGTVT ngày 10 tháng 5 năm 2012,



QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lại Thanh Sơn


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 7.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương