Việt Nam Quê Hương Tôi! Đôi Lời



tải về 4.38 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.38 Mb.
#38591
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Tưởng nhớ một người

Phan Văn An



Tiễn biệt anh rể Cao Đức Kinh

Tặng chị và các cháu.
Anh K. anh đã đi rồi,

Gia đình buồn tủi, ngậm ngùi nhớ thương.

Vợ hiền thương anh khôn lường,

Cô đơn lẽ bóng, phòng không lạnh lùng.

Ngày đêm tâm trí mông lung,

Vợ chồng trọn đạo thủy chung bao ngày.

Đời người ngắn ngủi lắm thay,

Anh đi để nhớ hằng ngày khó nguôi.

Cầu mong chung sống trọn đời,

Ai ngờ gãy cánh, kiếp người đơn côi.

Những lúc nghịch cảnh cuộc đời,

Lấy ai lo lắng, ai người đỡ nâng.

Đàn con buồn tủi, bâng khuâng,

Mất tình phụ tử, lệ dâng hai hàng.

Hương Trí đoàn tụ cuối cùng,

Hạnh phúc tràn ngập cùng chung một nhà.

Không ngờ ba đi thật xa,

Bao giờ gặp lại để mà hàn huyên.

Hiển Dung không sống thường xuyên

Nhưng tình con thảo mặn mà luôn luôn.

Huy Linh không khỏi lo buồn,

Sống xa ba má lệ tuôn tháng ngày.

Hoa Quỳnh nay đó, mai đây,

Nhưng luôn thăm viếng tràn đầy tình thương.

Hồng, Lizz ít nói, khiêm nhường,

Nhưng luôn chứng tỏ yêu thương gia đình.

Hải, Nhiều lo lắng thật nhiều,

Dành cho ba má trăm điều tốt tươi.

Huyền,Thu vui vẻ tươi cười, (1)

Vì được ba má ở lâu trong nhà.

Hoài, Ni bản tính thật thà,

Lo cho cha mẹ, mặn mà biết bao.

Hảo, Việt bận rộn lao đao,

Nhưng thường thăm viếng biết bao tâm tình.

Hoàn, Thanh săn sóc má, ba,

Những ngày sau hết cuộc đời trần gian.

Ngày ngày các cháu thở than,

Không ông nội, ngoại lo toan cho mình.

Người thân chí nghĩa, chí tình,

Mất người nâng đỡ, mất người bảo ban.

Gia đình thương tiếc vô vàn,

Nhìn anh lần cuối đầy tràn thương đau.

Nhân tình thế thái biển dâu,

Luôn luôn tuân giữ ghi sâu trong lòng.

Cuộc đời dầu có long đong,

Anh luôn vẫn cứ một lòng thẳng ngay.

Ngọt bùi pha lẫn đắng cay,

Nghị lực chịu đựng tỏ bày trước sau.

Trải bao năm tháng tha hương,

Mến yêu đất nước, tình thương vẫn còn.

Tử thần vây bủa chung quanh,

Anh vẫn bình tỉnh trung thành tới nơi.

Cuộc đời mới chốn nghỉ ngơi,

Hạnh phúc chan chứa đời đời an vui.

Kẻ ở lại những ngậm ngùi,

Buồn thương lẽ bóng sớm chiều thở than.

Nguyện xin Thiên Chúa trao ban,

Bình an chân thực cho đàn cháu con.

Để khi cuộc sống không còn,

Cùng nhau chung hưởng vẹn toàn bên nhau.
Ghi chú: Từ ngày sang Hoa kỳ định cư theo diện Đoàn tụ,

Ông bà Cao Đức Kinh sống với gia đình Hoàn Thu là lâu nhất ( 8 năm)

Món nợ ân tình

Tôn Thất Đàn

Sau ngày tang thương của vận nước 30 tháng 4 năm 1975, Cọng Sãn Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam, tôi cũng như hàng lớp sĩ quan QLVNCH và cán bộ chính quyền đều phải vào tù, mà chúng bảo là đi “học tập cải tạo”!

Trong tù tôi quen biết nhiều người bạn đồng tù. Nhưng đến cuối năm 1978 sau khi chuyển ra ngoài trại A.30 (Tuy Hòa) tôi mới gặp được một người đồng lân đồng cảnh, nên chúng tôi thân nhau, và xem như anh em để cùng nhau chia sẻ những khổ đau, đói khát trong trại tù!

Người ta thường nói:”Mỗi hoa mỗi cành, mỗi người mỗi cảnh”. Nhưng sao hoàn cảnh của anh ta giống tôi quá. Nằm cạnh nhau mà hai đứa quanh năm suốt tháng cứ đói meo, không một thân nhân đến thăm nuôi! Hoàn cảnh của tôi thì đương nhiên rồi, vì vợ con tôi đều bị thương và mất mát trong chuyến đi thăm lần trước, nên bây giờ tôi phải chịu cảnh đói rách là lẽ đương nhiên. Còn anh bạn tôi đường đường là một cựu sĩ quan Thiết Giáp, có 3 bông mai trên cổ áo, đã từng là một Chi Đoàn Trưởng oai hùng trên trận địa. Anh đã từng lo cho vợ con đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Thế mà chỉ sau 3 năm vào tù, anh chẳng còn gì, ngoài trên răng dưới… dép! Một ngày nọ, vợ anh bèn cầm tờ đơn ly dị cùng người tình mới vào tận trại tù thuyết phục anh ta ký vào, để từ nay vợ anh theo duyên mới! Người đó là một tay cán bộ ngoài Bắc mới vào, khá giả đang làm quản lý ở địa phương. Sau đó, nghe nói hai người dắt theo đứa con gái vượt biên từ năm 1979, để rồi từ đó anh không hề nhân được một tin tức gì của mẹ con nàng, mặc dù có vài lần anh cố viết thư dò hỏi, tìm tông tích để hỏi thăm đứa con gái, nhưng tuyệt nhiên không hề nhận được một chút hồi âm! Anh nói, bây giờ nếu còn sống, đứa con gái của anh cũng đã lớn lắm rồi, nhưng chắc chắn nó không biết anh còn sống hay đã chết!

Có lần anh tâm sự với tôi: “Thực ra lúc đầu tôi buồn lắm, nhưng rồi sau đó lại mừng cho mẹ con nàng. Chứ ở vậy mà chờ tôi thì cuộc đời của mẹ con nàng không biết sẽ ra sao?”. Đêm nào tôi cũng cầu nguyện cho mẹ con nàng được yên lành, hạnh phúc với gia đình ở quê hương mới.

o O o


Thế rồi sau hơn 7 năm bóc lịch trong lao tù Cọng Sản thì chúng tôi cũng được thả về sum họp với gia đình. Ra tù, mỗi người đi mỗi ngã, ai nấy đều lo cuộc sống bấp bênh không có ngày mai dưới bàn tay “quản chế” sít sao của chính quyền địa phương, nên chúng tôi chưa bao giờ gặp lại nhau một lần. Đùng một cái, hơn 10 năm sau có chương trình HO xuất hiện, chúng tôi được chính phủ Mỹ chấp thuận cho cả gia đình sang định cư theo diện tị nạn Cọng Sản.

Sau hơn 20 năm lăn lộn nơi xứ người, tình cờ chúng tôi gặp lại nhau trong một kỳ “Đại Hội Thiết Giáp Binh QLVNCH. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau mừng mừng tủi tủi, để mặc cho hai giòng lệ đoanh tròng! Thật đúng quả đất xoay tròn, không ngờ chúng ta lại còn có ngày gặp nhau. Sau hai ngày Đại Hội, anh mời tôi về nhà anh tại New York chơi cho biết, vì nhà tôi ở New Jersey thì cũng gần nhà anh. Qua vài hôm tâm sự, tôi được anh cho biết cuộc đời của anh sau khi ra tù như sau:

- Đúng là mỗi người mỗi cảnh! Khi anh trở về chốn cũ thì vợ con anh đã bỏ đi, anh không có chỗ ở, lại mang theo bệnh tật từ trong tù nên chẳng làm được việc gì. Nhà bà vợ bây giờ của anh là một gia đình giàu có, trước kia có một thời nhà cha mẹ bà ở gần nhà anh. Chồng bà là một thương gia đã mất sớm, để lại cho bà 2 con gái và một số tài sản cũng kha khá. Nhờ vậy bà còn giấu được một số vàng để bây giờ có chút vốn làm ăn. Anh không hiểu sao lúc ấy bà lại cưu mang anh, và can đảm lấy anh làm chồng? Lúc ấy bà có tiền, buôn bán thuốc tây chui, và làm chủ một cửa hàng tạp hóa khá lớn. Lúc đầu thấy anh khổ sở, bà nhận anh vào làm công, và bảo dọn tới nhà bà ở, vì căn nhà sau có một phòng bỏ trống. Hơn một năm sau anh mới khỏe lại, và bắt đầu phụ giúp công việc buôn bán với bà. Nhưng bà chỉ giao cho anh lo việc sổ sách. Bà thường lo lắng, chăm sóc cho anh, và cuối cùng tỏ tình với anh. Nhưng khổ một điều là có tay cán bộ thuế vụ Cọng Sản từ miền Bắc chuyển vào cứ theo đuổi, tán tỉnh bà. Thỉnh thoảng mang quà cáp và giảm thuế chợ, cũng như hàng hóa cho bà, nhưng bà nhất định khước từ. Ban đầu hắn tưởng anh là người làm công hay bà con trong nhà, nhưng sau này khi biết bà đã lấy anh, hắn tìm mọi cách để hãm hại anh! Bà liền bỏ tiền ra mua cả đám công an, nên tay cán bộ thuế vụ sợ, bỏ cuộc. Anh kể: Có lần anh hỏi, vì sao bà thương, và lấy anh khi anh trong cảnh thân tàn ma dại? Bà cười, bảo là ngày xưa, lúc còn là con gái mới lớn bà đã thầm yêu anh, bà thích người lính chiến, nhất là chiếc mũ bê rê đen đội lệch về bên phải, có vòng tròn vàng bao quanh chiếc xe Thiết Giáp trông oai hùng lắm, nhưng anh không để ý đến bà!

Những lần chính quyền địa phương gọi anh ta, diện tù “cải tạo” đang trong thời gian quản chế, đi làm công tác thủy lợi, bà đều thuê người đi làm thay. Bà sợ bọn chúng cưỡng bách anh đi vùng “kinh tế mới”, bà lo làm hôn thú, và dù rất khó khăn bà cũng chạy cho anh được vào chung hộ khẩu với gia đình bà cùng hai cô con gái nhỏ con riêng của bà. Với lòng biết ơn và quý mến, anh đã yêu thương bà và hai đứa con của bà như con ruột của mình. Rồi hai năm sau, vợ chồng anh rất vui mừng khi có được một đứa con chung là thằng con trai giống anh như đúc. Vì thế, sau khi có chương trình HO xuất cảnh, anh đã làm hồ sơ đưa hết cả mẹ con bà sang định cư tại Hoa Kỳ. Anh nói: “Mình là lính, mình không thể phụ ơn những người đã từng cưu mang, sống chết với mình! Cũng như mình đâu có thể quên được những đồng đội đã hy sinh mạng sống vì mình”. Phải thế không anh?

Anh kể tiếp: Qua Mỹ một thời gian khá lâu, bà xin được một công việc quét dọn trong sòng bài tại thành phố Atlantic City. Gia đình thì cư trú ở New York, hai con gái lớn đã vào đại học và ở nội trú, chỉ còn đứa con trai đang sống với anh mà thôi. Anh hằng ngày đi làm nghề cắt cỏ cho các gia đình trong thành phố. Thời gian đầu bà còn đi đi về về. Lâu dần bà lún sâu vào nghề cờ bạc. Hết ca làm vệ sinh sòng này, thì bà sang sòng khác đánh bài. Bà chuyên sống ở các sòng bài. Khi nào không kiếm được tiền bà mới về nhà. Nhưng sau đó, khi có được đồng nào bà lại đi ngay. Anh nói, trước kia anh làm ăn dành dụm cũng được một số vốn, nhưng sau đó phải rút ra để trả nợ cho bà. Đồ đạc trong nhà, cái gì còn bán được thì bà cũng đã bán hết để nướng vào sòng bài, nên chẳng còn thứ gì đáng giá. May chiếc xe, và cái máy cắt cỏ tôi mang đi làm, nên còn lại đây thôi!

Tôi đã khuyên giải, can ngăn bà rất nhiều, nhưng khi đã lâm vào con đường cờ bạc rồi, cũng giống như thuốc phiện, khó mà quay lại được. Sau ngày hai cháu gái lớn tốt nghiệp, có việc làm rồi lập gia đình, ra ở riêng. Hai cháu đã biết bà ham mê cờ bạc, nhiều lần năn nỉ, can ngăn rồi làm dữ, nhưng đều vô ích. Khi hết tiền bà lại chạy đến xin. Xin vợ không được, bà xin cả chồng. Cuối cùng tụi nó sợ quá, phải dọn nhà đi nơi khác và không cho bà biết. Sau này thấy anh quá khổ sở với bà, hai cháu rất giận mẹ, đề nghị, hối thúc anh bỏ bà, chuyển đi nơi khác ở. Hai cháu rất thương anh, lúc nào cũng xem anh như cha ruột, và luôn tỏ ra biết ơn anh đã hết lòng lo lắng cho hai cháu! Nhưng anh bảo với hai cháu rằng, là ba còn nợ mẹ rất nhiều! Mà dù ba có phải khổ sở, chịu đựng hết cả quảng đời còn lại vì mẹ con, cũng chưa trả hết được. Hơn nữa, đã là vợ chồng, ba đâu có thể nhẫn tâm bỏ bà trong lúc bà bị sa lầy này được!

oOo

Cuối cùng thì tôi cũng gặp được bà vợ bây giờ của anh. Mùa Hè năm ngoái, nhân ngày lễ tốt nghiệp đại học của cậu con trai út tại trường Polytechnic University (New York), đứa con chung duy nhứt của hai người. Anh mời tôi đến tham dự, và sau đó mời tôi về nhà ăn tiệc mừng cho cháu. Tôi rất bất ngờ khi thấy chị khác hoàn toàn với hình ảnh người đàn bà mà tôi tưởng tượng bấy lâu nay với không mấy cảm tình. Vẫn còn phảng phất nét xinh đẹp, vui vẻ, nói năng hoạt bát và dễ thân thiện. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì nhận thấy chị có một chút mệt mỏi, và bơ phờ. Buổi tối, sau tiệc mừng thiết đãi bạn bè của con trai, trước khi tiễn tôi ra xe, anh chị bắt tay tôi trong tiếng cười rộn rã.



Nhờ có đứa con trai vừa mới tốt nghiệp đại học, và hai con gái tâm tình khuyên giải bà nên từ bỏ mọi thứ đam mê sai lầm để sống với anh trong tuổi già, vợ chồng săn sóc hôm sớm có nhau, nên bà đã thức tỉnh, vì thấy con cái đều thành đạt, và gia đình đều hạnh phúc. Hơn nữa, tuổi tác cũng đã nhiều, bà thấy sức khỏe sa sút, mệt mỏi vì thức khuya quá nhiều. Bà đã hối hận, và tuyên bố sẽ trở về với con người cũ, để hai người còn có bên nhau trong những năm tháng cuối đời! Tôi ôm anh mừng rỡ, và nói vài lời ngưỡng mộ sự bình tĩnh, chịu đựng và tấm lòng bao dung của anh!

Khoảng một tháng sau, anh gọi phone báo cho tôi một tin không vui. Chị ấy đang nằm trong bệnh viện. Bác sĩ vừa khám phá chị bị ung thư vú trong giai đoạn cuối. Vì quá lâu không khám bệnh, nên không phát hiện được. Bây giờ đã trở nên trầm trọng, không biết có cần giải phẩu hay không? Tôi liền chạy qua NewYork thăm chị. Chị đang nằm trong phòng săn sóc đặc biệt của bệnh viện. Nhìn thấy tôi, chị mỉm cười yếu ớt, và khá mệt mỏi. Anh luôn ở bên cạnh, đút thức ăn, và săn sóc an ủi chị.

Bệnh viện quyết định không giải phẩu, chỉ cấp cho một số thuốc để đưa chị về nhà. Các cháu đều về thăm đầy đủ. Bên cạnh chồng và các con, thấy chị vui và hạnh phúc lắm. Tôi qua thăm, dù không được khỏe, nhưng chị còn tỉnh táo. Nằm thì thào cho các con nghe về cuộc đời mình! Ân hận đã có một thời sa ngã vào con đường bài bạc, làm khổ chồng con và sa sút gia đình! Chị cũng nắm chặt tay anh, nói rất yêu và biết ơn anh đã hết lòng lo lắng đùm bọc vợ con trong những năm tháng khó khăn. Xin anh tha thứ về thời gian chị đã có lỗi lầm!

Anh ngồi bên cạnh, cúi xuống hôn lên trán chị:

-Lúc nào anh cũng yêu em. Cầu xin Ơn Trên cho em sống khỏe mạnh để anh tiếp tục lo lắng, trả nợ cho em! Món nợ ân tình lớn lao, mà cả đời này anh cũng không thể trả hết được cho em!

Nước mắt chị ràn rụa trên đôi gò má hóp! Tôi thầm nghĩ , đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, cho dù có đôi chút xót xa!

Chị đã mất vào khuya hôm ấy! Theo lời anh kể lại, suốt đêm anh nằm bên chị, lấy tay làm gối cho chị, rồi ngủ mê lúc nào không biết. Khi giật mình thức dậy thì chị đã ra đi tự lúc nào!

Tôi có mặt trước khi đưa chị vào nhà quàn. Chị nằm như đang say ngủ, nét mặt thanh thản, bình yên. Và lần đầu tiên tôi thấy anh khóc!./.



Tôn Thất Đàn


TÂM TƯ TRONG CUỘC SỐNG

BE – HÃY LÀ

Hân hạnh cống hiến giới trẻ trong Cộng đoàn lời mời gọi Hãy là (Be) sau đây như là bài học của ý chí, nghị lực, quảng đại, khiêm cung và vị tha, của tình người… từ một bản tiếng Anh do một bạn trẻ trong Cộng đoàn chuyển ngữ.

BE

Be understanding to your enemies.

Be loyal to your friends.

Be strong enough to face the world each day.

Be weak enough to know you cannot do everything alone.

Be generous to those who need your help.

Be frugal with what you need yourself.

Be wise enough to know that you do not know everything.

Be foolish enough to believe in miracles.

Be willing to share your joys.

Be willing to share the sorrows of others.

Be a leader when you see a path others have missed.

Be a follower when you are shrouded by mists of uncertainty.

Be first to congratulate an opponent who succeeds.

Be the last to criticize a colleague who fails.

Be sure where your next step will fall, so that you will not stumble.

Be sure of your final destination, in case you are going the wrong way.

Be lovely to those who love you.

Be showing love to those who do not love you, and they may change.

Above all, be yourself.


HÃY

Hãy cảm thông với kẻ thù của bạn.

Hãy trung thành với bạn bè.

Hãy dũng cảm đủ đế đối đầu với thế gian mỗi ngày.

Hãy khiêm nhu đủ để biết mình không thể làm mọi sự một mình.

Hãy quãng đại với ai cần được giúp đỡ.

Hãy cần kiệm với những gì mình cần.

Hãy tinh thông đủ để biết mình không thể biết mọi sự.

Hãy khờ khạo đủ để vững tin vào phép lạ.

Hãy sẵn sàng chia sẻ niềm vui của mình.

Hãy sẵn sàng chia sẻ nỗi đau của người khác.

Hãy là người dẫn dắt khi bạn thấy ai lạc bước trên đường.

Hãy đi theo người khác khi mình không nắm chắc lối.

Hãy là người đầu tiên chúc mừng đối thủ khi họ thành công.

Hãy là người cuối cùng phê bình người đồng nghiệp bị thất bại.

Hãy chắc chắn mình sẽ vấp ngã ở bước kế tiếp, để không bị ngã nặng.

Hãy nắm chắc điểm đến của bạn cả khi bạn lạc đường.

Hãy dễ thương với người thương yêu bạn.

Hãy yêu thương người không thương yêu bạn, hầu họ có thể thay đổi.

Tiên vàn, bạn hãy là chính bạn.

THE STORY OF THE RAINBOW

Once upon a time the colors in the world started to quarrel; all claimed that they were the best, the most important, the most useful, the favorite.



GREEN said: “Clearly I am the most important. I am the sign of life and hope. I was chosen for grass, trees, leaves… without me, all animals would die. Look over the countryside and you will see that I am in the majority.”

BLUE interrupted: “You only think about the earth, but consider the sky and the sea. It is the water that is the basis of life and this is drawn up by the clouds from the deep blue sea. The sky gives space and peace and serenity. Without my peace, you would all be nothing.”

YELLOW chuckled: “You are all so serious. I bring laughter, gaiety, and warmth into the world. The sun is yellow, the moon is yellow, the stars are yellow. Every time you look at a sunflower, the whole world starts to smile. Without me, there would be no fun.”

ORANGE started next to blow her trumpet: “I am the color of health and strength. I may be scare, but I am precious for I serve the needs of human life. I carry the most important vitamins. Think of carrots, pumpkins, oranges, mangoes, and pawpaws. I don’t hang around all the time, but when I fill the sky at sunrise or sunset, my beauty is striking that no one gives another thought to any of you.

RED could stand it no longer. He shouted out: “I am the ruler of all of you… I am blood! I am the color of danger and bravery. I am willing to fight for a cause. I bring fire in the blood. Without me, the earth would be empty as the moon. I am the color of passion and of love: the red rose, the poinsettia, and the poppy.”

Doing as they were told, the colors united and joined hands. Then the Rain continued: “God will stretch you across the sky in a great bow of color as a reminder that he loves you all, that you all can live together in peace, The RAINBOW isa promise that God is with you. The RAINBOW is a sign of hope for tomorrow.” And so, whenever God has used a good rain to wash the world, he puts the RAINBOW in the sky, and when we see it, let us remember to appreciate on another.

Le Hong Thuan (collected).



SỰ TÍCH CÁI CẦU VỒNG

Ngày xửa ngày xưa, cac màu sắc trên trái đất nổi dậy tranh cãi nhau; màu sắc nào cũng tự cho mình là tốt nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất, được ưa chuộng nhất.

MÀU XANH LÁ CÂY nói: “Rõ ràng ta đây quan trọng nhất. Ta là dấu chỉ của sự sống và của niềm hy vọng. Ta được tuyển chọn để làm nên cỏ, cây và lá… Không có ta, muôn thú đều chết. Hãy nhìn về đồng quê và ban sẽ thấy ta thuộc khối đa số.”

MÀU XANH DƯƠNG ngắt lời: “Anh chỉ nghĩ tới trái đất, nhưng hãy xem trời và biển kìa. Chính nước mới là căn bản của cuộc sống và nước được mây lấy ra từ biển sâu xanh biếc. Bầu trời cung cấp không gian, sự bằng an và thanh thản. Thiếu vắng sự yên bình của ta, tất cả các bạn sẽ chẳng là gì cả.

MÀU VÀNG cười ruồi: “Các người đều nghiêm túc cả đấy chứ! Còn ta, ta mang lại tiếng cười, niềm vui và sự ấm áp vào thế gian này. Mặt trời mau vàng, mặt trăng màu vàng, các vì sao cũng màu vàng. Mỗi lần các người nhìn vào một cánh hoa mặt trời, cả thế gian bắt đầu mỉm cười. Không có ta, không có niềm vui.

MÀU CAM thổi kèn nối tiếp: “Ta là sức màu sắc của màu sắc của sức khỏe và sức mạnh. Ta thật đáng sợ, nhưng ta quý giá vì ta phụng sự cho các các nhu cầu của đời sống con người. Ta mang đến những sinh tố quan trọng nhất. Kìa những cà rốt, bí ngô, cam, xoài và đu đủ. Không phải lúc nào ta cũng quanh quẩn ở đây, nhưng khi ta phủ mình lên bầu trời lúc mặt trời mọc hay khi mặt trời lặn, thì nét kiều diễm của ta sẽ khiến các người không chú tâm tới ai khác hơn là ta.”

MÀU ĐỎ không nhịn được nữa. Anh ta thét lên: “Ta là kẻ thống lĩnh tất cả các ngươi… Ta là máu huyết! Ta là màu sắc của hiểm nguy và dũng cảm. Ta sẵn sàng chiến đấu cho một chính nghĩa. Ta mang lửa vào máu. Không có ta, trái đất trống rỗng giống như mặt trăng. Ta là màu sắc của yêu thương và say đắm: hoa hồng đỏ, hoa hồng điệp và cây anh túc.”.

Thực hành điều được dạy bảo, đám màu sắc cùng họp lại, nắm tay nhau theo tiếng lệnh. Bấy giờ nàng Mưa nói tiếp: “Thượng Đế sẽ giăng các người thành một vồng cầu màu sắc kỳ vĩ như để nhắc nhở rằng ngài yêu thương tất cả các người, và các người có thể chung sống hòa bình với nhau.

Cái CẦU VỒNG là lời Thượng Đế hứa ở cùng các các người. CẦU VỒNG là Dấu chỉ niềm Hy vọng cho ngày mai.”Vì vậy, bất cứ lúc nào Thượng Đế dùng cơn mưa tốt lành để rửa sạch thế gian, ngài đặt CẦU VỒNG lên nền trời, và khi chúng ta nhìn thấy cầu vồng ấy, chúng hãy nhớ trân trọng nhau.

Lucy & James chuyển ngữ tiếng Việt.


The Alien

(Anonymous)
I am now as a stranger

In a strange and hostile land

Fraught with unseen danger

And peril at every hand.
Alone amidst the throng

Wearied by sleepless night

Condemned to vigil far too long

Tired and filled with fright.
Certain death is fate decreed

But what misfortunes then

That intrigue yields fear indeed

And resistance’til the end.
Oh for a place to lay my head

And there unmolested rest

A protected spot to make my bed

And dream of paradise blessed
To seize some quiet corner

Secure it safe and warm

Then doze in bold abandon

Immune from early harm.
In this sanctum, Heaven knows

I’d wait unafraid the call

When at last long blue shadows

Cloak the garden wall.

Kẻ ngoại nhân

(Ngẫu hứng từ bài Alien, Ann G. dệt nên những vần thơ dưới đây sau khi trải qua một thời gian sống trong một khi chung cư khu phố nghèo Brooklyn, NY vào những năm cuối thế kỷ 20.)
Ngoại nhân thân phận đơn côi

Quê người đất khách nổi trôi bọt bèo

Đêm ngày thù hận rắc gieo,

Khốn nguy vây hãm, hiểm nghèo bám chân!
Đã nên sinh tử hữu phần,

Tai ương sao mãi lần khân rập rình?

Nhiễu nhương cuộc sống an bình,

Chữ tâm điên đảo, chữ tình phai phôi!
Tưởng đời êm ả nhẹ trôi,

Mộng vàng chói lọi chiếu soi cõi lòng,

Thiên đường hạ giới ngóng mong…

Ngờ đâu tai họa tấn công dập dồn!
Lao xao vốn chỗ người khôn,

Còn ta trót dại đâu cần phồn hoa!

Phận an lặng lẽ xó nhà,

Ầm thầm một cõi hơn là bon chen!
Lưu đày số kiếp phu phen,

Giấc mơ thánh địa trống kèn còn đâu!

Chỉ còn địa ngục thảm sầu,

Chỉ còn bóng tối mịt mù tương lai!
Trở trăn thao thức canh dài,

Ngậm ngùi nuốt hận bái bai mộng vàng!

Phù vân của cải trần gian

Vinh hoa phú quý giàu sang làm gì!?
Ann G.


VƯỜN THƠ CỘNG ĐOÀN

Không ít thành viên trong Cộng đoàn chúng ta sở đắc năng khiếu về thơ, đóng góp nhiều bài thơ đầy thi hứng mang ý nghĩa sâu sắc. Chúng tôi coi đây là những dòng thơ tạo nên VƯỜN THƠ của Cộng đoàn, hân hạnh giới thiệu từng khoảnh vườn thơ của 4 Nhà thơ gồm Phan Văn An, nhà thơ quá cố Hoàng Chương, Chương Đài, và Nguyễn Đức Khổng… không kể một số bài thơ được lồng vào các tiết mục khác.

KHOẢNH THƠ PHAN VĂN AN
Linh Mục

Phan Văn An kính tặng cha Phêrô Trần Việt Hùng, Quản nhiệm CĐĐMHXLT,

giáo phận Metuchen,nhân dịp nhận chức chánh xứ ( Oct 29/2017)

Linh Mục thánh chức Chúa ban,

Được chọn ở giữa muôn ngàn giáo dân.

Thánh Thần tuôn đổ muôn ân,

Khôn ngoan, khéo liệu, ân cần lo toan

Mỗi ngày sung sướng hân hoan,

Cử hành Thánh lễ đầy tràn hồng ân.

Linh mục người của muôn dân,

Ngày ngày loan báo hồng ân Chúa Trời.

Bí tích mang đến cho đời,

Giáo dân nhận lãnh dồi dào muôn ơn.

Đời dâng hiến quên bản thân,

Nguyện Chúa phù trợ muôn phần thủy chung.

Giáo dân ước nguyện chờ mong,

Linh mục của Chúa sống trong ân tình.

Nguyện xin Thiên Chúa đoái nhìn,

Cho cha Quản nhiệm muôn nghìn hồng ân.

Cuộc đời tận hiến xin vâng,

Thực thi ý Chúa mọi đàng tốt tươi.

Đời Tu

Thân tặng Sister Nguyễn Thị Thanh Lan,

nhân dịp kỷ niệm 25 năm khấn trọn đời.

Tuổi xuân thì tương lai chờ đón,

Bỏ tất cả cất bước theo Thầy.

Cuộc đời chiêm niệm ngập đầy,

Tình yêu trọn vẹn hiến Thầy Giêsu

Chọn lý tưởng cuộc đời tận hiến,

Để ngoài tai tiếng gọi phu thê.

Một lòng khấn giữ lời thề.

Vâng lời, khiết tịnh, khó nghèo thủy chung.

Chốn tu viện xem chừng tỉnh lặng,

Nhưng cám dỗ luôn vẫn chờ mong,

Phải luôn tỉnh thức đề phòng.

Tiền tài, sắc dục, xiêu lòng dễ thay !

Đời tu trì lắm lúc buồn chán,

Cảnh sớm hôm vắng bóng người thân

Nhiều lúc tâm trí phân vân.

Tiếp tục ơn gọi, thế trần bước theo.

Việc “ cho, nhận” luôn luôn theo đuổi,

Sống đời đôi lứa vẫn cuốn lôi,

Những lời tình ái ngọt bùi,

Xui dục tìm kiếm cuộc đời gối chăn.

Nghèo khó tuy rằng đà khấn hứa,

Quỉ ma quấy phá thả mồi ngon,

Cuộc đời ngắn ngủi mỏng dòn,

Sao không hưởng thụ còn đòi chi hơn.

Vâng lời, tuân phục thực khó thay,

Cùng kiếp nhân sinh khác chi ai !

Cớ sao cứ phai vâng lời.

Luôn luôn tuân giữ những điều bảo ban.

Nguyện xin Thiên Chúa dũ lòng thương,

Ban cho tớ nữ nhiều hồng ân,

Sống đời tận hiến chuyên cần,

Luôn luôn giữ vựng cuộc đời hiến dâng.

KHOẢNH THƠ HOÀNG CHƯƠNG
Hỡi Ai
Hi ai dòng giống Việt Nam

Nhìn về đất tổ ngập tràn đau thương

Hi ai hào kiệt bốn phương

Lời thề giữ giống, giữ nòi chớ quên

Này mẹ Việt-Nam đang khóc than

Này cha gìa vang lời trăn trối

Này em bé đầu đường xó chợ lang thang

Em nhặt từng mảnh giấy rách,

Lượm từng mảnh sắt rỉ sét

Ngủ bờ ngủ bụi, tay run, bụng đói.

Quê hương ta mắc vòng tăm tối,

Vẫn đợi mong ánh sáng yêu thương

Ai người dựng lai Giang-Sơn?

Ai về cứu nước, cứu đàn em thơ

Cứu nội-ngoại già tóc bạc phơ

Giang-Sơn bờ cỏi vẫn còn đợi trông.

Tháng tư, 2002

Hoàng Chương

LÀM LẠI
Lạy ngài con tưởng mất ngài

Vi con chểnh mảng chẳng hoài cố công

Xưa nay con chỉ bảo lòng

Rằng con đã cố gng công nhiều rồi

Nên con nản chi chẳng hoài

Để mình xa cách mặt ngài bấy lâu

Gi đây con xin nguyện cầu

Giúp con tái lập nhip cầu thiêng liêng

Giúp con cố sức vươn lên

Nhất là quyết chí vững bền không lạy.

Mến yêu ngài mãi đêm ngày

Tin yêu phó thác vào tay Cha lành

Xin ngài nâng đở, bảo ban

Chở che dìu dt, ủi an không ngừng

Vì con yếu đuối quá chừng

Con cần bền chí cậy trông vào ngài

Và xin phó thác mỗi ngày

Xác hồn tâm trí… xin Ngài đở nâng

Ngày 23Tháng Giêng, 2007

Hoàng Chương

KHI CON LO SỢ
Khi con e ngại buồn lo

Sống trong tăm tối mit mù bủa giăng

Lòng con xao xuyến bất an

Mặc dù gắng sức kêu van, khẫn cầu

Chúa ơi sao Chúa ở đâu?

Để con đơn độc, dải dầu, gian nan

Tiếng con tha thiết kêu van

Chảng nghe lời đáp, mây giăng tư bề

Dẫu tin Chúa ở cạnh kề

Nhưng sao thinh lặng, phủ che mịt mù

Con như chìm giữa âm u

Hồn đầy e sợ, tâm tư nặng nề

Con cần tay Chúa chở che

Con cần lời Chúa vổ về ủi an

Chúa ơi xin ở bên con

Xin ngài lên tiếng cho hồn vửng tin

Con tin, lạy Chúa con tin

Nhưng con yếu đuối, một mình bất kham

Xin ngài lên tiếng bảo ban

Cho con vững dạ bình an tâm hồn



Metuchen, mùa PHUC SINH 2005

Hoàng Chương



DÂNG NGÀI

Mỗi ngày là một bài thơ

Bài ca dâng Chúa thiết tha tôn thờ

Dâng ngài nguyện ước đơn sơ

Việc làm, sức khỏe, ngày, giờ, buồn, vui

Dâng ngài gia đạo trong ngoài,

Vợ, chồng, con, cháu. xin ngài chở che

Dâng ngài tình nghĩa phu thê

Xin ngài gin giử không hề lung lay

Dâng ngài thử thách moi ngày

Phó giao, tin cậy tình ngài đở nâng

Dâng Ngài thất bại, thành công

Dâng ngài giây phút lâm chung cuối đời

Dâng ngài tất ca ngài ơi

Làm thành bài nhạc ngàn lời ngợi ca.
Hoàng Chương
KHOẢNH THƠ CHƯƠNG ĐÀI

Hoài Niệm Quê Hương
Long Thạnh Phụng Hiệp quê hương
Bao năm xa xứ nhớ thương vô bờ
Nhớ về kỷ niệm tuổi thơ
Nhớ thời áo trắng mộng mơ đến trường
Nhớ thầy nhớ bạn thân thương
Nhớ Đình Thần nhỏ cây dương trước nhà
Nhớ trường Phụng Hiệp ở xa
Nhớ đường đi học nhớ nhà cạnh bên
Nhớ cây cầu khỉ chênh vênh
Nhớ sông Long Thạnh lênh đênh lục bình
Nhớ bà con ở xóm Đình
Nhớ dì nhớ ngoại giàu tình yêu thương
Thoáng buồn hoài niệm cố hương
Mong ngày thăm lại con đường làng quê!

Chương Đài 11/29/17

Thu Phiêu lãng!
Thu về cho lá vàng bay
Gió thu man mác đắm say hồn người
Ngày thu phiêu lãng tuyệt vời
Rừng thu thay sắc gọi mời nàng thơ
Thiên nhiên tuyệt mỹ mộng mơ
Chiều thu lãng mạn ngẩn ngơ ngắm nhìn
Trời mây non nước hữu tình
Ngất ngây ta gởi chút tình thi thơ!

Chương Đài



Thu Xưa!
Thu về cho lá vàng chanh
Rụng rơi che phủ cỏ xanh mượt mà
Ngắm nhìn lá rụng tim ta
Bồi hồi nhớ đến thu qua cùng người
Thu về còn đó nụ cười
Năm xưa ai đã làm người xuyến xao
Thu về nhớ đến thu nao
Bên nhau say đắm ta trao tình nồng
Thu xưa đẹp giấc mơ hồng
Thu nay lãng mạn mênh mông đất trời!

Chương Đài

TẠI EM

Tìm em chẳng biết tìm nơi đâu
Nhớ quá làm anh rụng hết râu
Rờ lại cái đầu thì trụi lũi
Tại em râu tóc anh còn đâu?
Thôi làm đệ tử ông Lưu Linh
Mượn rượu để quên nhớ bóng hình
Trời hỡi! làm sao quên nổi chớ,
Tại em quá đổi xinh là xinh
.

QUANG TUẤN



Cuộc đời còn sống được bao lâu
Mê gái đẹp chi để muộn sầu
Râu tóc đã thưa càng rụng rớt
Đến ngày râu tóc chẳng còn đâu
Không râu không tóc mất lòng tin
Xấu xí làm sao được gái xinh
Người hỡi mong đừng mơ tưởng hảo
Để đời bớt khổ bớt điêu linh

Chương Đài



Họa theo bài thơ Tại Em


Trước thềm Đinh Dậu sắp qua
Mậu Tuất sắp đến hoan ca chúc Người
Chúc Người năm mới vui tươi
Chúc Người luôn nở nụ cười trên môi
Chúc Người khỏe mạnh yêu đời
Chúc Người hạnh phúc tâm thời bình an
Chúc Người mãi mãi giàu sang
Chúc Người cuộc sống an nhàn thảnh thơi!

Chương Đài

Lang thang ngắm cảnh buổi chiều tà
Cỏ cây nhè nhẹ tỏa hương hoa
Vài con hưu nhỏ ven sông vắng
Văng vẳng xa xa tiếng đàn ca
Khói lam chiều lững lờ quanh vách núi
Gió thôi bay cây lặng lẽ ngủ yên
Dòng sông xanh chảy nhẹ rất bình yên
Hồn xao xuyến cảnh thiên nhiên lãng mạn
Hương cỏ hoa thơm nhẹ
Dòng sông êm ả trôi
Hoàng hôn khuất sau đồi
Gió chiều hè man mác
Chú nai vàng ngơ ngác
Ngắm cảnh chiều ngẩn ngơ
Kỷ niệm đến bất ngờ
Nhẹ nhàng nhưng sâu lắng
Như sông kia phẳng lặng
Chẳng bao giờ ngừng trôi
Trước cảnh đẹp hồn tôi
Bồi hồi và xao xuyến
Kỷ niệm trại hè
Bette Midler - The Rose
Chương Đài phỏng dịch

Some say love it is a river


That drowns the tender reed
Nhiều người nói tình yêu là dòng sông
nhấn chìm cỏ sậy yếu mềm

Some say love it is a razor


that leaves your soul to bleed
Nhiều người nói tình yêu là lưỡi dao cạo
làm linh hồn rỉ máu đau thương

Some say love it is a hunger


an endless aching need
Nhiều người nói tình yêu là cơn đói
làm ta đau day dứt mãi khôn nguôi

I say love it is a flower


and you it's only seed
Riêng với em tình yêu là hoa
và anh là hạt giống giống duy nhất

It's the heart afraid ofbreaking


that never learns to dance
Chỉ là tim ta sợ vấp ngã
nên không bao giờ học nhảy

It's the dream afraid ofwaking


that never takes the chance
Chỉ là giấc mơ ta sợ khi thức dậy
sẽ không bao giờ có được

It's the one who won't be taken


who cannot seem to give
Chỉ là ta không cho ta cơ hội được yêu
ta không muốn trao tặng tình yêu

and the soul afraid ofdyin'


that never learns to live
và tâm hồn ta sợ chết
nên không bao giờ học được cách sống

When the night has been too lonely


and the road has been too long
and you think that love is only
for the lucky and the strong
just remember in the winter
far beneath the bitter snows
lies the seed that with the sun's love
in the spring becomes the rose
Khi đêm tối thật cô đơn
và khi con đường còn dài xa tắp
và khi ta nghĩ rằng tình yêu
chỉ dành cho những người may mắn và mạnh mẽ
hãy nhớ trong giá lạnh mùa đông
sâu thẳm dưới lớp tuyết phủ dày
hạt mầm đang nằm đó với tình yêu của nắng
thành hoa hồng rực rỡ giữa mùa xuân

The White Rose ofAthens


By Manos Hadjidakis
Chương Đài phỏng dịch
Till the white rose blooms again

You must leave me, leave me lonely


So goodbye my love till then
Till the white rose blooms again
Cho đến lúc hồng trắng trinh nguyên lại nở
Để em cô đơn khi anh phải rời xa
Tạm biệt anh yêu mong thời gian chóng qua
Cho đến lúc hồng trắng trinh nguyên lại nở

The summer days are ending in the valley


And soon the time will come when we must be apart
But like the rose that comes back with the springtime
You will return to me when springtime comes around
Thung lũng ngày hè sắp tàn trong tiếc nhớ
Và sắp đến rồi khi ta phải chia tay
Như hoa hồng sẽ nở trong nắng xuân mai
Anh về bên em khi mùa xuân lại đến

Till the white rose blooms again


You must leave me, leave me lonely
So goodbye my love till then
Till the white rose blooms again
Cho đến lúc hồng trắng trinh nguyên lại nở
Em lại cô đơn khi anh phải rời xa
Tạm biệt anh yêu mong thời gian chóng qua
Cho đến lúc hồng trắng trinh nguyên lại nở

Good bye till then, good bye till them


Good bye till then
Tạm biệt anh yêu hẹn mùa xuân gặp gỡ
Tạm biệt anh yêu hẹn hoa nở tương phùng

The autumn leaves are falling in the valley


And soon the winter snow will lie upon the ground
But then I know, I know that like the rose
You will come back again when springtime comes around
Lá thu vàng rơi trên thung lũng nảo nùng
Và đông đến tuyết rơi phủ đầy lối củ
Nhưng em biết anh như hoa hồng hé nụ
Sẽ đến bên em khi xuân thắm quay về.


Bette Midler – Chương Đài

KHOẢNH THƠ NGUYỄN ĐỨC KHỔNG

THƠ BUỒN

Tàn chinh chiến lao tù mút chỉ

Tưởng ngày về cũng sẽ là không

Ngày qua ngày toàn khoai ngô sắn

Rừng thiêng nước độc xơ xác khô

Di chuyển nhiều nơi rừng phương Bắc

Đói rách lâu ngày thêm xác xơ

Lao động vinh quangmồ hôi cạn

Ai cũng chờ ngóng chầu Diêm La

Xít xoát mười năm mới được tha

Vợ con thương xót nhớ chồng cha

Hai năm quản chế thêm chê chán

Chắc biết Hoa Kỳ đón tiếp ta

Chín chín lăn ra huyết áp cao

Tưởng theo cha mẹ chốn quê nhà,

Nhưng rồi lê lết qua ngày tháng

Ăn bám vợ con tàn tạ ra

Muôn năm tử tội bệnh phát lan

Chưa hết bệnh này thêm bệnh kia

Hai chân lê lết đời ăn bám

Mong sớm về quê bên mẹ cha.

Thơ buồn đón Xuân 2018

Nguyễn Đức Khổng
TÀN THU 2017

Uống giọt tàn thu trong mắt em

Giọt lăn cho lá thu mềm

Ai ai giẫm nát mùa thu ảo

Để lá vàng rơi rất vội vàng
Uống giọt cà phê trên môi em

Buổi sáng lòng êm, đắng buổi chiều

Ai đem đi hết mùa đông giá

Hạt tuyết vừa rơi nỗi ngỡ ngàng
Uống giọt tình em tận đáy tim

Buổi sáng lòng say xót nỗi niềm

Sao em nỡ xóa mùa xuân cũ

Chía lá mùa xuân rũ úa tình
Uống giọt thời gian trên tóc em

Qua đi dồn dập tuổi xuân tình

Trời ơi hụt hẫng nhiều năm cũ

Lọn tóc nhuộm đen đó bẽ bàng.

Xuân 2018

Nguyễn Đức Khổng
TÀN ĐỜI 2018

Thu tình lất phất lá vàng bay

Gom góp thương yêu ở chốn này

Ngày qua tháng hết đông vừa tới

Tình ngĩa bao năm đã thấy vơi

Người bảo tình ta đã cỗi rồi

Chỉ còn nghĩa để cầm hơi
Tình yêu xưa cũ nay tàn úa

Thương quá chao ôi nhẩm cuối đời

Suốt giải giang sơn hình chữ S

Ba lô súng đạn nặng thân gầy

Bao năm lận đận mùa chinh chiến

Tàn cuộc lưu đày chín mười năm
Đến đươc Hoa Kỳ diên H.O.

Tấm thân tàn tạ chân lê lết

Kiếm được miếng cơm cũng khó khăn

Nhưng rồi cũng là thân ăn bám

Sống lụy sống nhờ kiếp tha hương,

Bệnh già, bệnh trĩ, bệnh tim,

Hành hạ thân ta cuối cuộc đời

Buồi ơi! Sao cứ hành ta nhỉ?

Chết quách cho rồi cũng thế thôi!?

Tàn Thu 17, Xuân 18

Sống được bao lâu nữa hỡi Ôi?!

Nguyễn Đức Khổng.



VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
NIỀM AN ỦI CHO NGƯỜI CAO NIÊN

Đức Thánh Cha dành tháng 12 cầu nguyện cho người cao tuổi
05.12.2017 (Tin Mừng Cho Người Nghèo)
Trong video cầu nguyện dành cho tháng 12, ĐTC Phanxicô đã dâng lời cầu nguyện cho cao tuổi, ngài mời gọi mọi người tỏ lòng kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi, sự khôn ngoan của ông bà sẽ được truyền lại cho con cháu đời sau.

ĐTC nói rằng, “Người nào không quan tâm chăm sóc ông bà, không đối xử tốt với ông bà thì không có tương lai. Người cao tuổi họ có sự khôn ngoan. Người cao tuổi còn có trách nhiệm rất lớn trong việc truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm sống, lịch sử của gia đình, cộng đoàn và văn hóa”.

Ngài khép lại đoạn video khi nói rằng: “Hãy luôn giữ trong tim mình hình ảnh ông bà, từ đó gìn giữ gia đình và cộng đoàn, có lẽ chính sự khôn ngoan và trải nghiệm của ông bà sẽ hỗ trợ cho quá trình giáo dục con cháu”.

Được công bố vào ngày 4 tháng 12, đoạn video có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn so với những video ý nguyện trước đó. Đoạn video mô tả một người đàn ông trẻ tuổi đã phớt lờ những người già mà anh ta đi ngang qua trên phố. Ngay sau đó người đàn ông nghe tiếng nhạc jazz lôi cuốn từ một tòa nhà, khi bước vào trong tòa nhà, anh phát hiện ra ba người mà anh đã đi ngang qua lúc nãy đang cùng nhau chơi đàn. Rồi ông được họ mời cùng chơi đàn.

Một trong những chủ đề yêu thích của ĐTC Phanxicô là tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa người cao tuổi và thế hệ trẻ, đặc biệt giữa ông bà và con cháu.

Năm ngoái ở Rome, ĐTC đã cử hành một buổi tiếp kiến với khoảng 7.000 cụ ông cụ bà, ngài mời gọi họ trò chuyện về đức tin với các cháu mình

Hãy trò chuyện với con cháu mình. Hãy để các cháu hỏi mình. Các cháu có thể khác với ông bà, có thể khác về sở thích, khác về gout âm nhạc… nhưng các cháu cần ông bà”.

Ông bà là sự hiện diện rất quan trọng, vì kinh nghiệm sống của ông bà là báu vật, rất cần thiết cho việc chuẩn bị bước vào tương lai bằng niềm hy vọng và trách nhiệm”.

Trong một thánh lễ đặc biệt hồi tháng 6, ĐTC đã nói rằng người cao tuổi được mời gọi để trở thành “ông bà về mặt tinh thần” đối với con cháu bằng việc chia sẻ các kinh nghiệm sống, đặc biệt là đức tin với con cháu.

Và đây là điều Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải làm ngay hôm nay: trở thành ông bà.

Để có sức sống truyền lại cho con cháu, vì chúng mong mỏi nhận được điều đó từ chúng ta; “đừng khép lòng mình, hãy thể hiện tốt nhất có thể: chúng cần kinh nghiệm của chúng ta, cần những ước mơ tích cực để tiếp nối lời tiên tri và hành trình sống”.

Nguyện xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta hồng ân này.

Nguồn: https://cruxnow.com/…/pope-francis-praying-grandparents-de…/


Bài Thơ Viết Trên Tường Nhà Dưỡng Lão

(Nỗi lòng người mẹ cao niên)
Con ơi ! Bây giờ mẹ đi chân không vững, 
Nhấc không nổi bước 
Mẹ xin con nắm tay mẹ dìu mẹ, chậm thôi...
Như năm đó Mẹ dìu con đi những bước đầu ...
Con ơi ! Khi con còn thơ dại,
Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm
Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi
Những kỷ niệm về những năm tháng mẹ con mình sống bên nhau
Làm mẹ nhớ thương da diết
Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời
Con hãy cho mẹ chút thời gian, xin con chờ mẹ chút
Cho mẹ suy nghĩ thêm
Cho dù cuối cùng ngay cả định nói gì
Mẹ cũng quên...
Con ơi ! Con quên là mẹ con ta đã tập luyện hàng trăm lần
Con mới thuộc khúc đồng dao đầu đời "
Con nhớ không mỗi ngày mẹ đáp
Những câu ngây ngô, hàng trăm câu con hỏi từ  đâu
Nên nếu mẹ lỡ kể lể nhiều lần những câu chuyện móm răng
Ngâm nga những khúc ru con thời con bé
Xin con tha thứ cho mẹ
Xin con cho mẹ chìm trong những hồi ức ấy nhé !
Xin con đáp lời mẹ kể những chuyện vụn vặt trong nhà !
Con ơi ! Giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày,
Ăn cơm vãi đầy vạt áo
Chải đầu tay bần bật run
Đừng giục giã mẹ
Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm
Mẹ chỉ cần có con ở bên
Mẹ đủ ấm.
Con ơi ! Bây giờ mẹ đi chân không vững, nhấc không nổi bước
Mẹ xin con nắm tay mẹ
Dìu mẹ, chậm thôi
Như năm đó....
Mẹ dìu con đi những bước đầu đời.

(Vô danh)



TÂM TÌNH NGƯỜI MẸ/CHA GỬI CHO CON

Peter Lê (từ một bản tiếng Anh)
Con trai & Con gái yêu quý (của mẹ/cha)
Có ngày con sẽ thấy mẹ/cha già đi nhiều, con hãy cố gắng kiên nhẫn một chút đối với mẹ/cha và cố gắng thông cảm mẹ/cha.
Nếu mẹ/cha dơ bẩn do ăn uống...
Nếu mẹ/cha mặc áo quần khó khăn... con hãy kiên nhẫn! Con hãy nhớ lại những giờ phút mẹ/cha dạy cho con học từng thứ lúc con còn bé.
Nếu mẹ/cha cứ lặp đi lặp lại đến hàng tá lần cũng cùng một điều, con đừng chặn lại! Hãy lắng nghe mẹ/cha!
Khi con còn bé, con đã từng xin mẹ/cha cứ đọc cho con cũng cùng một mẫu truyện, đêm này sang đêm khác, cho đến khi con gật ngủ. Và mẹ/cha đã làm điều đó.
Nếu mẹ/cha không còn thường xuyên tắm dưới vòi sen được nữa, con đừng trách móc mẹ/cha và đừng bảo với mẹ/cha rằng đó là điều đáng xấu hổ. Con hãy nhớ lại khi con còn bé mẹ đã bịa ra đủ thứ cớ để làm cho con phải tắm.
Thấy mẹ/cha dốt về các kỹ thuật tân tiến, con đừng cười mẹ/cha mà hãy để cho mẹ/cha có thời gian để hiểu.
Mẹ/cha đã từng dạy cho con nhiều điều như ăn uống đàng hoàng... ăn mặc nết na... hành xử đúng đắn… phải đối phó thế nào với những khó khăn của cuộc sống.
Nếu đôi khi mẹ/cha đãng trí hay không còn khả năng nói chuyện có đầu có đũa, con hãy để cho mẹ/cha thời gian cần thiết mà ôn nhớ lại, hoặc giả mẹ/cha không làm được như vậy, con cũng đừng đâm ra tức tối và hợm hĩnh, bởi vì điều quan trọng nhất đối với mẹ/cha... là còn ở với con và còn nói được với con.
Nếu mẹ/cha từ chối ăn, con đừng ép! Mẹ/cha biết rất rõ khi nào mẹ/cha đói và khi nào không đói.
Khi mà cái chân yếu đuối của mẹ/cha không còn cho phép mẹ/cha di chuyển được như trước...
Hãy giúp mẹ/cha cũng cùng một cách thức giống như mẹ/ cha đã từng nắm tay con tập cho con bước những bước đi đầu tiên.
Và khi một ngày nào đó, mẹ/cha nói với con rằng mẹ/cha không muốn sống nữa... nghĩa là muốn chết, con chớ giận mẹ/cha... bởi vì có ngày, con cũng sẽ hiểu ra!
Con hãy cố hiểu rằng tớimột tuổi nào đó, chúng ta sẽ thật sự không còn sống nữa. Đơn giản là chúng ta đang còn sống!
Rồi có ngày con sẽ hiểu rằng, bất kể mọi lầm lỗi của mẹ/cha, mẹ/cha vẫn luôn luôn mong muốn điều tốt nhất cho con và đã chuẩn bị cho con "đất dụng võ" khi con trưởng thành.
Con đừng cảm thấy buồn phiền, bất hạnh hay bất lực trước tuổi già hay trước trạng thái hiện thời của mẹ/cha. Con hãy luôn kề cận mẹ/cha, hãy hiểu mẹ/cha sống để làm gì, để làm điều tốt nhất có thể làm được cho con như mẹ/cha đã từng làm từ khi con sinh ra.
Hãy giúp mẹ/cha bước đi, hãy giúp mẹ/cha kết thúc cuộc đời mình bằng yêu thương và nhẫn nhục. Cách duy nhất mẹ/cha cần đến để cám ơn con về việc con đã giúp mẹ/cha, đó là một nụ cười và một tình yêu chan chứa phát xuất từ nơi con.
Mẹ/cha yêu quý con, con trai, con gái của mẹ/cha.

Peter Le chuyển ngữ



Thư giãn

Ô hô! Tiếng Bắc, tiếng Nam

Sau đây là một bài thơ vui và ngộ nghĩnh về cách sử dụng danh từ khác nhau giữa miền Bắc khác với miền Nam Việt Nam. Chúng tôi mời qúi vị độc gỉa vừa thưởng thức cách nói khác nhau mà có khi chúng ta coi là kỳ cục, nhưng lại rất vui. Đồng thời còn có thể học hỏi và biết thêm được một số danh từ rất là mới lạ. Bài thư này chúng tôi nhận được do một độc giả gửi tới.

Bắc than gầy thì Nam bảo ốm


Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh hay đau
Bắc cuốc nhanh, Nam bảo đi mau mau
Bắc bảo muộn thì Nam cho là trễ
Nam mần sơ sơ, Bắc nàm nấy nệ
Bắc lệ trào, Nam chảy nước mắt ra
Bắc nói úi chà, Nam kêu ui da
Bắc bước vào kia, Nam đi vô trỏng
Nam kêu vạc tre, Bắc gọi là cái chõng
Nam trả treo, Bắc lý luận ngược xuôi
Nam biểu vui ghê, Bắc nói buồn cười
Bắc chỉ thế thôi, Nam là vậy đó
Nam làm giỏ tre, Bắc đan cái rọ
Nam muỗng cà phê, Bắc cãi cái thìa
Nam muỗng canh, Bắc gọi cái cùi dìa
Nam đi tuốt, thì Bắc lìa xa mãi
Nam nói dai, Bắc cho là lải nhải
Nam nói xe hơi, Bắc gọi ô tô
Nam xài , thì Bắc lại dùng ô
Nam đi trốn, Bắc cho là lánh mặt
Nam cho là mắc, Bắc bảo là đắt
Nam mần ăn, thì Bắc kinh doanh
Nam nói lòng vòng, Bắc bảo dối quanh
Nam biểu từ từ, Bắc khuyên gượm lại
Nam thấy ngu ghê, Bắc cho là quá dại
Nam sợ ghê, Bắc thì hãi quá đi
Nam hỏi nói gì? Bắc hỏi bảo chi
Nam kêu trúng lắm, Bắc bàn chí phải
Bắc gọi thích ghê, Nam kêu là khoái
Nam kêu hái bắp, Bắc bảo vặt ngô
Bắc thích thì vồ, Nam ưngchụp
Nam rờ bông bụp, Bắc vuốt tường vi
Nam nói: mày đi! Bắc réo: cút xéo
Bắc bảo: cứ véo! Nam bảo: ngắt đi
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gởi
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc nói tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, Bắc thì lại chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi haỵ
Bắc nấu thịt cầy, Nam nấu thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, Anh Hai Nam
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời tập lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Bắc kéo xe lôi, xích lô Nam đạp
Bắc bảo là To, Nam cho là Lớn
Ðùa
mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt
hơi nhiều, Nam kêu là Xạo
Nam thời mập bạo, Bắc bảo béo ghê
Bắc bảo sướng phê, Nam rên đã quá!
Bắc hay đi phá, Nam đả bằng gươm
Bắc chọc bị lườm, kiếm Nam, Nam thọt
Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu lade
Bắc gọi lạc rang, Nam kêu đậu phộng
Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn (?)
Nam "hổng chịu đâu", Bắc thì "em chả"
Bắc cho là "cái ả", Nam bặm trợn "con kia"
Nam "tên cà chua", Bắc rủa "đồ phải gió"
Nam nhậu thịt chó, Bắc chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt!

Thy Mai


Ghi chú: Không thấy tiếng Miền Trung, có lẽ vì thổ âm, thổ ngữ “chừ, mô, răng, rứa, mụ mệ…” phức tạp quá chăng?





Ngày 13 thứ Sáu, Ngày xui xẻo!

Tôn Thất Đàn

Theo thiển ý riêng của tôi thì tôi nhận thấy rằng, từ ngàn xưa con số 13 đã làm cho nhiều người đã phải e dè, kiêng kỵ, thậm chí còn phải tránh né nó nữa! Điển hình nhất là không có một khách sạn nào có phòng mang số 13, và ngay cả trong quân đội cũng không có đơn vị nào mang danh hiệu 13. Tiêu biểu nhất là binh chủng Thiết Giáp của chúng tôi có tất cả 22 Thiết Đoàn. Nhưng chỉ có từ Thiết Đoàn 1 đến Thiết Đoàn 12, không có Thiết Đoàn 13, rồi tự động nhảy lên Thiết Đoàn 14 cho đến Thiết Đoàn 22 Chiến Xa mà thôi!

Tại con số 13 tự chính nó mang lại điềm xui xẻo hay sao? Điều này chẳng có ai giải thích được, nhưng nếu dùng nó để đánh dấu cho một sự việc, thì theo tôi thấy ít khi thành công! Điển hình sự thất bại của việc phóng phi thuyền “Apolo 13” của Mỹ đã minh chứng cho cái không may của con số 13 này. Đối với người Âu Mỹ, con số 13 còn đáng sợ hơn khi nó lọt ngay vào ngày thứ Sáu trong tuần, đó là ngày đại kỵ! Trong kinh Thánh cũng đã nói, ngày xưa cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giêsu cũng đã từng chịu đóng đinh trên cây Thập tự giá cũng rơi vào ngày 13 thứ Sáu! Đúng là ngày khổ nạn!!!

Vậy có ai đã gặp điều may mắn hay chưa ở ngày 13 thứ Sáu này? Riêng tôi, cái ngày xui xẻo ấy đã để lại trong tôi một ký ức thật buồn, thật đau thương và nhiều nước mắt!!!

Đó là sau ngày 30/4/1975,ngày miền Nam thất thủ! “Bên thắng cuộc” đã lùa chúng tôi vào các trại tù mà chúng bảo là trại “học tập cải tạo!”. Sau 3 năm đầu do bộ đội chính quy Bắc Việt quản lý, chúng đưa chúng tôi qua nhiều trại giam từ Song Mỹ (Ninh Thuận) vào Sông Mao, xuống Tà zôn (Triền) rồi lên Hàm Trí (Bình Thuận). Sau cùng gần cuối năm 1978, thì chúng đưa chúng tôi ra trại tù A.30 (Tuy Hòa) bàn giao cho Công An thuộc Bộ Nội Vụ quản lý. Trại này quá hắc ám, lao động khổ sai quá sức chịu đựng của con người, ăn uống lại quá thiếu thốn, nên sức khỏe anh em tù “cải tạo” sa sút một cách trầm trọng!

Sau một thời gian dài, để cứu vãn tình trạng chết chóc của tù mỗi ngày mỗi gia tăng vì quá đói, trại quyết định cho thân nhân, vợ con của tù được đi thăm nuôi, và được phép mang đồ ăn tiếp tế cho tù cải tạo. Trại cho phép viết thư về gia đình báo tin cho thân nhân biết địa điểm nơi đến gặp gỡ và thăm viếng. Tôi cũng không ngoại lệ, liền viết thư báo tin cho gia đình biết để đi thăm nuôi. Khi vợ tôi nhận được thư thì mừng lắm, vì lâu ngày không biết tôi ở đâu, và các con tôi lâu quá không thấy mặt cha, nên chúng rất nhớ, và tôi cũng thế! Vì lý do đó, nên vợ tôi đã đưa luôn cả 3 đứa con (2 trai,1 gái) từ Phan Rang ra đến trại tù A.30 (Tuy Hòa) để thăm Ba! Ra đến nơi, vợ chồng, cha con gặp nhau đều rất vui mừng và xúc động, thỏa lòng mong nhớ! Ngỡ rằng, sẽ còn gặp lại nhau và thăm nuôi nhiều lần khác nữa. Nhưng không ngờ đó là lần cuối cùng tôi ôm đứa con trai đầu yêu quý nhất của tôi vào lòng!!!

Số là, sau khi thăm nuôi xong, trên đường trở về lại Phan Rang, khi chiếc xe đò đổ dốc xuống đèo Cả (Nha Trang) (hồi đó năm 1978, thời Xã hội chủ nghĩa, xe chạy bằng than), vì xe quá cũ nên bị đứt thắng, tài xế không làm chủ được tốc độ, bèn cho xe húc vào thành núi bên trái để còn có người sống sót! Nếu lạng về bên phải thì xe sẽ lăn xuống biển chết hết không còn một ai! Cú húc vào thành núi đó làm hành khách trên xe chết 6 người tại chỗ, trong đó có một đứa con trai đầu lòng của tôi! Còn tất cả đều bị thương nặng. Riêng vợ tôi thì mê man bất tỉnh, hai đứa con còn lại, đứa thì bị gãy chân, đứa thì bị u đầu sứt trán! Tất cả đều được đưa vào bệnh viện Nha Trang. Còn đứa con trai bị tử nạn tại chỗ đó, được một người bà con ở Nha Trang đưa về an táng tại quê nhà!

Những sự việc đau lòng xảy ra như vậy mà mọi người đều dấu kín hết, không một ai cho tôi hay biết tí gi, kể cả Ban chỉ huy trại tù! Mặc dầu họ đã nhận được giấy báo, và thư nhà, từ địa phương gởi ra xin cho tôi được về thăm gia đình và thắp cho con một nén nhang, mà họ vẫn không cho! Họ bảo rằng: “ráng cải tạo tốt thì sớm được trở về với gia đình”. Họ còn bảo: “Đã cho mày trở về với gia đình một lần rồi, mà mày còn chống lại cách mạng, không chịu giải ngũ. Bây giờ thì mày ở tù đến “mút mùa lệ thủy” không đi đâu hết! Vì năm 1972 (mùa Hè đỏ lửa) tôi bị bắt tù binh tại trận Quảng Trị một lần rồi, được “trao trả tù binh” theo hiệp định Paris năm 1973 nhưng tôi không giải ngũ, mà vẫn ở lại quân đội cho đến ngày tan hàng. Cho nên lần này chúng nó trù dập tôi tơi bời hoa lá! Lúc nào chúng cũng đem tôi ra làm đề tài cho các đội tù góp ý! Ôi, biết thế nào là tốt? Mà tại sao lại phải “cải tạo”? Rồi biết đến khi nào thì tốt? Sao mà quá mơ hồ? Đối với tôi chuyện đó chẳng khi nào hiện thực cả, và mãi mãi tôi chẳng bao giờ “tốt” nỗi với cái bọn Cọng Sản vô nhân tính này được! Vì chúng đã xếp tôi vào loại “ngoan cố” khó cải tạo! Ôi thôi, tôi đành nuốt lệ vào trong, chấp nhận thương đau mà sống lây lất cho qua ngày đoạn tháng!...Âu cũng là số phận ông Trời đã an bài cho gia đình tôi vậy!

Ở đời, người xưa có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhưng bà “xã xệ” nhà tui bà chẳng bao giờ kiêng cử một điều gi hết! Hôm đó là ngày 13 thứ Sáu (thứ Sáu ngày 13 tháng 12 năm 1978). Trước khi ra đi, người anh của vợ đã ngăn cản không cho đi rồi! Anh ta bảo; “Hôm nay là ngày 13 thứ Sáu, ngày xui xẻo nhất trong năm, em khoan đi đã, đợi ngày mai 14 rồi hãy đi”. Nhưng bà “xã xệ” nhà tui bà không chịu nghe!!! Mà còn ngang nhiên tuyên bố rằng: “Ngày nào cũng là ngày của Chúa hết!”, “Một ngày như mọi ngày!”, rồi an nhiên tự tại quẩy gánh lên vai, dắt hết luôn 3 đứa con (một đứa đầu 8 tuổi, đứa thứ nhì 6 tuổi, và đứa gái thứ ba 3 tuổi) lên xe đò (xe chạy bằng than hồi năm 1978 của xã hội chủ nghĩa) trực chỉ trại tù A.30 trên rừng núi Thạch Thành tại Tuy Hòa, mà bên “phe thắng cuộc” bảo là nơi “học tập cải tạo” của ba chúng nó để đi thăm! Để rồi chuốc lấy một tai nạn đau thương thảm khốc như đã nói ở trên!!!

Còn nữa, vào đầu thập niên 1960, chiến cuộc miền Nam VN bắt đầu sôi động, lệnh “tổng động viên” của chính phủ đã ban hành. Tất cả thanh niên tuổi từ 20 trở lên đều phải lên đường tòng quân nhập ngũ. Trong số đó có rất nhiều thành phần trí thức phải gia nhập khóa 13 “Sinh Viên Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức”, nào là giáo sư, kỷ sư, luật sư, kiến trúc sư v.v…toàn là những chất xám, tinh hoa của đất nước hầu hết đều nằm trong khóa 13, vì thành phần đó là “tài nguyên” của khóa 13 Sĩ quan Trừ bị này. Sau 9 tháng quân trường, ngày mãn khóa cũng đến. Chỉ trong vòng 1 tháng đầu, người đầu tiên tử trận là một chuẩn úy đỗ “thủ khoa” của khóa 13 tại chiến trường Bình Định! Tuổi đời còn rất trẻ, độc thân vui tính, và chưa có một mãnh tình nào vắt vai! Rồi sau đó những sĩ quan của khóa 13 này lần lượt rơi rụng và hy sinh rất nhiều, hơn tất cả các khóa nào khác của trường Bộ Binh Thủ Đức! Có phải cũng tại con số 13 xui xẻo này chăng!?

Chưa hết, con số 13 xui xẻo này nó lại cứ đeo đẳng theo tôi mãi cho đến ngày tôi được đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Số của tôi là số “con rệp” nên cứ gặp ngày 13 thứ Sáu hoài! Gia đình tôi lên máy bay ngày 13 tháng 2 năm 1992 (cũng là ngày 13 thứ Sáu ở VN) đến Mỹ (NY) cũng ngày 13 thứ Sáu (vì giờ VN đi trước giờ Hoa Kỳ I2 tiếng).nên cái ngày hắc ám đó cứ bám theo tôi mãi đến tận cùng! Xuống máy bay, trời rét căm căm, tuyết phủ đầy đường, lòng buồn tê tái! Nghĩ rằng không biết tương lai gia đình mình sẽ đi về đâu? Thế rồi, đúng một tháng sau, cũng là ngày 13 nhưng không lọt vào ngày thứ Sáu, tôi được “sở xã hội” gọi lên phỏng vấn để cho hưởng tiền trợ cấp trong bước đầu mới đặt chân đến Mỹ. Đúng ra là tôi được hưởng tiền SSI vì tôi bị thương, viên đạn còn nằm trong đùi, trời lạnh thì đau nhức không chịu nỗi. Nhưng số phận của tôi xui xẻo, gặp phải một nhân viên xã hội quá khó khăn nhất định không cho hưởng tiền SSI mà chỉ cho hưởng trợ cấp 1 năm, nhưng phải đi lao đông công ích thì mới ăn được tiền đó! Nghĩ lại, có phải cũng tại con số 13 xui xẻo đó cứ đeo đẳng theo tôi mãi hoài, làm cho tôi chẳng gặp được một chút may mắn nào chăng!?

Thế rồi, từ những ngày 13 thứ Sáu đau thương và xui xẻo đó, nó như một ám ảnh bám theo tôi mãi đến tận bây giờ! Cho nên, mỗi năm khi nhận được một quyển lịch mới, việc đầu tiên của tôi là tôi giở từng tờ lịch tháng để xem có ngày 13 thứ Sáu nào không? Nếu có, tôi liền dùng bút mực đỏ khoanh tròn cái ngày xui xẻo ấy để đến ngày 13 thứ Sáu hể trong nhà có người nào đi xa, hoặc cần lái xe đi đâu là tôi nhắc ngay một câu:”Hôm nay là ngày 13 thứ Sáu, ngày xui xẻo nhất trong năm! Hãy cẩn thân! Ôi buồn



Tôn Thất Đàn

CỘNG ĐOÀN CGVN Gp Metuchen, New Jersey, Hoa Kỳ

ĐẶC SAN XUÂN MẬU TUẤT 2018
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI
Mục lục

Đôi Lời 1


  1. MỘT LỰA CHỌN ĐÁNG TRÂN TRỌNG 2-8

Linh mục Dominici Đỗ Minh Trí

Lm Gérard Gagnon - Cha Nhân (1914-1994).

Cha Léopold Cardière (Cố Cả)

Bác sĩ Tom Dooley (1921-1961)

Bà Cherie Clark -

  1. TỔ QUỐC TÔI – QUÊ HƯƠNG TÔI.

Con có một Tổ quốc…! Đấng Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận 9

Con Muốn Chúa Là Người Việt Nam kochinawoa 11

Việt Nam Quê hương tôi - Bốn Ngàn Năm Lịch-Sử  Audey Tran  12

Việt Nam Quê Hương Tôi. Phan Văn An 13

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ Nguyễn Đức Quang 21

Có Phải Tôi… Quê Hương Ruồng Bỏ Phạm Duy 23

Vinh Danh Phan Văn An 25

QUÊ HƯƠNG Bài Học Đầu Tiên Cho Con

(HOMELAND Your First Lesson) Đỗ Trung Quân 26



Quê Hương! Chương Đài 27
Quê Hương Xưa Và Nay! Chương Đài 27

Tuổi trẻ hải ngoại…không rời xa tổ quốc Mặc Lâm, RFA 29



  1. SINH HOẠT CỘNG ĐOÀN

Phóng sự lễ nhậm chức Christina Lestle 32

Cộng đoàn nhỏ - Bước vươn lớn Lê Thiên 36

Ca đoàn Alleluia, Metuchen Tùng Lê 40


  1. NĂM MẬU TUẤT 2018

Mậu Tuất chúc xuân Chương Đài 42

MẬU TUẤT 2018 Phan Văn An 42

Chuyện năm Tuất Tôn Thất Đàn 43

Năm Tuất, bàn chuyện chó Phan Văn An 47



  1. CHIA SẺ TRONG CỘNG ĐOÀN

KHÓC PHẠM NGỌC TỎA Phạm Như Cương 52 Một Lời Vĩnh Biệt Phạm văn Sinh 54

Nhớ về Cụ Tỏa Lê Thiên 56

Tâm Tình Con Gửi Mẹ Nguyễn Thị Mỹ Dương 58

Hoa trắng tiễn mẹ Hồ Thanh Vân 63

Tưởng nhớ một người Phan Văn An 64

Món nợ ân tình Tôn Thất đàn 66


  1. TÂM TƯ TRONG CUỘC SỐNG

Be – Bạn Hãy Là 70

The Story of the Rainbow Sự tích cái Cầu vồng 71

The Alien – Kẻ ngoại nhân 74


  1. VƯỜN THƠ CỘNG ĐOÀN

Khoảnh vườn thơ Phan Văn An 75 Khoảnh vườn thơ Hoàng Chương 77

Khoảnh vườn thơ Chương Đài 79



Khoảnh vườn thơ Nguyễn Đức Khổng 84


  1. VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Niềm an ủi cho người cao niên ĐTC Phanxicô 86

Bài Thơ Viết Trên Tường Nhà Dưỡng Lão 88

Tâm tình Cha/Mẹ gửi con 89


  1. THƯ GIÃN

Ô hô! Tiếng Bắc, tiếng Nam Thy Mai 91

Ngày 13 thứ Sáu, Ngày xui xẻo! Tôn Thất Đàn 93





1 Tại khu vực Miền đông bắc Hoa Kỳ này có hai linh mục Việt Nam mang tên TRẦN VIỆT HÙNG – Cha Giuse Trần Việt Hùng phụ trách CĐCGVN Bronx (NY) và Cha Phêrô Trần Việt Hùng Quản nhiệm CĐCGVN Giáo phận Metuchen (NJ), từ đây chúng tôi mạn phép gọi Cha Hùng ở New Jersey là Cha Phêrô Hùng, hay Cha Phêrô Trần Việt Hùng.


tải về 4.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương