Việt Nam Quê Hương Tôi! Đôi Lời


Cộng đoàn nhỏ - Bước vươn lớn



tải về 4.38 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.38 Mb.
#38591
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Cộng đoàn nhỏ - Bước vươn lớn

Lê Thiên

Bài này đã được đăng tải trên 2 Nguyệt san Hiệp Nhất & Diễn Đàn Giáo Dân, Tháng 12/2017. Hai Nguyệt san này đều phát hành tại Quận Cam, Giáo phận Orange, California. Nay đưa lên Đặc san này như là một cái nhìn hạn hẹp của một thành viên trong Cộng đoàn, ghi dấu bước chuyển biến đặc biệt của CĐCGVN Giáo phận Metuchen do Lm Phêrô Trần Việt Hùng lãnh đạo.

Cách đây 30 năm, năm 1987, một nhóm “thuyền nhân” người Công giáo Việt Nam (CGVN) chạy trốn Cộng sản VN đặt chân lên một vùng đất miền đông bắc tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ. Họ thất vọng không ít trước hoàn cảnh chân ướt chân ráo với vô số rào cản về văn hóa lẫn ngôn ngữ, tập tục và bao đổi thay trong cuộc sống. Làm sao có thể hội nhập vào xã hội mới, một xã hội được nhìn nhận là văn minh nhất thế giới?



Một Cộng đoàn bấp bênh.

Nỗi lo lớn nhất của đám người CGVN này là việc phụng vụ ít ra vào mỗi Chúa nhật. Việc tìm cho được một linh mục người Việt lo việc mục vụ theo ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam đã là khó. Nhưng đáng lo hơn cả là sự hỗ trợ của giáo quyền sở tại! May thay! HĐGM Hoa Kỳ đã mở ra con đường thoát: Tạo mọi điều kiện để di dân người CGVN có thể chu toàn việc phụng vụ phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Từ đó, nhóm người CGVN ở vùng đông bắc New Jersey được hưởng việc mục theo văn hóa và ngôn ngữ riêng của mình dưới sự chăn dắt của một linh mục người Việt và được sinh hoạt tại một Nhà thờ CG địa phương. Người CGVN được có Tuyên Úy riêng, gọi là Quản Nhiệm Cộng đoàn (QNCĐ) luôn kề cận, sát cánh, gánh vác mọi trách nhiệm mục vụ Bí tích.

Tính cho tới năm 2005, nghĩa là cách đây 12 năm, khi Cha Phêrô Trần Việt Hùng được điều về phục vụ Cộng đoàn thì trước ngài đã trải qua 6 đời Quản nhiệm (các Cha Nguyễn Trí Minh, Nguyễn Quang Vinh, Lâm Sung, Nguyễn Ngọc Thạch, Võ Cao Phong, Đặng Xuân Oánh). Trong 6 linh mục trên đây, Cha Thạch có thời gian giúp CĐ lâu nhất: 6 năm.

Ngày 15/01/2006, sau khi Lm Đặng Xuân Oánh rời Cộng đoàn, trở về Dòng Ngôi Lời của ngài, Cha Phêrô Trần Việt Hùng vốn là linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Newark (New Jersey) được mời về tạm thời đảm nhiệm quyền Quản Nhiệm Cộng đoàn. Ba năm sau, vào ngày 15/3/2011, Cha Phêrô Trần Việt Hùng “xuất tịch” Tổng Giáo phận Newark để “nhập tịch” Giáo phận Metuchen, chính thức lãnh đạo CĐCGVN.1

Giáo sở mới.

Ngày 10/6/2012, Đức Cha Paul Gregory Bootkoski, người gốc Ba Lan, Giám mục Giáo phận Metuchen thuyên chuyển Cha Phêrô Trần Việt Hùng đến phục vụ với tư cách Phó xứ tại Giáo xứ Our Lady of Czestochowa, thuộc thành phố South Plainfield (NJ) phụ giúp Cha chánh xứ Maciej Melaniuk, gốc Ba Lan. Cộng đoàn CGVN cùng lúc cũng được rời nhà thờ Saint James (Woodbridge, NJ) chuyển về sinh hoạt tại nhà thờ O.L. of Czestochowa. Cha Phêrô Hùng tiếp tục coi sóc Cộng đoàn.

Cả ĐGM Giáo phận lẫn Cha Chánh xứ đều gốc Ba Lan. Nhà thờ mang tên Đức Bà Czestochowa với tượng Đức Bà đen mà người Ba Lan (trong đó có Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) hết lòng sùng kính và tin tưởng giống như người CGVN đối với Đức Mẹ La Vang. Nhưng tại giáo xứ này, hiện nay khá nhiều giáo dân người Âu, kể cả người Ba Lan đã vì sinh kế, đã dời đi nơi khác.Cho nên, sự sống còn của giáo xứ này có nguy cơ lung lay CĐCGVN cùng với Cha Quản Nhiệm của mình dồn hết tâm trí, nghị lực và công sức góp tay với giáo dân kỳ cựu ở đây tạo nên sức sống mới cho Giáo xứ Czestochowa về mọi mặt.

Năm 2015, Cha Maciej Melaniuk cáo bệnh, xin về hưu. Đức Cha Bootkoski nhận ra khả năng lãnh đạo của Cha Phêrô Trần Việt Hùng cũng như nhìn thấy sức sống đạo của người CGVN, nên quyết định trao cho Hùng quyền Quản xứ (Administrator) Nhà thờ Đức Bà Czestochowa ở South Plainfield, New Jersey, và đặt giáo dân người Việt vào vị thế chủ động hơn.



Thành phần chính thức của giáo xứ.

ĐC Bootkoski đến tuổi nghỉ hưu. Ngày 08/3/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha James Francis Checchio được Tòa Thánh bổ nhiệm và được chỉ định thay thế. Sau một thời gian tìm hiểu, Đức tân Giám mục Metuchen quyết định ban bài sai chính thức cử Cha Phêrô Hùng làm Chánh xứ Nhà thờ Đức Bà Czestochowa.

Tại đây, ngày 29/10/2017 ĐC Checchio cử hành trọng thể Lễ nhậm chức chánh xứ của Lm Phêrô Trần Việt Hùng với sự tham dự của đông đảo linh mục, nam nữ tu sĩ và hàng ngàn giáo dân thuộc mọi sắc dân. Thị trưởng thành phố South Plainfield cùng phu nhân cũng hiện diện trong lễ nhận chức.

Ngoài bài giảng của ĐGM Giáo phận ca ngợi và tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Cha Phêrô Hùng trong việc cai quản và điều động các việc mục vụ giáo xứ, ông Thị trưởng thành phó South Plainfield cũng ngỏ lời ca ngợi đức độ cũng như tài năng của Cha Phêrô Trần Việt Hùng trong một bài phát biểu sinh động. Tất cả giáo dân thuộc mọi thành phần sắc tộc da trắng hay da màu, người Âu hay người Á, người Mỹ, người Phi đều phấn khởi bày tỏ tâm tình quý mến, trân trọng cùng tùng phục đối với vị tân Chánh xứ của mình.

Từ biến cố này, chúng tôi chợt nhớ trên Đặc san Xuân Nhâm Thìn 2012 cách đây đúng 5 năm, Nguyễn Chinh Nguyên, một thành viên của Cộng đoàn (và cũng là một cựu chủ tịc CĐ) đã chia sẻ niềm ước ao: “Phải chi CĐ mình đủ mạnh, đủ khả năng lên hàng giáo xứ, … hy vọng CĐ sẽ được ổn định, sẽ phát triển vững mạnh hơn thay vì một CĐ lãng du, di chuyển từ nhà thờ chánh tòa Saint Francis of Assisi đến nhà thờ Saint Theresa, rồi đến Saint James trong vòng 25 năm qua.”

Anh Nguyên e ngại rằng đó “không phải là chuyện đơn giản mặc dầu ý tưởng CĐ ‘nên có nhà thờ riêng’ đã có trong CĐ từ lâu rồi!”, bởi lẽ Giáo luật lẫn các quy định của Giáo phận Metuchen đã đóng lại mọi khả năng mở ra một giáo xứ mới vì ở Mỹ, nhà thờ đã và đang liên tục thay nhau đóng cửa!

Vậy mà, hôm nay, ngày 29/10/201, sự thất vọng không đến với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Giáo phận Metuchen, bởi lẽ CĐ đang sát cánh với vị Quản Nhiệm của mình và đang làm thành hạt nhân nồng cốt của Giáo xứ (Nhà thờ) Đức Bà Czestochowa, thành phố South Plainfield, New Jersey, Hoa Kỳ.

Xứng vai mục tử.

Chúng tôi ghi nhận, sở dĩ Cha Phêrô Trần Việt Hùng bền bỉ chèo lái CĐCGVN Giáo phận Metuchen, NJ lâu dài và được mọi thành phần trọng nể cùng tận tâm tận lực hợp tác với ngài là vì ngài tinh tế trong đường lối lãnh đạo cũng như trong xử thế. Đặc biệt, ngài luôn luôn cười vui với mọi người, cởi mở thân thiện chan hòa, không hề để tâm tới chức quyền hay bạc tiền hay cả những tình cảm thiếu lành mạnh trong sáng.



Cha Hùng luôn cười vui đồng thời cũng luôn tìm cách làm mọi người cùng vui với ngài và với người khác, nhất là với các bậc cao tuổi. Cha Phêrô Hùng mắc phải bệnh tiểu đường đến mức báo động và đau nhức xương khớp mãn tính, song ngồi với giáo dân lớn tuổi hay với giới trẻ, Cha cũng đều luôn làm vui lòng mọi người, đến nỗi không ít lần ngài “quên lệnh kiêng cử” mà bác sĩ đã chỉ định cho ngài, chỉ vì để cho kẻ khác không buồn vì ngài.

Là người cộng tác với Linh mục Phêrô Trần Việt Hùng suốt 12 năm ròng dù chỉ trong nhiệm vụ khiêm tốn 2 năm một lần là “Trưởng ban vận động Bầu cử HĐ Mục Vụ Cộng đoàn”, tôi biết rõ Cha Hùng đã khổ sở trăn trở dường nào chỉ vì trong Cộng đoàn, không giáo dân nào chịu ra ứng cử vào HĐMV mỗi khi mùa bầu cử đến. Không rõ là vì lòng khiêm tốn hay vì mặc cảm gì, nhưng ai cũng nói mình “sẵn sàng làm bất cứ việc gì Cha giao cho”, nhất định không tranh cử. Dầu vậy, trước khi chọn người phụ giúp mình, Cha Phêrô Trần Việt Hùng luôn thăm dò, tham khảo mọi thành phần, nhất là các bậc cao niên và những thành phần kỳ cựu trong Cộng đoàn. Bản thân người viết tuy đã là lão niên 80, đi lui đi tới bắt đầu khó khăn, nhưng Cha Hùng luôn “kính lão”, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến.

Tâm thức dân tộc.

Một nét đặc trưng nơi con người Cha Phêrô Trần Việt Hùng đó là tinh thần dân tộc: Với truyền thống gia đình mà vị thân sinh là một cựu viên chức VNCH từng bị CSVN giam tù 13 năm, Cha P. Trần Việt Hùng có tinh thần yêu nước cao. Trong các buổi Văn nghệ Mừng Xuân hằng năm, Cha Hùng khuyến khích Cộng đoàn đưa ra các tiết mục mang dấu ấn lịch sử Việt Nam như: Con Rồng Cháu Tiên, Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Huyền Trân Công chúa, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung….

Chính vì hướng đi mang tính dân tộc như vậy, Văn Nghệ Cộng Đoàn Tết năm nào cũng thu hút đông đảo quan khách từ các thành phố các tiểu bang xung quanh như Pennsylvania, New York, Connecticut… bất kể lương giáo..

Có lẽ điều khó nhất đối với một nhà lãnh đạo là thu phục nhân tâm! Kết hợp được lòng người mới tạo được sức mạnh. Là thành viên của Cộng đoàn CGVN Giáo phận Metuchen, tôi hãnh diện về mục tử của mình, đã và đang dẫn dắt cả Công đoàn CGVN lẫn giáo xứ Đức Bà Czestochowa ở thành phố South Plainfield, New Jersey liên tục 12 năm hiệp nhất tiến lên trong yêu thương, phục vụ và thờ phượng. Với Cha Phêrô Trần Việt Hùng, CĐCGVN ở đây quả thật may mắn là Cộng đoàn nhỏ, bước vươn lớn./.



Ca đoàn Alleluia, Metuchen

Tùng Lê

Ghi nhận đơn sơ, nhưng chân thật và đầy tâm huyết của một người trẻ phục vụ trong Ca đoàn của Cộng đoàn CGVN Giáo phận Metuchen, New Jersey.

Trong một ngôi giáo đường nhỏ bé dể thương, ca đoàn Alleluia là một tập thể gồm nhiều cá thể nhỏ nhưng hầu hết chúng em là 1 cặp vợ chồng hay là 1 cặp bạn thân hay là 1 gia đình nhỏ.

Hằng tuần vào buổi sáng chủ nhật vào lúc 10:30 là các thành viên của ca đoàn lại cùng nhau tập nhạc để sẵn sàng cho buổi Lễ chiều hôm đó, mặc dù thời gian tập luyện rất ngắn nhưng thật may cho ca đoàn là có ban chấp hành ca đoàn dưới sự quản giáo của Cha quản nhiệm và sự dẫn dắt về nhạc lý của cha Hùng Cường, Ca đoàn đã có sự tiến bộ rất tốt đẹp. Trong một tập thể dù to hay nhỏ đều có những sự xào xáo, niềm vui, hay nổi buồn, nhưng với sự nhiệt huyết, lòng yêu thương của mọi người thì sự khó khăn ban đầu của ca đoàn đã dần dần tan biến.

Ca đoàn Alleluia hiện tại khoảng chừng 22 thành viên, Ca đoàn trường là anh Trần Thắng, anh là một người lãnh đạo rất ôn hoà đáng kính, anh ít nói khiêm tốn nhưng chất lượng làm việc thì rất ư là tốt, bên cạnh đó anh còn là 1 nhạc công Guitar bass, hiện tai chúng em có hai ca trưởng đó là Chị Xuân và sơ Duyên, chị Xuân là 1 ca trưởng rất có tâm và chú đáo, cứ

vào đầu tuần ngày thứ hai hay thứ ba là chị đã gởi email ra cho ca đoàn những bài hát của chủ nhật tuần đó, để anh chị em thành viên nghe cho quen, bên cạnh đó chúng em có thêm 1 ca trưởng là nữ tu sơ Duyên, sơ có 1 cách đánh nhạc rất đặc biệt, sơ hát hay nên sơ rất kỷ lưỡng khi tập cho ca đoàn, ngoài ra ca đoàn có thêm hai nhạc công, một người rất quen đối với giáo xứ đó là Chú Duy, chú với trách nhiệm là Guitar List, còn 1 thành viên còn lại của band nhạc cũng là 1 thành viên nhỏ tuổi nhất của ca đoàn cũng là con trai Trưởng của anh Trần Thắng ca đoàn trưởng, là cháu Trần Thành, được sinh ra và lớn lên ở 1 nước tự do (con cái khi đã qua tuổi 18 là làm theo ý thích và không muốn sự ràng buộc) nhưng Thành rất dể thương hiền lành, từ nhỏ đã được ba mẹ cho học Piano classic, mà bây giờ đã cùng ba mẹ tham gia đánh đàn organ cho ca đoàn. Hai thành phần còn lại của ban chấp hành ca đoàn gồm có anh thư ký kiêm ca viên Thanh Tùng, chị thủ quỹ kiêm ca viên kiêm luôn người đẹp chân dài Chương Đài.

Còn lại là anh chị em ca viên như sau:

Vợ chồng anh chị Bảo Diểm, chị Thắm vợ anh ca đoàn trưởng, chị Lạc, chị Thảo, chị Tươi, chị Lộc, chị Nhung, chị Thấn, chị Trâm, anh Tuấn, anh Thắng Tôn, anh Dũng, anh Tùng Bùi, anh An, anh Châu, cô Ngân, Bảo Hân, chú cô Diệp Tuyết, và còn thêm những thành viên kỳ cựu của cộng đoàn những thành viên này họ sẽ xuất hiện khi nào ca đoàn cần sự ủng hộ, giúp đỡ.

Ca đoàn được sự quan tâm ưu ái rất nhiều của cha Việt Hùng, cha luôn tìm mọi cách để cho các thành viên được sinh hoạt thoải mái, công bằng. Hằng chủ nhật trong buổi tập nhạc, ca đoàn thật may mắn có sự tham gia của Linh mục Nhạc sỹ Nguyễn Hùng Cường. Ngài không ngại đường xa, trong người có bệnh, lái xe gần 1 tiếng rưỡi để cùng ca đoàn tập nhạc, đôi lúc cha không quên làm trò, nói những câu vui làm mọi người cười bể bụng .

Ca đoàn hát hay cũng nhiều mà hát bể và dở củng nhiều, giống như ngày nào mà Chúa Thánh Thần ngự đến trong lòng mọi thành viên thì ngày đó lời hát du dương và rất hay, còn ngày nào mà Chúa Thánh Thần đi vắng là ca đoàn hát rớt lụp bụp, đó là những kỹ niệm vui buồn của ca đoàn.

Là một cá thể nhỏ của ca đoàn dù có giọng hát tốt nhưng mình không thể làm tốt nếu không có sự hổ trợ của tập thể ca đoàn, giống như câu "một con én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân."

Cầu xin Chúa Thánh Thần luôn ngự đến trong lòng mọi thành viên của ca đoàn, để giúp ca đoàn Alleluia luôn sốt sáng sẵn sàng dâng lên lời ca cho Thiên Chúa .Amen

Tùng Lê

Mậu Tuất Chúc Xuân

Chương Đài



Trước thềm Đinh Dậu sắp qua

Mậu Tuất sắp đến hoan ca chúc Người

Chúc Người năm mới vui tươi

Chúc Người luôn nở nụ cười trên môi.

Chúc Người khỏe mạnh yêu đời

Chúc Người hạnh phúc, tâm thời bình an

Chúc Người mãi mãi giàu sang

Chúc Người cuộc sống an nhàn thảnh thơi

Chương Đài

Năm Mậu Tuất 2018

Phan Văn An

Năm Ngàn trùng xa cách quê hương,

Ăn tết lưu lạc, buồn thương vô vàn.

Mọi người tha thiết nài van,

Mậu Mong cho đất nước đầy tràn yêu thương.

Ân sâu tình nặng vấn vương,

U sầu chất chứa trên đường tha hương.

Tuất Trời xuân tươi sáng khôn lường,

U sầu cho kẻ quê hương xa lìa.

Âm thầm buồn tủi phân chia

Tìm nguồn an ủi rượu trà giải khuây.



Hai Hương Xuân phảng phất đâu đây,

Ai mà quên được những ngày bên nhau.

Im lìm chông chất khổ đau,

Ngàn Ngăn cách sầu tủi nhuốm màu tang thương.

Gió Xuân tỏa nhẹ mùi hương,

Ai mà chẳng nhớ mái trường năm xưa.

Những ngày nắng ấm gió lùa,



Mười Mừng vui ngồi cạnh say sưa chuyện trò.

Ươn hèn, chán nản buồn lo,

Ơn trên trợ giúp ban cho an lành.

Im lìm buồn tủi thâu canh,



Tám Thương cho đất nước điêu linh lan tràn.

Anh hùng cùng với muôn dân,

Mau mau cùng đứng quây quần bên nhau.

Chuyện năm Tuất

Tôn Thất Đàn

Thời gian thắm thoát thoi đưa như nước chảy qua cầu! Mới đó mà năm Dậu đã qua, và năm Tuất lại về với chúng ta. Năm nay là năm Mậu Tuất (2018), năm cầm tinh con chó.

Chó là con vật thân thiết, gắn bó và thủy chung với người chủ nói riêng, và con người nói chung. Loài vật này được xử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơi. Chó con được gọi là “cún”. Chó gồm nhiều loài: chó sói, chó rừng, cáo và các giống chó nhà. Tất cả các loại chó đều là loài ăn thịt và thích nghi đặc biệt để săn mồi. Răng của chúng dùng để giết mồi, nhai thịt và gặm xương, thỉnh thoảng để cắn nhau.

Các giác quan, như tai, mắt và mũi phát triển mạnh. Chó có mắt to, tai dựng đứng và mũi rất thính, đánh hơi nhạy bén. Nhờ thế chúng có thể theo dấu con mồi thành công. Tất cả loài chó đều có chân dài thích nghi với chạy nhanh khi săn đuổi mồi. Chó là loài đi bằng đầu ngón chân và có hai lớp lông. Lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy. Còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ hơi ấm trong những ngày mưa rét.

Chó là con vật thủy chung, gần gủi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt và được xem như là loài vật trung thành, tình nghĩa nhất với con người.

Chó là loài động vật được nuôi nhiều trên thế giới, có thể trông coi nhà cửa, chăn cừu, dẫn đường, kéo xe v.v…và cũng là món thực phẩm giàu chất đạm.

Thịt chó là một món ăn thông thường tại một số nước châu Á như Hàn quốc, Việt Nam . Nó vừa có tính cách bình dân lại vừa được xếp vào hàng đặc sãn. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia Tây phương và Hồi giáo, việc giết và ăn thịt chó là điều cấm ky.

Nhân năm Mậu Tuất, năm cầm tinh con chó lại về! Trước thềm Năm Mới, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến những kỷ niệm vui buồn về những chú chó thông minh, và trung thành nhất mà tôi đã thương mến trong cuộc đời đói rách của tôi!

Đó là vào khoảng năm 1977 tôi đang bị đi tù “cải tạo” tại trại Hàm Trí (Bình Thuận, Phan Thiết). Trong “tổ” của tôi có một anh bạn được người nhà đi thăm nuôi đem cho anh một con chó con. Con “cún” rất đẹp, có hai mắt đen nhánh, lông màu xám tro. Anh ta đặt tên cho nó là con chó Lu. Trong trai, mấy trăm người tù, ai thấy nó cũng thương! Vì nghĩ rằng vô tình mà nó cũng đi tù như chúng tôi! Mặc dầu chúng tôi ăn không đủ no, mỗi bữa chỉ lãnh được một cái bánh xe (bột mì ép lại thành cái bánh tròn, rồi luộc lên), người tù gọi đó là bánh xe lịch sử!

Xui cho con chó Lu, vào ở trong tù với chúng tôi gặp năm đó (1977-1978) là những năm cả nước đều đói meo! Trong tù, người tù đương nhiên đã đói rồi, mà ngoài dân mọi người cũng đói rả họng, nên chẳng có ai được “thăm nuôi”. Những năm đó người tù “cải tạo” chỉ ăn toàn khoai mì và bột làm bằng củ mì. Bột được nắn thành cái bánh xe, mỏng te, to bằng bàn tay, luộc lên, phát cho tù mỗi buổi sáng, mỗi tù nhận hai cái bánh xe cho hai bửa để ăn cầm hơi, và…để lao động vinh quang!

Người tù trong trại đành chịu cái đói thãm khốc hành hạ thân xác. Những năm đó, tù đói giơ xương, đi đứng vật vờ, người không ra người, ma không ra ma! Con chó Lu của anh bạn lại càng đói hơn, vì nó không có khẩu phần “hai cái bánh xe” như những người tù “cải tạo”. Nó bèn đi “cải thiện” linh tinh, nhưng ngặt một cái là các cầu tiêu của Việt Cọng và tù nhân đều làm “nhà cầu” nổi. Tất cả đều có thùng hứng phân nằm nổi ở trên, mỗi sáng có người tù chuyên làm vệ sinh gánh ra đổ xuống hố phân xanh, để dành bón cho ruộng lúa. Vì thế, con chó Lu kiếm chát chẳng được gì. Nó đói lắm, đói giơ xương. Nó càng ngày càng lớn, càng cần năng lượng nhiều. Chúng tôi thấy tội nghiệp nó quá! Mặc dầu phần ăn quá ít, và đói triền miên, nhưng mỗi người chúng tôi đều bớt đi một miếng nhỏ, dồn lại cho nó. Có bữa nó ăn quá nhanh vì đói, xong rồi nó cứ ngước mắt nhìn người khác ăn một cách thèm thuồng. Thấy tội nghiệp quá, tôi đành ngắt một vài miếng nhỏ liệng lên cao cho nó. Nó liền nhảy lên đớp một cách tài tình, đuôi phe phẩy, còn cái miệng thì cứ rít lên sung sướng như ra vẻ biết ơn, thấy rất dễ thương! Mọi người tù “cải tạo” ai cũng mến nó hết!

Nhưng ngặt một cái là tay trưởng trại này có tên là Lưu. Cứ mỗi lần ông ta vào cổng trại để kiểm tra, thì có vài bạn tù hay gọi con chó Lu là “Lưu Lưu”, mục đích để châm chọc tay trưởng trại. Ông ta giận lắm, nhưng không biết làm sao bắt tội được, vì họ nói rằng họ kêu tên con Lu chứ không bao giờ dám kêu tên Lưu, nên đành chịu thôi! Hơn nữa, con chó này lạ một điều là không bao giờ nó sủa một người tù nào trong trại, nhưng hể thấy trưởng trại, hoặc cảnh vệ nào bước vào trại là nó sủa ngay, để như báo động cho tù biết vậy! Nhất là ban đêm, hể thấy cảnh vệ đi tuần tra quanh trại, là nó chạy theo sủa inh ỏi, hình như nó biết ai là bạn, ai là thù. Vì thế, một ngày nọ tay trưởng trại ra lệnh cho anh bạn có con chó đó phải giết nó ngay, nếu không cảnh vệ sẽ bắn bỏ, và anh bạn đó sẽ bị cùm! Chúng tôi thấy tội nghiệp nó quá, mặc dầu đang đói, nhưng không ai nở ăn thịt một con vật quá trung thành, và dễ thân thiện như con chó này.

Qua hôm sau, khi đi lao động, anh bạn có con chó Lu đó bèn dắt nó ra ngoài rãy sắn mì, lấy giây cột nó lại vào một gốc cây, cho nó vài củ sắn mì để nó ăn cầm hơi, chờ có người dân nào đi ngang qua thấy vậy thì đem về nuôi. Nhưng lạ, đến nửa khuya chúng tôi lại nghe tiếng trở về của nó trong trại. Nó cào cào cánh cửa nơi có người chủ của nó nằm! Thì ra nó đã cắn đứt giây, tha nguyên cả một đoạn giây lòng thòng, chun hàng rào trở về với chủ nó! Ôi đúng là, chó không bao giờ chê chủ nghèo!

Nhưng vì trong cảnh tù đày, bắt buộc phải theo lệnh trên, nên anh bạn chủ của con Lu đành phải làm thịt nó thôi! Tôi thấy anh bịt mõm nó lại, rồi trấn nước cho đến khi chết! Anh vừa làm vừa khóc! Đó là ngoài ý muốn của anh, nhưng dù sao cũng quá tàn nhẫn đối với một con vật quá trung thành với mình! Thật làm thân con chó ở xã hội VN thời nào cũng khốn khổ, bi đát hơn so với con chó ở phương Tây một trời một vực!

Nói chuyện về chó, tôi lại nhớ hồi đó ở cạnh nhà tôi, có một ông cụ nuôi một con chó rất là khôn, và hết sức trung thành với chủ. Ông đặt tên cho nó là con Vàng, vì nó có bộ lông màu vàng rất đẹp. Nhưng ngặt một nổi là nhà ông quá nghèo. Ông thì đã già, không làm gì ra tiền, sống nhờ vào con cái. Trong nhà còn thiếu ăn, thì lấy gì cho chó được no? Suốt ngày nó cứ chạy quanh xóm kiếm ăn. Nhà tôi ở gần nó nhất, nên nó cứ qua lại kiếm chút thức ăn thừa. Tôi luôn để dành chút đỉnh đồ ăn cho nó, mục đích là dụ nó ở lại bên nhà tôi cho vui, vì tôi cũng rất quý nó. Thế mà ăn xong nó lại quay về với chủ nó ngay, mặc dầu chủ nó rất nghèo! Quả thật, chó là con vật rất gần gủi, và trung thành nhất với con người!

Đến một ngày ông cụ quá yếu, không ngồi dậy được. Thế mà nó vẫn luôn nằm dưới chân giường ông. Đến khi ông mất, nó bỏ ăn mấy ngày liền, rồi chẳng thấy nó qua nhà tôi nữa. Tôi đi tìm nó về cho ăn, thì ra đã thấy nó nằm chết bên mộ ông chủ đã mấy ngày rồi! Thật đúng:”Con không chê cha mẹ khó. Chó không chê chủ nhà nghèo!”

Chưa hết, viết đến đây tôi chợt nhớ tới một chú chó mà tôi thương nhất sau ngày tôi đi tù “cải tạo” về hồi năm 1981. Nhà tôi đặt tên cho nó là con chó Đốm, vì nó có bộ lông “lốm đốm” màu đen trắng rất đẹp. Lúc đó trong thời kỳ bao cấp của chế độ Cọng Sãn, mọi nhà đều đói kém. Phần ăn của tôi cũng theo tiêu chuẩn, nhưng lúc nào tôi cũng bớt lại chút ít để phần riêng cho nó. Tôi quý và thương nó lắm! Vào mùa đông, tôi thường lấy bao bố lót dưới nền nhà cho nó ngủ khỏi lạnh. Mùa hè thì cho nó đi tắm sông, để cùng tôi bơi lội, trông nó thích lắm. Vì thế nó rất quyến luyến , và suốt ngày cứ lẩn quẩn bên tôi.

Con chó Đốm có cái khứu giác bẩm sinh là có thể đánh hơi cách xa hàng chục thước. Thính giác của nó còn phân biệt được giọng nói, và bước chân từng thành viên trong gia đình. Mỗi lần tôi đi làm rãy về, hình như nó nghe được tiếng bước chân quen thuộc của tôi từ xa, nó nghểnh mõm, ve vẫy đuôi chạy ra trước ngõ, nhảy chồm lên người, miệng rít lên từng hồi, lưỡi cứ thè ra liếm láp vào tay, vào chân ra chiều mừng rỡ, làm tôi thương nó vô cùng!

Hồi đó đi tù “cải tạo” về, đâu có được làm nghề ngổng gì ngoài việc đi cuốc đất trồng khoai. Ngoài công việc làm rãy ra, tôi cũng có nuôi một ít gà vịt trong chuồng để cải thiện đời sống cho gia đình. Vì chuồng nằm ở sau hè nhà, nên vào một buổi trời tối, có hai tên trộm đến viếng nhà tôi. Chúng nghĩ rằng, tôi là dân tù “cải tạo” mới được thả về, chắc không dám làm gì đụng chạm đến chúng, nên chúng ngang nhiên đến bắt trộm gà vịt của tôi. Khi tôi nghe tiếng chó sủa, và tiếng gà vịt sau chuồng kêu, tôi vội mở cửa ra ngoài để xem việc gì xãy ra, thì bị một tên trộm phục sẵn bên ngoài, chộp lấy cổ tôi đè xuống để cho tên thứ hai xách gà vịt tẩu thoát. Tôi vừa la lên, thì không biết từ đâu trong bóng tối con Đốm nhảy bổ vào cắn chân tên trộm. Nó kéo ống quần làm rách da thịt, tên trộm đau quá đành buông tôi ra. Tên trộm thứ hai vừa chạy tới tiếp cứu thì bị nó táp cho một miếng vào đùi. Cả hai tên hoảng hốt bỏ chạy không kịp mang theo gà vịt, để lại trên răng con Đốm một miếng giẻ, và tí máu của hai tên. Còn tôi và Đốm hoàn toàn vô sự.

Từ dạo đó, tôi coi con Đốm như là một thành viên trong gia đình. Mỗi bữa cơm đạm bạc và ít ỏi của tôi, lần nào tôi cũng chia cho nó nhiều hơn trước một chút. Đi đâu, thấy được khúc xương nào, tôi cũng ráng mang về cho nó gặm. Con Đốm rất khôn, hình như nó biết được mọi điều đang xãy ra xung quanh. Con Đốm rất quyến luyến tôi, suốt ngày cứ lẩn quẩn bên tôi.

Cuộc sống như vậy trôi đi. Đến đầu tháng 2 năm 1992, gia đình tôi được lên đường đi định cư ở Mỹ theo diện H.O. Khi đó con Đốm cũng được 10 năm tuổi. Nó cũng đã già, chỉ lẩn quẩn trong nhà. Ngày gia đình tôi vào Sài Gòn để lên máy bay, tôi cũng cho Đốm ra bến xe cùng với thân nhân đưa tiễn. Trước khi lên xe, tôi ôm Đốm vào lòng rưng rưng, lưu luyến! Hình như nó cũng linh cảm được sự chia tay vĩnh viễn này, nó liền chúi mõm vào má tôi như để cho nụ hôn lần cuối! Khi tiếng còi xe báo hiệu rời bến, con Đốm nhìn chiếc xe rồi tru lên một tràng dài! Tiếng tru thật não nùng như lời nhắn gởi sau cùng của nó!

Khi qua Mỹ, tôi được tin con Đốm không chịu về nhà. Nó cứ lẩn quẩn ở khu bến xe cho đến một ngày mùa đông lạnh lẽo, Đốm nằm chết bên vệ đường, nơi mà tôi đã ôm từ giã nó trước khi bước lên xe! Tôi thật vô cùng xúc động, và thương nhớ nó! Tôi âm thầm một mình rưng rưng, như khóc cho một thành viên còn ở lại quê nhà, nay không còn nữa. Suốt mấy đêm liền, tôi nhớ về Đốm như nhớ về một con người thật quả cảm, và thủy chung!./.

Tôn Thất Đàn

Năm Tuất, bàn chuyện chó.

Phan Văn An

Trước khi đi vào đề tài chính , xin trình bày sơ lược về cách tính năm Âm Lịch. Muốn tính năm Âm lịch, người ta dùng 10 can và 12 chi và ghép với nhau, phải theo thứ tự rõ ràng. Sau đây là 10 can và 12 chi.



10 Can: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ.

12 Chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Ví dụ: Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, , Giáp Thìn, , Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu( Rồi bắt đầu lại) Canh Tuất, Tân Hợi v. v

Năm 2018 là năm Mậu Tuất thì :

Năm 2019 là năm Kỷ Hợi

Năm 2020 Là Năm Canh Tý

Năm 2021 là năm Tân Sửu

Năm 2022 là Năm Nhâm Dần

Năm 2023 là Năm Quý Mẹo …..



Bây giờ xin bàn về Chó: Tuất dịch ra tiếng Việt là chó, nhưng chữ chó còn có thể dùng một từ ngữ Hán khác là Khuyển, và một tiếng Hán khác là Cẩu. Vì dùng hai chữ nầy nên chúng ta thường nghe nói “ Quân Khuyển, Cảnh Khuyển” và chữ Cẩu trong từ ghép “ Hải Cẩu”. Người ta cũng đặt các chòm sao được mang tên chó như: Tiểu Khuyển, Đại Khuyển, Lạp Khuyển. Trong tập Đặc San xuân Giáp Tuất năm 1994 và Đặc San xuân Bính Tuất 2006 của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Metuchen, Tác giả Uyên Vi có viết về tiểu sử của chó, xin phép được trích lại một đoạn: “ Chó là một con vật rất gần gủi và thân thiết với con người. Hình ảnh gia đình ngồi quây quần quanh bàn ăn và chú nó nằm phủ phục dưới chân bàn thích thú gặm những miếng xương chủ ném cho, xem ra qúa quen thuộc, nói lên vẻ gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Bởi vì chó là con vật thông minh , trung thành, dễ dạy, dễ thích ứng với hoàn cảnh và đa dụng thành thử chó được con người qúy mến và được xem như một phần tử của gia đình, đi đâu cũng mang chó theo.” Xét về nguồn gốc của loài chó thì đây là một loại động vật có vú. Loài chó mà chúng ta có ngày nay đã được con người thuần hóa cách đây khoảng 15 đến 20 ngàn năm và có nguồn gốc là chó sói. Chó sói và người thường chung sống với nhau và họp thành từng nhóm trong vấn đề săn đuổi, nhưng nhiều lúc chó sói và người lại cấu xé nhau. Theo các nhà động vật học thì chó có thể có đến 37 loại, sau đây chỉ đơn cử một vài loại thông thường:

Chó dại : là một loại chó nhà, được người ta nuôi , nhưng mắc bệnh và thường làm thiệt mạng con người, nếu không biết đề phòng và chữa trị.

Chó săn: Giống chó được lai giống, huấn luyện và đào tạo dùng cho mục đích săn bắn.

Chó kiểng: Dùng để làm kiểng. Loại chó nầy ngày nay rất thông dụng trong nhiều quốc gia trên thê giới. Đa số các gia đình đều có một vài con chó kiểng trong gia đình và rất được quý mến, nâng niu, chiều chuộng. Chó có bác sĩ riêng, hằng năm cũng phải chích ngừa, đi đâu gia đình cũng phải mang theo, đi máy bay chó phải mua vé như người vậy. Chính vì thế mới có những nhà giữ chó như giữ trẻ.

Chó nghiệp vụ: Là những con chó được tuyển chọn, huấn luyện để phục vụ những nhiệm vụ mà con người giao cho. Trong thời hiện đại, chiến dịch bài trừ ma túy chó giữ một nhiệm vụ rất quan trọng, vì khứu giác của chó rất nhạy bén, có thể đánh hơi một cách chính xác. Các hải quan thường dùng chó để phát giác những vụ buôn lậu thuốc phiện. Khi dùng những con chó vào nghiệp vụ đặc biệt, người ta không dùng từ “ Tuất”, nhưng lại dùng từ “ Khuyển”, vì vậy mới có từ ngữ kép là “ Cảnh Khuyển” tức những con chó giúp cảnh sát trong vấn đề an ninh, trật tự. Và từ ngữ “ Quân Khuyển” để giúp quân đội trong những cuộc hành quân, khám phá những nơi hẻo lánh mà quân địch đang trú ẩn.

Ngoài loại chó nghiệp vụ đã được tuyển chọn và huấn luyện đặc biệt để giao những nhiệm vụ chuyên môn, còn có một số chó khác cũng được huấn luyện để làm hướng dẫn viên cho người mù và làm tài tử đóng phim xuất sắc. Ngoài những công việc chính yếu, người Việt nam nuôi chó còn có mục đích để ăn thịt, trông nhà, đuổi mèo, bắt chuột và thậm chí lo việc vệ sinh cho trẻ con. Vì có nhiều công dụng như thế nên chó rât được ưu đãi, quý mến nhất trong loại lục súc và khi chết đi còn được chôn cất trong các nghĩa địa chó.



Cách tính tuổi của chó:

Nếu con chó nào mới một tuổi thì nó đã tương đương với con người 16 tuổi.

Nếu con chó nào mới hai tuổi thì nó đã tương đương với con người 24 tuổi

Nếu con chó nào mới 3 tuổi thì nó tương đương với con người 30 tuổi.

Và sau đó cứ 1 năm tuổi chó thí bằng 4 năm tuổi người.

Một vài đặc tính nổi bật của chó: Một con chó cái có thể mang thai từ 60-62 ngày và nhiều khi lên tới 65 ngày. Những con chó con khi mới sinh ra không có răng, nhưng sau 4 tuần lễ thì mọc được 28 răng. Lúc mới sinh ra chó mẹ nuôi bằng cách cho bú, nhưng khi lớn lên mẹ con trở nên hung dữ.. Mắt của chó không phải chỉ có một mí, hai mí, nhưng mắt chó có ba mí. Chó có hai lớp lông, trong và ngoài, lớp trong giữ cho thân thể chó luôn ấm áp .. Khứu giác của chó rất thính.

Chó trong các nền văn hóa. Chó là một loài động vật rất thân thiết và gắn bó với con người từ lâu đời. Chó rất trung thành, thông minh và rất quan tâm đến chủ. Có nhiều quốc gia chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu đạo. Thái độ đối với chó thì có hai thái độ trái ngược nhau: Một phái cho rằng chó là con vật tốt đẹp, có thể mang lại những điều may mắn, vì vậy có câu:

Mèo đến nhà thì khó,

Chó đến nhà thì giàu.

Nhưng một phái khác lại cho rằng chó là một con vật bẩn thỉu, ngu ngốc và đáng khinh bỉ. Vì quan niệm như thế nên người ta hay thóa mạ nhau bằng những câu chửi: Đồ chó, đồ chó má, đồ chó đẻ, thằng chó chết, ngu như chó, tuồng chó lợn, đồ chó vô chủ v.v.



Thịt chó: Một số quốc gia trên thế giới vẫn còn xem thịt chó là món ăn thông dụng. Trong số các quốc gia nầy có Trung Quốc, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Việt Nam. Xin sơ lược về thịt chó ở Việt nam. Theo thống kê mỗi năm ở Việt nam có khoảng 25 trệu con chó bị giết làm thịt. Vì số lượng chó tiêu thụ nhiều như thế, nên “: Ăn trôm chó”xảy ra thường xuyên và khắp mọi nơi. Có những vùng quê đã lập ra trung tâm nuôi chó để cung cấp chó thịt cho nhu cầu đòi hỏi. Trước phong trào di cư 1954, hầu như người dân Miền nam không ăn thịt chó. Nhưng khoảng 1 triệu người Miền bắc vào sinh sống ở Miền nam thì vấn đề ăn thịt chó ở Miền nam rất thịnh hành. Ngày ở thành phố Sài gòn nhiều quán ăn nhậu thịt chó được mở cửa, nhất là ở vùng Gò Vấp, Trương Minh Giảng, Ngả Ba Ông tạ với những tên tiệm như : Sống trên đời, Cờ tây, Cây Còn.

Hình ảnh chó trong Văn Chương Việt nam

Như trên đã nói, chó là một loài vật rất gần gủi với con người, nhất là người bình dân Việt nam, vì vậy trong Văn chương bình dân có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ liên quan đến chó.

Xin trích dẫn một số câu làm bằng chứng.

Trong cuộc sống hằng ngày, sống giữa xã hội bon chen về nhiều phương diện, mỗi người có một thái dộ sống riêng. Có người để cho cuộc sống phẳng lặng trôi qua, nhưng có người lại lo lắng, bồn chồn về những biến chuyển đang xảy ra, lúc nào họ cũng muốn tiên đoán, đi trước vấn đề, cho rằng chuyện gì mình cũng rõ ràng, tường tận. Đối với hạng người nầy, người bình dân đã dùng hình ảnh con chó săn để ám chỉ:



Chó chạy trước mang.

Hoặc Mũi thính như chó đòi.

Câu tục ngữ nầy có thể không hoàn toàn đúng 100% vì khi săn bắn con chó có thể chạy trước để đón con vật, chứ không nhất thiết phải chạy sau để rượt đuổi con vật.

Chó ngáp phải ruồi: Ý nói ai đó gặp được sự may mắn trong cuộc sống, điều đó chỉ là sự may mắn ngẫu nhiên, chứ không phải do tài ba hoặc một sự lựa chọn chính đáng. Thời nay vấn đề sổ số, nếu ai trúng số cũng chỉ là sự may mắn ngẫu nhiên chứ không phải do tài năng chọn số.

Xã hội đã thay đổi nhiều, có nhiều phong tục tập quán trong xã hội củ không còn tồn tại trong xã hội hôm nay, chẳng hạn tục làm rể hoặc ở rể. Cũng nên phân biệt hai từ ngữ nầy. Làm rể tức là lúc người con trai chưa cưới cô gái, nhưng trong một khỏang thời gian nào đó phải sống trong nhà người vợ tương lai để cha mẹ cô gái, hoặc chính cô gái tìm hiểu về người chồng, người rể tương lai của mình, đây giống như là thời gian huấn nhục trong các quân trường ngày nay. Còn ở rể tức là cô gái cưới chồng. Khi đã thành vợ chồng cô gái không về phía nhà chồng, trái lại người chồng về ở trong gia đình của người vợ. Đây là tục ở rể. Thân phận của người làm rể hay ở rể thời xưa thật chua xót và đắng cay chỉ vì cha mẹ vợ muốn dùng sức lao động của người rể để góp công vào việc đồng áng, vì vậy có câu:

Trai ở nhà vợ như chó ở gầm chạn.

Và thảm cảnh của chàng trai làm rể được người bình dân mô tả như sau:

Công anh làm rể chương đài,

Ăn hết mười một , mười hai vại cà.

Giếng đâu thì dắt anh ra,

Không thì anh chết với vại cà nhà em.

Qua câu ca dao trên, chúng ta nhận ra nỗi khổ cực của người rể nghèo khi chưa cưới được vợ. Sống trong gia đình phong kiến chỉ nhìn những điều lợi trước mắt mà đánh mất hạnh phúc của đời sống đôi lứa:

Trời mưa chưa trớt lá khoai,

Công anh làm rể đã hai năm ròng.

Nhà em làm ruộng ngoài đồng,

Bắt anh tát nước cực lòng anh thay.

Tháng chín mưa bụi gió may,

Chắt lấy gàu nước chân tay rụng rời.

Thời đại nào thì xã hội cũng đầy dẫy bất công, nhất là xã hội dưới thời phong kiến thì sự bất công lại càng nhiều. Người nghèo khó, cô thân, yếu thế, nghèo nàn, túng cực lại càng bị kẻ xấu, bọn quyền lực chèn ép, bốc lột. Hạng người bất lương tìm đủ mọi cách để chèn ép, làm hại kẻ khốn cùng. Nhìn thấy cảnh bất công đó,người bình dân thấp cổ bé họng chỉ ngậm ngùi than lên:

Chó cắn áo rách.

Trong đời ít nhất là một lần, chúng ta đã trông thấy con voi. Đây là một con vật to cao, muốn lên lưng cỡi nó phải là người cao lớn hay phải có phương tiện mới trèo lên lưng voi được. Trái lại chó là một con vật nhỏ bé,nếu muốn lên lưng chó thì rất dễ dàng. Hai hình ảnh thật trái ngược. Lên voi có ý nói là leo lên những địa vị cao trong xã hội, phải có gắng nhiều, phải có đủ điều kiện. Còn người không có địa vị trong xã hội cũng giống như trèo lên lưng chó vậy. Một người sa cơ thất thế, đang có chức tước, địa vi, đang giàu sang phú quý bổng trở nên tay không, đang làm chủ trở nên làm tớ. Gặp hoàn cảnh như thế tục ngữ Việt nam viết:

Lên voi xuống chó.

Đất nước nào cũng có những vùng đất đai màu mợ, phì nhiều,rất ích lợi cho việc canh nông, hoa màu tốt tươi, mức thu hoạch cao. Đó là điều may mắn cho dân tình vùng đó. Nhưng trái lại có những vùng khô khan, cằn cội, thiếu nước, đất toàn sỏi đá không thuận lợi cho việc canh nông. Gặp những vùng khô khan như vậy, người ta than vãn:

Chó ăn đá, gà ăn sỏi.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không sống riêng rẽ cho mình mà phải sống hợp đoàn với nhiều người khác. Chúng ta phải trao đổi, đối thoại với mọi từng lớp người trong xã hội. Vì vậy trong lời nói, hành động phải luôn cẩn thận. Đừng vì những lời nói, hành động mà làm mất lòng người khác. Để căn dặn việc nầy ca dao có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Cũng trong chiều hướng đó, người bình dân khuyên khi nói năng, hành động phải suy tính cẩn thân trước khi hành động hoặc phát ngôn:

Đánh chó phải ngó chủ.

Sống trong xã hội văn minh hôm nay, giao thông không còn là vấn đề khó khăn, vì có máy chỉ đường, có bản đồ hướng dẫn, còn ngày xưa, lúc khoa học chưa phát triển, giao thông còn hạn chế, lạc đường là chuyện xảy ra hằng ngày. Nếu sống ở thành phố thì còn có thể có hướng dẫn viên, có nhân viên giao thông hướng dẫn, nhưng nếu sống ở vùng quê hẻo lánh thì chỉ mò mẫm hoặc dùng trí nhớ hoăc sự kinh nghiệm để tìm hướng. Trong số các con vật được nuôi trong nhà chó và trâu là hai loại có trí nhớ khá giỏi nên khi lạc đường người ta thường tìm chúng để làm hướng dẫn, vì thế tục ngữ Việt nam có câu:

Lạc đường nắm đuôi chó,

Lạc ngõ nắm đuôi trâu.

Trong xã hội, nhất là xã hội dưới thời phong kiến, bọn cường hào ác bá, những người có chút quyền lực, địa vị thường ỷ vào quyền thế của mình rồi bốc lột, chèn ép kẻ dưới, những kẻ bần cùng, cô thế. Nhìn vào những hoàn cảnh chướng tai, gai mắt như thế , người bình dân đã liên tưởng đến hai con vật là chó và gà thường hay dùng nơi sinh hoạt của mình để lấn át những thú vật khác khi đến “ lãnh thổ” của chúng:

Chó ỷ thế nhà,

Gà ỷ thế vườn.

Trong việc buôn bán làm ăn,việc buôn gian, bán lận không phải là không có trong giới thương trường. Buôn bán phỉnh phờ, đánh lừa khách hàng, mua rẽ bán đắt, đồ giả hóa thật, thay đổi nhãn hiệu, đổi củ thành mới, đó là điều xảy ra hằng ngày. Nhìn thấy cảnh lừa lọc nầy, cổ nhân đã cảnh cáo người bán cũng như người mua:

Treo đầu dê bán thịt chó.

Trong cuộc sống, nhiều lúc mưa thuận gió hòa, nhiều điều may mắn xảy đến, nhưng nhiều lúc tai ương,khốn khó dồn dập xảy ra, làm cho con người mang nặng lo âu, buồn phiền, chẳng khác gì người hành khất khốn khổ lại bị cho cắn, dành mất cây gậy thủ thân hoặc như chú mèo què lại bị chó cắn, rượt đuổi không có lối thoát:

Chó cắn gậy ăn mày

Hoặc Mèo què phải trận chó đòi.

Trong gia đình cũng như trong các sinh hoạt đoàn thể, lãnh đạo chỉ huy đóng một vai trò rất quan trọng. Có người nói được nhiều người chú ý theo dõi, trái lại cũng có nhiều người nói không ai muốn nghe. Như trên đã nói người bình dân Việt nam nuôi chó có nhiều mục đích, một trong những mục đích chính là xem vườn, giữ nhà. Mỗi lần có người lạ mặt vào vườn là chó sủa inh ỏi. Nhưng cũng có nhiều lúc không có hình ảnh gì xuất hiện chó vẫn sủa, đó là:

Chó sủa vườn hoang .

Chó là loài vật rất gắn bó với con người, nhất là với chủ của nó. Có những con chó quá hung dữ, hay cắn vặt làm cho người khác phải sợ hãi, ngay cả người hàng xóm, láng giềng cũng không dám bén mảng đến nhà vì sợ chó cắn. Trong quan hệ gia đình cũng vậy, bình thường các nàng dâu rất dễ thương, ai cũng qúy mến. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có những nàng dâu đanh đá, coi thường mọi ngươi trong gia tộc, khinh khi, lạnh nhạt với người dưới, bất kính với người trên, từ đó tình gia đinh bị sứt mẻ và ít bà con, họ hang lui tới.Người bình dân đã so sánh họ với những con chó dữ và viết:

Dâu dữ mất họ,

Chó dữ mất láng giềng.

Viết về chó thì còn rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về chó, nhưng xin tạm ngưng ở đây kẻo mang tiếng: Sủa dai như chó.

Bây giờ xin điểm qua một vài năm chó trong cộng đoàn, để gọi là “ Ôn cố tri tân”



Lần thứ nhất chó thăm Cộng Đoàn: Năm Giáp Tuất 1994

Cộng Đoàn Công Giáo Việt nam giáo phận Metuchen được thành lập vào khoảng tháng 7 năm 1987, thì vào năm 1994 lần đâu tiên chó viếng thăm Cộng Đoàn, đó là năm Giáp Tuất1994.

Năm nay Cộng Đoàn đã chính thức có cha quản nhiệm: Linh mục Alphongso Nguyễn Ngọc Thạch. Địa điểm sinh hoạt là nhà thờ Saint James ở 145 Grove St, Woodbridge. Chủ tịch trong thời gian nầy vẫn là Anh Chị Hồ Đức Linh. Mùa xuân Giáp tuất cộng đoàn phát hành tập đặc san với chủ đề Xuân và Quê Hương. Tập Đặc san mở đề bằng bài sớ Táo Quân rất dài, linh mục quản nhiệm viết lời ngỏ, nội dung rất phong phú. Rất nhiều văn nhân thi sĩ đóng góp bài vở. Các sinh hoạt của cộng đoàn đã đi vào quy củ. Hai sinh hoạt nổi bật nhất là nhóm Linh thao và chương Tôn Vương Đức Mẹ vào mỗi tối thứ bảy. Hội Đồng Mục vụ nhiệm kỳ 1993-1995 như sau

Chủ Tịch: A/C Hồ Đức Linh

Phó chủ tịch NV: A/C Vũ Quốc Anh

Phó Chủ tịch Ngoại vụ: A/C Nguyễn Đức Uông

Thư ký: A/C Dương Văn Khả

Thủ quỹ: A/C Thi Anh Tài.


Lần thứ hai chó thăm cộng đoàn: Năm Bính Tuất 2006 .

Địa điểm sinh hoạt vẫn ở nhà thờ Saint James, chủ tịch là A/C Thi Anh Tài. Cha Quản nhiệm Đặng Xuân Oánh từ giả cộng đoàn ngày 8 tháng 1 năm 2006 và cha Trần Việt Hùng về thay thế. Chủ đề tờ Đặc san và đêm Văn nghệ là Xuân Tình thương. Nội dung tập Đặc San và đêm văn nghệ rất phong phú. Mọi sinh hoạt trong năm Bính tuất không có gì nổi bật chỉ bình thường.


Lần thứ ba chó thăm Cộng Đoàn: Năm Mậu Tuất 2018.

Sinh hoạt tại nhà thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Czestochowa ở S. Plainfield.,

Cha Phero Trần Việt Hùng là cha chánh xứ và Quản nhiệm cộng Đoàn ĐMHXLT

Đặc San Xuân và Đêm Văn nghệ với chủ đề: Việt nam quê hương tôi.

Còn các sinh hoạt khác xin chờ. Hy vọng sẽ có nhiều biến chuyển trong năm Mậu Tuất.

Chia sẻ trong Cộng đoàn

Đôi lời.- Năm qua, 2017, cũng như liên tục các năm trước nữa, nhiều thành viên của Công đoàn đã vĩnh viễn ra đi, già có, trẻ có, như ÔB Nguyễn Văn Điển, ÔBNguyễn Văn Thụy, Nguyễn Thiện, Nguyễn Thái Quản, Nguyễn Văn Thanh, Hồ Đức Lịch, Hoàng Chương, Trương Văn Lương, Nguyễn Văn Tý, Cao Đức Kinh, các anh Hoàng Hiểu, Nguyễn Tấn Bửu, Nguyễn Tiến Dũng, các chị Nguyễn Thị Lan, Hoàng Thị Ái Mỹ, Phạm Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thị Kim Liên cùng nhiều người khác…

Chúng ta cầu nguyện cho linh hồn các thành viên của CĐ đã ra đi trước chúng ta được sớm hưởng phúc nước Trời. Điều kiện không cho phép chúng tôi ghi lại đây những nét đặc thù cũng như công lao đóng góp vào Cộng đoàn của từng thành viên đã ra đi trước chúng ta.

Riêng cụ Vincentê Phạm Ngọc Tỏa là người đến sau với Cộng đoàn, nhưng lại là vị cao niên tân tòng đón nhận ơn tái sinh trong Phép Rửa Tội tại Cộng đoàn, sốt sắng tham gia đời sống Kitô hữu trong Cộng đoàn và trong Hội Cao Niên. Cụ nằm xuống, gia đình thân quyến Cụ từ nhiều phương xa đến, tuy ngoài Công giáo, song đều tham dự các nghi thức Công giáo cách kính cẩn. Mạn phép giới thiệu về cụ Vincentê Phạm Ngọc Tỏa ở đây cùng với bài điếu văn và bài thơ Thương tiếc của người thân Cụ Tỏa.

KHÓC PHẠM NGỌC TỎA (1927-2017)
Tôi đã khóc khi trời thu giá lạnh

Khi hồn Anh bay vút tới cao xanh

Anh cùng tôi khi cha mẹ sinh thành

Đã nguyện ước sống với tâm hồn trong sáng!

Chín mươi tuổi , mùa thu năm Đinh Dậu (01-10-2017)

Anh ra đi trong lặng lẽ một tối trời,

Tôi thương anh, nước mắt lặng lẽ rơi

Sao Anh nỡ bỏ đi không lời vĩnh biệt?

Trước bạn bè, thân nhân, tôi thương tiếc

Nói vài lời cáo biệt với buồn đau

Tuy u sầu nhưng ước muốn cho nhau

Anh sớm thoát cõi trần, vĩnh du nơi tiên cảnh!

Trên thượng giới, thể hiện lòng lành

Anh vui đời sống mới!

Với Tiền Nhân, Cha Mẹ, Anh em!

PHẠM NGỌC TỎA

Tôi cầu mong

Tâm hồn Anh luôn yên tĩnh!

Bào đệ


Phật Sơn Phạm Như Cương kính điếu

21-10-2017 (Mùng 2 tháng 9 năm Đinh Du)

Một Lời Vĩnh Biệt
Ông Phạm Văn Sinh đã kết bạn cùng BS PHẠM NGỌC TOẢ hơn 70 năm trước và cũng là bạn của phu nhân Bà Vũ Thị Hường tại trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn.

Vô Cùng Thương Tiếc Bác Sĩ PHẠM NGỌC TOẢ !

Cựu Giám Đốc Bệnh Viện Trưng Vương và Bệnh Viện Vì Dân
Anh Toả thương mến,
Hồi tưởng lại hơn 70 năm về trước khi nhắc đến tên anh khi cùng vào trường Bưởi cạnh Hồ Tây, Hà Nội học chữ Nho cụ Quỳnh, học vẽ thầy Lân, với kỷ luật của ông Lung Bạnh; cùng vui chơi thể thao với môn bóng đá, nhảy cao và cả nhẩy sào bên bờ hồ gió mát.

Thế chiến thứ Hai xẩy ra trường đi tản về Trường Nhà Dòng Phúc Nhạc, Ninh Bình chúng ta nằm giường kế cạnh nhau cùng nghe giảng Thánh Kinh của cha Quy, cuối tuần được nghỉ cùng đi ra ngoài thăm dân sống trong cảnh đói kém, khổ sở vì chiến tranh...Chính phủ thay đổi... Sau hiệp định Geneve, quân Pháp trở lại tái lập chính phủ Bảo Đại rồi đảo chánh.
Anh bị gọi đi khoá 1 Nam Định. Tôi tốt nghiệp khoá 3 Thủ Đức, rồi ở lại làm huấn luyện viên...
Sau khi tôi thụ huấn ở Brook Medical Center, Hospital Administrator School ở Texas, tôi trở về làm thanh tra tiếp vận, hướng dẫn điều hành các đại đơn vị Quân Y cấp Sư Đoàn và các Bệnh Viện Quân Y. Trong lúc đó, Anh trở thành Bác Sĩ Quân Y Bệnh Viện Pleiku và Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang. Tôi và anh lại gặp nhau và chúng ta cùng làm việc tại Nha Quân Y, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Anh được giao phó xây Bệnh Viện Trưng Vương để điều trị gia đình binh sĩ . Bệnh Viện Trưng Vương được nổi tiếng trong nước. Vì vậy, bà vợ Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu mời anh bàn kế hoạch xây dựng Bệnh Viện Vì Dân với kiến trúc tân kỳ, kỹ thuật hiện đại, giường bệnh nhân tự điều khiển bằng điện. Tôi được biệt phái về văn phòng Tổng Thống để sang làm phụ tá quản trị Bệnh Viện Vì Dân, và anh là Giám Đốc cho tới đầu năm 1975.
Sau 30 tháng 4, 1975 Anh và Chị sang định cư và làm việc tại Paris. Tôi ở Mỹ làm điện tử cho hãng computer Amdahl rồi Fujitsu tại Silicon California, nhân đi công tác ở Ireland đã đến thăm Anh Chị ở Pháp... Đến khi Anh Chị nghỉ hưu về định cư tại Mỹ gần cháu Ngọc nhưng sau đó Chị muốn về Pháp vì nhiều bạn bè và hợp với đời sống ở Paris hơn, Anh đã chiều ý Chị... Thời gian trôi qua với tuổi già, sức yếu và bệnh hoạn không ai tránh khỏi. Chị ra đi trước Anh lo liệu xong; buồn cảnh sống cô đơn, Anh trở lại Mỹ ở với cháu Châu tại New Jersey, và nhân dịp tôi qua Washington DC dự lễ tốt nghiệp Public Health của con trai út là Y sĩ thanh tra của Không Quân Hoa Kỳ nên tôi đã ghé thăm Anh. Sau đó tôi và anh vẫn liên lạc với nhau bằng điện thoại, ngày càng thưa đi vì sức khỏe và tuổi tác của cả hai...
Bất ngờ, cháu Châu cho biết tin Anh đã ra đi, tôi và các cháu rất thương xót và nuối tiếc vô cùng. Kiếp người quả là ngắn ngủi không ai tránh khỏi... Nhưng Anh đã sống một cuộc đời vinh quang của một y sĩ, phụng sự cho Tổ Quốc, xã hội và trọn vẹn tình nghĩa với gia đình, bạn bè:
VINH QUANG vì anh đã là một Bác Sĩ Quân Y của thời loạn lo cho binh sĩ tại tiền tuyến và các tỉnh cùng gia đình họ ở hậu phương. Còn hơn thế nữa Anh đã xây dựng được 2 bệnh viện Trưng Vương và bệnh viện Vì Dân. (sau 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên là bệnh viện Thống Nhất chỉ dành riêng phục vụ cho cán bộ cao cấp)
TRỌN VẸN vì Anh là một người con hiếu thảo, một người chồng chung thuỷ, một người cha rất yêu thương, hy sinh cho con cái, luôn thông cảm, tha thứ với nụ cười vui tươi và chịu đựng, một người trọn tình nghĩa, thân mật với bạn bè và thân hữu.
Anh rất xứng đáng làm gương cho người đời và hậu thế với công trạng và đức độ hiếm có của một vị y sĩ như Anh.
Thành kính cầu nguyện ƠN TRÊN cho hương hồn Anh được bình an nơi vĩnh cửu.
Vô cùng thương tiếc Anh PHẠM NGỌC TOẢ !
  Phạm văn Sinh và gia đình kính điếu.

KHÓC ANH



Nhớ về Vincentê Phạm Ngọc Tỏa

(1927-2017)

Lê Thiên


Cách đây 2 năm (2015), trên hai báo Hiệp NhấtDiễn Đàn Giáo Dân (Nam California) chúng tôi có giới thiệu gương hoán cải của Bác sĩ Phạm Ngọc Tỏa với sự kiện ông được ơn Chúa, gia nhập Công Giáo giống như một số nhân vật khác của VNCH trước ông, như các ông Ngô Khắc Tỉnh, Hà Thượng Nhân, Vũ Quốc Thúc, Bàng Bá Lân….

Ông Phạm Ngọc Tỏa sinh ngày 04/7/1927 tại Hà Đông, Miền Bắc Việt Nam. Ông là Bác sĩ Giám đốc tiên khởi Bệnh viện Vì Dân tại Sài Gòn (khánh thành ngày 04/09/1971) cho đến ngày 30/4/1975 khi VNCH rơi vào tay thống trị của Cộng sản.

Phạm Ngọc Tỏa là một trong những Bác sĩ Quân Y đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Khởi đầu, khi Miền Bắc còn là vùng Quốc gia, ông theo học Y khoa tại Đại học Y Khoa Hà Nội. Năm 1954, di cư vào Nam, ông gia nhập quân đội Quốc Gia Việt Nam, học Trường Quân Y, tốt nghiệp bác sĩ quân y, phục vụ qua các chức vụ Y sĩ trưởng Sư đoàn Khinh chiến 12 tại Pleiku và Kontum, rồi Y sĩ Trưởng Trung Tâm Hồi Lực Vũng Tàu, Y sĩ trưởng Quân Y viện Nguyễn Huệ Nha Trang.

Năm 1969, Bác sĩ Tỏa rời quân đội khi được bổ niệm làm Y sĩ Trưởng Bệnh viện Trưng Vương, một bệnh viện do chính bà Mai Anh, phu nhân TT Nguyễn Văn Thiệu thành lập, dành chăm sóc các bệnh nhân thuộc gia đình Binh sĩ VNCH.

Năm 1970, Bà Nguyễn Văn Thiệu lại nảy ra sáng kiến lập một bệnh viện tư “miễn phí” hay “giảm phí” cho các gia đình dân nghèo. Đó là lý do hình thành Bệnh viện mang danh xưng



tải về 4.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương