Việt Nam Quê Hương Tôi! Đôi Lời



tải về 4.38 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích4.38 Mb.
#38591
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Việt Nam Quê Hương Tôi!

Đôi Lời:

Trước hết, với tâm tình chúc Xuân nồng nhiệt nhất, Đặc san Xuân Mậu Tuất 2018 Cộng đoàn chân thành cám ơn Cha Phêrô Trần Việt Hùng, Chánh xứ Our Lady of Chzestochowa, South Plainfield, New Jersey kiêm Quản nhiệm CĐCGVN giáo phận Metuchcen, NJ, cám ơn Ban Điều hành Cộng Đoàn, các Đoàn thể CGTH, quý ân nhân, nhà tài trợ, đăng quảng cáo, quý thân hữu cùng văn hữu, nghệ sĩ trình bày bìa và layout cùng toàn thể Cộng đoàn đóng góp cho sự hình thành Đặc san này.

Cha Quản nhiệm thường nhắc nhở, “Mỗi dịp Xuân đến, Cộng đoàn chúng ta lại có dịp trở về cội nguồn văn hóa dân tộc với 3 hình ảnh độc đáo: Bánh chưng/bánh tét, Văn nghệ mừng Xuân, Đặc san Xuân. Chúng ta phải duy trì và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy mãi mãi bất kể thành công hay thất bại.”

Tài năng văn chương thơ phú trong Cộng đoàn không thiếu, nhưng bài vở đóng góp thì lại hiếm hoi. Báo phát ra, mang về lại không có giờ ngồi đọc, nhất là với thời đại mà báo giấy như đang lùi vào bóng tối! Tuy nhiên, ít ra chúng ta coi đây là một trong ba sản phẩm văn hóa truyền thống CÂY NHÀ LÁ VƯỜN của Cộng Đoàn chúng ta.

Ước gì mỗi người chúng ta đón nhận Đặc san Xuân Mậu Tuất 2018 này với tất cả lòng quảng đại, khoan dung và đậm đà tình thương tuy rằng đây chỉ là thứ sản phẩm cây nhà lá vườn. Khả năng tuy rất giới hạn, nhưng tâm huyết thì tràn đầy. Nói theo thời nay: Tâm hơn tầm! Ước mong đón nhận sự khoan dung và tôn ý.

Những đứa con tinh thần của mỗi tác giả đều được tôn trọng tuyệt đối, cả ý tưởng lẫn văn từ, câu cú lẫn văn phạm, chính tả… đồng thời cũng xin độc giả tha thứ về mọi khiếm khuyết.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Đặc san Xuân CĐ 2018

Việt Nam Quê Hương Tôi!”



Một lựa chọn đáng trân trọng!
Đặc san Xuân Mậu Tuất 2018 của Cộng đoàn chúng ta chọn chủ đề “Việt Nam Quê Hương Tôi” tuy rằng Đặc san Xuân năm 2011 của CĐ đã mang chủ đề “Việt Nam mến yêu”. Không sao. Chúng ta còn nhớ “Việt Nam Quê Hương Tôi” là nhan đề quyển sách cố Linh mục Dominici Đỗ Minh Trí, Dòng Tên, người Ý, viết về Việt Nam. Ngài đã từng gắn bó với Việt Nam, với người tị nạn Việt Nam, cống hiến đời mình để phụng sự người Việt Nam và đất nước Việt Nam, mang trái tim Việt Nam, luôn tự nhận mình là người Việt Nam mà tác phẩm mang nhan đề “Việt Nam Quê Hương Tôi” là bằng chứng.
Linh mục Dominici Đỗ Minh Trí
Theo tác giả Phạm Nguyên Hanh trên báo Đồng Hành năm 2003, Linh mục Đỗ Minh Trí, tên thật là Gildo Dominici, sinh ngày 5 tháng 3 năm 1935 tại Assisi thuộc miền trung nước Ý. Ngài là con trai lớn trong một gia đình lao động có hai trai và một gái. Người cha, cột trụ của gia đình, đột ngột mất đi trong một tai nạn lao động khi cậu Gildo mới được 8 tuổi. Mẹ cậu phải chật vật từ sáng sớm đến chiều tối bằng nghề may thuê vá mướn để nuôi nấng dạy dỗ 3 con thơ dại.

Học xong chương trình trung học, cậu Gildo quyết chí đi vào con đường tu đạo và được chọn vào chủng viện của thành phố. Thụ phong linh mục năm 1960, cha Gildo Dominici gia nhập Dòng Tên (Society of Jesuit - SJ) năm 1964 với ước mong đi truyền giáo ở nước ngoài.



Cuối năm 1967, cha Dominici đến Việt Nam và bắt đầu học tiếng Việt rồi được sai đi phục vụ mục vụ tại Đà Lạt. Ngài nói: “Việt Nam là quê hương của tôi, dù rằng tôi không được sinh ra trên đất nước Việt Nam. Tôi chỉ ở đó có bảy năm. Bấy nhiêu cũng đủ để trở thành một công dân Việt Nam, theo cách riêng của tôi, mặc dù trên phương diện huyết thống hay pháp lý tôi không được niềm hân hạnh ấy.”

Qua lời tuyên ngôn ở đầu quyển sách Việt Nam Quê Hương Tôi, Cha Dominici Đỗ Minh Trí xác quyết, với ngài: “Quê hương ấy không phải là những dẫy núi với hình dáng khác biệt và phủ đầy rừng xanh… Không phải là những dòng sông…, những cánh đồng… ruộng lúa mênh mông, những biển cả hiền hòa dù đôi khi cũng cuộn sóng…”

Theo Cha Đỗ Minh Trí, tất cả những thứ nêu trên “chỉ là thân thể của quê hương tôi, quê hương Việt Nam.” Trong trái tim Cha “có một nước Việt Nam khác rộng lớn hơn, rộng lớn như một đại lục.” Ngài mạnh mẽ tuyên bố: Việt Nam Quê Hương Tôi, “đó là Văn Hóa Việt Nam, Tâm Hồn Việt Nam, đó là Tinh Thần của Việt Nam… “Chính đó mới thực sự là QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM CỦA TÔI.”

Và rồi cái tư tưởng ấy, tuyên ngôn ấy, lời tuyên thệ công dân ấy của Cha Dominici Đỗ Minh Trí trải dài hàng chục Chương sách dài hơn 300 trang.

Sau biến cố tháng 4 năm 1975, cha Dominici Đỗ Minh Trí bị trục xuất ra khỏi Việt Nam cùng với tất cả các tu sĩ ngoại quốc khác.

Từ 1975, thuyền nhân Việt Nam bắt đầu đổ đến quần đảo Riau, Indonesia. Cha tình Dominici nguyện làm tuyên úy trong trại tỵ nạn Việt Nam đầu tiên tại Indonesia để có dịp phục vụ người Việt khốn khó.

Vào tháng 5 năm 1977, từ Singapore, ngài vào Indonesia. Sau khi học nói tiếng Indonesia và xin gia nhập Dòng Tên của nước này, cha Dỗ Minh Trí trở lại với dân Việt Nam, hòa nhập vào cuộc sống của người Việt tỵ nạn. Từ một trại nhỏ trên đảo Kuku, ngài đã đồng hành cùng dân tỵ nạn đến một trại lớn hơn trên đảo Galang. Gắn liền với cuộc sống thường nhật của người tỵ nạn, cha Trí tìm cách giúp đỡ họ từ việc phân phát quần áo ngài quyên xin được, thăm viếng và an ủi người đau ốm, đến chăm sóc trẻ thơ, không phân biệt lương giáo. Trong trại, cha sống hòa mình cùng họ và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Ngài ăn ở chung với một số thanh niên độc thân.

Năm 1996, cha Trí được gọi về Rôma để phục vụ trong nhà tĩnh tâm Galloro của Dòng được 2 năm thì bị phát hiện có bệnh ung thư. Từ năm 1998, ngài phấn đấu chống căn bệnh hiểm nghèo qua giải phẫu và chemotherapy. Tuy bị đau đớn, ngài luôn luôn hiền hòa, kiên nhẫn và vui vẻ. Ngài bình thản chấp nhận: “Có bệnh thì phải chữa, khỏi thì làm việc tiếp, chết thì về với Chúa”. Thoạt tiên, bệnh có vẻ đuợc chế ngự, nhưng sau đó lại phát triển mạnh hơn.

Đầu năm 2003, bộ phận gan ngưng hoạt động, và ngài từ trần ngày 03 tháng 3 năm 2003.
Lm Gérard Gagnon - Cha Nhân (1914-1994)
Ngoài Cha Dominici Đỗ Minh Trí, rất nhiều nhà truyền giáo ngoại quốc, sau khi đến Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam, gần gũi người dân Việt, cũng đã chọn Việt Nam làm “quê hương” mình.

Cụ thể, tại Miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975, có lẽ không ít người Công Giáo Việt Nam đã từng nghe nói hay tiếp xúc với CHA NHÂN – Cha Gérard Gagnon, Dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt.

Cha Gérard Ganhon sinh năm 1914 tại Québec, Canada. Gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế Canada và khấn lần đầu ngày 15/8/1935, đến tháng 11 trong năm tình ngyện sang Việt Nam và thu phong linh mục tại Hà Nội ngà 06/6/1940.

Theo tập sách tài liệu “Có một vườn thơ đạo” (2012) do Lm Trăng Thập Tự chủ biên, “với khả năng thiên bẩm đặc biệt về ngôn ngữ, Cha Gérard Gagnon mau chóng tiếp thu và am hiểu tường tận tinh hoa của văn học Việt Nam, thuộc lòng rất nhiều ca dao, tục ngữ Việt Nam và trọn vẹn 3254 câu thơ lục bát của truyện Kiều.”

Cha Gagnon nói lưu loát tiếng Việt, đi rao giảng Tin Mừng bằng tiếng Việt khắp Miền Nam. Đâu đâu ngài cũng thu hút đông đảo cử tọa. Người ta nói bộ não của ngài, trái tim của ngài chứa đầy tình cảm và thơ văn Việt Nam đến nỗi miệng lưỡi ngài hầu như lúc nào cũng tuôn ra thơ, thơ Việt. Biến cố 30/4/1975 buộc Cha Gagon rời Việt Nam, trở về Canada. Ngày 12/9/1994, Cha Gagnon lìa đời tại Pháp khi đang dưỡng bệnh tại đây, thọ 80 tuổi.

Năm 1959, Cha Gagnon cho in ra một tập sách. Đó là cuốn HỒN VIÊT. Qua Đôi Lời Chân Thành ở đầu tập sách, Cha Gagnon bộc bạch: “Từ khi tới Việt-Nam (1935), với mục đích truyền giáo, tôi một linh-mục Công-Giáo quốc tịch Gia-Nã-Đại, vì quí mến Việt-Nam, hằng tìm hiểu Quốc Hồn Việt-Nam. Bởi thế tôi tìm đọc rất nhiều sách báo. Khi đọc đến bài nào mà tôi cho là hay, tôi thường chép lại để làm tài liệu”. Cuốn “Hồn Việt” hình thành từ đó.

Quyển HỒN VIỆT đầy ắp những ca dao, tục ngữ, những truyện dân gian với những phong cảnh hữu tình của thôn làng, đồng quê Việt Nam cũng như cuộc sống thanh thản, an nhàn và hiếu hòa của người dân quê tuy nghèo nàn nhưng luôn mở rộng tấm lòng.

Với Cha Gagnon, HỒN VIỆT ẩn trong HỒN QUÊ.

Hồn Quê phản phất HƯƠNG QUÊ.

Hương Quê thơm ngát TÌNH QUÊ.

Tình Quê tỏa sáng TRỜI QUÊ.

Thế nên, “TRỜI QUÊ đẹp tợ bài thơ



TÌNH QUÊ phẳng lặng như bờ nước ao

HƯƠNG QUÊ sữa lúa ngạt ngào

HỒN QUÊ sáng tợ nắng vào ban mai”.

Tình quê và hồn quê Việt Nam có vẻ không ngừng đeo đẳng nhà truyền giáo người Gia Nã Đại khiến ngài đã phải nhọc công lắm để sưu tầm và tập hợp được một số bài thơ “Nhớ” mà ngài đã in ra từ năm 1959, đến giờ lại có giá trị như lời “tiên tri”. Chẳng hạn, Nhớ Nam, tác giả ghi nhận:



Tôi nhớ Sài Thành

Thủ đô Nam Việt

Cuộc sống đua tranh

Tưng bừng náo nhiệt…

….

Nhưng tôi xa quê

Đã bao năm tháng

Biết làm sao về

Viếng thăm cố quán

Chỉ còn nhớ thôi

Nhớ nhung ủ rũ

Ai về quê tôi

Xin cho nhắn nhủ

Rằng chốn biên cương

Có người trai trẻ

Vọng về cố hương

Lòng buồn vo kể!

(T. H.)
Lm. Léopold Cardière (Cố Cả)


Chúng tôi không thể không nhắc tới một hình ảnh đáng trân trọng khác về tấm lòng yêu mến Việt Nam, chọn Việt nam làm quê hương. Đó là hình ảnh Cha Léopold Cardière (Cố Cả) (1869-1955), linh mục người Pháp của Hội Truyền Giáo Hải ngoại Paris (Missions Etrangères de Paris – MEP).

Tại cuộc Hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière” ở Huế trong ba ngày từ 07-09/09/2010 do Ủy ban Văn hoá của Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng Toà Tổng Giám mục Giáo phận Huế tổ chức, ĐHY Nguyễn Văn Nhơn giới thiệu “Cha Léopold Cadière, một linh mục thừa sai Paris đã đến Huế vào năm 1892. Suốt 63 năm mục vụ tại giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là Tổng giáo phận Huế, ngài đã cuộc đời mục tử nhiệt thành và qua sự nghiệp văn hóa, học thuật đồ sộ của mình.”

Theo Đức cố Giám mục Vũ Duy Thống: “Linh mục Léopold Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế. “

ĐC Thống nhận định tiếp: “Trong nửa đầu của thế kỷ 20, lịch sử VN là một chuỗi dài những biến động: từ biến động chính trị kéo theo những biến động dân sự dân sinh dân cư và cả dân tộc nữa. Trong hoàn cảnh đó, ít có ai yên ổn để quan tâm đến văn hóa dân gian thuần túy và đặc biệt đến vấn đề nhân chủng tôn giáo một cách miệt mài.






Từ nhận định trên, Cố Giám mục Thống tiếp: “Chính vào thời điểm đó, có một người đã âm thầm chọn Việt Nam làm quê hương của mình, đã chăm chút với công việc tỉ mỉ của con ong cái kiến để ghi chép mô tả cũng như để giới thiệu với thế giới về nhiều lãnh vực văn hóa của dân tộc Việt Nam, một dân tộc dẫu gặp nhiều đau khổ và trắc trở nhưng luôn hồn nhiên và đáng kinh ngạc với tín ngưỡng gia đình. Con người đáng trân trọng ấy… chính là Cố Cả Léopold Michel Cadière.”

Cha Léopold Cadière là một nhà truyền giáo nhiệt thành, đã đem Tin mừng của Đức Kitô đến với người Việt Nam. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc, là nhà Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Thực vật học, nhà Huế học. Ngài đã nghiên cứu sâu sắc về phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và tôn giáo của người Việt Nam. Đồng thời ngài cũng là con người thích nghi và hội nhập với văn hóa Việt Nam: ngài dùng tên Việt Nam (Cố Cả), ăn mặc theo người Việt, chân đi guốc mộc, nói tiếng Việt như người Việt. Và cuối cùng ngài đã xin được chết tại Việt Nam, chôn cất tại Huế, nơi mà ngài đã sống và phục vụ suốt 63 năm.

Trong cuộc Hội thảo, nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng nhìn nhận: “Trong tất cả các tài liệu mà Lm Léopold Cardière để lại cho hậu thế, không hề có biểu hiện gì mang tính ‘cha cố’, mặc dù ông là một linh mục của Hội Thừa sai Paris.”

Mai Khắc Ứng quả quyết: “Cardière chính là con chim đầu đàn trong việc gìn giữ văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa Huế.” Trong khi nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan nêu lên một câu hỏi rồi tự trả lời: “Léopold.Cadière là người rất giỏi và thông thạo tiếng Việt. Vậy tại sao trong các công trình của ông lại viết bằng tiếng Pháp? Là vì ông viết về Việt Nam và về Huế để cho người Pháp và cho cả toàn thế giới đọc để biết về Huế và Việt Nam. Ông là người đầu tiên quảng bá Việt Nam và Huế ra thế giới.”

Về cuộc đời của Linh mục Léopold Cardière, ĐGM Nguyễn Thái Hợp tóm tắt như sau:

Khi đến miền truyền giáo được chỉ định là giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là giáo phận Huế, Cha Cadière chẳng những đã chăm chỉ học tiếng Việt, mà còn miệt mài tìm hiểu về đối tượng mà mình có trách nhiệm phục vụ.

Ngài từng là giáo sư Tiểu chủng viện (An Ninh) và Đại chủng viện (Huế), từng là chánh xứ (Vĩnh Lộc, Cù Lạc, Di Loan, Tam Tòa) và là Hạt trưởng (Di Loan).

Ngài từng xây dựng trường học, nhà thương, xưởng thợ (giúp phục hồi nghề lụa Di Loan) và cả một ngôi nhà thờ “đẹp đến nỗi người ta gọi là Vương cung thánh đường”.

Ngài từng làm những công việc thường nhật của một thừa sai là “dạy dỗ, kiểm tra, lui tới những giáo đoàn mới để vực dậy sự dũng cảm của người yếu đuối và bảo vệ họ chống lại những điều phiền nhiễu, làm cho ra lẽ những vụ kiện cáo và những bách hại mà họ thường là mục tiêu; quan hệ xã hội với các viên chức để họ tôn trọng các quyền lợi chính đáng; viết thư khuyên răn, cổ vũ việc siêng năng kinh hạt cầu nguyện và ra tay giúp đỡ cả những người khốn khổ nữa”

Theo ĐC Nguyễn Thái Hợp, điều đặc biệt nơi Cha Cardière chính là phương cách truyền giáo và trái tim nhân ái. Đó chính là phương cách hòa đồng, “ao ước được trở thành đồng hương của những người dân hiền lành chất phác ở Bình Trị Thiên”, “trở thành người Việt với người Việt”. Hòa đồng đến độ ngài tự xưng mình là “một cụ già được Việt hóa” (vieil annamitisant).

Điều đặc biệt thứ hai nơi thừa sai Cadière là trái tim nhân ái, là tấm lòng yêu thương và kính trọng người Việt mà Cha Cadière nhận ra nhiều đức tính cao đẹp về tâm linh và luân lý.

Chính Cha Léopold Cadière đã có lần nói: “Tôi đã nghiên cứu các tín ngưỡng, những thực hành tôn giáo, những thói quen,những phong tục của họ… Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ… Khi đã nghiên cứu và đã hiểu người Việt Nam, tôi đã yêu mến họ. Tôi đã yêu mến họ vì tài thông minh và trí sắc sảo của họ… Tôi đã yêu mến họ vì những nhân đức luân lý của họ… Tôi đã yêu mến họ vì tính cách của họ… Sau hết, tôi đã yêu mến họ vì những đau khổ của họ”.

Năm 1955, Cố Cả Léopold Cardière giã từ cuộc sống trần gian. Ngài được chôn cất trong khuôn viên ĐCV Xuân Bích Huế (Phú Xuân) theo đúng nguyện vọng của ngài.

Ngoài các vị trên, không ít các vị Thừa sai cũng mang trái tim Việt Nam, như Đức Cha Jean Cassaigne (Sanh) mà chúng tôi đã có bài giới thiệu trên Hiệp Nhất và Diễn Đàn Giáo Dân, số Tháng 9/2017. Cha Jean Cassaigne – Sanh (1895-1973) đang tận tâm chu toàn việc mục vụ cho người phun cùi (hủi) tại Di Linh (Đa Lạt) thì năm 1941 ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Sài Gòn. Nhưng đến năm 1955, ĐC Sanh xin từ chức giám mục, lui về với Trại Cùi Di Linh, sống chết với người cùi hầu hết là người Thượng. Khi ngài lâm bệnh, ai nấy tha thiết van nài ngài về Pháp điều trị. Ngài trả lời: “Tôi là người Pháp, nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống tại đây để phục vụ và mong chết tại đây, vì bây giờ Việt Nam thực sự là quê hương tôi”. Quả nhiên, ngài lìa đời tại Việt Nam 31-10-1973, ngay trong làng cùi và được chôn cất ở đó theo đúng nguyện vọng của ngài.

* * *
Bác sĩ Tom Dooley (1921-1961)
Có người hỏi: Ngoài các linh mục là những nhà truyền giáo gắn bó với Việt Nam và đã tha thiết chọn “Việt Nam làm quê hương tôi”, giới không tu trì nước ngoài có ai mang lấy tâm tình và đời sống dâng hiến cho Việt Nam như các ngài không? Chúng tôi đoán thành phần này không nhỏ, chỉ tiếc là chúng tôi chưa có cơ hội tiếp cận với các tài liệu liên quan.

Nhớ có vị bác sĩ người Mỹ, Bác sĩ Tom Dooley (1921-1961) đã từng là một nhân vật rất gần gũi với người Việt Nam khi thành phần nay rơi vào tình trạng nguy khốn. Bs Tom Dooley đã một phen một mình tả xông hữu đột giữa biển khơi để cứu vớt hàng vạn sinh người Miền Bắc liều chết để lên được tàu di cư vào Nam năm 1954.

Từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955, số lượng khổng lồ người dân Miền Bắc tìm đường di cư vào Nam hầu như đều rơi vào cảnh chui rúc ô hợp ở bãi biển Hải Phòng trong điều kiện mất vệ sinh hoàn toàn và đang là mồi ngon cho các thứ dịch bệnh đồng thời cũng là mồi ngon cho họng sung bộ đội CS nếu không có bàn tay tiếp thuốc và tiếp sức của Bs Tom Dooley.

Do chứng ung thư gan, Bs Tom Dooley lìa đời tại New York, HK ngày 18/01/1961 ở cái tuổi 40 còn tràn đầy bầu nhiệt huyết để phục vụ tha nhân. Chúng tôi đã có bài giới thiệu ông nơi mục Sống Đạo Giữa Đời của Diễn Đàn Giáo Dân (số 25, Tháng 11/2003).



Bà Cherie Clark
Ngoài ra, một phụ nữ Mỹ, bà Cherie Clark cũng đã có tâm tình gắn bó với Việt Nam một cách đặc biệt, nhất là với các trẻ em bị quên lãng. Bà đã là Giám đốc Điều hành hải ngoại của Hội thiện nguyện mang tên Friends of Children of Vietnam (FCVN) – Hội Bạn Thiếu Nhi Việt Nam. Qua chương trình Di tản Trẻ em (Operation Babylift), bà Cherie Clark cùng FCVN đã cứu hàng ngàn Thiếu nhi Việt Nam thoát vùng lửa đạn vào những ngày cuối cuộc chiến thảm khốc tại Việt Nam hồi đầu năm 1975 khi Cộng sản Miền Bắc VN cố tình phá vỡ Hiệp định Paris về VN, xua quân đánh cướp Miền Nam Việt Nam.

Bà Cherie Clark đã viết một quyển Hồi ký nhan đề After Sorrow Comes Joy (Sau Sầu Muộn là Niềm Vui) (Colorado, 2000) tường thuật những biến cố đầy nước mắt vào thời gian trên tại Miền Nam Việt Nam, nơi mà bà đã quyết ở lại cho tới giờ phút chót chỉ vì sự sống còn của hàng ngàn trẻ em Việt Nam đang bơ vơ chờ chết. Ở cuối quyển sách, bà tỏ bày tâm tư của bà đối với trẻ em bị quên lãng tại Việt Nam như sau:



I did not spring from the soil of Vietnam.

I was not cradled in her womb

And she did not give birth to me.

I was a child of another color

And I spoke another language

And yet Vietnam received me

As a mother receives an adopted child from a far-off land.
I went to Vietnam to give and I received.

I went to teach

And four thousand years of history and wisdom enlightened me.

I went to a country ravaged by war and found peace.

I went expecting to find despair and sorrow

And I found hope and joy.

I crossed a an ocean and I found a home.

There is a a song in my heart called Vietnam

But it is wordless and I am incompled.

The words have gone from my song

And I am as a motherless child.

Cherie Clark 1975


Tôi đã không sinh ra từ đất Việt.

Tôi đã không được ru ngủ trong cung lòng mẹ Việt Nam

Vì người đã không sinh ra tôi.

Tôi là đứa trẻ vốn khác màu da

Tôi nói một thứ tiếng nói khác!

Vậy mà Việt Nam vẫn đón nhận tôi

Như một người mẹ đón nhận đứa con nuôi từ vùng đã xa lơ xa lắc.
Tôi đến Việt Nam để mà trao cho nhưng tôi lại nhận lãnh.

Tôi đến để truyền dạy

Nhưng bốn ngàn năm lịch sử và sự khôn ngoan lại soi sáng tôi.

Tôi đã đến xứ sở bị tàn phá bởi chiến tranh này và tôi đã tìm được an bình.

Tôi đến nơi này, cứ tưởng mình sẽ chỉ gặp thất vọng và sầu muộn.

Nhưng tôi đã tìm thấy hy vọng và niềm vui.

Tôi đã vượt qua một đại dương và đã tìm được một mái ấm.

Có một ca khúc trong tim tôi gọi là Việt Nam,

Nhưng đó là khúc hát không lời vì tôi chưa hoàn thành.

Những lời lẽ đã biến mất khỏi ca khúc của tôi.

Và tôi đang như đứa con không mẹ!

Cherie Clark 1975


Con có một Tổ quốc…!



Đấng Đáng Kính Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận

Con có một Tổ Quốc: Nước Việt Nam! Con yêu tổ quốc VN, và hiến mình cho Tổ Quốc thân yêu…” Đó là lời và ý của ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người mà hiện nay được Giáo Hội tôn vinh là bậc Đáng Kính, sẵn sàng để được tuyên Chân phúc (Á Thánh) trước khi được tung hô là Thánh có thể là trong thời gian gần đây thôi.

“CON CÓ MỘT TỔ QUỐC: NƯỚC VIỆT NAM…”! Một lời nhắc nhở, và là lời kêu gọi tình yêu nước, trách nhiệm bảo vệ non sông của mỗi người con VN, với đất nước thân yêu do tiền nhân để lại, với bao công lao xây dựng, giữ gìn! Bản tuyên xưng “Con có một Tổ Quốc” của Đấng Đáng Kính đã được linh mục nhạc sĩ Đỗ Bá Công phổ nhạc, và tiếng hát đầy tâm tình của ca sĩ Khánh Ly, làm đổ bao dòng lệ của giáo dân.

Lạy Chúa từ nhân, Chúa đã ban cho chúng con một đất nước, một Tổ Quốc, một giải giang sơn VN xinh tươi, được tô bồi bằng bao máu lệ của tiền nhân anh dũng, giờ đây chúng con cúi xin Chúa hãy thương tình bảo vệ quê hương, dân tộc chúng con. Dân con yếu đuối, nghèo nàn, lại phải đứng trước nanh vuốt của kẻ thù xâm lược tàn bạo như loài dã thú, rất cần tới ơn phù trợ của Chúa.

Đấng Đáng kính của chúng con, từ đây chúng con quyết đi theo con đường của người, không ngại ngùng lặp lại mãi lời tuyên xưng: “CON CÓ MỘT TỔ QUỐC: NƯỚC VIỆT NAM! Con phục vụ hết tâm hồn, Con trung thành hết nhiệt huyết, Con bảo vệ bằng xương máu, Con xây dựng bằng tim óc…”

Con Có Một Tổ Quốc

Là người Công Giáo Việt Nam,

Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội. 

Tiếng chuông ngân trầm,

Việt Nam nguyện cầu.

Tiếng chuông não nùng,

Việt Nam buồn thảm.

Tiếng chuông vang lừng,

Việt Nam khởi hoàn.

Tiếng chuông thanh thoát,

Việt Nam hy vọng.

 

Con có một tổ quốc Việt Nam,



Quê hương yêu quí ngàn đời.

Con hãnh diện, con vui sướng.

Con yêu non sông gấm vóc,

Con yêu lịch sử vẻ vang.

Con yêu đồng bào cần mẫn,

Con yêu chiến sĩ hào hùng.

Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.

Núi cao, xương chất cao hơn.

Ðất tuy hẹp, nhưng chí lớn.

Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.

Con phục vụ hết tâm hồn,

Con trung thành hết nhiệt huyết.

Con bảo vệ bằng xương máu,

Con xây dựng bằng tim óc.

Vui niềm vui của đồng bào,

Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.

 

Một Nước Việt Nam,



Một Dân Tộc Việt Nam,

Một Tâm Hồn Việt Nam,

Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,

Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.

Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.

Cha mong giòng máu ái quốc,

Sôi trào trong huyết quản con.

 

(Ðường Hy Vọng - ĐHY Nguyễn Văn Thuận)



Lời bài hát: Con Muốn Chúa Là Người Việt Nam

Lời đăng bởi: kochinawoa

,

Con là người Công giáo Việt Nam có dòng máu con Lạc cháu Hồng, 
Có câu dân ca thắm tình dân tộc hay lắm Chúa ơi. 
Con muốn Chúa là người Việt Nam để cùng chung chia mọi gian nan, 
Cùng chung câu hát muối mặn gừng cay xin đừng xa nhau. 
Quê hương con có hàng tre xanh, 
Có dòng sông năm tháng vơi đầy 
Và có một niềm tin yêu vào Chúa. 
Con mong sao mong một lần thôi 
Một lần Chúa đến thăm đất Việt 
Để Người ngồi nghe đoàn con hát 
Câu dân ca "Người ơi đừng về..”


Việt Nam Quê hương tôi - Bốn Ngàn Năm Lịch-Sử 

Việt Nam tôi bốn ngàn năm lịch-sử 


Bao thăng trầm đất nước vẫn lầm than 
Một ngàn năm bao kiếp người nô-lệ 
Thống khổ nào bằng nhục mất quê-hương 

Máu đã đổ, Hoàng Trường Sa đã mất 


Là một phần da thịt của quê-hương 
Anh chị ơi sao cúi đầu câm nín 
Đến bao giờ giải phóng Hoàng Trường Sa 

Những chiếc thuyền ma hung-hăng trên biển 


Giết hại ngư dân, thống trị ngư trường 
Rừng xanh tươi để bọn Tàu khai phá 
Biển chết dần bởi độc tố do ai 

Lũ tham quan cúi đầu làm nô-lệ 


Vơ-vét từng ngày, tôi mọi ngoại bang 
Quê-hương tôi đắm chìm trong đen tối 
Hoàng hôn ơi che phủ đến bao giờ!?

Audey Tran (30/11/2016)





Việt Nam Quê Hương Tôi.

Phan Văn An

Từ ngữ Việt nam ngày nay rất quen thuộc với người Việt ở trong nước cũng như đang sinh sống ở hải ngoại. Hơn thế nữa hầu hết các quốc gia trên thế giới khi nghe tên Việt nam họ biết ngay đó là một quốc gia thuộc Châu Á, họ cũng biết Việt nam theo thể chế gì và thậm chí còn biết cả cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của người dân Việt nữa. Nhưng “ Quen qúa hóa nhàm”. Nói cách khác, ngày nay chúng ta xử dụng danh từ Việt nam, nhưng không biết danh từ nầy có từ lúc nào và trải qua chiều dài lịch sử nó đã thay đổi như thế nào ? Để làm sáng tỏ vấn đề xin trình bày sơ lược về phần lịch sử để có thể rõ ràng hơn.

Sử gia Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược cho biết rằng quốc hiệu Văn Lang là cách dùng đầu tiên vào đời Hồng Bàng ( 2897- 258 trước Tây Lịch). Đến đờiThục An Dương Vương ( 257- 207 trước Tây Lịch) thì gọi là Âu Lạc. Đến đời nhà Tần ( 246-206 trước Tây Lịch) lược phía nam thì đặt làm Tượng Quân. Sau Nhà Hán ( 202 trước Tây Lịch) dứt Nhà Triệu, chia đất Tượng Quân ra làm ba quận là Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam. Cuối Nhà Đông Hán, vua Hiến Đế đổi Giao Chỉ thành Giao Châu. Nhà Đường ( 616-907) lại đặt An Nam Đô Hộ Phủ. Từ khi Nhà Đinh dẹp xong loạn Thập Nhị Sứ Quân, lập ra một nước tự chủ, đổi quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Vua Lý Thánh Tông đổi là Đại Việt. Đến đời vua Anh Tông nhà Tống mới công nhận là An Nam Quốc.Đến đời vua Gia Long, sau khi thống nhất Nam Bắc lấy lẽ rằng Nam là An Nam, Việt là Việt thường, mới đặt quốc hiệu là Việt Nam.

Như vậy trải qua một thời gian dài, quốc hiệu nước ta đã thay đổi nhiều lần,tuy ngày nay nhiều nơi và nhiều người vẫn có thói quen dùng hai chữ An nam, nhưng vì hai chữ nầy mang ý nghĩa phải thần phục nước Tàu. Vì vậy các chính quyền sau nầy quyết định dứt khoát là phải lấy tên Việt Nam để gọi cho thống nhất.

Việt nam nằm ở phía Đông Nam Châu Á, chạy dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà mâu, hình dạng giống chữ S. Chia làm ba miền: Miền Bắc có hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Miền Châu thổ dân cư đông đúc. Miền Trung đất đai khô cằn, không có sông lớn, chỉ có dãy núi Trường Sơn chạy gần tới Nam Việt.Miền Nam đất rộng, phì nhiêu nhờ có sông Cừu long và sông Đồng nai. Dân chúng miền Nam hiền hòa và có đời sống vật chất đầy đủ.

Nếu xét về phần chủng loại thì trong nước Việt nam không phải chỉ có người Kinh ( Người Việt) sinh sống mà còn có nhiều dân tộc thiểu số khác nữa. Trên miền thượng du Bắc Việt có người Thái, người Mán, người Mường. Miền Trung có người Chàm. Còn ở miền Nam có người Chàm,người Chà v v

Xét về nguồn gốc dân tộc Việt nam thì có nhiều giả thuyết, nhưng chỉ là những giả thuyết chưa có bằng chứng nào chứng minh rõ ràng. Chỉ biết rằng người Việt nam xưa có hai ngón chân cái giao với nhau cho nên người Tàu mới gọi người Việt là dân Giao Chỉ.

Đây không phai là một bài khảo luận về “ nhân chủng học” vì vậy không đề cập đến bản tính, trí thông minh, cũng như những đức tính khác của người Việt. Trong phạm vi bài viết ngắn ngủi nầy chỉ muốn trình bày rất sơ lược về mặt hình thức tức những vẻ đẹp bề ngoài cũng như nội dung tức những giá trị bên trong của nước Việt.

Trước hết về hình thức, là cái nhìn bề ngoài về nước Việt nam tức là nhìn về sông, biển, núi rừng,những danh lam thắng cảnh, đặc biệt là những trung tâm du lịch nổi tiếng. Việt nam có biển rộng, sông dài, núi non trùng điệp. Rừng núi có nhiều thứ gỗ quý nổi tiếng trên thế giới. Có nhiều vật dụng được chạm trổ rất công phu, được xuất cảng ra nước ngoài,thu nhập một nguồn tài chánh lớn cho tổ quốc. Sông biển Việt nam cũng giữ một vai trò chính yếu trong nền kinh tế nước nhà. Ngư dân có thể đánh cá ở biển hoặc trên những sống lớn. Số cá đánh được có thể biến chế thành những thức ăn khác như nước mắm, hoặc đóng hộp hoặc phơi khô rồi xuất cảng ra nước ngoài. Với thời buổi khoa học tiến bộ, số hải sản thu được có thể ướp lạnh rồi xuất cảng. Với những lâm sản và hải sản thu hoạch được đã góp phần rất nhiều vào nền kinh tế, vì vậy có câu “ Rừng vàng, biển bạc”.

Ngòai rừng, biển, sông, Việt nam cũng còn có nhiều mỏ quặng thiên nhiên, có nhiều hải cảng làm khu quân sự quan trong hay cho tàu buôn ngoại quốc cập bến. Cảng Cam ranh là một hải cảng ở miền Trung rất quan trọng về mặ quân sự, được nhiều cường quốc nhìn ngó. Sau biến cố 1975, ngành du lịch Việt nam phát triển rất mạnh và đóng góp một phần kinh tế đáng kể cho chế độ. Khách du lịch trên thể giới thích du lịch tới Việt nam vì tương đối an kinh, giá sinh hoạt rẻ lại có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Miền Bắc có Vịnh Hạ Long nổi tiếng. Vào đến cố đô Huế thì có những lăng tẩm. Có thể nói trên đất nước Việt nam nơi nào cũng có trung tâm du lịch không lớn thì nhỏ, không cho người ngoại quốc thì cũng cho người trong nước giải trí khi có cơ hội thuận tiện.Đảo Phú Quốc, Thành phố Đà lạt, Bãi biển Vũng Tàu, Bãi biển Duy Tân Nha trang, Bãi biển Phan thiết, trung tâm du lịch Mũi né, Rạng là những nơi rất được khách du lịch chiếu cố. Trước năm 1975, thành phố Sài gòn có rất nhiều khách ngọai quốc đến thăm viếng nhất là các phái đoàn ngoại giao và thương mãi. Sài gòn lúc đó được gọi là “ Hòn ngọc Viễn Đông”.

Trên đây là nhìn tổng quát bên ngoài, tức như một bài văn mới chỉ có phần hình thức mà chưa đi sâu vào phần nội dung là phần quan trọng. Nếu nói yêu mến quê hương Việt nam mà chỉ có yêu phong cảnh, yêu biển rộng, sông dài, thì chưa phải là yêu nước thực sự. Yêu quê hương đồng thời phải trân quý những giá trị tinh thần, những phong tục tập quán, những anh hùng dân tộc , những tác phẩm Văn chương, thì đó mới là yêu tổ quốc toàn vẹn.

Sau đây xin giới thiệu tổng quát những nét đẹp tinh thần của Quê Hương Việt Nam.



Trước hết về phương diện giáo dục:

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa và Đệ Nhi Cọng Hòa cho đến năm 1975: đường hướng giáo dục của miền Nam Việt nam là Nhân bản, Dân tôc, Khai phóng.Với ba định hướng đó nền giáo dục luôn đề cao nhân vị cá nhân, luôn hun đúc tình tự dân tộc và làm cho dân chúng được mở mang về mọi phương diện. Để thực hiện và đạt được những mục đích đó, chính quyền khuyến khích mở mang và phát triển hệ thống giáo dục bằng cách mở nhiều trường Trung, Tiểu và Đại học. Không kể ở Miền Bắc, trước nâm 1975 ở Miền nam các trường Tiểu học mọc lên khắp nơi. Hầu như các thôn ấp, các làng xã nơi nào cũng có trường Tiểu học do chính phủ điêu hành. Ngoài ra các xứ đạo công giáo lại có thêm một hoặc hai trường tiểu học. Có nhiều xứ đạo các vị lãnh đạo tinh thần lại cố gắng mở thêm trường Trung học Đệ nhất cấp và Đệ nhị cấp.

Về phần trường Trung Học thi hầu hết ở các quận đều có trung học Đệ nhất cấp. Riêng trường Trung Học Đệ nhị cấp thì ở tỉnh nào cũng có trường và số học sinh rất đông. Riêng về bậc Đại học thì chỉ ở Miền nam đã có ba viện Đại Học do chính phủ điều hành, đó là Viện Đai Học Huế, Viện Đại Hộc Cần thơ, Viện Đại Học Sài gòn. Các Viện Đại học nầy có đầy đủ các phân khoa như Y, Dược, Nha, Sư phạm, Khoa học. Hàng năm các phân khoa có nhiều sinh viên tốt nghiệp và phục vụ trong bộ, nha, sở của chính phủ. Ngoài ra Viện Đại học Đá lạt, Viện Đại học Minh đức do giáo hội Công Giáo phụ trách. Ở Sài gòn có viện Đại học Vạn Hạnh do giáo hội Phật giáo đảm trách. Ở Nha trang có Hải Học Viện. Chính phủ cũng như các giáo hội cố gắng cấp học bổng hoặc tạo điều kiện dễ dàng để có sinh viên du học nước ngoài hầu thêm nhân tài phục vụ đất nước.
Về phương diện phong tục, tập quán:

Nói đến phong tục,tập quán của Việt nam thì có rất nhiều, mỗi miền, mỗi vùng và có khi mỗi địa phương có những phong tục riêng biệt mà những vùng khác, kể cả nước cũng phải tôn trọng, vì vậy có câu tục ngữ: “Phép vua thua lệ làng.”Trong bài ngắn gọn nầy chi liệt kê một vài phong tục phổ thông hay xử dụng để đóng góp vào sự tìm hiểu phong tục quê hương hầu bảo tồn những gì qúy giá.

Phong tục cưới hỏi:

Đem thân xuống cõi phù sinh,

Đố ai giữ được chữ trinh ở đời

Có âm dương có vợ chồng,

Dẫu rằng trời đất cũng vòng phu thê.

Sinh ra sống ở trên đời,ngọn lửa yêu đương được nhóm lên trong tâm khảm của con người từ lúc sơ sinh và chỉ tàn tắt khi nhắm mắt. Ngọai trừ một số người có ơn gọi riêng, sống đời tận hiến. Còn những người khác, dù nam hay nữ đều phải đi vào cuộc sống hôn nhân.

Trước khi đi vào cuộc sống gia đình, cặp trai gái cũng như gia đình hai họ phải trải qua những giai đoạn sau đây:

-Vấn danh: Có nhiều địa phương gọi là lễ cầu thân.

- Sơ vấn: Lễ dạm hỏi

-Đại đăng khoa. ( Lễ Đám hỏi)

-Sỉ lời ( tức là lễ hỏi thăm nhà gái đòi hỏi những lễ vật, tiền nong thế nào)

- Lễ nạp tài và thăm con dâu

- Lễ tiểu đăng khoa ( Tức lễ cưới)

Sau khi xong lễ đám hỏi, cô dâu tương lai sẽ đi biếu trầu cau, trà, bánh của nhà trai đưa đến hoặc nhà gái có thể sắm thêm cho họ hàng và bà con lối xóm. Ý của người xưa bày ra như vậy có ý cho người trong họ và láng giềng biết rằng con gái mình sắp có nơi trao thân gửi phận.

Sau khi xong lễ hỏi, cứ 2tuần thì chàng rể đến nhà cha mẹ vợ thăm viếng một lần. Sự thăm viếng nầy để cho chàng và nàng quen nhau, vì hồi xưa trai và gái ít được tự do gặp gỡ như bây giờ.

Phong tục ma chay:

Ở Việ nam, nhất là ở vùng quê trước đây không có Nhà quàn ( Funeral home), vì thế thường những người già yếu, bệnh tật phải chết tại tư gia. Sau khi tắt thở vài ba ngày thì được chôn cất tại nghĩa trang của làng xóm. Khi thi thể còn ở tại nhà thì tùy theo từng tôn giáo, tang gia có thể mời tu sĩ của tôn giáo mình về nhà cử hành những nghi thức tôn giáo cho người quá cố. Trong lúc đó những người thân yêu ruột thịt phải thọ tang tùy theo thứ bậc và liên hệ trong gia đình Tang phục nầy lâu hay mau cũng tùy thuộc liên hệ gia đình. Trước đây những người ruột thịt như vợ con thường để tang ba năm, nhưng bây giờ rút ngắn chỉ còn hai năm. Khi đưa chôn cất ở nghĩa trang, theo phong tục, người con trưởng phải đi lui phía trước quan tài. Việc nầy có ý nghĩa là đẩy lui người thân thương ( cha hoặc mẹ) trở về nhà, không muốn xa lìa cha mẹ. Tính từ ngày chết đến ngày thứ 49 hoặc ngày thứ 100, tang gia của người quá cố thường tổ chức ngày kỷ niệm và mời những người quen thuộc, những người đã giúp đỡ tang gia trong lúc buồn rầu trước đây đến họp mặt trong một bữa tiệc để tỏ tình thân mật. Hằng năm vào những dịp như lễ Linh hồn ( Công giáo) và lễ Vu lan ( Phật giáo) con cái, người thân thường ra nghĩa trang lo dọn dẹp, tu sửa lại mồ mã cho khang trang, sạch sẽ. Tục lệ tang ma có những giai đoạn sau đây:

Giây phút cuối cùng của đời người.

Lúc chết: phải đem đến chỗ chính tẩm.

Phạn hàm và chiêu hồn: bỏ vàng bạc hoặc vật quý giá vào miệng người chết

Khâm liệm và nhập quan

Đặt linh sàng, linh tọa: một cái giường đặt bên phải linh cửu, linh tọa là một bàn nhỏ trên có đèn và hình người quá cố và hương nhang

Lễ thành phục, còn gọi là lễ phát tang.

Đồ tang phục.

Chuyển linh cửu.

Cất đám: Rước linh cửu đi an táng

Nghi lễ đi đường.

Hạ huyệt


Cúng quy lăng: Theo phong tục Phật giáo

Sự khóc lạy.

Tế ngu: An tang xong về nhà lại cúng tế gọi là tế ngu.

Cúng cơm ba ngày: Thường gọi là mở cửa mả


Về Tôn Giáo:

Đa số người Việt nam theo đạo ông bà, tổ tiên. Phật giáo và Công giáo mới du nhập vào Việt nam sau nầy. Tuy mới du nhập nhưng hai tôn giáo nầy đã đóng góp rất nhiều cho quê hương, nhất là vế phương diện giáo dục, y tế và xã hội. Như trên đã nói, trước năm 1975, các trường Công giáo và Phật giáo mọc lên khắp nơi, hầu như ở tỉnh nào cũng có một vài trường Trung học do Công giáo hoặc Phật giáo điều hành. Trong các nhà thương, viễn dưỡng lão, cô nhi viện, thường do các nữ tu Công giáo phụ trách. Ngoài hai tôn giáo Công giáo và Phật giáo còn có Tin lành, Cao đài, Hòa hảo cũng góp phần rất nhiều trong nền văn hóa nước nhà. Một đóng góp lớn nhất của công giáo là cha Đắc Lộ đã dùng mậu tự Latinh để sáng chế ra chữ Quốc ngữ mà hiện nay Việt nam chúng ta đang xử dụng. Cách đây không lâu,phó giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, có đề xuất dùng tiếng Việt mới, công trình do ông ta nghiên cứu, soạn thảo trong 42 năm. Nếu đề xuất nầy được chấp nhận thì sẽ rất thiệt hại cho nền văn hóa của dân tộc, vì phải in lại sách giáo khoa, mọi người từ thứ dân đến kẻ trí thức đều phải bắt đầu học lại, các văn nhân, thi sĩ cũng phải học lại cách sáng tác, cách phát âm. Nói tổng quát tất cả đều phải làm lại từ đầu, xem như 4000 năm văn hiến đều tan thành mây khói.

Về các Anh hùng dân tộc:

Từ ngày lập quốc đến nay, tổ quốc Việt nam đã có nhiều vị anh hùng can đảm trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương lãnh thổ, chúng ta gọi họ là những anh hùng dân tộc. Ngoài ra còn có những anh hùng về tôn giáo, tuy họ không cầm gươm giáo đánh giặc, nhưng đã hy sinh tính mạng vì niềm tin và đã làm sáng danh giáo hội Việt nam và giáo hội hoàn vũ.

Trong số những vị anh hùng dân tộc, trước hết phải kể đến:

Trưng Trắc, Trưng Nhị: Vua Quang Vũ sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là người tàn ác, người Giao Chỉ oán hận. Ông đã giết Thi Sách, chồng của Trưng Trắc. Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị nổi lên đem quân về đánh Tô Định và Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải. Hai bà tự xưng làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Sau nầy vua Quang Vũ sai Mã Viện sang đánh. Mã Viện là một tướng mưu lược cao, trong lúc quân của Hai Bà Trưng ô hợp nên tan vỡ. Tuy thua trận nhưng danh tiếng của Hai Bà đã làm cho quân Tàu khiếp sợ đàn bà Việt nam.

Trong đầu tháng 11 năm 2017, khi tổng thống Hoa Kỳ đọc diễn thuyết tại Việt nam,ông có nhắc đến tên Hai Bà và khuyến khích dân Việt noi theo, nguyên văn như sau: “ Nước chủ nhà Việt nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40 Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất nầy. Đó là lần đầu tiên người dân Việt nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và nền tự hào cua các bạn”



Lý Thường Kiệt: Tháng Chạp năm Bính Thìn, quân nhà Tống vào địa hạt nước ta, Lý triều sai Lý Thường Kiệt đem quân đi cự địch. Quân nhà Tống chết hơn 1000 người. Nhưng sau đó quân nhà Tống tiến quân ồ ạt làm quân sĩ ta tử vong khá nhiều. Lý Thường Kiệt hết sức chống đỡ, nhưng sợ quân ta mất tinh thần, nên ông đã làm 4 câu thơ để kích thích lòng chiến sĩ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Trần Quang Khải khôi phục Thăng Long:

Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão, đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường bể ra đến bến Chương Dương sánh vào đánh chiến thuyền của quân Nguyên. Quan quân đánh nhau hăng say, quân Nguyên địch không nổi phải bỏ chạy. Quan quân lên bộ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long hạ trại. Thoát Hoan đem đại quân ra cự địch, bị phục binh của Trần Quang Khải đánh úp, quân Nguyên phải bỏ thành Thăng long chạy qua sông Hồng sang giữ mặt kinh bắc. Trần quang Khải đem quân vào thành mở tiệc khao quân. Đến khi uống rượu vui vẻ, Trần Quang Khải ngâm bài thơ:

Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm tử quan,

Thái bình nghi nổ lực

Vạn cổ thử giang san.



Về các anh hùng tôn giáo:

Đạo công giáo tuy mới được rao truyền ở Việt nam, số tín đồ không đông lắm, khoảng 8 phần trăm dân số nhưng cũng đã đóng góp nhiều cho quê hương xứ sở cũng như cho giáo hội. Ngoài những vị góp công cho tổ quốc như Ông Nguyễn Trường Tộ, Linh mục Đặng Đức Tuấn, còn rất nhiều vị anh hùng đã làm rạng danh giáo hội địa phương và giáo hội hoàn vũ. Ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại giáo triều Roma, Đức Thánh Cha Gioan Phao lo Đệ Nhị đã phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo Việt nam. Các ngài thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Các ngài đã bị các vua triều Nguyễn giết chết bằng nhiều cách. Các ngài chết không phải vì ham danh vọng, quyền bính thế gian nhưng vì niềm tin, vì muốn danh Chúa được cả sáng. Đây là một niềm hãnh diện cho giáo hội và tổ quốc Việt nam.

Về phương diện Văn Chương và đạo hiếu:

Nói đến Văn chương Việt nam, chúng ta phân biệt hai loại: Văn chương Bình dân và văn chương Bác học.



Văn chương bình dân: Là những câu chuyện, là những câu tục ngữ, ca dao, cấu đố được lưu truyền trong dân gian mà không rõ tác giả. Đa số văn chương bình dân đều mang mục đích là lưu truyền kinh nghiệm về mọi phương diện: canh nông, thời tiết. Văn chương bình dân cũng đề cập nhiều vê tình yêu trai gái, sự chung thủy vợ chồng và nhiều khía cạnh khác. Khi nghiên cứu và phê bình nền văn học bình dân, nhiều tác giả đã cho rằng văn chương bình dân Việt nam có giá trị như cuốn Kinh thi của Trung quốc. Xin trích một vài câu tiêu biểu:

Chàng đi cho thiếp theo cùng,

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng có nhau.

Hoặc Chàng ơi phụ thiếp làm chi,

Thiếp là cơm nguội đợi khi đói lòng.

Hay một bài thơ khác:

Chàng đi đâu để nhện buông mùng,

Đêm năm canh thiếp chịu lạnh lùng cả năm ?

Đêm nay bỏ thoải tay ra,

Giường không chiếu vắng xót xa trong lòng.

Nửa đêm súc miệng ống đồng,

Lạnh lùng đã thấu đến lòng chàng chưa ?

Đêm qua tắt gió liền mưa,

Chàng cầm cành bạc, thiếp đưa lá vàng.

Một ngày năm bảy tin sang,

Thiếp những mong chàng, chàng những mong ai ?

Má hồng còn có khi phai,

Răng đen khi nhạt, tóc dài khi thưa.

Trông ra phố trách ông trời,

Chỗ ăn thì có, chỗ ngồi thì không.

Chém cha cái số long đong,

Càng vương với chữ tình chung càng rầy


Văn chương bác học: Là những tác phẩm viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ, có tác giả rõ ràng. Trong văn chương bác học có nhiều khuynh hương như hoài cổ, lãng mạn, ái quốc v.v. Nhưng vì quan niệm “ Văn dĩ tải đạo” nên rất nhiều tác giả dùng văn chương của họ để đề cao giá trị của đạo hiếu. Cụ Nguyễn đình Chiểu viết Lục Vân Tiên, Lý Văn Phức viết Nhị Thâp Tứ Hiếu để đề cao chữ hiếu và làm gương cho con cái noi theo. Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du thường bị coi là cuốn dâm thư, nhưng qua nhân vật Vương Thúy Kiếu, nàng đã để lại một tấm gương hiếu thảo cho hậu thế noi theo:

Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,

Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao.

Duyên hội ngộ, đức cù lao,

Bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn.

Để lời thệ hải minh sơn,

Làm con trước phải đền ơn sinh thành.

Quyết tình nàng mới hạ tình

Rẽ ra cho thiếp bán mình chuộc cha

Về phương diện tình yêu:

Nều ở Tây phương những mối tình thường chớm nở ở những buổi dạ vũ, những rạp chiếu bóng hoặc ngày nay trên các Web.. thì ở Việt nam, nhất là ngày xưa và ở đồng quê thì những mối tình giữa trai gái thường phát xuất dưới ánh trăng thanh, bên bờ ruộng bốc mùi lúa mạ. Những mối tình nầy rất trong sạch và chân thực. Chúng ta hãy nghe lời tỏ tình của chàng trai và nàng ở miền thôn quê:

Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ,

Nhện ơi, nhện hỡi! nhện chờ mối ai ?

Buồn trông chênh chếch sao mai,

Sao ơi, sao hởi! Nhớ ai sao mờ ?

Đêm đêm tưởng dạng Ngân Hà,

Bóng sao tinh đẩu đã ba năm tròn.


Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

Trong vấn đề tình yêu không phải chỉ những “Tu mi nam tử” ngỏ lời trước, nhưng “ các nàng đào tơ, liễu yếu” nhiều khi cũng mạnh bạo ngõ lời:

Hôm nay trời nắng chang chang,

Ở đây xa nước, xa làng, xa dân

Chàng cho em mượn cái nón làm ân,

Nhà em xa lắm có gần đâu ai.

Trời làm gió trúc mưa mai,

Không mượn chàng nón, mượn ai bây giờ ?

Nón nầy đâu phải tình cờ,

Đã cất đến nón lại sờ đến quai.

Nón nầy đã phải hơi ai,

Mà vuốt chẳng sạch mà mài chẳng ra.

Nón nầy của mẹ của cha,

Hay là của khách đàng xa chàng cầm.

Hay là của khách tri âm,

Chàng cho em mượn em cầm che tạm nắng mưa.

Mất một em sẽ đền ba,

Nhược bằng mất cả đền ta cho mình.
Nét đẹp của người đàn bà Việt nam:

Người đàn bà Việt nam rất siêng năng, chăm chỉ, quán xuyến mọi công việc trong nhà, là người nội trợ gương mẫu, rất dễ chiều chồng, lại khéo nuôi con. Theo tục lễ Nho giáo: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đạo tam tòng đó luôn được người đàn bà Việt nam tuân giữ, nhất là khi chưa tiếp xúc với nền văn hóa Tâp phương. Người đàn bà Việt nam trong thời phong kiến họ không được mang sách đến trường, vẫn có quan niệm trọng nam, khinh nữ. Mặc dầu chỉ sống trong khuôn khổ gia đình, nhưng họ luôn chu toàn bổn phận và đã đóng góp nhiều trong việc bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Những người vợ nào lập gia đình khi chồng còn theo việc bút nghiên, thì nàng chính là người lo thúc giục chồng cố gắng đạt được bằng cấp, khoa bảng:

Xin anh đi học cho ngoan,

Để em dệt cửi kiếm quan tiền dài.

Quan tiền dài em cắt làm đôi,

Nửa thì giấy bút, nửa nuôi mẹ già.


Hoặc Xin chàng đọc sách ngâm thơ,

Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.

Hay Xin chàng kinh sử học hành,

Để em cày cấy cửi canh kịp người.

Đó là hình ảnh người đàn bà lấy chồng khi chàng còn theo nghiệp sách đèn. Nhưng khi đã chung sống với nhau có con cái, người vợ, người mẹ vẫn phải lo cho chồng, cho con, nhiều lúc quên cả bản thân, miễn sao chồng con được no đủ và không xấu hổ với bạn bè.. Chính vì lo lắng như thê, nên người đàn bà Việt nam, suốt năm tháng, không quản nắng mưa, đông hàn hay hè nóng , người đàn bà Việt nam, nhất là ở vùng thôn quê, vẫn buôn tảo, bán tần, lặn lội một sương, hai nắng để lo cho chồng con được no đủ. Ca dao Việt nam có bài ca tụng hình ảnh người mẹ Việt nam như sau:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nào,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Hình ảnh nầy không những chỉ hiện ra trong nền Văn chương bình dân, nhưng sau nầy khi những tác giả trong nền văn chương bác học cũng đã phác họa lại. Chúng ta hãy nghe một tác giả nổi tiếng về khuynh hướng trào phúng trình bày hình ảnh người đàn bà Việt nam trong bài thơ của ông:

Quanh năm buôn bán ở ven sông,

Nuôi đủ đàn con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ thôi đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hửng cũng như không.

Những hình ảnh người đàn bà Việt nam hiện lên trong văn chương bình dân cũng như trong văn chương bác học không phải đã chấm dứt, nhưng còn đeo đẳng người đàn bà Việt nam đến ngày hôm nay. Những ai đã sống ở quê nhà những tháng năm sau năm 1975 thì càng thấy hình ảnh nầy rõ ràng hơn. Biết bao nhiêu người vợ, người mẹ già, trẻ đã phải chạy ngược, chạy xuôi với những điều kiện, hoàn cảnh cực kỳ khó khăn để kiếm đồng tiền, bát gạo hầu thăm chồng, nuôi con và cả cha mẹ già yếu. Ngay cả khi sống tạm dung ở những đất nước tương đối đầy đủ về vật chất, người đàn bà Việt vẫn chịu khó làm phụ trội hoặc hai ba công việc để có thêm đồng tiền gửi về giúp đỡ những người thân ở quê nhà. Có lẽ chỉ những người đàn bà Việt nam mới biết hy sinh, nhẫn nại như thế. Gương hy sinh nầy chúng ta cũng tìm thấy qua nhân vật Mai trong tác phẩm Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng.

Trên đây là một vài nét tổng quát về bên ngoài cũng như bên trong của đất nước Việt nam “Quê Hương tôi”. Có nhiều điều có lẽ đã lỗi thời, không còn thích hợp với xã hội tiến bộ hôm nay. Tuy nhiên vẫn có những điều tốt đẹp và đáng trân quý. Là người Việt, chúng ta có bổn phận phải xem xét, đánh giá để phát huy và bảo toàn những gì là tinh hoa của nước nhà.



tải về 4.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương