Việt Nam Quê Hương Tôi! Đôi Lời


Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ



tải về 4.38 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.38 Mb.
#38591
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

Đêm Văn Nghệ Mừng Xuân 2017 của CĐCGVN Metuchen, Hội Cao Niên người Việt Miền Đông Bắc New Jersey có tham gia tiết mục đồng ca với bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang. Cử tọa đã đồng loạt đứng lên cùng vỗ tay sôi nổi chung tiếng hát với Hội Cao Niên…

Để có chút ý niệm về ý nghĩa và giá trị bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, chúng tôi mạn phép trích đoạn bài viết của nhà văn Trần Trung Đạo sau đây.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.

Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.

Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng Đạo, Du Ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.

Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tị nạn Palawan, Paula Bidong…

Không một ông bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi nào đặt hàng hay một ông tổng ủy trưởng Dân Vận nào chỉ thị anh Nguyễn Đức Quang phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.

Sau bao mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngã, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng vừa rồi là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngã của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.



Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.

Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn Tổ quốc.

Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.

Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.

Nhớ tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.

Và hôm nay, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ phát ra như xoáy vào tim.

Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình.

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng

Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm

Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời

Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.

Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày…



Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.

Trần Trung Đạo

Cùng với suy tư của nhà văn Trần Trung Đạo về Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, không thể bỏ qua bài Có Phải Tôi Là Người Quê Hương Ruồng Bỏ Giống Nòi Khinh của nhạc sĩ Phạm Duy.

Qua khúc ca này, vị nhạc sĩ muốn diễn tả tấm lòng người xa xứ, những kẻ đã phải bỏ nước ra đivì những quyền làm dân đã chết trong tay quân gian tham độc đoán” chứ đâu phải vì là “người quê hương ruồng bỏ”, “người giống nòi khinh”, “người giống nòi xua”. Kẻ xa quê vẫn một lòng “thương cho quê hương, thương cho nòi giống đang sẽ chết dần với đời cùm gông.” 

Có Phải Tôi Là Người Quê Hương Ruồng Bỏ Giống Nòi Khinh
Sáng tác: Phạm Duy
Có phải tôi là người quê hương ruồng bỏ? 
Có phải tôi là người giống nòi khinh? 
Có phải tôi là người quê hương nguyền rủa? 
Có phải tôi là người giống nòi xua? 

Quê hương tôi ơi! Tôi sinh ra ở đấy 
Tôi lớn lên cùng với phận cỏ cây 
Vững chắc như tre, đam mê như ngọn lúa, 
Tôi bám rễ vào nước mặn đồng chua. 
Tôi yêu câu thơ hay câu ru trìu mến 
Đã nối tôi liền với giọng tổ tiên. 
Dĩ vãng vinh quang nên tôi vui cuộc sống, 
Tuy biết đau lòng vì phận nước long đong. 

Anh ơi! Em ơi! Ta chung nhau dòng máu, 
Chung sắc da vàng, góp tình Việt Nam. 
Tóc mới xanh tơ, ta nâng niu tình nước 
Nay trắng mái đầu vẫn trọn tình xưa 
Trong ba mươi năm, ta chia nhau nhiều lắm! 
Chia sớt vui buồn với cả nhục vinh 
Có lúc ca vang, đôi khi ôm mặt khóc 
Cho nước non mình nhiều lúc điêu linh. 

Tôi xa quê hương như con sâu kẹt lối 
Non nước tuyệt vời đã đổi màu da 
Dĩ vãng chôn xa, theo tương lai mù tối 
Hạnh phúc không còn, dẫu chỉ nhỏ nhoi 
Tôi xa quê hương khi dân no và ấm 
Nay đã âm thầm, máu trộn mồ hôi 
Nước mắt quê hương tuôn ra như dòng suối 
Nhưng khắp giống nòi chỉ cằn cỗi thêm thôi! 

Tôi xa quê hương! Vâng, tôi xa nòi giống 
Tôi bước đi, vì những quyền làm dân 
Đã chết trong tay quân gian tham độc đoán. 
Thương xót sông ngòi, núi biển, ruộng nương, 
Thương cho quê hương, tôi thương cho nòi giống 
Đang sẽ chết dần với đời cùm gông. 
Chót vắng xa quê, tôi xin anh em tạ lỗi 
Tôi hứa sẽ về giải phóng quê tôi. 

ĐK: 
Mai này tôi về cùng quê hương rạng rỡ 
Mai này tôi về cùng với Tự Do 
Mai này tôi về cùng quê hương đổi mới 
Mai này tôi về cùng giống nòi tôi. 
Cùng với Việt Nam ngàn đời yêu quý


Vinh Danh…

Phan Văn An



Việt Vinh danh tổ quốc Việt Nam,

Im lìm chịu đựng gian nan trăm chiều.

Êm vui chẳng được bao nhiêu,

Tang tóc, đau khổ triền miên tháng ngày.

Nam Năm tháng chịu cảnh đắng cay,

Anh hùng lỡ vận đọa đày tấm thân.

Mong cho đất nước muôn phần,

Quê Qua cơn bỉ cực muôn dân an bình.

Ung dung gắn bó tâm tình,

Êm đềm cùng hưởng quang vinh mỗi ngày.

Hương Hạnh phúc, no ấm tràn đầy,

Ươn hèn, nhát đảm quấy rầy quê hương.

Ơn trên tuôn đỗ tình thương,

Người người vui sống khôn lường biết bao.

Gió mát cuộn ánh trăng sao,

Tôi Từng giây, từng phút cùng nhau vui vầy.

Ôi thôi từ biệt khổ đau,

Im tiếng than thở cùng nhau an lành.

QUÊ HƯƠNG - Bài Học Đầu Tiên Cho Con

Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hươngPhượng hồngBài thơ dưới đây của ông chỉ đề cập tới một Quê hương Việt Nam nhắm vào tuổi học trò với những “chum khế ngọt”, “những đường đi học”, “những bướm vàn bay rợp”, “những con diều biếc” quen thuộc đến khuôn sáo… chung chung của tuổi thơ. Thiết tưởng có thể giúp phần nào cho tuổi trẻ Việt Nam hướng về quê hương mình khi đọc bản tiếng Anh.

QUÊ HƯƠNG

Bài Học Đầu Tiên Cho Con
Quê Hương là gì hở Mẹ

Mà cô giáo dạy con phải yêu?

Quê hương là gì hở Mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?


Quê Hương là chùm khế ngọt

Cho con trẻ hái mỗi ngày.

Quê Hương là đường đi học,

Con về rợp bướm vàng bay.


Quê Hương là con diều biếc,

Tuổi thơ con thả trên đồng.

Quê Hương là con đò nhỏ,

Êm đềm khua nước ven sông.


Quê Hương là vòng tay ấm,

Con nằm ngủ giữa mưa đêm.

Quê hương là đêm trăng tỏ,

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.


Quê Hương là vòng hoa bí,

Là hồng tím đậu mồng tơi,

Lá đỏ đôi bờ dâm bụt,

Màu hoa sen trắng tinh khôi.


Quê Hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một Mẹ thôi.

Quê Hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người!


HOMELAND
Your First Lesson
What’s Homeland, Mommy,

That teacher asks me to love?

That everybody has to keep in his/her mind

Everywhere he/she has to go?
Homeland is sweet carambola bunch

Every day pick up children.

Homeland is the path to school

You walk watching yellow butterflies.
Homeland is blue kites

You fly in the countryside.

Homeland is the small boat

Making gentle noise along rivers.
Homeland is warm arms

Holding you asleep in rainy nights.

Homeland is moonlight nights

Areca flowers falling in corridors.
Homeland is pumpkin blossom

And the purple Malabar night-shade,

And red hibiscus leaves at hedges,

And beautiful white lotus bloom.
Homeland belongs to everyone

As unique Mother to her Kids.

Homeland is that whoever doesn’t keep

In his mind, would feel hard to grow up!
Chuyển ngữ tiếng Anh (không rõ tên)


Từ bài thơ của Đỗ Trung Quân trên đây, Chương Đài ở Cộng đoàn ta gửi tặng độc giả hai bài thơ họa dưới đây, đọc lên nghe thấm thía.

Quê Hương!

Chương Đài



"Quê hương là gì hở mẹ
Mà sao cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều"
Quê hương là những cánh diều
Tung bay trong gió những chiều hè sang
Quê hương đồng lúa rực vàng
Hạt bông nặng trỉu mùa màng bội thu
Quê hương là tiếng mẹ ru
Ầu ơ kẽo kẹt vi vu trưa hè
Quê hương là những lũy tre
Là thơ lục bát câu vè dân gian
Quê hương điệu lý nồng nàn
Là tà áo trắng dịu dàng nên thơ
Quê hương ngày ấy mộng mơ
Thời gian một thoáng tuổi thơ qua rồi
Quê Hương kỷ niệm trong tôi
Quê hương in dấu một đời nhớ thương!
Chương Đài 11/28/17

Quê Hương Xưa Và Nay!
"Quê hương là gì hở mẹ
Mà sao cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều"

Quê hương xưa những cánh diều
Tung bay trong gió những chiều hè sang
Quê hương xưa lúa rực vàng
Hạt bông nặng trỉu mùa màng bội thu
Quê hương xưa tiếng mẹ ru
Ầu ơ kẽo kẹt vi vu trưa hè
Quê hương xưa những lũy tre
Là thơ lục bát là vè dân gian
Quê hương nay cảnh gian nan
Ung thư bệnh tật nghèo nàn hơn xưa
Quê hương ngập lụt ngày mưa
Tây Nguyên bô xít lại vừa vỡ đê
Quê hương cá chết biển quê
Miền Nam nước mặn tràn về ruộng sông
Quê hương nay những cánh đồng
Lúa thành cỏ lát, nghề nông nghèo nàn
Bao giờ hết cảnh lầm than!
Bao giờ trở lại thiên đàng tuổi thơ!
Chương Đài 11/28/1




Tuổi trẻ hải ngoại lớn lên từ hơn 40 năm

Tâm trí không rời xa tổ quốc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-03-28

Một cái nhìn của một tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại về giới trẻ người Việt ở hải ngoại qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Mặc Lâm, Biên tập viên đài Á châu Tự do (RFA) với nữ luật sư Quỳnh Vi cách đây 3 năm (28/3/2015), xin được ghi lại đây một số đoạn đáng chú ý của bài phỏng vấn.

[Hơn] 40 năm qua biết bao đổi thay đối với cộng đồng Việt Nam hải ngoại, trong đó sự trưởng thành của người trẻ được xem là niềm tự hào và kỳ vọng họ sẽ biến mảnh đất xa tổ quốc nơi tạm dung thành nơi thực hiện dân chủ một cách thực tế cũng như cho người bản xứ thấy rằng tuy xa quê nhưng trong tâm trí không bao giờ rời xa tổ quốc.



Luật Sư Quỳnh Vi là một trong rất nhiều khuôn mặt trẻ thành công và không quên nhận thức rằng mình là một phần máu thịt của quê hương, tổ quốc qua từng việc làm cụ thể tại Mỹ, nơi cô sống trong 25 năm qua.

Nói chuyện với Mặc Lâm, LS Quỳnh Vi chia sẻ:


LS Quỳnh Vi: Quỳnh Vi sinh năm 1978 và năm 12 tuổi thì định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ ODP sau khi ông ngoại Vi vượt biên và bảo lãnh cha mẹ và gia đình sang Mỹ sau đó. Quỳnh Vi học và lớn lên, trưởng thành hoàn toàn tại California vùng San Jose và hiện tại đang hành nghề luật sư về dân sự và luật gia đình ở thành phố San Jose

[…]


Mặc Lâm: Vâng, Vi là người tương đối trẻ, sống trong cộng đồng Việt Nam theo Vi thì người Việt có trăn trở về đất nước quê hương không? Có khi nào Vi nghe được những tâm sự của họ nhớ nhà, hay có những khó khăn khi ở quá xa gia đình đối với người còn gia đình trong nước, Vi nhận xét ra sao?
LS Quỳnh Vi: Nếu mà nói về cộng đồng của mình ở hải ngoại thì có thể nhìn thấy các bậc chú bác hay ba mẹ, ông bà của Vi chằng hạn, những người đã sống trong cuộc chiến Việt Nam trải qua những việc như đi vượt biên, cải tạo, cuộc sống khá là khó khăn ở Việt Nam trước đây.

Thế hệ trước và thế hệ của Vi và thế hệ em của Vi, Vi có những đứa em sinh ở Mỹ, có ba thế hệ khác nhau nói chung ở hải ngoại. Trăn trở của người trẻ nó có khác với người lớn. Vi có một chút may mắn là biết được Việt Nam như thế nào, ở đâu. Có gắn bó với Việt Nam vì Vi lớn lên ở Việt Nam khoảng 10, 11 năm còn những đứa em của Vi hoàn toàn không biết Việt Nam là gì cả.

Người lớn thì họ có nỗi buồn, tâm sự về hậu quả cuộc chiến mang lại cho họ thành ra có khó khăn cho thế hệ này khi ngồi lại nói chuyện, làm việc, ngay cả cách cư sử với nhau trong cuộc sống. Vi nghĩ nói chung thì Vi cảm thấy cộng đồng vẫn cố gắng giữ gìn bản sắc, văn hóa của người Việt Nam. Ngay cả những người sinh bên nay thì họ vẫn tôn trọng cái phần Việt Nam của họ, ít thấy người nào hoàn toàn nghĩ mình không phải là người Việt Nam.

Mặc Lâm: Đối với giới trẻ và những người sinh trưởng hoàn toàn tại Mỹ có bao giờ Vi nói chuyện với họ và nhắc nhở họ vẫn còn một quê hương thứ hai tại Việt Nam hay không? Và trong khi được nghe như vậy thì phản ứng của họ như thế nào?
LS Quỳnh Vi: Điều này Vi xin chia sẻ hơi cá nhân một chút, chuyện gia đình của Vi đi nhé. Vi có những đứa em sinh ở bên Mỹ, gia đình Vi rất cố giữ gìn tiếng Việt. Trong gia đình vẫn phải nói tiếng Việt với nhau. Những em của Vi sinh ra và lớn lên tại đây dĩ nhiên không thể nói tiếng Việt như Vi. Hồi nhỏ em của Vi được dạy là nói tiếng Việt không được nói tiếng Mỹ thì tụi nó rất tội nghiệp. Nhiều khi nó nói “Chị! em muốn nói tiếng Việt nhưng em không biết Việt Nam ở đâu!”

Nghe những đứa em nói những câu như vậy ở lứa tuổi 5, 6 tuổi thì mình cảm thấy là phải thông cảm với thế hệ trẻ vì họ không biết, không hề biết mảnh đất đó ở đâu. Không biết, không có bất cứ suy nghĩ gì về nơi đó hết thì rất là khó có sự liên hệ. Những đứa em đó khi lớn lên nó tự tìm hiểu và học về chiến tranh Việt Nam, học vể những việc liên quan đến Việt Nam. Lúc đó nó tự động tìm đến Vi và hỏi thêm chẳng hạn như khi Vi vể Việt Nam thì thấy như thế nào? tất cả các em mà Vi biết đều mong muốn đến xứ sở đó một lần để biết ông bà cha mẹ mình từ đâu mà đến.

[…]

Một người sinh ra và lớn lên hoàn toàn được đào tạo do người Mỹ thì Vi nghĩ đó là tâm tư của rất nhiều người trẻ rất muốn tìm về. Cũng rất nhiều người muốn làm việc cho Việt Nam chẳng hạn làm từ thiện hay sinh sống hoặc giúp đỡ điều gì đó cho Việt Nam. Đó là những mối liên hệ mà Vi thấy rất nhiều người trẻ đã có.


Mặc Lâm: Vâng đó là người trẻ còn thế hệ như cha mẹ, ông bà của Vi, ngoại trừ người trong nhà, những người khác Vi được dịp tiếp xúc bên ngoài Vi thấy họ còn giữ cảm giác bị cô độc, bị mất mát khi chạy ra nước ngoài để sống hay không hay bây giờ thời gian đã hàn gắn những vết thương của họ rồi?
LS Quỳnh Vi: Vi nghĩ nó tùy theo từng người, không thể nào nói hết được đa số thế này hay thế kia. Vi có thể nói khi ra sinh hoạt chung với các chú các bác trong cộng đồng thì ngay bản thân Vi tại mình lớn lên bên này không có trải nghiệm cá nhân về những mất mát những đau thương mà thế hệ trước họ trải qua, đó là những điều mình không hiểu được. Nhưng càng lớn càng tiếp xúc nhiều với các bác thì Vi cảm thấy hiểu được lý do. Có những người họ vẫn giữ quan niệm giá trị của họ như là không thỏa hiệp với chính phủ hiện nay thì Vi hiểu được vì các mất mát không thể nào đủ đền bù hay thời gian làm cho nguôi ngoai.

Nhưng cũng có những người rất tích cực, họ sẵn sàng có những liên hệ để giúp đỡ các bạn trẻ tại Việt Nam, những bạn có hoạt động làm cho nước Việt Nam mình tiến bộ hơn chẳng hạn. Những bạn trẻ có ý định thay đổi Việt Nam theo hướng tích cực có nghĩa là thay đổi Việt Nam tốt đẹp hơn, người dân với các quyền lợi chính đáng được quan tâm đến, hoặc là phải thay đổi những bất hợp lý trong xã hội Việt Nam.

Vi thấy những chú bác họ thật lòng ủng hộ những người trẻ đó và Vi không thấy sự oán hận hay là thù hằn trong các chú bác mà Vi được gặp khi làm việc trong cộng đồng. Dĩ nhiên ở bất kỳ chỗ nào cũng có người cực đoan, có người quá khích nhưng theo kinh nghiệm của Vi làm việc với các chú các bác thì đa số đều có kiến thức […], đa số họ có tấm lòng hết sức cời mở, chịu khó lắng nghe những người trẻ như Vi hay nhỏ hơn Vi, hay những người trẻ trong nước họ đều có một thái độ như vậy.

[…. ]


Mặc Lâm: Nếu được góp ý với những người làm chính trị tại Việt Nam việc đầu tiên khi có cơ hội thành lập những đảng phái thì tiêu chuẩn của đảng phái chính trị Việt Nam theo Vi phải có điều kiện gì nó mới thể hiện tự do dân chủ một cách thực sự?
LS Quỳnh Vi: Vi xin mượn cái ý của một người bạn của Vi ở Việt Nam nói vể giải pháp chính trị mà những việc thay đổi xã hội. Vi đồng ý là bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức hay đảng phái nào muốn đấu tranh thay đổi chính trị tại Việt Nam thì nên suy nghĩ đến vấn đề người dân. Thực sự nghĩ đến cái cần thiết của họ là gì. Mối quan tâm trong xã hội, gia đình, những vần đề thiết thực của đời sống. Bởi vì đó là những điều mà Vi cảm thấy đảng cầm quyền hiện tại ở Việt Nam họ không có. Họ hoàn toàn không quan tâm đến đời sống của người dân thực sự.

[…] [Ai] biết nghĩ đến mức độ thuận lợi và an sinh xã hội cho người dân cao nhất thì chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của người dân.


Mặc Lâm: Xin cám ơn LS Quỳnh Vi.

SINH HOẠT CỘNG ĐOÀN

Phóng sự lễ nhậm chức chánh xứ

Vietnamese-born priest welcomed as new shepherd at liturgy

Phụng vụ chào mừng một linh mục gốc Việt nhậm chức tân mục tử.

By Christina Lestle,correspondent.



Tờ Catholic Spirit số 23, tiếng nói chính thức của Giáo phận Metuchen, New Jersey, số phát hành ngày 14 Tháng 12, 2017 có đăng tải một bài phóng sự của Thông tín viên Christina Lestle, chúng tôi sao chép nguyên văn dưới đây, kèm theo phần chuyển ngữ thoáng ý sang tiếng Việt để độc giả tiện tham khảo. Dạ Quang Bích phiên dịch với sự góp ý của Dạ Lữ Hành.

SOUTH PLAINFIELD – The smile on Father Peter Hung Tran’s face stretched from ear to ear as he stood before his congregation, welcoming them to his installation as the fifth pastor of Czestochowa Parish, Oct. 29. “I love you all so much” the overjoyed priest told hundreds of people sitting shoulder to shoulder in the pews and standing two-deep along the side walls of the church.

SOUTH PLAINFIELD -  Nụ cười trên gương mặt căng thẳng của Cha Phêrô Trần Hùng  khi ngài đứng trước Công đoàn mình, chào mừng mọi người để bước vào lễ nhậm chức chánh xứ thứ năm Giáo xứ Czestochowa vào ngày 29/10. “Tôi yêu quý tất cả thật nhiều” vị linh mục rất đỗi sung sướng nói như thế với hàng trăm người đang ngồi vai sát vai trong các dãy ghế dài nhà thờ cũng như đứng dọc hai bên sát vách tường cuối nhà thờ.




tải về 4.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương